Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ phải xin cứu trợ từ Quỹ tiền tệ quốc tế IMF để giải quyết nợ xấu.

Bản tin BBC ghi nhận, “Như vậy Việt Nam sẽ là nền kinh tế lớn nhất Đông Á phải cầu viện tổ chức này từ sau những năm 1990.”

Trong khi đó, bản tin VEF của VietnamNet cho biết kinh tế VN sẽ gặp nạn lạm phát tăng mạnh vào cuối năm nay.

BBC hôm Thứ Năm cho biết, Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội 'đặt hàng' và đăng tải trên trang web của ủy ban này ngày 4/9 cho thấy Việt Nam sẽ cần phải tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và hành động thật nhanh để giải quyết khối nợ xấu.

Theo bản báo cáo dài gần 300 trang, hệ thống tài chính của Việt Nam có thể sẽ cần phải vay vốn cứu trợ từ 250 nghìn tỷ đồng (12 tỷ đôla) đến 300 nghìn tỷ đồng (tương đương 14,4 tỷ đôla Mỹ).

Tuy nhiên giới quan sát cũng đặt nghi vấn cho việc liệu chính phủ Việt Nam có thực sự lựa chọn cách cầu cứu IMF.

BBC ghi lời Ông Peter Ryder, giám đốc điều hành bộ phận quản lý quỹ và phát triển bất động sản của Indochina Capital, bình luận với hãng tin Bloomberg:

"Việt Nam đang ở trong tình thế phải tìm kiếm những con đường nhằm điều chỉnh vốn và tái cơ cấu nền móng của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, đối với người Việt Nam, nhất là khi nhìn vào lịch sử độc lập mãnh liệt của họ, việc phải tìm đến IMF trước khi đã cạn kiệt những cách khác là một điều đáng ngạc nhiên."

Ngoài việc vay vốn IMF, nhóm kinh tế gia làm báo cáo còn gợi ý có thể phát hành trái phiếu thời hạn từ 3-5 năm, cắt giảm chi tiêu Nhà nước và thu hút vốn hoặc đầu tư từ các công ty nước ngoài.

Loại trái phiếu 3-5 năm này có thể sử dụng với mục đích huy động tiền dư thừa từ các ngân hàng thương mại chứ không phải để Ngân hàng Nhà nước mua lại và cần phải được trích từ việc cắt giảm khoản chi thường niên lên đến 20-21% GDP của ngân sách Nhà nước.

BBC ghi thêm:

“Bloomberg trong tin ra ngày 6/9 nhận xét: "Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang lao đao trong việc khôi phục lại niềm tin tại Việt Nam sau khi vụ bắt nhà tài phiệt (Nguyễn Đức Kiên) hồi tháng trước làm lộ ra tính mỏng manh của hệ thống tài chính, bị làm khốn đốn thêm bởi khối nợ xấu cao nhất Đông Nam Á."

"Tăng trưởng Việt Nam tụt xuống 4,4% trong nửa đầu năm so với mức 8,5% hồi năm 2007 khi các khoản vay bị đình trệ, kìm hãm doanh thu quốc gia và bẻ gãy khả năng giải cứu các ngân hàng của nước này."...”

Mặt khác, bản tin VEF hôm Thứ Năm cho biết:

“ Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đánh giá, tăng trưởng kinh tế đã tiến triển khá, năm 2013 có thể khỏi sắc hơn nhưng kèm theo, lạm phát sẽ tăng mạnh vào cuối năm. Nếu không kiểm soát tốt, xu hướng này sẽ tác động tiêu cực đến lạm phát năm 2013.”

Lý do được VEF giaỉ thích:

“...Lý do là bởi, với đặc tính thời vụ, lạm phát sẽ thường tăng mạnh hơn vào cuối năm, thời điểm có mùa khai trường, giáp Tết nên nhu cầu hàng hóa cao. Do hiệu ứng của chính sách tài khóa và tiền tệ, tổng cầu những tháng cuối năm nay cũng sẽ gia tăng nên kéo theo, kích thích lạm phát. Một số yếu tố chi phí đẩy sẽ bắt đầu "phát tác" lên mặt bằng giá chung như việc liên tiếp tăng giá xăng dầu vừa qua sẽ ngấm vào giá cả hàng hóa....”
 
