Bình luận Giao dịch hàng ngày - YÊU ANH CẢ TRONG GIẤC MƠ !

Status
Not open for further replies.
Ngẫm kỹ thì hệ quả trong trung hạn là rất lớn; Góc độ cá nhân đồng ý với tác giả về những hệ quả tiếp theo của việc hạ triển vọng xuống tiêu cực. Dù gì không thể đánh giá hết được nhưng CP và Doanh Nghiệp lớn đang vay nợ rất nhiều và dùng nợ để trả nợ; Chưa kể trong cơ thể mỗi doanh nghiệp lại còn quả bom nổ chậm là Trái Phiếu nữa :2cool_after_boom:
Anh Pham
1 giờ ·
Bữa nay, Moody’s chính thức quyết định giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, nhưng hạ triển vọng xuống mức tiêu cực.

Trong bài báo của mình hồi tháng 10 có một nhận định liên quan đến khả năng huy động vốn quốc tế của các doanh nghiệp lớn bị ảnh hưởng, đại ý: Điều các tập đoàn lớn trong nước quan ngại hơn là, theo thông lệ quốc tế, mức đánh giá tín nhiệm của doanh nghiệp nội địa không vượt quá mức tín nhiệm dành cho cho quốc gia. Hệ quả là, các doanh nghiệp lớn có quan hệ vốn quốc tế sẽ tiếp tục bị hạ bậc tín nhiệm, và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng huy động vốn qua phát hành trái phiếu quốc tế, thị trường chứng khoán…của các doanh nghiệp này.


Như vậy, nếu nguồn vốn quốc tế không thông, hoặc đắt hơn, gánh nặng cung cấp tín dụng cho các tập đoàn trong nước lại tiếp tục phụ thuộc vào ngành ngân hàng vốn còn nhiều việc phải cải cách. Và điều này một lần nữa, lại phát sinh ra những hệ quả không mong đợi khác.

Trường hợp huy động thành công thì cũng gia tăng nợ nước ngoài của quốc gia, và đó là tiềm ẩn rủi ro vĩ mô khi các doanh nghiệp này về khả năng chi trả tương lai là chưa sáng sủa. Ngược lại, nếu nhu cầu nguồn vốn mới của những doanh nghiệp lớn này được huy động từ nguồn tín dụng trong nước thành công, thì khả năng vay vốn của khối SME chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, trừ khi nguồn vốn lớn mới phục vụ cho tăng trưởng được huy động từ phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu doanh nghiệp.

Đó là những tác động vi mô nhìn thấy được và hệ quả là tác động lên bình diện vĩ mô. Khi chinh sách lớn có thay đổi, việc điều chỉnh chiến lược/kế hoạch kinh doanh là điều cần thiết.

Để tồn tại và phát triển, những DN lớn như VIN phải điều chỉnh chiến lược cũng là lẽ thường tình.

Nợ xấu các ngân hàng đang có dấu hiệu gia tăng. Tiền mặt lại là vua và thị trường M&A sớm vào mùa sôi động.

Nhưng ai mua, mua ai?
 
Có những cổ phiếu tạo đáy ngay lúc thị trường chung đang đi xuống, vì vậy đừng quá bi quan.
đúng rồi; Tổng thể vĩ mô là vậy nhưng rất nhiều doanh nghiệp vẫn làm ăn tốt; chia cổ tức cao; minh bạch, trong các giai đoạn khủng hoảng trước, không ít cổ phiếu các doanh nghiệp ấy vẫn phá đỉnh mà. Tuy nhiên cổ đó chỉ dành cho số ít có con mắt Âm Dương như Chị Đại và Anh Bò thôi :))
 
đúng rồi; Tổng thể vĩ mô là vậy nhưng rất nhiều doanh nghiệp vẫn làm ăn tốt; chia cổ tức cao; minh bạch, trong các giai đoạn khủng hoảng trước, không ít cổ phiếu các doanh nghiệp ấy vẫn phá đỉnh mà. Tuy nhiên cổ đó chỉ dành cho số ít có con mắt Âm Dương như Chị Đại và Anh Bò thôi :))
:21::21::21:
 
  • Like
Reactions: TTN
kkk, cái link này là công bố chính thức về việc kurwait đc lên FM, vụ này hồi tháng 6 có đc nhắc rồi mà. Hồi đó các báo cáo đều dự kiến là tỷ trọng từ 18 lên 30%, chừng nào ông kia chính thức lên EM thì mới tăng, mà các quỹ chủ động và etf phải xem xét giải ngân từ trc. Chứ ko phải báo cáo ghi rõ là VN đc tăng weight, tất cả đều là forecast con số sát thực tế.
 
kkk, cái link này là công bố chính thức về việc kurwait đc lên FM, vụ này hồi tháng 6 có đc nhắc rồi mà. Hồi đó các báo cáo đều dự kiến là tỷ trọng từ 18 lên 30%, chừng nào ông kia chính thức lên EM thì mới tăng, mà các quỹ chủ động và etf phải xem xét giải ngân từ trc. Chứ ko phải báo cáo ghi rõ là VN đc tăng weight, tất cả đều là forecast con số sát thực tế.
Ra vậy. Chờ các anh Mèo VN làm gì, tạo phân kỳ cho VNI hay không nào.
Nếu tạo Phân kỳ xong tăng liền mấy hôm bà con lại khen TT đẹp đua múc ngay thôi mà :1:
 
Tổ chức xây dựng chỉ số MSCI hôm qua chính thức nâng hạng Kuwait từ thị trường cận biên (Frontier Market - FM) lên thị trường mới nổi (Emerging market). Trung tâm Phân tích chứng khoán SSI (SSI Research) đánh giá đây là một thông tin tích cực với thị trường chứng khoán Việt Nam vì Kuwait chiếm tỷ trọng lớn nhất với 28% chỉ số FM.

SSI Research cho biết trong mô hình được xây dựng tháng 5 với việc loại Kuwait được nâng hạng, tỷ trọng của Việt Nam sẽ được nâng từ 11% lên 30%.

Hồi tháng 6/2019, MSCI công bố kết quả phân loại định kỳ dành cho 84 thị trường chứng khoán trên thế giới. Thị trường chứng khoán Việt Nam không được nhắc đến trong thông báo của MSCI, đồng nghĩa, tiếp tục lỡ hẹn vào danh sách theo dõi nâng hạng lên EM.

Sau đợt cơ cấu danh mục cuối tháng 11, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index đã giảm từ mức 18,77% xuống còn 16,96%. Ở chiều ngược lại, thị trường Kuwait lên tới 36,86%, tăng hơn 6% điểm so với tháng trước đó.

Top 10 cổ phiếu lớn nhất danh mục MSCI Frontier Markets Index có 3 cổ phiếu Việt Nam góp mặt, bao gồm VIC (3,69%), VHM (2,93%) và VNM (2,82%).
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top