Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Quí phu nhân!!!!!!

Có một phu nhân giàu có không may chồng mất sớm khi bà mới 35 tuổi, bà nguyện với lòng chỉ tái giá khi gặp người đàn ông tuyệt vời như chồng quá cố của bà. Thời gian thấm thoát 10 năm trôi qua nhưng bà chưa chọn được người nào ưng ý cả. Bà nghĩ với điều kiện như bà không lẻ không chọn được một người ưng ý, chắc do chưa ai biết, bà quyết định treo bảng kén phu. Nội dung rất đơn giản, không cần giàu có hay học vị gì cao cả mà chỉ cần đạt 3 tiêu chí sau là được:

1. Không đánh vợ.
2. Không đi chơi bời bên ngoài.
3. Chuyện ấy càng mạnh càng tốt.

Cả tháng sau nhưng vẫn không có ai đến đăng ký cả, bà buồn thất vọng rồi đến tuyệt vọng. Vào một buổi chiều mưa rơi tầm tả đột nhiên có tiếng gõ cửa, bà mừng rỡ chạy ra mở cửa, bà thấy 1 người đàn ông nằm trên xe lăn.

Bà bực bội hỏi : Ông gõ cửa có việc gì không?

Người đàn ông trả lời : Tôi đến để hỏi cưới phu nhân.

Bà ta liết xéo người đàn ông và nói với vọng khinh miệt: Ông hãy nhìn lại mình xem có đạt được 3 điều kiện chiêu phu của ta không mà đòi cưới ta.

Người đàn ông trả lời : Tất cả điều đạt.

Người đàn bà càng thêm bực tức nhưng cũng phải hỏi từng điều một : Vậy ngươi có đánh vợ không?

Người đàn ông trả lời : Tôi cụt hai tay thì lấy gì mà đánh vợ.

Người đàn bà cứng họng hỏi tiếp : Vậy khi ngươi cưới ta về rồi người có đi chơi bời bên ngoài nữa không?

Người đàn ông trả lời : Không, tôi cụt hai chân thì làm sau đi được.

Người đàn bà lúng túng vì trong 3 điều thì anh ta đã đạt được 2, nhưng bà vẫn còn muốn tống cổ người đàn ông xấu xí này ra đường cho nên hỏi luôn điều còn lại : Vậy chứ chuyện ấy thế nào, anh có mạnh không?

Người đàn ông bực bội trả lời : Bà này hỏi lạ ghê, vậy chứ nếu tôi không mạnh chuyện ấy thì với 1 người như tôi vừa cụt 2 tay mà lại cụt luôn 2 chân thì hồi nãy trước khi vào đây tôi lấy cái gì mà gõ cửa cơ chứ. ??????
 
Ông Nguyễn Văn Bình làm thống đốc Ngân hàng Nhà nước từ 8/2011
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình bị tạp chí Global Finance liệt vào số các thống đốc ngân hàng nhà nước kém nhất.
Tạp chí chuyên về tài chính quốc tế có trụ sở chính tại New York vừa công bố đánh giá của họ về các thống đốc ngân hàng nhà nước của 50 quốc gia.

Các thống đốc được đánh giá theo thang điểm từ A tới F, A là tốt nhất còn F là tệ nhất, dựa trên thành tính kiểm soát lạm phát, đẩy mạnh phát triển kinh tế và quản lý lãi suất cho vay.
Tuy nhiên, trong cả danh sách, không thấy có vị nào bị chấm điểm F mà thấp nhất là D.
Ông Nguyễn Văn Bình được điểm C, dựa trên các thông số lạm phát 5%, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam là 2,29% và tỷ lệ lãi suất 9%.
10 thống đốc bị cho là thành tích kém nhất bao gồm: bà Mercedes Marco del Pont, Argentina; ông Pedro Delgado, Ecuador; ông Masaaki Shirakawa, Nhật Bản; ông Duvvuri Subbarao, Ấn Độ; ông Andras Simor, Hungary; ông Kim Choongsoo, Hàn Quốc; bà Nadezhda Ermakova, Belarus; bà Gill Marcus, CH Nam Phi; ông Nguyễn Văn Bình và ông Riad Salameh, Lebanon.
Bà del Pont đứng đầu bảng, hạng D, với chỉ số lạm phát 9,8%, tỷ lệ thất nghiệp 7,5% và lãi suất 14,125%.
Đối lại là danh sách 10 thống đốc giỏi nhất thế giới, đứng đầu là ông Mark Carney, Canada. Trong số này có thống đốc của Philippines và Đài Loan.
'Dân trí thấp'
Mới đây, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã can thiệp ngăn chặn hiệu ứng của vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên, cựu phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Á châu (ACB) và nguyên Tổng giám đốc ngân hàng này, ông Lý Xuân Hải.
Theo đánh giá của chính Thống đốc Nguyễn Văn Bình, sự can thiệp này đã khiến thị trường tài chính ổn định trở lại.
Sau đó, ông Nguyễn Văn Bình lên báo khẳng đị́nh chủ trương của chính phủ là "Không để ngân hàng nào đổ vỡ trong giai đoạn này".
Ông nói khi một ngân hàng 'gặp nạn' thì tất cả các ngân hàng khác phải cùng hỗ trợ và Ngân hàng Nhà nước "cũng phải có những giải pháp hỗ trợ kịp thời".
Ông Bình giải thích: "Do dân trí, tập quán ở Việt Nam chưa cao như ở một số nước... Nên cách làm của chúng tôi là tái cấu trúc từ bên trong để ngân hàng lành mạnh lên".
"Nhưng đến một giai đoạn nào đó, khi nền kinh tế phát triển, mặt bằng pháp luật hoàn thiện hơn, dân trí cao hơn, tiềm lực của hệ thống tài chính mạnh hơn thì cũng phải sẵn sàng cho phá sản những ngân hàng yếu kém."
 
Chuyện ở thủ đô (Cao Thị Uyên)


“...Ngày xưa thì hết tị nạn chính trị đến tị nạn kinh tế, còn bây giờ thì phải kể thêm tị nạn giáo dục nữa...”