Ở Việt Nam, ít ai biết đến hành tung của Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam… vì ông giấu rất kỹ. Một người làng ông và rất thân với gia đình ông khi còn nhỏ, đã nhận ra ông khi ông về làm Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, đã tìm đến thăm ông và hỏi han về gia đình của ông ở miền Bắc, nhưng ông chối dài và nói anh ta đã nhận lầm. Đến khi anh ta nhắc tới tên đứa con trai của ông và cho biết chính anh là người đã dạy đứa con đó, ông mới chịu xuống giọng.
Hòa Thượng Thích Minh Châu có tên thật là Đinh Văn Nam, sinh ngày 20.10.1918.
Tài liệu VNCH ghi ông sinh ở làng Kim Khê, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Nhưng các cơ quan truyền thông trong nước nói ông sinh ở Quảng Nam. Trang nhà Đạo Phật Ngày Nay nói rõ hơn ông sinh tại làng Kim Thành ở Quảng Nam, nguyên quán ở làng Kim Khê, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Chúng tôi biết ở Quảng Nam có làng Kim Thành thuộc huyện Điện Bàn. Như vậy có thể cụ Đinh Văn Chấp đã sinh ra Đinh Văn Nam khi đến làm quan ở Điện Bàn.
Gia đình Hòa Thượng Minh Châu thuộc dòng dõi khoa bảng. Thân phụ ông là cụ Đinh Văn Chấp, Tiến sĩ Hán học của nhà Nguyễn, thân mẫu là bà Lê Thị Đạt.
Ông là con thứ 3 của gia đình có 8 con, theo thứ tự như sau: Đinh Văn Kinh là con trưởng, đến Đinh Văn Quang, Đinh Văn Nam (tức Hòa Thượng Minh Châu), Đinh Văn Linh, Đinh Văn Phong, Đinh Thị Kim Hoài, Đinh Thị Kim Thai và Đinh Thị Khang.
Báo Đạo Phật Ngày Nay cho biết gia đình ông có đến 11 anh em và ông là con thứ 4. Như chúng ta đã biết, những người giàu có thời đó thường có nhiều vợ. Cụ Đinh Văn Chấp cũng có nhiều vợ thứ. Trước khi cưới vợ chánh là bà Lê Thị Đạt (mẹ Thích Minh Châu), ông đã cưới một người vợ thứ rồi, vì thế anh chị em nhà này rất đông. Nếu tính cả con vợ thứ, con số 11 có lẽ cũng đúng.
ĐẠI ĐĂNG KHOA VÀ TIỂU ĐĂNG KHOA
Anh chị em gia đình Thích Minh Châu rất thông minh, được học cả Hán học lẫn Tây học. Năm 1940, khi 22 tuổi, Đinh Văn Nam đậu bằng Tú tài Toàn phần tại trường Khải Định, Huế (nay là trường Quốc Học).
Người Việt ngày xưa theo tục lệ của Tàu, Đại đăng khoa rồi Tiểu đăng khoa. Đại đăng khoa là tiệc mừng tân khoa thi đỗ về làng, còn Tiểu đăng khoa là tiệc cưới mừng tân khoa thành lập gia thất. Cũng trong năm 1940, Đinh Văm Nam đã lập gia đình với cô Lê Thị Bé, con một gia đình khoa bảng khác ở cùng làng là cụ Lê Văn Miến. Cụ Miến là một người vừa đậu Tây học vừa thông Hán học nên làm giáo sư Hán văn và Pháp văn, sau vào dạy Quốc Tử Giám (đại học của triều đình) ở Huế.
Đinh Văn Nam ở với vợ là Lê Thị Bé được 3 năm, sinh được hai người con, một trai và một gái. Người con trai đầu lòng tên là Đinh Văn Sương. Người con gái tên là Đinh thị Phương (chúng tôi không nhớ tên lót chính xác).
Năm 1943, Đinh Văn Nam trở lại Huế và xin làm thừa phái (thư ký) cho tòa Khâm Sứ của Pháp ở Huế. Từ đó ông rất ít khi về Nghệ An thăm vợ con. Vợ ông phải làm việc rất vất vả để nuôi con.
KHI THỜI THẾ ĐỔI THAY
Theo hồ sơ của mật thám Pháp để lại, Hoà Thượng Thích Trí Độ, Giám Đốc Trường An Nam Phật Học ở Huế gia nhập Đảng Cộng Sản năm 1941, còn Đinh Văn Nam và Võ Đình Cường năm 1943
 
