@TTN : Style cua chi.
CÁC TẬP ĐOÀN ỨNG PHÓ THẾ NÀO VỚI CÁC ĐỢT SUY THOÁI KINH TẾ?
Lý Gia Thành là tỷ phú hàng đầu châu Á, ông có hệ thống nhiều công ty như ngân hàng tài chính dịch vụ, sản xuất dược phẩm, thép, nông nghiệp, tàu biển, bất động sản, may mặc thời trang,...thậm chí quyền khai thác kênh đào Panama cũng là của công ty Hutchison Whampoa của ông. Trong những lần suy thoái kinh tế thế giới do dịch bệnh, hoặc do tiền tệ, ông lại chuyển hướng dồn tiền và công sức vào đầu tư vào làm hạ tầng cho 2 mảng bất động sản lớn là bất động sản công nghiệp và bất động sản nông nghiệp. Vì lúc suy thoái, vùng vẫy buôn bán các ngành khác rất khó, kể cả bất động sản dân sự (để ở) thì càng gặp khó. Để duy trì hoạt động, chỉ có 1 cách là âm thầm đi triển khai làm hạ tầng ở các tỉnh.
Cụ thể, khu vực ven biển đồng bằng sông Châu Giang, trước tình hình xâm nhập mặn và tình trạng nước biển dâng chắc chắn, ông đề xuất chuyển đổi thành các khu công nghiệp ven biển. Ông cho lấp đất, biến thành các khu công nghiệp trù phú bây giờ ở dọc khu vực tỉnh Quảng Đông. Các tỉnh khác như Quảng Tây, Phúc Kiến...cũng tích cực học tập, và đều trở thành những nơi kinh tế thịnh vượng. Khu công nghiệp chỉ nhận các nhà máy không/ít ô nhiễm như lắp ráp công nghệ điện tử, dược, thực phẩm,...Ngày nay, khu vực Thâm Quyến trở thành nơi sản xuất hàng điện tử điện thoại số 1 thế giới. Những nơi ven biển (cách biển từ 300km trở lại) rất phù hợp để phát triển công nghiệp vì dễ dàng làm cảng xuất hàng, ngay cả nơi cửa sông bồi lắng thì làm cầu cảng ra xa vài km để đón tàu trọng tải lớn vào. Ở Chu Hải và Phòng Thành, có nhiều cảng cách đất liền vài km, có đường dẫn ra cảng dưới dạng xây cầu trên biển, xe container tấp nập. BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP (CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, CÁC CÔNG VIÊN PHẦN MỀM, CÁC CÔNG VIÊN CÔNG NGHỆ CAO) LÀ RẤT ĐÁNG ĐẦU TƯ.
Còn các khu vực nông thôn sâu trong lục địa phía Tây như Thanh Hải, Cam Túc, Tứ Xuyên....ông cho phát triển mảng bất động sản nông nghiệp. Hàng ngàn hectare đất nông nghiệp được công ty ông quy hoạch thành các farm lớn. Quy mô mỗi farm khoảng 1000 hectare trở lên, làm hạ tầng đầy đủ như đường sá, điện ba pha, hệ thống tưới tiêu, nhà xưởng nuôi trồng và chế biến, nhà ở cho công nhân nông nghiệp (không phải nông dân, chỉ là công nhân nhưng làm nông),....sau đó thì rao bán cho các tập đoàn khác. Các tập đoàn đa ngành thường có thêm mảng nông nghiệp, khi có sẵn farm đã làm xong hạ tầng thì vào triển khai trồng, nuôi những cây/con họ ưa thích, theo chiến lược riêng của họ. Ông hợp tác với các tập đoàn Hà Lan, Israel, Ý, Tây Ban Nha...để làm hạ tầng cho bất động sản nông nghiệp vì các nước này có thế mạnh về đầu tư hạ tầng này. Góp phần tạo nên những vùng nông thôn trù phú. Dân cư nông thôn cũng bắt đầu từ bỏ việc làm nông vì quy mô nhỏ lẻ không hiệu quả (ly nông không ly hương), nên việc gom đất đầu tư thành những nông trại lớn, có thể áp dụng các biện pháp canh tác hiện đại như máy cày, máy bay rải phân thuốc, máy gieo hạt, những đồn điền chăn nuôi cách biệt với quy mô khổng lồ....và quay ngược cung cấp trở lại cho các thành phố. Nông trại (farm) thật ra là nhà máy sản xuất nông sản nên phải quy mô rất lớn mới làm tốt và hiệu quả được. Ông có quan điểm rất rõ ràng như thế.
Ngoài TQ đại lục, Lý Gia Thành còn đầu tư rất mạnh ở Malaysia, Đài Loan, Philippines, và 1 số nước Đông Nam Á. Cũng 1 cách làm tương tự. Ven biển thì khu công nghiệp công nghệ cao, xa biển hay đồi núi thì làm farm.
Các tập đoàn BĐS lớn của VN có thể tham khảo từ câu chuyện trên của tỷ phú Lý Gia Thành.