Thị trường đã đạt đáy hay chưa?
(Bài viết nặng về phân tích đồ thị) ——————
- Thị trường chứng khoán Mỹ đang có một đợt phục hồi (rally) dài nhất kể từ đầu năm 2022. Chỉ số SP500 tăng hơn 18% kể từ đáy giữa tháng 6, hiện tại đang đóng ở con số 4300.
Về mặt kỹ thuật (technically), chỉ cần SP500 tăng thêm 2% nữa (tổng cộng 20%) đạt ngưỡng 4400 là có thể được xem đã bước sang chu kỳ tăng điểm mới (nghĩa là: đã phục hồi hoàn toàn và đáy hồi tháng 6 là cái đáy sau cùng).
Nhưng đó chỉ là về mặt kỹ thuật, còn về lý thuyết nền tảng (fundamental) và vĩ mô (macro) thì định nghĩa của ‘phục hồi’ có chút khác biệt. Theo đó, chúng ta có 2 loại ‘phục hồi’ chính: phục hồi từ từ (Gradual) và phục hồi cấp tốc (Spike).
- Phục hồi từ từ (Gradual) xảy ra khi thoả mãn 2 điều kiện sau: 1/Thị trường phải thử lại (re-test) đáy thêm 1 hoặc nhiều lần trong một giai đoạn nhất định trước khi đi lên từ đó. (Cái này bạn nào có nghiên cứu về Wyckoff Consolidation là rõ nhất, có cơ hội mình sẽ giới thiệu về lý thuyết này). 2/Nguyên nhân của đợt phục hồi phải là sự ‘kiệt quệ’ của lực ba'n (selling exhausted), hết người ba'n làm cho giá cả tìm được điểm hỗ trợ và phục hồi từ đó.
- Phục hồi cấp tốc (Spike) xảy ra với 2 điều kiện hoàn toàn ngược lại:
1/Thị trường phục hồi nhưng không bao giờ thử lại (re-test) đáy. (Chạm đáy một lần và lên luôn từ đó, ví dụ đợt thị trường sụp đổ vì dịch covid tháng 3/2020 là điển hình nhất).
2/Sự phục hồi này phải được gây ra bởi một yếu tố vĩ mô (catalyst news), cụ thể là sự thay đổi về chính sách của FE'D (còn gọi là FE'D Pivot). Cũng với ví dụ đợt phục hồi sau covid, khi đó FE'D tung một gói cứu trợ thị trường khổng lồ chưa từng có trong lịch sử đồng thời cắt lãi suất xuống zero. Thị trường sau đó chỉ cần vài tháng là thiết lập được đỉnh mới (ATH). Ví dụ của 2 loại ‘phục hồi’ trên trong hình đính kèm. ——————
- Như vậy, đợt rally hiện tại của SP500 có thể được xếp vào loại nào trong 2 loại kể trên?
- Không có re-test nên tuyệt nhiên không phải là phục hồi từ từ (Not Gradual), chỉ còn có thể là phục hồi cấp tốc (Spike) Nhưng nếu nói là phục hồi cấp tốc thì nó vẫn thiếu một ‘thành tố’ quan trọng nhất đó là FE'D Pivot: FE'D vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi chính sách lãi suất của họ, FE'D hiện tại không đứng về phía thị trường (như hồi đối phó với đại dịch); ngược lại, thị trường đang ‘đối chọi’ với FE'D để tìm lẽ sống cho chính nó. Do đó, nếu không có sự ‘xác nhận’ của FE'D thông qua một thay đổi về chính sách, sẽ là một sự bất cẩn tai hại nếu cho rằng chúng ta đã phục hồi hoàn toàn.
- Lập luận trên chỉ ra rằng, đợt phục hồi hiện tại mà thị trường đang ‘hưởng thụ’ không gì hơn ngoài một đợt ‘bear market rally’ (nghĩa là phục hồi nhẹ trong môi trường bear market).
- Có thể bạn sẽ thắc mắc phục hồi tới 18-20% mà bảo nhẹ cái gì? Thực tế, những đợt phục hồi nhẹ như thế này là không hiếm nếu nhìn vào các đợt sụt giảm của thị trường trước đây.
Ví dụ: 1/ Vào thời điểm Dot Com bubble (2000) thị trường trước khi thật sự chạm đáy đã có tổng cộng 4 đợt phục hồi nhẹ (bear market rally) lần lượt tăng điểm là: 11%, 22%, 25% và 25%. Nếu để ý sẽ thấy càng về sau thì sự ‘phục hồi nhẹ’ ấy càng xảy ra với cường độ mạnh hơn. Nhưng điều đáng sợ hơn là những đợt ‘sập trở lại’ (pull-back) ngay sau đó cũng một kiểu cường độ tăng dần như vậy: -22%, -28%, -35% và -18% là đợt pull-back sau cùng (là đáy đó người ơi) trước khi thị trường phục hồi hoàn toàn.
2/ Thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 cũng có khoảng 4 đợt phục hồi nhẹ với con số tăng lần lượt: +15%, +10%, +20% và +27%. Pull-back ngay sau các đợt rally đó tương ứng là: -17%, -36%, -26% và -30% (đợt giảm sau cùng này mới là đáy thật sự). - Tại thời điểm ‘bear market’ hiện tại chúng ta đã có cả thẩy 3 đợt phục hồi nhẹ (kể từ đầu năm), tương ứng: +9%, +13%, và +18%. So sánh với 2 ví dụ kể trên thì vẫn còn ít ỏi lắm. Nhưng có một điểm tương đồng là càng về sau thì rally càng mạnh hơn, và pull-back (‘sập lại’) ngay sau đó cũng như vậy. Hai lần pull-back gần nhất tương ứng giảm: -10% và -18%. Không biết đợt pull-back tiếp theo (nếu thật sự xảy ra) sẽ là con số âm bao nhiêu % đây? Nếu có, chắc chắn nó sẽ không dễ thở với nhiều người trong chúng ta.
- Tóm lại, không ai có thể nhìn trước tương lai, càng không ai có đủ khả năng để khẳng định hiện tại thị trường đã hết ‘bear market’ hay chưa. Tất cả chỉ là xác suất và không có gì là chắc chắn, nên nếu bạn thấy ai cứ khăng khăng khẳng định một điều gì đó về thị trường, khả năng cao là họ đang đoán mò mà thôi.
- Có câu nói: ‘Don’t fight the FE'D’ (Dịch: Đừng chống lại ngân hàng trung ương). Cho đến khi FE'D đưa ra chỉ dấu nghiêm túc về sự thay đổi trong chính sách lãi suất (legitimate pivot) của họ (cụ thể là chuyển hướng từ đối phó lạm phát sang đối phó suy thoái), và cho đến khi chúng ta thấy rủi ro về suy thoái không còn nữa, thì mọi đợt rally trước đó vẫn chỉ là ngắn hạn và tạm bợ. Mọi giao dịch của người đầu tư như chúng ta cũng nên giữ một lập trường và mindset như thế.
Source: A3mlem