Cuộc chơi đã khác nhiều rồi anh. BĐS đang rủi ro quá. Ko ai đoán được điều gì sẽ xảy ra.Đúng thế. Để giữ vững được tâm lý lúc ấy cần 1 tình hình tài chính vô cùng lành mạnh và 1 niềm tin mãnh liệt (tin vào phân tích của bản thân và tin vào DN, kinh tế VN)
Hệ số lạm phát toàn cầu sẽ hạ nhiệt rất chậm, do vậy tình hình thắt chặt tiền tệ của VN kéo dài tương ứng.
Sau những năm dịch bơm tiền khủng và dân chúng chi tiêu sạch các khoản dự phòng, dẫn đến bối cảnh rất bi hài.
Một mùa đông ấm áp ở châu Âu dẫn đến may mắn là hệ tài chính tiêu dùng của châu Âu không vỡ vì rất nhiều khoản vay cá nhân đang chạm ngưỡng nợ xấu. Việc trả lãi gần 10%/năm cho các khoản vay mua nhà, mua xe, tiêu dùng giờ là cơn ác mộng vì họ rất lâu chưa gặp tình cảnh này.
Dù khó khăn nhưng tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ và châu Âu ở ngưỡng rất thấp, vì áp lực cần có tiền để chi trả các khoản vay trên đã làm người lao động dễ dàng chấp nhận các điều kiện hơn để có việc.
Việc làm có tỷ lệ cao dẫn đến tiêu dùng cá nhân không giảm nhiều, dẫn đến lạm phát rất khó giảm. Lương cũng đang tăng dần càng hỗ trợ lạm phát cao kéo dài.
Điểm lợi: nguy cơ rủi ro đổ vỡ hệ thống giảm nhiều. Toan tính của Nga bị fail và cũng tác động tích cực đến quan điểm duy trì chiến tranh vì Nga đang cạn dần tiền.
Điểm hại: phục hồi kinh tế chậm toàn cầu và lạm phát kéo dài.
BĐS sẽ bị chặn cung tiền khi lạm phát chưa xuống. Tín dụng giờ sẽ bị kiểm soát để chảy vào sản xuất. Nhẹ nhàng nhất sẽ là 2 năm thắt tín dụng, và ko ai biết trong 2 năm đó có đổ vỡ gì trong ngành BĐS cũng như các yếu tố domino.
Tàm tạm phân tích chung chung thế, hôm nào rảnh em viết bài phân tích vĩ mô sâu và dài hơn. Nhưng BĐS đã qua trend tích cực nên cách định giá của nó giờ cũng phải khác đi thôi.