Ở lời nói sau cùng, Hoàng Khương phát biểu: “Bị cáo ray rứt liệu không có hai bài báo này thì bị cáo có đứng trước vành móng ngựa ngày hôm nay không. Bị cáo không có động cơ nào khác là để kéo giảm tai nạn giao thông
 
Việc bắt bầu kiên là phát súng trong chiến dịch làm trong sạch thị trường tiền tệ. Tất cả các hoạt động đầu cơ, lũng đoạn đều nằm trong tầm ngắm.

Các công ty chứng khoán đang lo sốt vó về tình trạng tiếp tay cho bán khống. Chắc chắn họ sẽ phải cover lại hàng để hoàn nguyên như cũ.
 
BBBC viết:

“Báo Tin nhanh Năng lượng mới (PetroTimes), ấn bản điện tử, hôm thứ Năm 6/9 vừa đăng bài tựa đề "Ông Nghị Đặng Thành Tâm ôm 600 tỉ đi đâu?", trong đó đặt câu hỏi về điều mà báo này gọi là "khuất tất nghiêm trọng cần phải được điều tra làm rõ".

Bài này cho tới 9 giờ tối giờ Việt Nam vẫn còn trên mạng, nhưng sau đó đã bị dỡ bỏ.

Tờ báo của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, có Tổng biên tập là ông Nguyễn Như Phong (cựu Phó Tổng biên tập Báo Công an Nhân dân), cáo buộc sai phạm của doanh nhân Đặng Thành Tâm và gia đình trong vụ tái cơ cấu Ngân hàng Phương Tây ở Cần Thơ vài năm trước.

Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) là ngân hàng từng bị mất khả năng thanh khoản và đặt trong tình trạng giám sát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, cho tới khi tái cơ cấu tổ chức, dẫn tới sự thay đổi lớn của thành phần cổ đông để ngân hàng hoạt động trở lại bình thường.

Ông Đặng Thành Tâm, đại biểu Quốc hội khóa XIII, là một trong các cổ đông chủ chốt của ngân hàng này...(...)

...Trước các cáo buộc nghiêm trọng nói trên, BBC đã liên lạc với ông Đặng Thành Tâm để tìm hiểu phản ứng của ông.

Hiện đang có mặt tại diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (Apec) ở Vladivostok, Nga, ông Tâm cho biết ông không có thời gian để nói chuyện dài lúc này, nhưng "hoàn toàn bác bỏ" rằng đã có chuyện gì khuất tất.

Ông cũng nói tờ PetroTimes đã không chỉ một lần đưa thông tin bịa đặt về ông.

Chi tiết liên quan Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) trong bài báo của PetroTimes ngay lập tức cũng đã bị chính công ty chứng khoán này bác bỏ, nói rằng SSI không có bất cứ giao dịch nào với ông Đặng Thành Tâm và Ngân hàng Phương Tây...(...)

...Thời gian gần đây, ông Đặng Thành Tâm cũng gặp một vài vụ rắc rối.

Hồi tháng Ba, vì sai phạm về nguyên tắc quản lý ông bị đình chỉ chức Chủ tịch và Hiệu trưởng Đại học Dân lập Hùng Vương, cơ sở mà ông hỗ trợ tài chính.

Ông Tâm là em trai của cựu đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, người đã phải từ nhiệm từ giữa năm nay do bị phát giác là "không trung thực khi khai báo lý lịch".
 
