68 & 86

...nhưng thật sự có nhất thiết là cần có trải nghiệm trc đó mới có thể tạo ra thứ mình chưa hề biết tới ?
Riêng em, câu trả lời đã được tìm thấy, nhờ đọc qua tác phẩm VŨ TRỤ TRONG MỘT VỎ HẠT - Stephen Hawking.
Tính đến thời điểm hiện nay, thì đây là cuốn sách viết về vũ trụ học mà em thích nhất, trong đó có Chương số 4: TIÊN ĐOÁN TƯƠNG LAI, rất cần phải tham khảo khi có thời gian rảnh rỗi.
Kính cụ!
 
Riêng em, câu trả lời đã được tìm thấy, nhờ đọc qua tác phẩm VŨ TRỤ TRONG MỘT VỎ HẠT - Stephen Hawking.
Tính đến thời điểm hiện nay, thì đây là cuốn sách viết về vũ trụ học mà em thích nhất, trong đó có Chương số 4: TIÊN ĐOÁN TƯƠNG LAI, rất cần phải tham khảo khi có thời gian rảnh rỗi.
Kính cụ!
cảm ơn BV nhé. tui sẽ đọc nó. chúc vui nhe.
 
cac-giai-doan-cam-xuc-traderviet-jpg.26286
 
cảm ơn BV nhé. tui sẽ đọc nó. chúc vui nhe.
Ngày trước, nếu em nhớ không lầm, có lần cụ nhắc đến Lỗ Đen/Hố Đen vũ trụ... nên em mạn phép giới thiệu một góc nhìn chuyên sâu về Hố đen, gọi là góc nhìn Lượng Tử. Em cũng chỉ đi copy và paste lại thôi, cụ đừng khen em Thông Minh nữa nhé, đọc càng nhiều càng thấy con Ngốc trong em nó lòi đuôi ra...hic
anh đoán xem. anh chuyên gia nghiên cứu tìm hiều đẩu tư vào con người mà. :))
anh cứ trêu BV hoài à, để yên cho cậu ấy tự nhiên
Ảnh đang trêu cụ bon.bon ấy chứ ạ? Em nghĩ là vậy!
 
Ngày trước, nếu em nhớ không lầm, có lần cụ nhắc đến Lỗ Đen/Hố Đen vũ trụ... nên em mạn phép giới thiệu một góc nhìn chuyên sâu về Hố đen, gọi là góc nhìn Lượng Tử. Em cũng chỉ đi copy và paste lại thôi, cụ đừng khen em Thông Minh nữa nhé, đọc càng nhiều càng thấy con Ngốc trong em nó lòi đuôi ra...hic

Ảnh đang trêu cụ bon.bon ấy chứ ạ? Em nghĩ là vậy!
Voir un univers dans un grain de sable
Et un paradis dans une fleur sauvage
Tenir l'infini dans dans la paume de la main
Et l'éternité dans une heure

Dich xuôi:
Nhìn vũ trụ trong một hạt cát
Và thiên đàng trong một cành hoa hoang dại
Nẳm giữ vô tận trong lòng bàn tay
Và vĩnh cửu trong phút giây

Dịch thơ:
Trong hạt cát ta ngắm nhìn vũ trụ
Nhìn thiên đàng giữa hoa dại hoang sơ
Ôi thiên thu lắng đọng chỉ một giờ
Giữ vô tận trong lòng tay bé nhỏ

ST
 
Một hạt quark thì không tồn tại, không có sự hiện hữu. Ba hạt quark (2up+1down) hợp lại thì sinh ra hạt proton. Ba hạt quark khác (1up+2down) kết hợp thì sinh ra hạt neutron. Các hạt quark bị giam hãm mãi mãi trong hạt proton và hạt neutron, không thể tách ra được, bởi vì muốn tách ra, phải cần tới một năng lượng vô hạn. Hiện tượng giam hãm này tương ứng với tâm cố chấp của chúng sinh.
 
