Bình luận Bình Luận giao dịch hàng ngày - Nỗ lực phục hồi, tăng trưởng sau đại dịch trong nhiều thách thức.

TÁI CẤU TRÚC CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU

Cuộc chiến Nga – Ukraina nổ ra ngay khi dịch Covid có chiều hướng suy giảm, một lần nữa đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu vào tình trạng lộn xộn và chính thức buộc các nhà sản xuất phải chấp nhận thực tế: chuỗi cung ứng toàn cầu đang tái cấu trúc lại

SỰ HỖN LOẠN CỦA HỆ THỐNG VẬN TẢI:

Sau khi dịch bùng phát tại Trung Quốc, hệ thống vận tải toàn cầu lại rơi vào trạng thái hỗn loạn. Ở hai trung tâm lớn nhất của hàng hóa thế giới là Trung Quốc và Mỹ, mọi thứ đang rối như mớ bòng bong.

Tại Trung Quốc, những cảng trung tâm bị ảnh hưởng dịch như cảng Thượng Hải và Ning Bo tắc nghẽn, các tàu chuyển hướng đến Thâm Quyến cũng gặp khó khăn vì cảng ở đây cũng quá tải, buộc phải hướng đến các cảng xa hơn. Hệ thống vận tải hậu cần trên bờ cũng xáo trộn theo những thay đổi trên. Khả năng di chuyển khó khăn cũng như lịch hậu cần đảo lộn khiến rất nhiều container cập bờ phải đợi dịch vụ khiến hàng hóa bị ùn ứ.

Tại Mỹ, sự lộn xộn đang diễn ra trên các cảng của bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ khi các hãng vận chuyển đang bối rối bởi không chắc hàng sẽ đi được nhanh hơn ở bờ Đông hay bờ Tây. Trong khi đó các cảng biển ở châu Âu cũng đang chật vật vì sự ùn ứ của container ở các cảng biển khi họ đã vận hành hết công suất.diện tích bãi chứa.

Sau khi chiến sự Nga-Ukraina bùng phát, đường vận chuyển hàng không giữa châu Âu và các nhà sản xuất ở các châu lục khác gặp nhiều khó khăn do nhiều đường bay phải thay đổi. Điều đó phát sinh thêm chi phí cho hàng hóa và việc thiết lập lại các tuyến bay mới làm thay đổi bài toán tối ưu vận tải, khiến cho hàng giao đến người nhận càng chậm hơn, sau khi đã bị ảnh hưởng dịch Covid từ năm ngoái.

NHU CẦU CHUYỂN DỊCH CHUỖI CUNG ỨNG

Việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa ổn định cũng như việc quản trị các vẫn đề rủi ro khi thế giới thay đổi đặt các hãng sản xuất vào việc tìm cách cấu trúc lại chuỗi cung ứng. Mạng lưới toàn cầu hóa sản xuất rộng khắp với hệ thống hậu cần bao phủ giờ không hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tại.

Ví dụ điển hình cho những thay đổi đột biển là tình trạng của thị trường dầu ăn, khi nguồn cung tại Nga và Ukraina mất đi, đã khiến Indonexia ngưng xuất khẩu dầu cọ như một cú hích dây chuyền làm thị trường dầu ăn xáo trộn mạnh. Trong ngắn hạn châu Âu thiếu lượng dầu ăn tạm thời, nhưng về dài hạn để lấp đầy chỗ trống này cũng cần thay đổi lại hệ thống sản xuất và cung ứng. Những yếu tố như vậy thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ hơn từng ngày.

Chiến tranh, những biến động địa chính trị cũng như các mối quan hệ phức tạp trong vấn đề ngoại giao khiến hệ thống cũ tập trung sản xuất với trọng tâm là Trung Quốc giờ buộc phải thay đổi. Sự va vấp luôn trực chờ giữa căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, các đòn trừng phạt của khối các nước phương Tây với Nga, và xa hơn có thể là các nước ủng hộ Nga khiến định mức cân bằng của chuỗi cung ứng cũ mất đi. Lúc này chuỗi cung ứng không chỉ đơn thuần là gián đoạn, là bị bóp méo mà tự thân nó phải thay đổi.