Tôi đi Hà Nội một tháng, gặp một số chuyện “độc” chỉ có ở thủ đô, mang về làm quà kể cho bạn nghe. Kể từng chuyện nhé.
Niềm tin & quốc tịch
Chồng chị là đảng viên. Chị cũng đảng viên, cả hai đều là đảng viên thứ gộc. Họ làm ăn rất tài và phất rất nhanh. Hết mua bán đất đến mua bán nhà, rồi mua bán chung cư, rồi đến chơi chứng khoán. Đầu tư quả nào trúng ngay quả đó.
Một hôm, chị nói với tôi rằng, “Chị vừa mua thêm căn hộ ở Singapore, em ạ.” Tôi rất ngạc nhiên khi nghe chị nói như thế. Trước đây, tôi có nghe kể rằng chị đã mua một ngôi nhà ở Australia và một ngôi nhà nữa ở Mỹ, bang Cali hẳn hoi. Nghĩa là cho con đi du học ở xứ nào thì chị mua nhà cho chúng ở xứ đó. Trước để khỏi phải tốn tiền thuê nhà, khi học xong thì cũng vừa trả xong tiền nợ, và giá trị căn nhà cũng tăng đủ để sinh lời. Tuy vậy, tôi hỏi thêm cho rõ, “Nhưng chị đã có nhà ở Úc và ở Mỹ rồi thì mua thêm ở Sing làm gì?”
Chị bình thản chia sẻ thật với tôi, “Chị đầu tư mà em. Vả lại vốn vay tại Singapore cực rẻ. Chị sẽ chuyển toàn bộ tài sản ra nước ngoài luôn. Cái quy chế có chừng nửa triệu đô thì được nhập tịch ở Canada rất thoáng, nhà chị đang lo. Như thế sẽ an toàn hơn. Ở mình, giờ nhìn đâu cũng thấy bóng dáng thần chết. Từ thực phẩm cho đến xe cộ, sơ sảy chút là không toàn mạng. Thậm chí, tháng nào bọn chị cũng bay qua Singapore mua thực phẩm rồi đem về Hà Nội sử dụng dần dần. Mấy cái siêu thị ở đây cũng không thể tin được. Làm sao mà biết chắc rằng chúng không bán hàng đểu cho mình. Ăn bậy vào nếu không ngộ độc thì cũng ung thư.”
Chị lại khuyên, “Mấy đứa nhỏ ở nhà ráng lo cho chúng đi du học hết đi. Ngày xưa thì hết tị nạn chính trị đến tị nạn kinh tế, còn bây giờ thì phải kể thêm tị nạn giáo dục nữa. Mà thật ra thì thời buổi này, ở cái đất nước này, mọi chuyện đều phải tính hết, không thể ù lì chờ nước tới chân mới nhảy. Em cố gắng mà chạy cho được thêm cái quốc tịch. Dù sao có hai cái quốc tịch vẫn hơn. Lỡ có chuyện gì… thì… bay hơn tiếng đã đến Singapore.”
Trời ơi, cỡ làng nhàng dân ngu khu đen như tôi thì làm sao mà… chạy thêm cái quốc tịch? Quốc tịch chứ có phải là mớ rau ế mua ở chợ chiều đâu mà dễ chạy vậy ta? Làm sao mà sống tiếp đây? Chẳng lẽ, cái xứ này đến hồi vận mạt rồi sao?


Tôi thầm nghĩ, trời ơi, làm sao mà sống tiếp đây? Các đại gia, có điều kiện để trở thành người tiêu dùng thông thái, nhà đầu tư thông minh như thế. Ai ai cũng thủ thế và chuẩn bị bài chuồn để bảo toàn mạng sống và của cải. Thường thường bậc trung như mình, nghĩ thì cũng nghĩ tới đấy nhưng chẳng thể làm được. Thôi thì có chết thì chết chung với nhau, chết chùm cả nước, chứ có riêng gì mình. Lỡ có chuyện gì thì làm ơn… lỡ sớm sớm giùm một chút.

Cái gì cũng “đéo”
Ngày nay hầu như ở Hà Nội người ta không còn, hay rất hiếm, nói từ “không”, mà thay bằng từ “đéo”. Ra phố thì cái gì cũng “đéo”. Từ già cho tới trẻ, nam hay nữ gì cũng vậy, cũng nói “đéo” thay cho “không”. Thậm chí, có khi bạn còn nghe “đéo” trong các môi trường lẽ ra rất lành mạnh như nhà trường. Cái gì cũng “đéo”. Nghĩa là, “đéo có cái gì mà không đéo”. Giả dụ, ở sạp báo, bạn hỏi, “Ông ơi, có báo Nhân Dân không?” / “Đéo có Nhân Dân, chỉ có Hà Lội Mới thôi!”. Kinh!
Thịt heo tự nuôi, cho nó lành!
Xem ti-vi, thấy một chị tre trẻ ở Hà Nội đặt họ hàng ở quê nuôi heo để ăn dần cho nó an toàn, bảo đảm là heo nuôi với nguồn thực phẩm tự nhiên, không có chất “tạo nạc”. Ai muốn ăn thịt heo thì phải ghi tên trước 8 tháng. Nhà đài VTV tường thuật như thể chị chàng kia thông minh lắm, như muốn khuyến khích mọi người theo cái gương đấy. Mình nghĩ, không chừng chắc rồi cũng tới cái lúc dân ta quay lại như thời bao cấp, cái thời nhà nhà nuôi heo, tự cung tự cấp, ủn ỉn ụt ịt trong mọi nhà, trên mọi hành lang chung cư, cho nó lành.
“Sĩ”
Ra đây một thời gian ngắn tôi nhận ra được cái tính “sĩ” của dân thủ đô. Tôi gặp một số người cho rằng mình là người Hà Nội chính gốc, có tổ tiên hằng bao nhiêu đời làm quan của triều nhà Hồ, nhà Lê. Những người này có niềm kiêu hãnh về dòng dõi của mình, và họ khinh đám dân nhập cư từ Nghệ An, Thanh Hóa, hay các xứ khác đến sống ở Hà Nội ra mặt. Nếu không khinh ra mặt được thì họ cũng ngấm ngầm tự hào về cái khả năng không nói ngọng nghịu, lẫn lộn hai âm “nờ” và “lờ”, và tự hào về cái giọng thanh tao (nhưng tôi nghe thì có khi chua lét) của họ, chứ không nặng chình chịch và quê mùa của người nhập cư. Họ cho rằng như thế mình mới là “sĩ”, là “kẻ sĩ”; nghĩa là, có thể nghèo, nhưng vẫn sang trọng, một cách nào đó, trong nhân cách thừa kế được từ dòng dõi nhiều đời trước.
Cao Thị Uyên
 
Từ công nhân tôi đã có '1 chồng, 2 con, 3 tầng, 4 bánh'
Xuất thân từ gia đình nghèo khó, chồng từng làm phụ hồ, nhưng bằng ý chí và nghị lực của mình, tôi đã kiếm được cơ ngơi có thể coi là thành đạt ở cái tuổi 25.
>Tôi 19 tuổi, nợ vài chục triệu đồng vẫn muốn làm giàu/Tôi 22 tuổi thất nghiệp và chưa biết đi về đâu/

Tôi đã đọc bài viết "Vì sao tôi nghèo mà anh lại giàu" và có đọc những bình luận trái chiều từ phía các bạn độc giả. Bản thân tôi dựa vào những gì tôi đã làm, tôi đang có và những gì tôi đang phấn đấu thì xin có đôi lời gửi các bạn độc giả khác như sau:
Để trở thành người như hôm nay, tôi đã phải làm việc 20 tiếng/ngày. Ảnh minh họa: Internet

Tôi năm nay 25 tuổi, xuất thân từ gia đình công nhân nghèo. Bố mẹ tôi lại ly hôn khi tôi mới 4 tuổi. Tôi sống cùng người mẹ bệnh tật và bằng tiền trợ cấp của mẹ. Họ hàng cũng không có ai làm quan chức cả... Chồng tôi là một cậu bé mồ côi phải bươn chải chăm lo cho 5 anh em bằng đủ nghề phụ hồ, thợ mộc...

Còn bây giờ chúng tôi cũng đã có công ty riêng, và tôi - một người phụ nữ có thể xem là thành đạt hơn so với bạn bè cùng trang lứa vì tôi đã có 1 chồng, 2 con, 3 tầng, 4 bánh (nhà 3 tầng , xe hơi ). Vậy tôi đã có những thứ đó như thế nào?

Tôi đồng ý với quan điểm của tác giả bài viết " Vì sao tôi nghèo mà anh lại giàu" ở trên. Suy cho cùng muốn thành công phải có sự chăm chỉ lao động, học hỏi và có chí như cô thợ dệt kia. Có ngày hôm nay bằng lao động chân chính nên vợ chồng tôi tiêu pha vừa đủ, trân trọng từng đồng tiền cũng chính là từng giọt mồ hôi công sức.

5 năm qua tôi làm việc không nề hà vất vả 20 tiếng/ngày. Ngày lao động tay chân, tối lên mạng, mua sách tự học, tìm thầy hướng dẫn và quan trọng hơn cả là tôi biết tự kiếm việc, xin việc cho mình làm. Dù không yêu cầu trả lương nhưng người ta cũng trả công cho tôi xứng đáng.

