Bình luận Giao dịch hàng ngày - YÊU ANH CẢ TRONG GIẤC MƠ !

Status
Not open for further replies.
Có 1 cây đậu đen mọc lạc trong chậu hoa, không lỡ nhổ bỏ, thế em ấy tự leo vào hàng rào và ra quả.
Mấy hôm nay quả chín, vừa ngồi đếm được 423 hạt rồi mà số quả chưa chín vẫn còn nhiều ra phết.
Chợt ước chơi chứng khoán cũng lãi như trồng đậu thì tốt biết bao :1:
 
ko xấu lắm, vì cái đó là outlook
khi nào downgrade rating mới là xấu
Anh Pham

1 giờ ·
Bữa nay, Moody’s chính thức quyết định giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, nhưng hạ triển vọng xuống mức tiêu cực.

Trong bài báo của mình hồi tháng 10 có một nhận định liên quan đến khả năng huy động vốn quốc tế của các doanh nghiệp lớn bị ảnh hưởng, đại ý: Điều các tập đoàn lớn trong nước quan ngại hơn là, theo thông lệ quốc tế, mức đánh giá tín nhiệm của doanh nghiệp nội địa không vượt quá mức tín nhiệm dành cho cho quốc gia. Hệ quả là, các doanh nghiệp lớn có quan hệ vốn quốc tế sẽ tiếp tục bị hạ bậc tín nhiệm, và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng huy động vốn qua phát hành trái phiếu quốc tế, thị trường chứng khoán…của các doanh nghiệp này.


Như vậy, nếu nguồn vốn quốc tế không thông, hoặc đắt hơn, gánh nặng cung cấp tín dụng cho các tập đoàn trong nước lại tiếp tục phụ thuộc vào ngành ngân hàng vốn còn nhiều việc phải cải cách. Và điều này một lần nữa, lại phát sinh ra những hệ quả không mong đợi khác.

Trường hợp huy động thành công thì cũng gia tăng nợ nước ngoài của quốc gia, và đó là tiềm ẩn rủi ro vĩ mô khi các doanh nghiệp này về khả năng chi trả tương lai là chưa sáng sủa. Ngược lại, nếu nhu cầu nguồn vốn mới của những doanh nghiệp lớn này được huy động từ nguồn tín dụng trong nước thành công, thì khả năng vay vốn của khối SME chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, trừ khi nguồn vốn lớn mới phục vụ cho tăng trưởng được huy động từ phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu doanh nghiệp.

Đó là những tác động vi mô nhìn thấy được và hệ quả là tác động lên bình diện vĩ mô. Khi chinh sách lớn có thay đổi, việc điều chỉnh chiến lược/kế hoạch kinh doanh là điều cần thiết.

Để tồn tại và phát triển, những DN lớn như VIN phải điều chỉnh chiến lược cũng là lẽ thường tình.

Nợ xấu các ngân hàng đang có dấu hiệu gia tăng. Tiền mặt lại là vua và thị trường M&A sớm vào mùa sôi động.

Nhưng ai mua, mua ai?
 
Có 1 cây đậu đen mọc lạc trong chậu hoa, không lỡ nhổ bỏ, thế em ấy tự leo vào hàng rào và ra quả.
Mấy hôm nay quả chín, vừa ngồi đếm được 423 hạt rồi mà số quả chưa chín vẫn còn nhiều ra phết.
Chợt ước chơi chứng khoán cũng lãi như trồng đậu thì tốt biết bao :1:
Bỏ chứng đi làm nông nghiệp sạch thôi :21:
 
Anh Pham
1 giờ ·
Bữa nay, Moody’s chính thức quyết định giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, nhưng hạ triển vọng xuống mức tiêu cực.

Trong bài báo của mình hồi tháng 10 có một nhận định liên quan đến khả năng huy động vốn quốc tế của các doanh nghiệp lớn bị ảnh hưởng, đại ý: Điều các tập đoàn lớn trong nước quan ngại hơn là, theo thông lệ quốc tế, mức đánh giá tín nhiệm của doanh nghiệp nội địa không vượt quá mức tín nhiệm dành cho cho quốc gia. Hệ quả là, các doanh nghiệp lớn có quan hệ vốn quốc tế sẽ tiếp tục bị hạ bậc tín nhiệm, và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng huy động vốn qua phát hành trái phiếu quốc tế, thị trường chứng khoán…của các doanh nghiệp này.


Như vậy, nếu nguồn vốn quốc tế không thông, hoặc đắt hơn, gánh nặng cung cấp tín dụng cho các tập đoàn trong nước lại tiếp tục phụ thuộc vào ngành ngân hàng vốn còn nhiều việc phải cải cách. Và điều này một lần nữa, lại phát sinh ra những hệ quả không mong đợi khác.