Một linh cảm đến rất gần, mặc dù xung quanh rất xấu, ko có gì cần để mắt nhiều, nhưng làm nhiều bài toán vẫn cho kết quả: sóng có lẽ quanh đây...
Sóng chừng 1 tháng, thử xem cảm nhận thị trường có sai ko
 
Hôm nay giá Mua - Bán chênh nhau đến 900.000đ/l => người dân mua là chết, rủi ro đang rất cao!
Có vàng hiện nay, nếu mua vùng 42 thì nên bán, mua cao hơn nắm dài hạn thì tùy, nhưng mua thì tuyệt đối không.

Giá thế giới trên 1.750 là bắt đầu ss được (no stop loss).
 
.Về cái chết của Từ Hy Thái Hậu.
alt
Được xem là người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa - nơi vốn có tư tưởng kỳ thị phụ nữ nặng nề, Từ Hy Thái hậu đã viết nên một trang sử mới cho lịch sử gần 5000 năm của đất nước rộng lớn này. Không chỉ được người đời nhớ đến khi còn sống, Từ Hy còn được ghi vào sử sách Trung Quốc về một đám tang kỳ lạ và thi hài 3 lần nhập quan mà vẫn chưa được an nghỉ.
alt

Đám tang “đông tây lẫn lộn”
Cuộc đời của Từ Hy Thái hậu gắn liền với triều đại Mãn Thanh - triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa đang trong giai đọan suy tàn và khủng hoảng tột độ.
Từ một mỹ nữ trong dân dã được chọn vào cung làm quý nhân, rồi từ địa vị quý phi nhảy lên ngôi thái hậu, thâu tóm quyền lực, gây bao tội ác. Vì thế đến khi từ giã cõi đời, Từ Hy cũng đã chết trong cô độc khi bá quan văn võ không một ai dám động vào xác của bà.
alt

Vào một ngày tháng 10 năm 1908, Từ Hy Thái Hậu đã trút hơi thở cuối cùng khi công trình lăng tẩm của bà vừa hoàn thành trước đó đúng 4 ngày, sau 13 năm xây dựng đằng đẵng. Cũng giống như các hoàng hậu và phi tần khác của triều đình Mãn Thanh, Từ Hy được chôn cất tại Đông Lăng - nghĩa trang hoàng gia của hai triều Minh, Thanh nằm trong thành phố Tuân Hóa tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Qua 272 năm tồn tại, Đông Lăng là nơi an nghỉ thiên thu của 5 vị hoàng đế, 15 hoàng hậu, 136 phi tần... Từ Hy Thái hậu cũng nằm tại đây bên cạnh những tiền bối lừng danh như hoàng đế Khang Hy, Càn Long, Hiếu Trang hoàng hậu...
Mặc dù nền văn minh của thế giới đã đến Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19, nhưng là một người của hoàng tộc nên đám tang của Từ Hy vẫn diễn ra theo đúng truyền thống và quy định của hoàng gia. Tuy nhiên, một điều lạ lùng là ngoài những vật phẩm bằng vàng mã truyền thống ra, người ta còn cho đốt rất nhiều những loại vàng mã chưa bao giờ xuất hiện tại các đám tang ở Trung Quốc khi đó như: tiền giấy, đồng hồ, tủ... cho vị Thái hậu này.

Trước khi tang lễ được cử hành tưng bừng 2 ngày, theo lệnh của Từ Hy, Lý Liên Anh - thái giám thân cận nhất của vị thái hậu này đã cho đốt hàng trăm đội quân bằng giấy nhằm để dẹp đường và bảo vệ Từ Hy khi xuống... âm phủ. Khác với những đoàn binh sỹ trong triều đình, đội binh sỹ dẹp đường lần này cho Từ Hy vô cùng đặc biệt, họ đều mặc đồ tây và ôm súng khư khư trước ngực. Nhiều quan chức trong triều đình khi đó còn mỉa mai rằng: “Phải bồng súng thì xuống âm phủ mới có thể chiến đấu được với binh lính đến từ phương Tây”(?)