Với tôi, để có được công việc và niềm tin của người khác khi giao việc cho mình đã là một bước thành công lớn rồi. Trong khi các bạn tôi đang chật vật đi tìm việc hoặc đã đi làm với mức lương 3-5 triệu thì hiện tại tôi có thể vừa làm kế toán vừa làm quản lý với mức lương trên 20 triệu đồng.

Qua bài viết này, tôi muốn nhắn nhủ tới các bạn trẻ sắp hoặc đã ra trường rằng đừng quá tự tin vào bằng cấp hay tự ti không có quan hệ ô dù vì nó chỉ chiếm 1% yếu tố mà thôi. Thành công do chính các bạn "tạo dựng" và "trả giá".

Dương Trúc Mai

Chia sẻ những câu chuyện về kinh doanh, khởi nghiệp của bạn tại đây
Tin liên quan:

Khởi nghiệp - kinh doanh
Xem thêm

Làm giàu đâu nhất thiết phải là ông chủ (02/09)
Người Việt 'thích có 10 tỷ nhưng thiếu tham vọng lớn' (01/09)
Từ nhà lầu xe hơi giờ tôi xe máy cọc cạch (31/08)
'Làm giàu thì dễ, làm đủ ăn mới khó' (30/08)
Lương 20 triệu nhưng kiếm được 1,2 tỷ đồng một năm (30/08)

174 người

nhà lầu, xe hơi, tay trắng, lập nghiệp, thành công
Ý kiến bạn đọc ( 134 )
1
2
3
4
5
6
7

Phi thực tế

Bạn làm việc 5 năm qua, cho là mức lương toàn bộ thời gian nay là 25tr/tháng, vị chi bạn có thu nhập 25tr x 60 tháng =1,5 tỷ. Số tiền này bạn phải chi cho tiêu dùng gia đình, có nghĩa là tích lũy của bạn sau 5 năm không quá 1 tỷ, số tiền này làm sao đủ cho bạn mua nhà 3 tầng, xe con?

Ki ka | 3 ngày trước Thích | 887

tiết kiệm thế nào với lương 20 triệu

Chào bạn, tôi là người không hay đưa nhận xét lên diễn đàn, hôm nay tôi có vài điều muốn nói.

Tôi đánh giá cao sự nỗ lực của bạn nhưng quả thực sau khi đọc bài viết của bạn tôi có nhiều điều thắc mắc.

Năm nay ban 25 tuổi, ghi nhận bạn là người lập nghiệp sớm ở tuổi 20, cho rằng tại thời điểm đó lương bạn đã là 20 triệu một tháng, bạn không ăn, uống, mặc và nuôi con cái thì cho đến giờ bạn cũng chỉ tiết kiệm được một tỷ. Liệu số tiền này có đủ cho bạn hay một ai đó mua được nhà ba tầng? và mua được xe bốn bánh?

Tôi có thắc mắc này vì tôi kiếm được 30 triệu một tháng giờ mới nuôi một con mà tôi vẫn chưa có nhà (tôi là người có hai bằng đại học từ năm 24 tuổi, luôn luôn phấn đấu cho sự nghiệp và giờ tôi 29 tuổi) Xin cảm ơn và mong bạn có câu trả lời để biết thêm kinh nghiệm.

HONG QUYEN | 3 ngày trước Thích | 717

hợp lý

Mấy ông chia sẻ trên đây toàn tiêu cực.

Người ta nói vậy thôi. 20tr/tháng X60= 1ty 200. Nhưng đó la phép cộng, các bạn đang tính cô ấy làm theo dấu cộng. Nếu họ kiếm tiền năm đầu theo dấu cộng, khi có họ đầu tư, giả sử ck, vàng, đất... Lợi nhuận tính theo dấu nhân.

chỉ tính 4 năm thôi nếu lợi nhuận 20tr/tháng tháng sau 30tr, hoặc tiếp theo 30X2 là 60tr...5 năm về trước có nhiều người như vậy mà. Nên họ mua được những tài sản đó là đúng.

Chính vì tại sao có anh chàng kiếm được 5otr/tháng mà vẫn chưa mua được nhà bởi vì Anh ta học thật giỏi và đi làm công ăn lương, đang làm dấu cộng và hàng ngày lên đây tìm những điều tiêu cực để chê bai hoặc chỉ trích thì Tôi xin lỗi nói rằng dù 10 bằng DH thì bạn chỉ là vậy thôi.

Thiên thời địa lơi nhân hòa nhưng kèm theo í chí của 1 con người. Tôi nghĩ chúng ta nên học hỏi.
 
nguyen | 3 ngày trước Thích | 452

Có thực tế không?

Nếu đúng như những gì bạn nói, tôi khâm phục bạn là người quá giỏi. Bởi lẽ:

+ Cho rằng thu nhập 20T/tháng----> 1 năm 240T.

+ Bạn 25 tuổi-> Bạn đi làm 3 năm= 720T.

Nếu bạn nhịn ăn uống, không mặc gì, con cái cũng nhịn theo, nói chung là khóa miệng cả nhà, với 720T bạn làm sao vừa mua nhà vừa mua xe!?

+ Như vậy yếu tố nhờ vào ông xã bạn (hoặc người thân) chắc chắn là có, nhưng rất tiếc bạn không đề cập đến.

Tôi luôn ngưỡng mộ các bạn trẻ làm giàu, nhưng thời buổi này tôi nhìn thấy nhiều người hơi phi thực tế từ suy nghĩ đến hành động.

Mong thay các bạn đừng xây nhà trên cát!

ThS Phạm Thanh Truyền | 3 ngày trước Thích | 386

Suy nghĩ của các bạn mới không logic

Tôi thấy các bạn tính lương của người ta một cách máy móc để rồi phán là phi lý. Tôi đi làm nhiều cty trong khu công nghiệp và thấy những người như kế toán trưởng, trưởng phòng nhân sự, cấp quản lý , lương tầm 15 20tr.. nhưng ai cũng ở nhà lầu xe oto., riêng ông kế toán trưởng cty tội hiện tại lương 30tr 1 tháng mà có lần nhậu say anh ta nói với tôi lương không đủ cho anh ta nhậu, nhưng vẫn ở nhà lầu đi oto đi làm.

Các bạn không nên bới lá tìm sâu như vậy, ng ta muốn không phi lý thì người ta đã sữa số 20 thành 50 100tr rồi, đâu để cho các bạn bới móc. Hãy chú ý tới tinh thần của bài viết.

Nguyen khanh | 3 ngày trước Thích | 183

Không thực tế

Luơng tháng 20tr mà mua được nhà lầu, xe hơi thì thật là kinh khủng. Tôi thấy nhiều người lương 50tr-100tr một tháng mà vất vả đến 30-40 tuổi mới có cơ ngơi như thế.

Đồng ý là phải nỗ lực tột bậc, phải sáng suốt tột cùng thì mới thành công nhưng ở Việt Nam ngoài bản thân ra cũng cần phải được hậu thuẫn từ nhiều phía thì mới có nhà lầu xe hơi được.

dohuy | 3 ngày trước Thích | 169

Đồng quan điểm với bạn

Tôi không đọc hết bài viết cũng như các ý kiến của các bạn nhưng tôi đồng quan điểm với bạn.

Tôi có nhiều điểm giống và khác bạn, tôi giống ở chỗ, tôi cũng 1 chồng 2 con (1gái, 1 trai), 3 tầng (diện tích 21m2, sổ đỏ chính chủ) 4 bánh (Matiz); khác ở chỗ, tôi học hành đàng hoàng, căn bản, công việc ổn định, nhưng thu nhập cả 2 vợ chồng chỉ ~ 10tr/tháng.

