Bình luận Bình luận giao dịch hàng ngày 2015 - Make Money, Keep Money & Repeat

Status
Not open for further replies.
chào bác.
cá nhân em thấy khì không lâu nũa đâu, phiên nay or 1-2 phiên nữa :)
bảo trọng !
Cứ gần kháng cự là cung ra ồ ạt, việc mở mua lúc này chưa cần thiết, ngoại trừ những CP mình đã nắm khá rõ.
Thêm nữa, kỳ nghỉ dài sẽ khiến tâm lý NĐT thận trọng hơn.
Nên chờ đơi phản ứng của dòng tiền trong những phiên tới.
Chọn điểm vào đã khó, quyết điểm ra có khi còn khó hơn!
Cảm ơn bác đã cảnh báo!:cungly:
 
Đại diện NHNN nói gì về việc khống chế cổ tức dưới 9%?
Điều 59 luật TCTD quy định việc chia cổ tức là quyền của cổ đông. Nhưng Khoản 2 điều 59 cũng quy định, trong một số trường hợp, tùy theo mức độ an toàn hoạt động, NHNN có thể áp dụng một số điều khoản đối với tổ chức tín dụng trong đó có vấn đề chi trả cổ tức.
Về Cơ sở pháp lý

Thứ nhất, Điều 59 luật TCTD quy định việc chia cổ tức là quyền của cổ đông. NHNN không can thiệp sâu. Nhưng Khoản 2 điều 59 cũng quy định, trong một số trường hợp, tùy theo mức độ an toàn hoạt động, NHNN có thể áp dụng một số điều khoản đối với tổ chức tín dụng trong đó có vấn đề chi trả cổ tức.

Thứ hai, Đề án 254 của Thủ tướng về tái cơ cấu giai đoạn 2011 – 2015, trong đó khẳng định 3 mục tiêu mà TCTD phải đạt được là nâng cao năng lực quy mô hoạt động; nâng cao năng lực tài chính; nâng cao năng lực quản trị điều hành.

Thứ ba, Thông tư 02 mục tiêu là triệt để xử lý nợ xấu, yêu cầu các TCTD phải trích lập dự phòng đầy đủ để xử lý rủi ro, mất an toàn của hoạt động. Phần lợi nhuận để lại để nâng cao năng lực hoạt động.
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang...khong-che-co-tuc-duoi-9-20150417132640674.chn
Khẳng định: Hoặc nhà báo ghi nhầm, hoặc đại diện NHNN phát biểu nhầm.

- Điều 59 Luật TCTD có quy định việc chia cổ tức là do cổ đông quyết định. Cụ thể như gúc:
Điều 59. Đại hội đồng cổ đông
2. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của tổ chức tín dụng. Đại hội đồng cổ đông có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
l) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; phương án phân phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của tổ chức tín dụng;
http://vanban.chinhphu.vn/portal/pa...nban?class_id=1&mode=detail&document_id=96074
- Nhưng không có khoản nào của Điều 59 Luật TCTD quy định NHNN can thiệp vào việc chia cổ tức.
Mời xem tôi gúc:
http://vanban.chinhphu.vn/portal/pa...nban?class_id=1&mode=detail&document_id=96074
Điều 59. Đại hội đồng cổ đông
1. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đại hội đồng cổ đông họp bất thường theo quyết định triệu tập họp của Hội đồng quản trị trong các trường hợp sau đây:
a) Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của tổ chức tín dụng;
b) Số thành viên Hội đồng quản trị còn lại ít hơn số thành viên tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật này;
c) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng;
d) Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;
đ) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
2. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của tổ chức tín dụng. Đại hội đồng cổ đông có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thông qua định hướng phát triển của tổ chức tín dụng;
b) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ của tổ chức tín dụng;
c) Phê chuẩn quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
d) Quyết định số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát từng nhiệm kỳ; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, bầu bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát phù hợp với các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Luật này và Điều lệ của tổ chức tín dụng;
đ) Quyết định mức thù lao, thưởng và các lợi ích khác đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và ngân sách hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
e) Xem xét và xử lý theo thẩm quyền vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng và cổ đông của tổ chức tín dụng;
g) Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành của tổ chức tíndụng;
h) Thông qua phương án thay đổi mức vốn điều lệ; thông qua phương án chào bán cổ phần, bao gồm loại cổ phần và số lượng cổ phần mới sẽ chào bán;
i) Thông qua việc mua lại cổ phần đã bán;
k) Thông qua phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi;
l) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; phương án phân phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của tổ chức tín dụng;
m) Thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
n) Quyết định thành lập công ty con;
o) Thông qua phương án góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác có giá trị từ 20% trở lên so với vốn điều lệ của tổ chức tín dụng ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;
p) Quyết định đầu tư, mua, bán tài sản của tổ chức tín dụng có giá trị từ 20% trở lên so với vốn điều lệ của tổ chức tín dụng ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc một tỷ lệ khác thấp hơn theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng;
q) Thông qua các hợp đồng có giá trị trên 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc một tỷ lệ khác thấp hơn theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng giữa tổ chức tín dụng với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), cổ đông lớn, người có liên quan của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, cổ đông lớn của tổ chức tín dụng; công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng;
r) Quyết định việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể hoặc yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng;
s) Quyết định giải pháp khắc phục biến động lớn về tài chính của tổ chức tín dụng.
3. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua theo quy định sau đây:
a) Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản;
b) Trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này, quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện trên 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận hoặc tỷ lệ khác cao hơn do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định;
c) Đối với quyết định về các vấn đề quy định tại các điểm b, h, p và r khoản 2 Điều này thì phải được số cổ đông đại diện trên 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận hoặc tỷ lệ khác cao hơn do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định;
d) Việc bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải được thực hiện dưới hình thức bầu dồn phiếu.
4. Quyết định về các vấn đề quy định tại các điểm a, d, e và r khoản 2 Điều này phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
- Dùng tiếp câu lệnh search thần thánh "Cổ tức", "Ngân hàng Nhà nước" thì thấy Luật TCTD chả có chổ nào quy định NHNN can thiệp vào cổ tức của TCTD.
- Tiếp tục gúc thần chưởng, à, hóa ra cái mà NHNN can thiệp vào cổ tức của TCTD, không phải nằm ở Điều 59 Luật TCTD như trên, mà nằm ở Luật Ngân hàng Nhà nước, Khoản 2, Điều 59.
Điều 59. Xử lý đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng
1. Đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước còn áp dụng các biện pháp xử lý sau đây đối với đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng:
a) Hạn chế chia cổ tức, chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng tài sản;