Trong đám tang đình đám vào năm đó, chiếc quan tài của Từ Hy được đặt trong một chiếc xe kéo lớn trang trí tinh xảo và cầu kỳ diễn qua khắp các con phố của thủ đô Bắc Kinh. Đi đầu đám tang là một nhóm kỵ binh mặc quân phục hiện đại, tiếp đến là một đoàn ngựa bạch nhỏ và hàng trăm binh lính đi sau để đổi nhau khiêng quan tài. Đằng sau nữa còn có một nhóm kỵ binh tay cầm giáo dài có treo những lá cờ màu đỏ và nhóm kỵ binh mang súng. Họ đều là người của cấm vệ quân triều đình. Sau cùng là đoàn nô tì mặc quần áo đỏ và cầm những lá cờ đủ màu sắc cũng như những dải lụa treo rủ. Đoàn người cầm cờ nhiều tới mức khiến người ta tưởng rằng, tất cả số cờ trong hoàng cung đã được đem ra để đưa tiễn Thái hậu…
alt

Sau khi tổ chức đám tang rầm rộ, Từ Hy đã được an táng tại Đông Lăng. Được biết, công trình này đã xây dựng trong vòng 13 năm với kinh phí lên tới hàng triệu vạn lượng bạc. Không những thế, sau khi chết, đồ bồi táng trong quan tài của Từ Hy là cả một kho vàng bạc châu báu. Đây chính là nguyên nhân khiến cho lăng mộ của bà trở thành mục tiêu săn lùng của những tên đào mộ cướp kho báu khét tiếng sau này. Mộ Từ Hy và những điều bí ẩn Là một người rất thích các loại đồ vàng ngọc, trân châu, mã não, đá quý... Vì thế trước khi chết, Từ Hy đã lên kế hoạch đem vào quan tài của mình những trang sức quý giá để nếu có xuống suối vàng thì bà cũng có cái để... dùng dần. Trong tài liệu lịch sử mà giới sử gia Trung Quốc còn lưu lại đến giờ vẫn còn ghi đầy đủ “kho báu” đã chôn theo Thái hậu Từ Hy vào năm 1908.
alt

Trong bộ sách “Ái Nguyệt Hiên” bút ký do Lý Liên Anh - thái giám thân cận nhất của Từ Hy có ghi chép rõ ràng chủng loại, số lượng, vị trí và giá trị của các đồ tùy táng trong lăng mộ Từ Hy. Theo đó, trong quan tài phía dưới lót bằng gấm quý đan sợi tơ vàng dày 7 tấc, có đính 2.604 hạt trân châu, 85 viên đá quý, 203 miếng bạch ngọc. Phủ trên thi hài Từ Hy là tấm chăn thêu bộ kinh Đà La Ni bằng tơ vàng với 25.000 chữ, trên chăn đính 820 viên trân châu.
Khi nhập liệm, Từ Hy đội mũ phụng quán, trên mũ có gắn một viên trân châu to bằng quả trứng gà, theo giá đương thời là hơn 10 triệu lượng bạc trắng. Trong miệng Từ Hy ngậm một viên minh châu, tương truyền có thể phát sáng trong đêm xa ngoài 100 bước. Trên cổ bà còn đeo 3 xâu chuỗi, trong đó 2 chuỗi bằng trân châu, 1 chuỗi bằng hồng bảo thạch. Thân mình Từ Hy mặc lễ phục dệt bằng sợi tơ vàng; tay cầm một nhánh hoa sen bằng ngọc. Ngoài ra, bên người còn đặt các đồ bồi táng như tượng Phật bằng vàng, ngọc; các đồ bằng san hô, đá quý các loại. Và để “kho báu” này có thể an toàn nằm trong lăng mộ của mình mà không bị bọn trộm ngó tới, chính Từ Hy đã đôn đốc cho xây dựng lăng tẩm mang tên “Kim-Mộc-Thạch tam tuyệt” cho riêng bà. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn ở thời điểm đó thì lăng mộ này “bất khả xâm phạm”.
Theo “Thanh sử” ghi chép, chỉ riêng số vàng lá dùng đắp trong 3 đại điện của lăng mộ Từ Hy đã là 4.592 lượng vàng. Tổng cộng có 2.400 con rồng vàng và 64 chiếc cột chạm trổ hình rồng, dơi đều thếp vàng thật. Đó là kim tuyệt.
Những rường cột trong ba đại điện đều làm bằng loại mộc thượng phẩm: gỗ lê hoa vàng. Loại gỗ này nay đã gần như tuyệt tích, rất rắn chắc, vân gỗ dày mà đẹp, về giá cả, có thể nói là “tấc gỗ, tấc vàng”. Riêng quan tài của Từ Hy được chế từ thứ gỗ quý hơn nữa: Nam mộc tơ vàng. Đó là mộc tuyệt.
Tất cả đá dùng trong lăng mộ Từ Hy đều là loại Hán bạch ngọc thượng phẩm, được điêu khắc tinh xảo. 76 trụ trong điện đều chạm hình “Nhất phụng áp song long” - hai phụng đè một rồng, thể hiện quyền uy vô thượng của vị thái hậu này, phá vỡ quy tắc “rồng trên phụng dưới” bao đời. Cho nên mới gọi là thạch tuyệt.
Bí ẩn 3 lần nhập quan
Với một số lượng lớn trang sức và của cải được chôn theo mình, lăng mộ của Từ Hy thực sự đã được yên ổn trong vòng 20 năm đầu tiên. Vào một ngày tháng 10 năm 1928, Tôn Điện Anh - quân đoàn trưởng quân đoàn 12 của Quốc dân đảng đã dùng pháo binh mở đường khai quật lăng mộ Từ Hy. Kết quả là, quan tài của Từ Hy đã bị phá hủy, xác của bà đã bị “quẳng” ra khỏi quan tài và tất cả những gì quý giá nhất đều bị lấy đi một cách thô thiển. Theo sử sách Trung Hoa còn ghi lại, trong đợt khai quật lần này, Tôn Điện Anh chỉ để lại cho Từ Hy đúng một chiếc quần.. lót trên người.
alt