Tuy nhiên, mỗi người có cách sống và nghĩ khác nhau, tôi ko giàu nhưng yêu và trân trọng những gì mình đang có. Người ta 3 tầng phải nhà biệt thự, 4 bánh phải thế nọ thế kia nhưng với những gì tôi đang có đã là mơ ước của khối người.

Tại sao tôi có nhà vì tôi mua đúng thời điểm (5tr/m2), tại sao tôi có xe và nuôi đc xe vì tôi biết tính toán chi tiêu (trung bình 700.000đ xăng xe/tháng)... hàng ngày 2 vợ chồng đưa con đi học (trường công, mỗi tháng ~500-600.000đ tiền ăn, miễn học phí) và đi làm bằng xe riêng.

Quá đủ cho cuộc sống, chúng tôi không giàu nhưng đủ sống và hạnh phúc. Nhiều bạn tính toán rằng ~1.5 tỷ ko có đc những gì như bạn trong bài viết nói. Các bạn sai rồi. Tôi tin và thực tế tôi cũng đang có những gì như Dương Trúc Mai viết.

Nhím xù | 3 ngày trước Thích | 142

25 tuổi - có gì lạ

Tôi nghĩ đối với bạn thì 25 tuổi là bạn đã thành đạt trên đường con cái rồi, còn thành đạt trong công việc thì khỏi bàn, vì mọi người đã phân tích rồi. Còn chuyện có nhà 3 tầng, xe hơi thì tôi không tin, ngoại trừ, nhà chồng bạn có mảnh đất rộng, bán 1/2 lấy tiền xây nhà, dư tiền mua thêm cái xe hơi, còn lại vẫn đủ tiền để bạn mở thêm cái công ty nữa chứ! Còn số tiền lương đấy bạn có thể lo chi phí sinh hoạt cho gia đình và xăng xe đi làm thôi.

Quoc Dinh | 3 ngày trước Thích | 140

Tốt nghiệp kế toán năm bi nhiêu tuổi?

Tôi hỏi bạn vài câu nhé: - Bạn tốt nghiệp năm bao nhiêu tuổi? - Bạn sinh 2 con năm bao nhiêu tuổi? - Lúc sinh con bạn có nghỉ làm không? - Chi phí cho 2 bé bao nhieu /tháng? - Bạn nhận việc đầu tiên với mức lương bao nhiêu? - Xe 4 bánh là xe gì? - Nhà 3 tấm tổng diên tích xây dựng là bao nhiêu? Xin cám ơn!

Trần Chí Hậu | 3 ngày trước Thích | 130

phi thực tế

2 vợ chồng mình thu nhập cũng 40tr/1tháng và có 1 con nhưng chả dám nghĩ đến nhà với xe.

Trong 5 năm nữa nếu may mắn vay mượn được chắc mua được 1 cái chung cư còn xe chắc 10 năm nữa thì may ra.

Bạn không nên reo rắc cái tư tưởng nhà với xe như thế dễ tạo tâm lý ham làm giàu nhanh mà không bằng cách lao động chính đáng. Nói thật cũng chỉ vì ham làm giàu nhanh noi theo "các tấm gương sáng" có nhà và xe mình đã bị thua lỗ khá nhiều khi đầu tư

inyourheart | 3 ngày trước Thích | 114

25 tuổi mà thành đạt vậy là giỏi rồi

Chúc mừng bạn đã thành công, bạn xứng đáng được hưởng thành quả đó. Không phải ai cũng được như bạn.

Các bạn sinh viên mới ra trường thường hay mơ mộng viễn cảnh xa hoa. Chưa làm đã muốn lương cao.

Trước đây tôi cũng như thế, rồi khi đi làm tôi mới hiểu cuộc sống không toàn màu hồng.

Mới đi làm hãy nghĩ rằng mình bắt đầu học thực sự. Đừng bao giờ nghĩ mình học trường "xịn" thì phải thế này, thế nọ.

Hãy làm bằng niềm đam mê, bằng khát vọng. Rồi bạn sẽ có cơ hội làm giàu từ chính những môi trường bạn đang làm.

Khi đã có kinh nghiệm thực tế + Cơ hội đến --> bạn sẽ thành công.

Quan điểm của tôi "Làm bạn với người thành đạt là cách nhanh nhất để thành đạt".

Giờ đã 29 tuổi, có chút của ăn, của để, chưa giàu nhưng, tôi thấy các cụ nói không sai: "Gần mực thì đen - Gần đèn thì sáng"

Công | 3 ngày trước Thích | 105

có thể sao?

Dù có thu nhập 30 triệu/tháng thì cũng không thể có tiền mua nhà 3 tầng và xe hơi 4 bánh được. Nếu một gia đình bình thường hiện nay (chưa có xe hơi và nhà lầu 3 tầng) thì mỗi tháng với 2 đứa con và tiền điện nước, ăn tiêu trong nhà, tiền gửi trẻ, tiền đi học.... cũng phải mất từ 15 triệu đồng trở lên. Vậy mỗi tháng bạn còn tiết kiệm được 15 triệu đồng đi, thử hỏi nay bạn mới 25 tuổi thì bạn lấy đâu ra tiền để xây nhà 3 tầng, mua xe ô tô 4 bánh.

Tôi rất trân trọng nghị lực vươn lên của mọi người, nhưng phải hợp lý. Tuổi trẻ thế cộng với xuất phát điểm "thuộc diện thấp" mà có nhà 3 lầu, xe 4 bánh khi mà bố mẹ bạn (bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng) cho vài tỷ thì tôi hoàn toàn đồng ý.

xuất phát điểm thấp | 3 ngày trước Thích | 80

Thời gian sao đủ để mua những thứ đó?

Bạn 25 tuổi, mới đi làm được 05 năm. Thu nhập hiện tại là 20 triệu đồng, nếu bạn không đẻ con, không ăn uống, không mua sắm gì, không đóng tiền nước, điện thoại, .... thì sau 05 năm là 60 tháng bạn có 1,2 tỷ đồng.

Bạn mua nhà và tậu xe bằng cách nào với số tiền đó? Chưa kể việc 05 năm trước khi đi làm bạn không thể có mức lương 20 triệu được. Các bạn đưa ra ví dụ cũng nên cân đối một chút.

Tôi và vợ thu nhập trên 40 triệu, đã đi làm 8 năm nay mà chưa mua nổi xe ô tô chứ chưa nói đến mua nhà 3 tầng. 02 con, 01 tháng chi cho chúng tối thiểu 2-3 triệu 1 đứa. ăn uống và các chi tiêu khác của gia đình hết 5 triệu nữa. ô tô hết khoảng 7 triệu. Cộng lại là khoảng 18 triệu. chẳng biết mua nhà kiểu gì với số tiền còn lại trong khi có hàng tỷ công việc khác: Thăm người ốm, sinh nhật bạn bè người thân, cưới hỏi, ma chay, tặng quà sếp...

Dương Thành Đạt | 3 ngày trước Thích | 73

Có thể mua được 3 tầng và 4 bánh

Với 20 triệu/người nếu là 2 vợ chồng thì có thể có được 3 tầng 4 bánh với cách tính sau:

Thu nhập của một người đủ lo cho cuộc sống sinh hoạt của cả gia đình, còn 20 triệu kia tích lũy. 20x5 năm = 1 tỷ. Với 1 căn nhà ở quê thì chỉ cần khoảng 600 triệu là có được 3 tầng đẹp cả đất(đất ở quê cũng chỗ đắt, chỗ rẻ).

Với căn nhà đang có và với thu nhập hiện tại thì có thể vay ngân hàng để mua một chiếc 4 bánh, và chỉ cần trên 200 triệu đã có 1 chiếc 4 bánh rồi. Không có gì lạ cả!