Trường hợp huy động thành công thì cũng gia tăng nợ nước ngoài của quốc gia, và đó là tiềm ẩn rủi ro vĩ mô khi các doanh nghiệp này về khả năng chi trả tương lai là chưa sáng sủa. Ngược lại, nếu nhu cầu nguồn vốn mới của những doanh nghiệp lớn này được huy động từ nguồn tín dụng trong nước thành công, thì khả năng vay vốn của khối SME chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, trừ khi nguồn vốn lớn mới phục vụ cho tăng trưởng được huy động từ phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu doanh nghiệp.

Đó là những tác động vi mô nhìn thấy được và hệ quả là tác động lên bình diện vĩ mô. Khi chinh sách lớn có thay đổi, việc điều chỉnh chiến lược/kế hoạch kinh doanh là điều cần thiết.

Để tồn tại và phát triển, những DN lớn như VIN phải điều chỉnh chiến lược cũng là lẽ thường tình.

Nợ xấu các ngân hàng đang có dấu hiệu gia tăng. Tiền mặt lại là vua và thị trường M&A sớm vào mùa sôi động.

Nhưng ai mua, mua ai?
có 1 bài này, chế đọc thử:
ĐẶT CƯỢC CHO ĐỘNG SẢN

Sự tăng trưởng kinh tế VN từ 2016-2018 có thể hiểu nhờ bùng nổ tăng trưởng bất động sản, qua đó tạo ra sự kích thích chuỗi nhu cầu xi măng, sắt thép vật liệu, hàng loạt nhu cầu hàng hóa dịch vụ đi kèm, tạo ra việc làm để kích hoạt chuỗi cung ứng làm cho thu nhập tăng, tiêu dùng tăng và GDP tăng. Trong tiến trình này, ngôi nhà là trung tâm tích hợp chi phí.

Từ 2017, Vingroup khởi động công nghiệp auto Vinfast, kế đến là công nghệ cao VinID, và gần đây là thoái ra những mảng cồng kềnh như Vinmart, Vinretail, Adayroi. Có thể giả định rằng, Vingroup là tay chơi dẫn dắt vì có đủ thông tin chính sách, nguồn lực mà những tay chơi khác không có được, Vin đã chủ động dịch chuyển lột xác từ bất động sản để bước qua ĐỘNG SẢN, hay gọi là tài sản di động được. Xe hơi, ví điện tử, hệ sinh thái IoT, taxi, hãng hàng không, đường cao tốc, app di động, ngân hàng cho vay tiêu dùng, bảo hiểm => Hệ sinh thái phục vụ cho Động Sản. Vậy, trong tương lai, để xe Vinfast có thể tràn ngập đường phố từ bắc chí nam, thì đường cao tốc sẽ là mũi nhọn tăng trưởng. hệ thống chính trị sẽ hỗ trợ Vin hay Vin nương theo hệ thống chính trị sẽ ko quan trọng, mà quan trọng là VN vẫn còn lá bài tăng trưởng theo mô hình Hàn Quốc (chính phủ hỗ trợ cho tập đoàn tư nhân hay tư bản nội địa phát triển công nghiệp chiến lược: Huyndai, Samsung, LG...) kết hợp chủ nghĩa bảo hộ của MalaYsia để phát triển công nghiệp ô tô (dùng rào cản chính sách để người dân sử dụng xe Proton do trong nước tự sản xuất), kích hoạt hơn nữa tín dụng tiêu dùng để người dân mua xe ô tô rẻ như phương Tây bằng sản phẩm vay mua trả góp nhiều năm.

Khi ĐỘNG SẢN phát triển sẽ kéo theo công nghiệp phụ trợ phát triển, từ đó tạo ra việc làm, thu nhập để lắp chỗ trống từ lỗ hổng BẤT ĐỘNG SẢN. Có lẻ không ngẫu nhiên khi Tập đoàn Hòa Phát khởi động xây Khu liên hợp thép Dung Quốc cũng năm 2017 để sản xuất thép kỹ thuật cao cũng nhằm phục vụ cho sự dịch chuyển vào thị trường ĐỘNG SẢN, nghĩa là thép phục vụ cho đường cao tốc và công nghiệp phụ trợ như thân, khung, sườn xe, bù lon ốc vít, nhà xưởng, trạm bảo hành. Trong tiến trình phát triển ĐỘNG SẢN, thì chiếc ô tô, cái điện thoại là trung tâm tích hợp chi phí. Khi vừa kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, tổng thống Eisenhower đã quyết liệt làm nhanh mạng lưới đường cao tốc quốc gia tạo nền tảng phát triển kinh tế ngoạn mục, xã hội tiến bộ là điều rất dễ thấy.