Xác của Từ Hy vào năm 1983
Được biết, khi quân lính của Tôn Điện Anh dùng dao nạy quan tài Từ Hy ra thì: “Lúc ấy, có một thứ ánh sáng chói lòa, binh sĩ mỗi người cầm một chiếc đèn pin lao tới đều đứng sững kinh ngạc. Nhìn vào quan tài, Tây Thái hậu diên mạo như còn sống, thấy rõ ở ngón tay mọc lông trắng dài cả tấc... Châu báu đầy trong quan tài, cấp bậc lớn thì lấy thứ lớn, quân lính thì lấy thứ nhỏ. Trưởng quan chỉ huy hạ lệnh lột long bào, lấy sạch châu báu trên đó...”.
Tin về Tôn Điện Anh trộm báu vật ở Đông Lăng mau chóng lan ra toàn Trung Quốc, các đoàn thể xã hội liên tiếp gửi điện đến chính phủ Quốc dân Đảng yêu cầu nghiêm trị kẻ chủ mưu trộm lăng. Lúc này, Tưởng Giới Thạch đã hạ lệnh đưa Từ Hy trở lại quan tài và để vào đó những báu vật đã thu giữ được. Vào năm 1983, một tổ công tác bao gồm 13 người đã được thành lập để tu bổ lại di hài cũng như lăng mộ của Từ Hy. Khi mở quan tài lần này ra, cũng giống như lần đầu tiên, nhà sử học Ninh Ngọc Phúc - người đứng đầu tổ công tác này cho biết: “Lịch sử đã lặp lại khi vừa mở nắp áo quan, một thứ ánh sáng chói lòa đã làm cho các nhà khoa học lúc đó ngỡ ngàng. Di thể của Từ Hy hầu như vẫn còn nguyên vẹn”. Cũng theo ông Ninh Ngọc Phúc, sau khi nhìn thấy hiện trạng, tổ công tác đã báo cáo lên Bộ văn hóa và lịch sử Trung Quốc. Ngay tức khắc, Bộ này đã có thông báo: “Đậy nắp quan tài của Từ Hy và giữ nguyên hiện trạng”. Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ lưu giữ xác của Từ Hy một cách trọn vẹn nhất, vào tháng 4 năm 1984, một lần nữa tổ công tác của ông Ninh Ngọc Phúc đã lại mở nắp quan tài của bà Thái hậu. Trong đợt kiểm tra lần này, tổ công tác đã tìm thấy trong tay phải của Từ Hy có một chiếc túi nhỏ, trong đó có 1 chiếc răng và 2 chiếc móng tay của bà. Đây là những vật phẩm mà vào năm 1928, Tôn Điện Anh đã không màng tới và lấy trộm đi. Sau khi phun chất sát trùng để tẩy uế, các nhà khoa học Trung Quốc đã tu bổ lại di thể của Từ Hy bằng những vật dụng chuyên môn nhằm giữ nguyên được xác ướp vốn đã hoàn chỉnh của bà. Được biết, mặc dù trên cơ thể của Từ Hy đã xuất hiện nhiều vết nứt, tuy nhiên da của bà vẫn dính chặt vào xương. Vì vậy, tổ công tác đã không cần phải dùng đến dây để “chằng buộc” cơ thể.
Mọi công tác “tu bổ và bảo trì” hoàn thành chỉ sau 1 ngày. Di thể cuối cùng của Từ Hy khi đưa lại vào quan tài có chiều cao 1m60. Tất cả những vật dụng quý như trang sức, áo choàng, trân châu... lấy lại được từ vụ trộm năm 1928 vẫn để y nguyên trong nơi an nghỉ cuối cùng của vị Thái Hậu quyền lực này.
 