Đình Hoàng | 3 ngày trước Thích | 63

Phương

5 năm với mức lương đó thì dư tầm 1 tỷ, đó là nếu bạn chi tiêu tiết kiệm, với số đó mà mua dc nhà 3 tầng xe 4 bánh thì các bạn cũng hiểu là nhả ở đâu và cỡ xe nào rồi chứ. chưa kể nếu bạn làm 20h 1 ngày trong 5 năm thì bạn sẽ dc đem ra mổ sẻ nghiên cứu đấy, con người bình thường thì ko có sức đến như vậy.

đừng nhìn vào tên gọi vật chất | 3 ngày trước Thích | 63

Khâm phục

Tôi thấy nhiều người bình luận người viết bài này không thực tế vì không thể nào lương 20tr/tháng mà có cơ ngơi như vậy? Các bạn không thấy đây chỉ là "lương" thôi sao? Người ta có bao nhiêu thì tính bằng thu nhập chứ đâu có tính bằng lương. Nếu tính bằng lương thì thử hỏi Bộ trưởng có đủ tiền mua nhà thu nhập thấp trong chừng đó năm không? Dù sao cũng chúc mừng và đây là tấm gương đáng học tập về sự nỗ lực của bản thân.

Tuy nhiên những người thành công như vậy không phải nhiều, tùy vào sự may mắn của mỗi người.

Thai Nguyen | 3 ngày trước Thích | 58

Không tưởng

Bài viết hay. Nêu cao ý chí học hỏi, cố gắng vươn lên. Nhiều người cần học hỏi bạn, tôi sẽ in bài này ra cho nhân viên đọc.

Nhưng phải nói thẳng dù bạn buồn là với tuổi 25 không phải tài năng thiên phú, không làm gì phạm pháp, vi phạm đạo đức. Còn phải nuôi con, sinh con để có tài sản như vậy (mặc dù bạn không nói xe gì, nhà rộng bao nhiêu) thì chỉ có thể dùng cách nói thậm xưng. Chúc bạn thành công.
 
Kinh tế vài năm tới còn khó khăn
Kinh tế vài năm tới còn khó khăn Friday - 31/08/2012 23:18 - Xu thế kinh tế vài năm tới còn khó khăn và cái cách mà Việt Nam cứu nền kinh tế trong khủng hoảng 2008-2009 không thể lặp lại được

Tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, cho biết như vậy về diễn biến kinh tế của Việt Nam đến cuối năm.

Không ít người lo ngại giảm lãi suất nhanh và mạnh là dấu hiệu nới lỏng tiền tệ. Bình luận của ông về vấn đề này thế nào?

- Thường thì dấu hiệu của lãi suất tương đồng với cung tiền. Nhưng ở Việt Nam từ xưa đến nay thì quan hệ giữa lãi suất và cung tiền không rõ ràng. Nhiều khi lãi suất tăng mà cung tiền vẫn tăng, và ngược lại. Rõ nhất là thời điểm hiện nay, lãi suất giảm mà cung tiền không tăng, tức là không có mối quan hệ tương đồng.

Đầu năm nay, lãi suất giảm nhanh ít nhất là về hình thức, lãi suất tiền gửi từ 14% giờ còn 9%/năm, nhưng cung tín dụng M2 không tăng. Tiền gửi kỳ hạn hay không kỳ hạn của doanh nghiệp và dân cư vẫn tăng khoảng 8% trong 8 tháng đầu năm, nhưng tín dụng không ra, chỉ tăng 1,03% tính đến giữa tháng 7, mà đó là đã tính cả trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ. Ngay tín dụng cho những lĩnh vực mà chính phủ muốn tăng cũng không mạnh. Tín dụng cho nông nghiệp tăng 3%, cho xuất khẩu trên 7%, nhưng tính tổng vẫn thấp. Nhìn tổng thể thì không tăng.

Tuy vậy, Ngân hàng Nhà nước vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 8-10% cho những tháng cuối năm nay. Ông nhìn nhận thế nào?

- Ngân hàng Nhà nước đang muốn tín dụng tăng 8% cho mấy tháng còn lại, theo tôi là rất khó. Tôi hy vọng chỉ tăng được 5-6%. Nhưng nếu đến tháng 9 mà chưa tăng được, để dồn vào quí 4 thì lại là câu chuyện khác. Thời điểm tăng rất là quan trọng, và còn tính đến cho năm sau.

Cơ hội giảm lãi suất tiếp còn hay không?

- Từ nay đến cuối năm dư địa không còn nhiều. Lý do là có sự thận trọng của các nhà quản lý từ nay đến cuối năm. Sự bung ra của chính sách tài khoá và tiền tệ, dù chỉ theo kế hoạch, dồn dập vào mấy tháng cuối năm thì nền kinh tế thực không hấp thụ nổi. Mà có khi tiền đó lại được dùng vào mục đích khác.

Nhưng nhiều động thái cho thấy dấu hiệu nới lỏng cả tài khoá và tiền tệ?

- Tài khoá nới lỏng theo nghĩa là làm theo kế hoạch. Trong 6 tháng đầu năm chỉ giải ngân được 12.700 tỉ đồng/tháng, nay muốn đúng kế hoạch thì phải giải ngân 21.000-22.000 tỉ đồng/tháng trong nửa cuối năm. Còn về tiền tệ thì không hẳn là nới lỏng vì có tăng trưởng tín dụng được đâu.

Dù tăng chậm, tín dụng vẫn ở ngưỡng rất cao so với GDP rồi. Ông lý giải thế nào về tương quan tín dụng và suy giảm kinh tế hiện nay?

- Trong kinh tế người ta quan tâm đến cái cận biên, tín dụng vừa qua có sự thay đổi mạnh, từ tăng trưởng 30% năm 2010, xuống còn 12% năm 2011 và còn 1% đến nay. Tốc độ giảm như thế, cộng với cầu giảm, và tâm lý đề phòng nên dòng tiền quay chậm.

Xu thế kinh tế vài năm tới sẽ như thế nào?

- Còn khó khăn. Cái cách mà thế giới, hay Việt Nam cứu nền kinh tế trong khủng hoảng 2008-2009 không thể lặp lại được. Lúc đó bản chất là bơm tiền qua tài khoá và tiền tệ. Cách thức chơi hiện nay đã được nhận thức khác, phải bền vững hơn. Đây là bước ngoặt không chỉ cho Việt Nam, mà cả thế giới. Phải thay đổi cách thức tăng trưởng và phát triển. Khi chấp nhận như vậy phải chịu đau, và mất thời gian.

Tóm lại, mục tiêu ổn định vẫn phải chú trọng đặc biệt, hơn là bơm tiền ra nền kinh tế, dù là theo kế hoạch. Hơn nữa, ổn định là điều kiện đầu tiên để thay đổi cách thức làm ăn và cách thức đầu tư.

Còn về bình diện thế giới, đang có 4 mất cân đối đòi hỏi nhiều thời gian để xử lý. Đầu tiên là mất cân đối giữa kinh tế thực và kinh tế ảo khi bong bong bóng tài chính quá lớn. Thứ hai là giữa nền kinh tế thực và phát triển bền vững, môi trường. Thứ ba là mất cân đối Đông Tây theo nghĩa Mỹ luôn chịu thâm hụt, còn Đông Á thì thặng dư về kinh tế, thương mại, đầu tư. Và cuối cùng là mất cân đối nội tại như nợ công Châu Âu. Làm sao xử lý xong sớm bốn vấn đề này được.
 
sau ngày 30/4/1975. Một phần vì đời sống kinh tế khó khăn và phần lớn bởi chính sách hà khắc của chính phủ lúc bấy giờ đã đẩy số lượng lớn con người rời bỏ quê hương.

