Cấu trúc ảo của vật chất chỉ mới là tiềm thể tức có khả năng hiện hữu chứ chưa thực sự hiện hữu. Cái đó, Heisenberg, (1901-1976 nhà vật lý lý thuyết người Đức, người phát minh ra nguyên lý bất định _không thể đồng thời xác định vị trí và vận tốc hay động lượng của một hạt, ví dụ electron) nói: “Atoms and elementary particles…form a world of potentialities or possibilities, rather than one of things or facts…atoms are not things” (Nguyên tử và các hạt cơ bản…hình thành một thế giới tiềm thể hay có khả năng hiện hữu, chứ không phải một thế giới của vật thể hay sự vật có thật…Nguyên tử không phải là vật).
Vậy nó còn đợi điều kiện gì để cho vật hiện hữu ? Nó đợi một loại cấu trúc ảo đặc biệt là sinh vật có hệ thống thần kinh, đặc biệt là con người có bộ não phát triển. Bộ não giúp nó nhận thức được các cấu trúc ảo tiềm thể khác là vật chất. Bộ não là một cơ chế tinh vi và ảo hóa đủ sức giải mã các cấu trúc khác thành vật này, vật kia, tất nhiên đều là tưởng tượng, nhưng là sự tưởng tượng có cơ sở vững chắc, có khi bền vững tới hàng ngàn năm, hàng triệu, hàng tỉ năm tùy theo vật lớn hay nhỏ. PG gọi tưởng tượng đó là “thế lưu bố tưởng” (世流布想 tưởng tượng phổ biến của thế gian). Như vậy cấu trúc ảo là sinh vật trở thành chủ thể, phát sinh ý thức, nhận thức các cấu trúc ảo khác là đối tượng. Thực tại bất nhị (Tâm như hư không) đã trở thành thực tại nhị nguyên có ta là chủ thể có ý thức, và có đối tượng là các vật khác ngoài ta. Hai loại cấu trúc ảo đã tương tác với nhau hình thành một thế giới thực đời thường mà ta đang sống và tưởng rằng vật chất là có thật, vũ trụ vạn vật là có thật, bởi vì có sự xác nhận đồng bộ của cả 6 giác quan, nên không một chút nghi ngờ gì. PG gọi đó là mở mắt chiêm bao tức nằm mơ giữa ban ngày. Khi Trương Bảo Thắng biểu diễn đi xuyên qua tường trước mắt các nhà khoa học năm 1982, mọi người cảm thấy rất khó hiểu, không thể tin được. Sự thật cũng đơn giản thôi, anh ta dùng sức mạnh của tâm linh ( đây là môn khoa học mà tôi gọi là lực học Thích Ca) làm cho vật chất biến mất và xuất hiện lại bên kia bức tường, vì vật chất bản thể là không, nên bức tường không gây trở ngại cho cơ thể anh ta). Sự kiện này Kinh Hoa Nghiêm gọi là “Pháp giới Hoa Nghiêm Sự Sự vô ngại” (Trong pháp giới Hoa Nghiêm, tức thế giới thực tướng, Vật và Vật không cản trở nhau).