Một hạt quark thì không tồn tại, không có sự hiện hữu. Ba hạt quark (2up+1down) hợp lại thì sinh ra hạt proton. Ba hạt quark khác (1up+2down) kết hợp thì sinh ra hạt neutron. Các hạt quark bị giam hãm mãi mãi trong hạt proton và hạt neutron, không thể tách ra được, bởi vì muốn tách ra, phải cần tới một năng lượng vô hạn. Hiện tượng giam hãm này tương ứng với tâm cố chấp của chúng sinh.
Khí là công cụ là năng lượng vô hạn để phá vỡ giải phóng các hạt quark và Ý sẽ dẫn khí làm vc này.
 
Khi chào đời em bé khóc thét lên một tiếng thật to để hít mạnh không khí vào phổi để rồi khi lìa đời, cụ già lại thở hắt ra một cái, trả lại cho đời tất cả những gì mình đã vay mượn! Giữa hai lần thở vào thở ra đó là những đợt thở… lăn tăn như những làn sóng nhỏ, mà nối kết các làn sóng nhỏ lăn tăn đó lại với nhau ta có cuộc rong chơi trong cõi “Ta bà”!
 
Ngày trước, người ta nói thực tại là gì không biết, nhưng nó luôn tồn tại độc lập, không bị ý thức con người ảnh hưởng lên nó. Con người dù có chết đi nữa thì thực tại vẫn là thực tại. Nhưng bây giờ, ở hạ nguyên tử thì ý thức xem ra có thể tác động lên được. Dường như thực tại là cái gì đó “nói chuyện” với ý thức, và có những nhà khoa học đi xa hơn, họ nêu lên vấn đề: phải chăng khi ý thức khảo sát thực tại thì chính lúc đó ý thức “tạo tác” ra thực tại, phải chăng thực tại là một sản phẩm do ý thức bày ra. Cho nên ngày nay mối quan hệ giữa thực tại và ý thức đã được đặt ra. Trước đó, người ta tưởng ý thức là một anh chàng đứng nhìn, còn thực tại thì trước sau vẫn y như vậy, nhưng đến giai đoạn này thì quan niệm đó không còn như vậy nữa. Ý thức có sự tác động lên thực tại. Nhưng tác động như thế nào thì người ta chưa biết. Có người cho rằng sự tác động đó là nhỏ thôi, vì tại điểm đó quá nhỏ nhiệm, có thể có cái gì đó nó làm cho thực tại “lung lay” theo.. Nhưng cũng có người nói, không chừng với hành động nghiên cứu của chúng ta, chúng ta đã bày ra thực tại. Nếu thế thì trước thế kỷ XVIII, giới khoa học chưa biết tới nguyên tử thì không lẽ lúc đó không có nguyên tử?! Phải chăng lúc chúng ta nghiên cứu cái gì, thấy cái gì thì cái đó mới là thực tại? Khi chúng ta không nhìn mặt trăng thì mặt trăng không có hay sao? Từ đó sinh ra một chủ nghĩa gọi là chủ nghĩa thực chứng (positivism). Chủ nghĩa thực chứng xuất phát từ ý như thế này: Thực tại là cái gì, tôi không cần biết; tôi chỉ biết cái gì xuất hiện với chúng ta thì chúng ta biết, chúng ta chỉ hy vọng làm việc với những gì xuất hiện với chúng ta mà thôi.
 
Cho đến hôm nay, người ta vẫn không biết thực tại là gì. Có một điều có vẻ chắc chắn nhất là thế này: Thực tại là cái gì đó nhiều chiều hơn không gian ba chiều của chúng ta. Phải chăng thế giới này là một projection (hình chiếu) của thực tại mà thôi. Chúng ta tạm gọi thực tại là một cái x nào đó thì vũ trụ này của chúng ta là một mảnh chiếu của thực tại trong không gian ba chiều này? Thí dụ như thuyết String theory (lý thuyết dây), hoặc vật chất tối hay các lý thuyết khác v.v… tuy mỗi nhà khoa học nói một kiểu, nhưng phải chăng thực tại là một cái gì đó nhiều chiều hơn mà con người rất khó tiếp cận với nó, vì ngôn ngữ và tri thức của con người bị không gian ba chiều quy định mất rồi.
 
“Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” (Ba cõi Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới đều là tâm, tất cả các pháp đều là tâm thức)
 
Cấu trúc ảo của vật chất chỉ mới là tiềm thể tức có khả năng hiện hữu chứ chưa thực sự hiện hữu. Cái đó, Heisenberg, (1901-1976 nhà vật lý lý thuyết người Đức, người phát minh ra nguyên lý bất định _không thể đồng thời xác định vị trí và vận tốc hay động lượng của một hạt, ví dụ electron) nói: “Atoms and elementary particles…form a world of potentialities or possibilities, rather than one of things or facts…atoms are not things” (Nguyên tử và các hạt cơ bản…hình thành một thế giới tiềm thể hay có khả năng hiện hữu, chứ không phải một thế giới của vật thể hay sự vật có thật…Nguyên tử không phải là vật).

Vậy nó còn đợi điều kiện gì để cho vật hiện hữu ? Nó đợi một loại cấu trúc ảo đặc biệt là sinh vật có hệ thống thần kinh, đặc biệt là con người có bộ não phát triển. Bộ não giúp nó nhận thức được các cấu trúc ảo tiềm thể khác là vật chất. Bộ não là một cơ chế tinh vi và ảo hóa đủ sức giải mã các cấu trúc khác thành vật này, vật kia, tất nhiên đều là tưởng tượng, nhưng là sự tưởng tượng có cơ sở vững chắc, có khi bền vững tới hàng ngàn năm, hàng triệu, hàng tỉ năm tùy theo vật lớn hay nhỏ. PG gọi tưởng tượng đó là “thế lưu bố tưởng” (世流布想 tưởng tượng phổ biến của thế gian). Như vậy cấu trúc ảo là sinh vật trở thành chủ thể, phát sinh ý thức, nhận thức các cấu trúc ảo khác là đối tượng. Thực tại bất nhị (Tâm như hư không) đã trở thành thực tại nhị nguyên có ta là chủ thể có ý thức, và có đối tượng là các vật khác ngoài ta. Hai loại cấu trúc ảo đã tương tác với nhau hình thành một thế giới thực đời thường mà ta đang sống và tưởng rằng vật chất là có thật, vũ trụ vạn vật là có thật, bởi vì có sự xác nhận đồng bộ của cả 6 giác quan, nên không một chút nghi ngờ gì. PG gọi đó là mở mắt chiêm bao tức nằm mơ giữa ban ngày. Khi Trương Bảo Thắng biểu diễn đi xuyên qua tường trước mắt các nhà khoa học năm 1982, mọi người cảm thấy rất khó hiểu, không thể tin được. Sự thật cũng đơn giản thôi, anh ta dùng sức mạnh của tâm linh ( đây là môn khoa học mà tôi gọi là lực học Thích Ca) làm cho vật chất biến mất và xuất hiện lại bên kia bức tường, vì vật chất bản thể là không, nên bức tường không gây trở ngại cho cơ thể anh ta). Sự kiện này Kinh Hoa Nghiêm gọi là “Pháp giới Hoa Nghiêm Sự Sự vô ngại” (Trong pháp giới Hoa Nghiêm, tức thế giới thực tướng, Vật và Vật không cản trở nhau).
 
Cho đến nay các nhà vật lý hiện đại vẫn còn mơ hồ, bởi vì họ tuy biết sự quan sát hay cái nhìn của con người có thể làm thay đổi vật chất, cụ thể là biến sóng thành hạt, nhưng họ không hiểu cơ chế nào tạo ra điều đó.