Nhưng đến hôm nay, sự ra đi đó vẫn tiếp diễn…

Theo thống kê của Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD&ĐT), nước ta hiện có trên 100.000 du học sinh (DHS) theo học tại 49 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều nhất là Úc (khoảng 25.000 người). Xếp thứ nhì là Mỹ (14.888 người), kế tiếp là Trung Quốc (12.500), Singapore (7.000), Anh (6.000), Pháp (5.540), Nga (5.000), Nhật Bản (3.500). Trong đó khoảng 90% đi học bằng kinh phí tự túc.

Đa số DHS sau khi tốt nghiệp đều tìm cách định cư tại nước sở tại vì điều kiện làm việc và môi trường sống ở nước ngoài. Nhiều DHS không muốn về Việt Nam vì không có cơ hội phát triển và xã hội ẩn chứa quá nhiều rủi ro về các vấn nạn xã hội, một phần vì thích môi trường sống tự do ở các nước Tư bản.

Nếu vượt biên chính thức ngày trước bằng cách “mua bãi” với 6 lượng vàng thì du học ngày nay cần chứng minh tài chính và khả năng chi trả học phí, ăn ở trung bình khoảng 30,000 USD/ năm.

Nếu sự ra đi ngày trước vì lo sợ trả thù, vì cái đói của thể xác thì sự ra đi của một bộ phận thế hệ hôm nay là sự chạy trốn cái nghèo đói về kiến thức và vươn đến sự tự do trong tư tưởng, tự do sáng tạo.

Việc chấp nhận cho con cái du học đồng nghĩa với việc chấp nhận xa lìa con cái như cảnh ly tán ngày trước của rất nhiều gia đình. Chỉ khác là điều kiện liên lạc và phương tiện đi lại hôm nay thuận tiện hơn, nhưng rõ ràng sự chia ly là không ai muốn và càng không muốn làm một người tha hương...

Tuy sự so sánh trên có phần khập khểnh nhưng nhìn chung sự ra đi cũng bởi hy vọng tìm một nguồn kiến thức tốt hơn, môi trường làm việc tốt hơn, môi trường sống thông thoáng hơn hay đơn giản chỉ để tự do hơn...
 
Việt Nam là địa điểm thu hút hàng đầu ở Đông Nam Á đối với giới đầu tư Mỹ
Việt Nam vẫn là thị trường chính mà các công ty Mỹ đang tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh dù Việt Nam đang chật vật lấy lại đà tăng trưởng kinh tế của mấy năm trước và các nước láng giềng trong khu vực đang ngày càng tỏ ra thu hút hơn đối với giới đầu tư nước ngoài.

Theo kết quả cuộc khảo sát mới đây tại khu vực Đông Nam Á do Phòng Thương mại Mỹ thực hiện được báo Wall Street Journal đăng tải, tính chung toàn khu vực, Việt Nam là địa điểm hàng đầu cho các kế hoạch đầu tư của giới doanh nghiệp Mỹ.

57% các công ty Hoa Kỳ được hỏi cho biết có ý định khuyếch trương hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, trong khi chỉ 6% nói muốn mở rộng làm ăn ở Indonesia, và 11% dự tính như vậy ở thị trường Thái Lan.

82% các công ty Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam kỳ vọng tăng lợi nhuận trong năm tới và hơn phân nửa có kế hoạch mở rộng đội ngũ nhân lực.

Điều này chứng tỏ các công ty Mỹ vẫn lạc quan về thị trường Việt Nam dù mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong vài năm nay bị sút giảm, kinh tế vĩ mô có các dấu hiệu bất ổn, bao gồm tiền tệ bị mất giá và các khoản nợ xấu tăng mạnh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Các ưu điểm chính của thị trường Việt Nam là môi trường chính trị ổn định, an toàn cá nhân cao, và hệ thống chính trị nhà nước ổn định. Những nhược điểm gây quan ngại cho giới kinh doanh Mỹ bao gồm điều kiện cơ sở hạ tầng, tham nhũng, và luật lệ.

Khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ chỉ ra rằng nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam vẫn còn hoài nghi về các nỗ lực bài trừ tham nhũng của nhà nước. Cứ 10 công ty Mỹ tham gia cuộc khảo sát thì có gần 8 công ty bày tỏ quan ngại về nạn tiêu cực, tham nhũng, hối lộ đang hoành hành tại Việt Nam.

Cuộc khảo sát không giải thích lý do vì sao, dù các công ty Mỹ lo ngại về nạn tham nhũng và các vấn đề tiêu cực tại Việt Nam, nhưng nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ vẫn muốn mở rộng làm ăn ở Việt Nam.

Nhưng thực tế cho thấy Việt Nam tiếp tục mời gọi giới đầu tư Tây phương với một thị trường tiêu thụ lớn, giá nhân công tương đối rẻ.

Một yếu tố khác cũng được chú ý là quan hệ chính trị Việt-Mỹ tiếp tục cải thiện đặc biệt trong lúc Việt Nam đang có những bất đồng về tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, một cường quốc kinh tế khác trong khu vực.

Những điều này có thể khiến cho các công ty Mỹ cảm thấy được đón mời nồng nhiệt ở Việt Nam hơn trước.

Giới chuyên môn cho rằng Việt Nam cần phải tiến hành các biện pháp rà soát kinh tế chặt chẽ bao gồm những thủ tục tư nhân hóa các công ty quốc doanh, nếu Việt Nam muốn khởi sự thu hút thêm các đợt đầu tư nước ngoài lớn.

Cuộc khảo sát với sự tham gia của hơn 350 lãnh đạo các công ty Mỹ hoạt động tại các nước Đông Nam Á còn cho thấy các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang lạc quan về các triển vọng làm ăn trong khu vực.

21% cho biết dự tính sẽ đa dạng hóa các nguồn đầu tư và hoạt động kinh doanh từ Trung Quốc sang các nước ASEAN trong vòng 2 năm tới.

Nguồn: Press Release from US Chamber of Commerce/ The Wall Street Journal/Reuters
 
Nước ngọt Coca Cola được bán tại Bắc Triều Tiên
Từ biên giới Trung Quốc, Coca Cola được chuyển tới Bắc Triều Tiên (Reuters)
Từ biên giới Trung Quốc, Coca Cola được chuyển tới Bắc Triều Tiên (Reuters)
Thanh Hà

Theo lời một nhân chứng vừa đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên, nước ngọt của Mỹ Coca Cola được bán trên thị trường Bình Nhưỡng từ hơn 10 năm nay với giá vô cùng đắt đỏ. Gần đây, clip quảng cáo được phát hành trên mạng You Tube đã thu hút chú ý của công luận khi thấy nước ngọt Coca Cola được bán trong một quán ăn ở Bình Nhưỡng.

Theo lời ông Lee Suk Yong, một người đã trốn khỏi Bắc Triều Tiên để sang Hàn Quốc định cư từ năm 2006 thì các hãng phân phối của Trung Quốc đã bắt đầu bán nước ngọt Coca Cola tại quốc gia được coi là khép kín nhất hành tinh này từ năm 2002.

Người dân Bắc Triều Tiên tại nhiều thành phố có thể mua nước ngọt của Mỹ trên thị trường chợ đen với cái giá đắt hơn nhiều so với giá của một lon Coca ở những nơi khác. Người dân phải mua nước ngọt của Mỹ bằng ngoại tệ. Đó là điều vượt quá khả năng của người dân bình thường ở Bắc Triều Tiên.

Về phía tập đoàn nước ngọt Mỹ, đại diện của hãng Coca Cola cho biêt trước mắt hãng này chưa thương lượng với Bình Nhưỡng để bán nước ngọt trên thị trường Bắc Triều Tiên. Vào thời điểm này luật pháp của Mỹ chưa cho phép làm việc đó.