NHỮNG BIẾN ĐỘNG

Trong ngắn hạn, sự biến động lớn nhất là các quốc gia có năng lực trong nhóm hàng đang khan hiếm sẽ điều chỉnh chính sách để giữ lại hàng hóa phục vụ ưu tiên trong nước trước. Quy định ngưng xuất khẩu dầu cọ của Indonexia là ví dụ điển hình. Các chính sách đối với mặt hàng lương thực cũng có nhiều thay đổi. Do đó sự tăng giá lương thực trên toàn cầu trong thời gian tới là dễ thấy và tạo áp lực lớn đến chính sách điều hành lương thực và lạm phát của nhiều quốc gia.

.Việc lựa chọn mô hình mới là rất khó khăn cho chuỗi cung ứng vì thị trường cơ bản sẽ vẫn ưu tiên sản phẩm có giá cạnh tranh hơn. Hai năm đại dịch cũng đã làm được việc phân hóa một số sản phẩm và khách hàng buộc phải chấp nhận giá cao hơn. Như vậy, việc đưa được những công việc sản xuất ở mức độ giá chấp nhận được cũng mất thời gian xây dựng hạ tầng khá lâu. Phổ biến hơn là việc tìm kiếm các liên kết, khối liên minh về hàng hóa để đảm bảo các cam kết có nguồn cung hàng ổn định và dự báo trước được chi phí khi có biến động. Mô hình này sẽ phổ biến hơn trong thời gian tới.

Biến động chi phí và giá: việc chuỗi cung ứng tái cấu trúc khiến chi phí sản xuất doanh nghiệp trong ngắn hạn vẫn tăng. Trong hai năm tới, kinh tế thế giới đối mặt với việc điều chỉnh các chi phí để giữ giá tăng chậm và bóng ma lạm phát bao phủ nền kinh tế thế giới là điều có thể dự đoán.

An ninh lương thực sẽ là vấn đề nóng và sẽ có nhiều biến động trong hai năm tới. Một số khu vực sẽ gặp khó khăn khi duy trì hạn chế tăng giá để đảm bảo đời sống người dân. Các chính sách bảo vệ thị trường nội địa sẽ khiến giá một số loại sản phẩm phân hóa và xuất hiện nhiều chênh lệch giá với một loại sản phẩm trên các thị trường ở khu vực khác nhau- điều đã được hệ thống chuỗi cung ứng cân bằng trước đây.

ĐỊNH GIÁ LẠI DOANH NGHIỆP

Khi hệ thống cung ứng toàn cầu tái cấu trúc, việc định giá doanh nghiệp sẽ thay đổi theo điều kiện mới khi loại bỏ những tiêu chí nền theo định giá cũ.

Việt Nam có lợi thế là quốc gia xuất khẩu nông nghiệp nên an ninh lương thực khá đảm bảo và có thể hưởng lợi nhất định từ việc nóng lên của chuỗi cung ứng lương thực. Rất dễ thấy các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản và thủy hải sản có điều kiện tăng trưởng tốt hơn khi chuỗi cung ứng cấu trúc lại.

Thị trường hàng hóa sẽ có nhiều biến động nhưng các ngành sản xuất cơ bản cũng sẽ được hưởng lợi khi bộ khung quy luật đã thay đổi. Xuất khẩu sắt thép, hóa chất, phân bón, gỗ của Việt Nam sẽ cơ bản hưởng lợi đặc thù trong vòng 2,3 năm tới. Một số doanh nghiệp gia công phụ trợ cho các chuỗi toàn cầu phải theo dõi cẩn thận, vì có doanh nghiệp sẽ suy giảm sản lượng, có doanh nghiệp lại tăng do biến động chuỗi cung ứng mới.
 
Hơi bi quan khi thấy P/E của GS có 5.36, của C có 4.93, Posco 3.36...
Bảo sao tiền to nó không vào
Cái này em thấy đợt HPG đỉnh rồi; Mấy ông đi so với top 15 nhà sản xuất thep hàng đầu thế giới. Em bán đợt đó và thay đổi hẳn quan điểm về định giá
 
Cái này em thấy đợt HPG đỉnh rồi; Mấy ông đi so với top 15 nhà sản xuất thep hàng đầu thế giới. Em bán đợt đó và thay đổi hẳn quan điểm về định giá
Hưởng lợi trong điều kiện không bình thường nên nó định giá P/E thấp thôi. Vì khi mọi việc bình thường trở lại ko có khả năng duy trì lợi nhuận như vậy nữa.
 
Back
Top