Sự dịch chuyển từ BẤT ĐỘNG SẢN sang ĐỘNG SẢN sẽ tạo ra nhiều xáo trộn nhưng điều hấp dẫn là tạo ra vụ siêu ĐẶT CƯỢC từ hệ thống chính trị, đến tài phiệt, doanh nhân, và lớp lớp nhà đầu tư. Nếu sự dịch chuyển thành công, thì ai tham gia đặt cược sẽ được phần thưởng lớn, còn nếu dịch chuyển không thành sẽ tạo ra một hố đen không đáy do quả bom nợ gây ra.

Nào cùng nhau xem vụ cược vĩ đại mang tên ĐỘNG SẢN nhé. Hệ thống chính trị đặt cược vào kinh tế tư nhân để phát triển đất nước mà dẫn đầu là đặt cược vào Vin, Vin đặt cược vào ĐỘNG SẢN mà cụ thể là Vinfast (hữu hình) và VinID (vô hình), còn Vinfast và VinID cược vào các tư lệnh là những chuyên gia điều hành, đến lượt nhà đầu tư và khách hàng thì đặt cược vào cổ phần và sản phẩm của Vin. Đặc cược là hoạt động có ý chí hướng đích kết hợp yếu tố bất ngờ. Chủ nghĩa tư bản thị trường là phải hội tụ được khả năng huy động vốn vô hạn và xâm chiếm thị trường độc quyền bằng sản phẩm chất lượng thì mới tồn tại. Năm 2009 Vin tuyển một phụ nữ từng làm phó chủ tịch của Lehman Brothers (bậc thầy về huy động vốn trái phiếu quốc tế) để Vin tiếp cận được nguồn tư bản quốc tế qua con đường phát hành trái phiếu quốc tế, năm 2018 Vin đã khánh thành tòa nhà 81 tầng bên bờ sông khẳng định năng lực thực thi, quản trị tuyệt vời và ý chí phi thường của tập thể. Nếu sân bay Long Thành hay hệ thống đường cao tốc mà giao cho Vin triển khai thì chỉ trong 3 năm là ra hình dạng và quần chúng được nhờ vì tư nhân làm là tính đến đồng tiền bát gạo nên phải hiệu quả bằng huy động vốn nhanh, làm nhanh để thu tiền, còn nhà nước thì ì ạch qua các nhiệm kỳ vừa tham nhũng vừa sợ trách nhiệm (để huy động vốn phải chờ duyệt, để chi cũng chờ duyệt, tư duy nhiệm kỳ thì không thể làm đại dự án vì lợi ích thì ai hưởng mà trách nhiệm thì mình gánh).

Từ sau khủng hoảng Hong Kong 19/11/2019, Việt Nam đối diện một cơn áp thấp tài chính, vì tư bản người Hoa đang rút đi khi trung tâm tài chính Hong Kong sụp đổ khiến nguồn cấp vốn cho ngoại vi như Việt Nam lung lai, khiến thị trường BĐS và tài chính VN rối loạn vì tài phiệt lớn Hong Kong dừng cam kết giải ngân. Khi dừng cam kết giải ngân thì nhà thầu phụ, thầu con như cá bị mắc cạn giẫy chờ chết. Tiền Tàu đi thì vốn Tây vào với điều kiện VN phải phát triển đường cao tốc, sân bay và phải được thực hiện bởi Vingroup vì tư bản quốc tế chỉ chảy vào nơi nào sinh lợi cao, thực hiện tốc độ nhanh, với quy mô lớn. Để nhà nước triển khai thì quốc hội quần chúng sẽ vòng vo tiền ở đâu mà làm, còn giao tư nhân thực hiện thì tiền từ mọi nơi đổ về vì chủ nợ chỉ cho vay trên đối tượng cụ thể. Nếu làm được như vậy thì xem như thoát hiểm ngoạn mục, tránh được cơn bão tài chính chu kỳ, nếu ngược lại thì chuẩn bị kịch bản đen tối vì TIME OVER.
 
Mình tự làm cho vui thôi mà. Chỉ cần vài nghìn m2 là tuyệt cú mèo rồi, không thì hơn nghìn m2 cũng được.
Đang thích Ba Vì lắm.
Thích thì cứ xuống tiền thôi, sao phải ngại :21:
Giờ này sang năm bà con Ba vì lại kể câu chuyện về bà đại gia cưỡi con xe xanh xuống thâu tóm đất trồng cỏ voi để làm trang trại :19:
 
Thích thì cứ xuống tiền thôi, sao phải ngại :21:
Giờ này sang năm bà con Ba vì lại kể câu chuyện về bà đại gia cưỡi con xe xanh xuống thâu tóm đất trồng cỏ voi để làm trang trại :19:
:24::24::24:
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top