Tuy nhiên, một nguồn tin khác cho hãng thông tấn Pháp, AFP biết là từ năm 1989 những lon Coca Cola đầu tiên đã được đưa vào Bắc Triều Tiên nhân đại hội Thanh niên và sinh viên Quốc tế lần thứ 13. Kể từ đó thuốc lá ngoại quốc như Marlboro hay Dunhill cũng đã bắt đầu được đưa vào Bắc Triều Tiên.
 
Việt Nam : Sự lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc
(DR)
Thanh Hà

« The China Choice : Why America Should Share Power- Lựa chọn Trung Quốc : Tại sao Mỹ phải chia sẻ quyền lực » là tác phẩm mới của chuyên gia Úc, Hugh White. Theo đó, để duy trì hòa bình ở khu vực Đông Nam Á, Hoa Kỳ nhường lại cho Bắc Kinh phần thuộc Đông Dương cũ. Quan điểm này đã khiến nhiều nước trong vùng đau đầu, nhất là Việt Nam khi nhìn lại quá khứ lịch sử.

Các tờ báo lớn của Paris tập trung nói về những chủ đề thiết thân với đời sống của người dân Pháp như là lo âu thất nghiệp tràn làn, sức mua của người dân sa sút do giá dầu hỏa và lương thực có khuynh hướng tăng thêm. Ở phần trang quốc tế, các tờ báo Pháp chú ý nhiều đến thời sự Trung Quốc. Nhưng trước tiên, xin điểm qua một bài nhận định trên tờ Straits Times của Singapore liên quan đến Việt Nam. Bài viết mang tựa đề « Việt Nam : Sự lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc »

Chiến lược kép của Việt Nam

Nhà báo William Choong nhắc đến cuốn sách vừa được ra mắt công chúng của một học giả ngưới Úc, giáo sư về chiến lược và quốc phòng, Hugh White. Ông giảng dạy tại Đại học Quốc gia Úc. Cuốn sách mang tựa đề « The China Choice : Why America Should Share Power- Lựa chọn Trung Quốc : Tại sao Mỹ phải chia sẻ quyền lực ». Theo quan điểm của giáo sư White, để duy trì hòa bình ở khu vực Đông Nam Á, Mỹ và Trung Quốc cần chia sẻ quyền lực với nhau. Cụ thể là Washington nên nhường lại cho Bắc Kinh phần thuộc Đông Dương cũ. Quan điểm này đã khiến nhiều nước trong vùng đau đầu, đặc biệt là Việt Nam khi nhìn lại quá khứ lịch sử và quan hệ với Trung Quốc.

Tác giả người Úc nhắc lại, Việt Nam đã nhiều lần bị Trung Quốc đô hộ. Nhưng trong cuộc chiến chống Mỹ vào thập niên 60, thì Trung Quốc đã hỗ trợ Việt Nam cả về quân sự lẫn kinh tế. Hà Nội và Bắc Kinh luôn ví quan hệ mật thiết giữa hai nước như « môi với răng ».

Dù có gắn bó như « môi với răng », nhưng điều đó đã không cấm cản Việt Nam và Trung Quốc gây hấn với nhau ở biên giới vào năm 1979, sau khi Bắc Kinh đã xích lại gần Washington. Đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc lại xảy ra thêm một lần nữa vào năm 1988 trên quần đảo Trường Sa.

Tương tự như nhiều quốc gia châu Á khác, Việt Nam không muốn phải chọn lựa giữa hai nước lớn là Mỹ hay Trung Quốc và cố giữ một sự cân bằng trong quan hệ với đôi bên, cho dù chính sách ngoại giao của Hà Nội cho thấy, Việt Nam luôn « tỏ ra đoàn kết với Bắc Kinh ». Mặt khác, Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ - kể cả trong lĩnh vực quân sự và chiến lược- với Hoa Kỳ để làm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc.

Thế nhưng, chiến lược của Việt Nam giữa hai ông khổng lồ là Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng có những giới hạn của nó. Tính toán đó chỉ có lợi cho Hà Nội, nếu như Việt Nam thực sự không phải chọn một trong hai cường quốc này. Hiềm nỗi, căng thẳng đang dấy lên trong thời gian gần đây ở Biển Đông có thể bắt buộc Việt Nam phải xét lại tính toán về chiến lược nói trên.

Quan điểm của Philippines đã quá rõ ràng : Manila đã nhấn mạnh đến liên minh quân sự từ lâu đời với Washington. Còn đối với Việt Nam, hợp tác quân sự ngày càng lớn với Hoa Kỳ có thể cho phép Hà Nội cầu viện Washington trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc.

Vẫn theo chuyên gia chiến lược và quốc phòng người Úc, giáo sư Hugh White, trong trường hợp đó, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc sẽ bị tổn hại, căng thẳng tại Biển Đông nhanh chóng gia tăng cường độ và có khả năng là Mỹ và Trung Quốc trực tiếp đọ sức với nhau kể cả bằng vũ khí hạt nhân.

Chính vì thế mà tác giả cuốn « The China Choice : Why America Should Share Power » kết luận rằng, Việt Nam đang trong tình thế khó xử nếu xảy ra xung đột tại Biển Đông. Vì cầu cứu Mỹ chỉ càng làm chiến sự gia tăng, còn chịu thu mình dưới trướng Trung Quốc thì Việt Nam có nguy cơ thêm một lần nữa lại rơi vào quỹ đạo của Bắc Kinh.
 
Sang tuần trên 2 sàn đều có điểm yếu về trụ: bên sàn HOSE khả năng GAS khó được hỗ trợ giá thêm nữa trong ngắn hạn, bên sàn HNX thì VCG giảm lãi kha khá sau kiểm toán. (mà lạ là nước ngoài đã biết và bán trước rất mạnh mấy phiên rồi).
 
Ngân hàng cầu cạnh khách vay tiền

Giảm lãi suất, ưu đãi dịch vụ cho lãnh đạo doanh nghiệp nữ, tích cực quảng bá thông tin đến từng khách hàng qua hội nghị, truyền thông... là những cách nhà băng ráo riết triển khai để hút khách vay tiền.