Cơ chế đó Phật pháp có nói rõ ràng, Kinh Hoa Nghiêm nói : Nhất thiết pháp vô tự tính 一切法無自性 Tất cả các pháp đều không có tự tính. Thí nghiệm của Alain Aspect đã chứng minh rõ ràng hạt photon không có sẵn đặc trưng, chỉ khi có người quan sát và đo đạc thì các đặc trưng của hạt photon mới xuất hiện, cụ thể là vị trí, khối lượng, điện tích, số spin. Tại sao như vậy ? Kinh Hoa Nghiêm giải thích rằng 一切唯心造 Nhất thiết duy tâm tạo Tất cả đều là do tâm tạo Có nghĩa rằng chính người quan sát, chính con người tạo ra vật chất, tạo ra cảnh giới, hay nói một cách rõ ràng hơn nữa, chính tâm thức con người đã tạo ra vật chất bằng cách tưởng tượng. Tùy theo thói quen tưởng tượng của tâm, mà nó tạo ra đủ mọi cảnh giới. Tâm là cái kho chứa thông tin vô cùng lớn, nó tạo ra đủ loại cảnh giới của 6 giác quan. Thông tin của một con người cá thể là Mạt-na-thức, nó bao gồm 18 giới (6 căn, 6 trần, 6 thức). Thông tin của toàn thể pháp giới là A-lại-da thức bao gồm toàn thể chúng sinh trong Tam giới. Chính vì tâm có khả năng tưởng tượng vô cùng to lớn như vậy, nên Kinh Hoa Nghiêm nói : “Tâm như họa công sư, họa chủng chủng ngũ ấm. Nhất thiết thế giới trung, vô pháp nhi bất tạo…Nhất thiết pháp vô tự tính心如工畫師,畫種種五陰。一切世界中,無法而不造。…一切法無自性” (Tâm như họa sư khéo tay, vẽ đủ thứ ngũ ấm. Trong tất cả thế giới, không pháp gì mà không tạo ra được…Tất cả các pháp đều không có tự tính)
 
Quả nhiên ngộ tính cao cường, có thể đọc và hiểu thuyết lượng tử thôi đã là 1 chuyện khó, đằng này cụ @bon.bon còn kết hợp được cả Thuyết Lượng Tử và Kinh Hoa Nghiêm thì em xin bái phục !!!
Trên luồng chảy tư duy hiện tại, cụ có thể cho em hỏi một câu: Khi rơi vào Hố Đen, ánh sáng có thể thoát ra được không? (Thuyết Lượng Tử hiện nay cho rằng: Tốc độ ánh sáng quá nhỏ so với lực hấp dẫn của Hố Đen, thế nên nó không thể thoát ra được). Em đang bí chỗ này, suy nghĩ mãi không ra...
Kính cụ!
Ps: Em đang tìm lại luận án tiến sĩ của 1 nhà sư học tại Havard, đã bảo vệ thành công đề tài "Có 9 tầng theo lý thuyết nhà Phật". Nếu tìm được, sẽ gửi cụ tham khảo thêm!
 
OMG!
Bao lâu nay ngay trc mắt mình mà ko nhận ra.
Chính là khí. Khí là luồng / nguồn điện để Ý tạo tác và tạo hình.
Có thể dùng từ "Sóng" thay cho từ "Khí" được không cụ? Bởi lẽ, mức độ lan truyền của "Khí" quá chậm và quá ngắn so với "Sóng". Ví dụ: Vật lý gia hay gọi là Sóng âm, Sóng điện từ, Sóng ánh sáng, chứ không gọi là Khí âm, Khí điện từ, Khí ánh sáng...
Ta có thể tạm hình dung như vầy: Tồn tại 1 hoặc 1 vài Trụ Phát Sóng, có sức lan tỏa đến cả 9 tầng. Tuy nhiên, có hấp thụ được hay không, thì cần phải có điều kiện nhất định... nếu hấp thụ được thì ta tạm gọi là Trụ Thu Sóng. Phát Sóng thì hữu hạn, Thu Sóng thì vô hạn. Chữ "Vô Vi" / "Tâm Không" là một trong những điều kiện để hấp thụ "Sóng" chăng?
Ngoài ra, để có thể Phát Sóng đến cả 9 tầng, thì cần phải có năng lượng cực lớn, lớn đến mức có thể xuyên qua lực hấp dẫn của Hố Đen vĩ đại, nếu đúng thế thì cần phải có những "trung gian". Để có thể hình dung đơn giản hơn, ta có thể ví dụ như việc truyền tải điện năng: Với nguồn phát 500KV, mà người sử dụng đầu cuối chỉ cần 220V, thì cần phải có những trạm giảm tải vậy. Em suy nghĩ vậy, cụ thấy có hợp lý không?
Kính cụ!
 
Last edited:
Back
Top