b) Hạn chế việc mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động;
c) Hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng;
d) Yêu cầu tổ chức tín dụng phải tăng vốn điều lệ để đáp ứng các yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
đ) Yêu cầu tổ chức tín dụng phải chuyển nhượng vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần; cổ đông lớn, cổ đông nắm quyền kiểm soát, chi phối phải chuyển nhượng cổ phần;
e) Quyết định giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với tổ chức tín dụng trong những trường hợp cần thiết bảo đảm an toàn cho tổ chức tín dụng và hệ thống các tổ chức tín dụng;
g) Áp dụng một hoặc một số tỷ lệ an toàn cao hơn mức quy định.
http://vanban.chinhphu.vn/portal/pa...nban?class_id=1&mode=detail&document_id=96040
- Rõ rồi, sau khi bò quá rảnh để soi mói, kết luận là nếu nhà báo viết nhầm thì cần viết lại, và nếu đại diện NHNN phát biểu nhầm thì cần đính chính lại, vì cơ sở pháp lý là phải chuẩn.
 
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang...khong-che-co-tuc-duoi-9-20150417132640674.chn
Khẳng định: Hoặc nhà báo ghi nhầm, hoặc đại diện NHNN phát biểu nhầm.

- Điều 59 Luật TCTD có quy định việc chia cổ tức là do cổ đông quyết định. Cụ thể như gúc:

http://vanban.chinhphu.vn/portal/pa...nban?class_id=1&mode=detail&document_id=96074
- Nhưng không có khoản nào của Điều 59 Luật TCTD quy định NHNN can thiệp vào việc chia cổ tức.
Mời xem tôi gúc:
http://vanban.chinhphu.vn/portal/pa...nban?class_id=1&mode=detail&document_id=96074

- Dùng tiếp câu lệnh search thần thánh "Cổ tức", "Ngân hàng Nhà nước" thì thấy Luật TCTD chả có chổ nào quy định NHNN can thiệp vào cổ tức của TCTD.
- Tiếp tục gúc thần chưởng, à, hóa ra cái mà NHNN can thiệp vào cổ tức của TCTD, không phải nằm ở Điều 59 Luật TCTD như trên, mà nằm ở Luật Ngân hàng Nhà nước, Khoản 2, Điều 59.

http://vanban.chinhphu.vn/portal/pa...nban?class_id=1&mode=detail&document_id=96040
- Rõ rồi, sau khi bò quá rảnh để soi mói, kết luận là nếu nhà báo viết nhầm thì cần viết lại, và nếu đại diện NHNN phát biểu nhầm thì cần đính chính lại, vì cơ sở pháp lý là phải chuẩn.
My Idol <3, trước nghi làm nhà báo . Giờ có khi lại là dân làm luật :D
 
Sao sáng nay không thấy các bác chào hỏi mời nhau cà phê cà pháo gì thế nhỉ?
Hay là nhảy tàu sạch rồi?
Có ngay bác ơi. Gút mo ninh cả nhà. Chúc 1 tuần giao dich ngon lành :1:
Caf%C3%A9.jpg
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top