Tăng trưởng tín dụng của cả hệ thống ngân hàng tính đến thời điểm cuối tháng 8 nhích khá chậm, chỉ đạt 1,4% so với cuối năm ngoái. Phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở tại TP HCM tâm sự 7 tháng đầu năm, dư nợ tại nhà băng ông chỉ tăng được 1%. Đến cuối tháng 8 không tăng mà còn quay đầu giảm nhẹ.
Từ thực tế này, cuộc đua tìm kiếm khách hàng tốt để cho vay của các ngân hàng càng trở nên khốc liệt hơn khi thời gian còn lại của năm khá ít. Nhiều nhà băng đang 'vắt óc" suy nghĩ để tìm cách thu hút khách vay tiền. Giám đốc Marketting và Phát triển hệ thống của VietBank thừa nhận, trong bối cảnh kinh tế đi xuống, ngân hàng nào cũng muốn tìm doanh nghiệp tốt.
Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp là cách để ngân hàng ghi điểm với khách hàng. Ảnh: L.C.
Chiêu phổ biến nhất để thu hút doanh nghiệp vay vốn là giảm lãi suất. Trong tháng 8 vừa qua, hàng loạt ngân hàng như Maritime Bank, DongA Bank, Vietinbank, Sacombank... dồn dập tung thêm các gói giảm lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp xuống dưới 12-13%, thậm chí 10-11%. Ngân hàng Phương Đông (OCB) không chỉ giảm lãi suất cho khách hàng tốt mà còn ưu đãi lãi suất cho những doanh nghiệp có lãnh đạo là nữ.
Nhiều ngân hàng khác thu hút khách bằng cách rầm rộ triển khai các chiến dịch quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để truyền đi những tin tức về sản phẩm, dịch vụ hoặc hoạt động ngân hàng cho khách hàng.
Cũng có nhà băng chú trọng vào việc biến mỗi nhân viên nghiệp vụ thành một thế mạnh thực sự của mình. Theo lý giải của một lãnh đạo ngân hàng quốc doanh, hầu hết khách hàng đều giao dịch trực tiếp với nhân viên ngân hàng. Mọi cử chỉ, tác phong, hành động của nhân viên nhà băng đều nằm trong mắt của khách hàng và thực tế khách thường đánh giá ngân hàng qua nhân viên. "Nếu cung cách phục vụ của nhân viên tốt thì đây là một cách để các nhà băng 'ghi điểm đối với khách hàng trong bối cảnh khó khăn này", ông nói.
Ngoài ra, các hình thức tổ chức hội nghị, hội chợ triển lãm,... qua đó giới thiệu nhiều hơn về các loại hình dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng cũng được một số nhà băng sử dụng tối đa. Thậm chí, có ngân hàng còn sẵn sàng cung cấp luôn số điện thoại di động của các lãnh đạo hội sở, chi nhánh, phòng giao dịch tại buổi hội nghị để doanh nghiệp tiện liên hệ, trao đổi khi có nhu cầu vay vốn.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp cho hay, bản thân họ đang được các ngân hàng 'săn đón' một cách triệt để. Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Ba Huân Phạm Thanh Hùng bộc bạch, công ty ông thường xuyên nhận được các cuộc gọi điện thoại "hỏi thăm, chăm sóc" từ phía các ngân hàng.
"Họ hỏi thăm thường xuyên và khi mình có nhu cầu vay là các ngân hàng sẵn sàng đáp ứng. Thậm chí, có những nhà băng mà chúng tôi chưa từng hợp tác cũng năng gọi điện đặt vấn đề cấp tín dụng. Nhưng do đã được vay vốn tại một số ngân hàng và chúng tôi không còn nhu cầu vay thêm nên cũng từ chối", ông Hùng chia sẻ với VnExpress.net.
Ông Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Chính sách công, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright - nêu một nghịch lý đang khiến các ngân hàng phải đau đầu. Đó là việc ngân hàng muốn cho các doanh nghiệp có dòng tiền mạnh vay nhưng đối tượng này lại đang muốn giảm gánh nặng nợ và không cần quan tâm những sự mời chào của các nhà băng. Ngược lại, doanh nghiệp yếu thì lại cần tiền nhưng ngân hàng lại không muốn cho vay thêm với những đối tượng này.

Trong bối cảnh tín dụng vẫn tắc đầu ra và nợ xấu còn chất cao như núi, các doanh nghiệp "khỏe" thường có cơ cấu nợ hợp lý và quản trị dòng tiền tốt. Do đó, cũng theo chuyên gia Thành, xu hướng thoái nợ - giảm sự phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng, đang được nhóm doanh nghiệp này áp dụng. Vì thế, ngân hàng càng "đói" khách hơn và càng phải tham gia cuộc đua tìm khách hàng tốt gắt gao hơn.

Nhìn nhận thực thực trạng này, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, xu hướng thoái nợ trong bối cảnh này của các doanh nghiệp sẽ góp phần giải quyết cái gốc của vấn đề nợ xấu, tín dụng "tắc" mà nền kinh tế đang nếm phải. "Chính sự lệ thuộc quá nhiều vào vốn ngân hàng đã khiến quy mô tín dụng tăng nhanh, gây bất ổn về vĩ mô", vị này nhận xét.
Theo đó, ông Ánh cho biết với những khách hàng tốt, thậm chí các ngân hàng còn phải tranh giành nhau. "Tuy nhiên, bây giờ không chỉ khó trong chuyện tranh giành mà bản thân ngân hàng cũng phải nâng tầm của họ lên để phân biệt đâu là khách hàng xấu, đâu là tốt, chứ không chỉ trông chờ vào báo cáo tài chính là đủ", ông Ánh cảnh báo.
 
TQ Tuyên Bố Chủ Quyền 90,000 Cây Số Vuông TRên Đất Ấn Độ



Trung Quốc "bất hợp pháp" tuyên bố Arunachal Pradesh như là Tây Tạng phiá Nam và tuyên bố chủ quyền 90,000 cây số vuông của lãnh thổ Ấn Độ, theo Rajya Sabha thông báo hôm Thứ Năm.

Bộ Trưởng Ngoại Vụ E Ahamed nói trong một bản văn viết sẵn trả lời rằng, "Trung Quốc tranh chấp biên giới quốc tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại vùng phía đông và tuyên bố chủ quyền trên 90,000 cây số vuông của lãnh thổ Ấn Độ trong tỉnh bang Arunachal Pradesh."

Ông ấy nói tiếp rằng, "Trung Quốc tuyên bố bất hợp pháp Arunachal Pradesh như là 'Tây Tạng phía Nam'."

Ông Bộ Trưởng nói rằng Trung Quốc đã từng nói rằng Arunachal Pradesh là một phần bất khả chuyển nhượng của Ấn Độ.
 
Hai sàn tăng điểm kể từ đầu phiên do MSN và FPT tăng giá mạnh. Tuy giữa phiên có sự chùng xuống bởi áp lực chốt lời, nhưng tình trạng này diễn ra không lâu và 2 chỉ số nhanh chóng bứt phá trở lại ở cuối phiên.

Các cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục thu hút dòng tiền khá mạnh, tạo động lực giúp thị trường tăng điểm. Ngoài ra kỳ vọng về việc giao dịch T+3 sẽ góp phần hạn chế rủi ro, và gia tăng vòng quay vốn tới 25% đã giúp thị trường có phiên khởi đầu tháng 9 khá tốt. Những cổ phiếu dẫn đầu giai đoạn tăng đầu tháng 8 cũng chính là những cổ phiếu dẫn đầu trong giai đoạn hiện nay như GAS, DPM, VPK, VNM…vv

Về phương diện kỹ thuật, thị trường có 1 phiên tăng điểm hôm nay đã kích hoạt tín hiệu mua ngắn hạn đối với chỉ số VNINDEX, trong khi đó HNX INDEX vẫn ở trong trạng thái ít biến động. Sở dĩ có sự khác nhau này, như chúng tôi đã đề cập trong 1 báo cáo ngày là do “sự lệch pha trong chất lượng cổ phiếu ở 2 sàn”. Các cổ phiếu vốn hóa lớn bên HSX có kết quả kinh doanh khá tốt như DPM, VNM, GAS…vv, trong khi đấy bên HNX thì không có gì nổi bật. Ngoài ra chúng tôi cũng nhận thấy sự tương đồng trong giao dịch hiện tại với thời điểm sóng tăng cuối năm 2010, và vì vậy chúng tôi chỉ khuyến nghị mua đối với những mã vốn hóa lớn như trên trong đợt hồi phục lần này.
 
Ngày 5-9, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm thuộc Bộ Công an cho biết đã bắt được bị can Dương Chí Dũng (55 tuổi, trú tại phường Thành Công, Hà Nội - nguyên cục trưởng Cục Hàng hải VN).
Được biết Dương Chí Dũng bị bắt tại 1 nước trong khối ASEAN và được Cảnh sát quốc tế Interpol di lý về Việt Nam.

Trước đó ngày 19-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bị can Dương Chí Dũng.

http://vinacorp.vn/news/da-bat-duoc-...dung/ct-532151
 
Back
Top