Các trích đoạn cổ điển dễ nghe

trc em thích guitar, giờ thiên về violin. Guitar cho mình âm thanh trung tính, violin mới cho độ độ rung cảm trầm.
 
Piano concerto No 5 của Ludwig van Beethoven, chương 2 Adagio Un Poco Mosso

Bản concerto số 5 ở trong số những tác phẩm ưu tú nhất của nghệ thuật piano và giao hưởng thế giới. Là một tác phẩm cải cách mới sâu sắc, nó có ảnh hưởng lớn đến vận mệnh tương lai của thể loại này. Quan niệm về giao hưởng hóa concerto được thể hiện một cách hoàn chỉnh trong bản concerto này. Về mức độ rộng lớn của ý đồ có thể xếp ngang hàng với những tác phẩm giao hưởng đồ sộ của Beethoven, còn về tính chất của nội dung nó tiếp cận với tuyến anh hùng ca trong sáng tác của nhạc sĩ như giao hưởng số 2, giao hưởng số 3 và giao hưởng số 7.

Chương II không lớn lắm. Đó là một bài hát ca ngợi, thanh bình và trong sáng. Giai điệu du dương và mộc mạc, hoàn toàn không có chút tính chất xảo thuật gây ấn tượng mạnh nào. Bè piano đầy chất hát và trữ tình. Hầu như không có tương phản, âm nhạc rót vào chương III - khúc rondo yêu đời mang tính chất nhảy múa.

Trích: Sách Dành cho người nghe hòa nhạc giao hưởng do Nguyễn Cửu Vỹ dịch

Piano: Krystian Zimerman
Dàn nhạc: Wiener Philharmoniker
Chỉ huy: Leonard Bernstein

 
Last edited by a moderator:
Cái tên Van Cliburn trở nên phổ biến hơn bất kì nghệ sĩ nhạc cổ điển nào trên thế giới kể từ sau khi Cliburn giành giải nhất trong cuộc thi Piano quốc tế lần thứ nhất mang tên Tchaikovsky tại Moscow vào năm 1958, năm đỉnh cao của cuộc chiến tranh lạnh. Một người Mĩ được đón tiếp nồng nhiệt tại Liên Xô và giành giải nhất tại một cuộc thi âm nhạc uy tín bậc nhất thật là một thành tích đáng kinh ngạc, đặc biệt là trong bối cảnh chính trị nhạy cảm thời điểm đó.

Tháng 3 năm 1958, 50 nghệ sĩ piano trẻ đến từ 19 quốc gia tập trung tại Moscow để tham gia cuộc thi Piano quốc tế mang tên Tchaikovsky lần thứ nhất. Lần đầu tiên đến Moscow, sự hùng vĩ của Quảng trường Đỏ và kiến trúc mái vòm tuyệt đẹp của thánh đường St.Basil cộng với những bông tuyết rơi nhẹ đã khiến Cliburn ngây ngất. Cliburn thú nhận: “Đối với tôi, đó đã trở thành một trong những kỉ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời”. Trở lại với cuộc thi, ban giám khảo là đều là những tên tuổi đáng kính nhất tại thời điểm đó: Sviatoslav Richter, Emil Gilels, Lev Oborin, Dmitri Kabalevsky, Sir Arthur Bliss cùng một vài người nữa và trưởng ban giám khảo không phải ai khác mà chính là nhà soạn nhạc lỗi lạc Dmitri Shostakovich.

Trên thực tế, trước khi cuộc thi diễn ra, những người tổ chức cuộc thi đều muốn 1 người Liên Xô giành được giải nhất. Và người được mọi người hy vọng là Lev Vlasenko. Tuy nhiên sự xuất hiện của Cliburn đã khiến nhiều người lâm vào cảnh khó xử. Trình độ chơi đàn của anh đã làm kinh ngạc tất cả. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện một âm mưu để hạ bệ Cliburn. Trên thang điểm từ 0 đến 25, họ sẽ chỉ cho Cliburn khoảng 15 đến 19 điểm và cộng thêm cho những thí sinh khác 1, 2 điểm. Họ nghĩ vậy là đủ để không ai nghi ngờ hành vi của mình. Nhưng Richter và những thành viên khác trong ban giám khảo nhận ra âm mưu này và họ trả lại sự công bằng cho Cliburn bằng cách cho Cliburn điểm cao nhất có thể, thậm chí là điểm tuyệt đối 25. Richter đã cho 12 thí sinh khác điểm 0 (và ông luôn cho Cliburn điểm tuyệt đối) dù rằng trong số đó có những người chơi khá tốt. Sau này phải trả lời rằng tại sao ông lại có cách cho điểm không giống ai như vậy, Richter trả lời: "Chỉ có 2 loại người: hoặc chơi nhạc, hoặc không!".

Bằng cách này, Cliburn đã tiến thẳng vào vòng 3 và cũng là vòng chung kết. Buổi biểu diễn của Cliburn tại vòng này đã bán hết sạch vé và khán phòng không còn chỗ dù chỉ để đứng. Cliburn chọn 2 tác phẩm: Concerto số 1 cho piano và dàn nhạc cung Si giáng thứ của Tchaikovsky và Concerto số 3 cho piano và dàn nhạc cung Rê thứ của Rachmaninov. Chỉ huy cho Cliburn là Kiril Kondrashin, người mà Cliburn đánh giá rất cao: "Ông là một trong những nhạc trưởng lỗi lạc nhất mà nước Nga đã sản sinh ra". Sau khi Cliburn kết thúc phần thi của mình, phòng hòa nhạc như nổ tung bởi những tràng vỗ tay. Sự tung hô kéo dài đến hơn 8 phút. Cliburn hồi tưởng lại: "Bỗng nhiên Gilels tiến lại gần tôi, ông cầm lấy tay tôi giơ lên cao và rồi ôm chặt lấy tôi một cách công khai. Một năm trước đó, tôi đã được nghe nghệ sĩ vĩ đại này chơi tại Carnegie Hall và vô cùng khâm phục ông... Đó là một khoảnh khắc kì diệu!". Ban giáo khảo quyết định Cliburn giành giải nhất, tuy nhiên quyền quyết định cuối cùng thuộc về Khruschev. Ban giám khảo cử Gilels đi cùng với Bộ trưởng bộ Văn hóa Ekaterina Furtsava đến hỏi ý kiến Khruschev. Khruschev hỏi: "Sao, các nhà chuyên nghiệp nghĩ gì? Cliburn có đúng là người giỏi nhất không?". Hai người đều khẳng đinh: “Trên thực tế đúng là như vậy". "Vậy thì hãy trao giải nhất cho anh ta!" người đứng đầu Đảng Cộng sản Liên Xô gật đầu.

Trích nhaccodien.vn

Bản Piano concerto No 1 của Piotr Tchaikovsky, chương 1.

Piano: Van Cliburn
Nhạc trưởng: Kiril Kondrashin

 
Last edited by a moderator:
Mời cả nhà cùng thưởng thức những khoảnh khắc đẹp của mưa...... :)
 
Last edited by a moderator:
9 xaccccccc anh à! Từ lúc e nghe bài này là thik ngay đến bây giờ và nghe hoài hok thấy chán.... Mỗi lần buồn nghe bài này sẽ thấy thoải mái hơn :D

Em thử nghe bài "Kiss someone" chưa, thoải mái hơn nhiều đấy :v
 
Back
Top