chỉ nghe thấy từ "Bắt" là các nhà đầu tư VN bủn rủn toàn thân, co vòi như chuột nhắt gặp mèo mướp, chó con gặp sư tử.

Năm 2006 - 2007 - 2008 chỉ cần nghe thấy "Tăng vốn" là cổ phiếu đắt như tôm tươi, tăng trần vài chục phiên.
Năm 2009 - 2010 chỉ cần nghe thấy "Đội lái" là cổ phiếu đó tự động tăng gấp đôi, gấp 4.
Năm 2011 chỉ cần nghe thấy ETF là cổ phiếu tự động phi trần cả tháng.
Nửa đầu 2012 chỉ cần nghe thấy "Sát nhập" là cổ phiếu tự động dư mua cả triệu cổ.

Nửa cuối 2012 bỗng nhiên chỉ cần nghe thấy từ "Bắt" là cả thị trường bỗng hèn đi 1 cách lạ kỳ.
 
VN nhiều dân nghèo gần nhất khu vực
Biểu đồ tỷ lệ người thu nhập thấp (dưới 2 đôla/ngày) trong dân số khu vực Châu Á. Nguồn: Brookings
Nghiên cứu mới của Brookings, tổ chức nghiên cứu có uy tín của Mỹ, cho thấy tỷ lệ người nghèo tại Việt Nam cao gần nhất khu vực.
Thống kê của viện nghiên cứu trụ sở chính tại Washington DC cho thấy tỷ lệ người lao động thu nhập thấp (dưới 2 đôla/ngày) tại Việt Nam chiếm 18,2% dân số (16,1 triệu người) trong năm 2011.
Con số này được Brookings dự đoán sẽ giảm dần xuống 15,9% cho đến cuối năm 2012 và Việt Nam sẽ phải đợi đến năm 2020 mới không còn người thu nhập dưới 2 đôla/ngày.
Tuy nhiên tỷ lệ người lao động thu nhập 5 đôla/ngày trong năm 2011 chiếm đến 70,4% dân số Việt Nam (63,1 triệu người) và chỉ số này được dự đoán sẽ giảm dần xuống 67,1% đến hết năm 2012.
Brookings dự đoán cho đến hết năm 2030, Việt Nam mới có hy vọng hết người thu nhập thấp với mức 5 đôla/ngày.
Đây là sự chênh lệch khá xa với các nước khác trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, với chỉ số người lao động thu nhập thấp ở mức 2 đôla/ngày chiếm dưới 1% dân số. Hiện tại, mức lương cơ bản tại Thái Lan là gần 9,75 đôla/ngày.
Theo sát Việt Nam là Trung Quốc với tổng số người lao động thu nhập thấp ở mức 2 đôla/ngày chiếm 17% dân số.
Hiện tại, tầng lớp trung lưu chiếm chỉ 5,6% dân số, tương đương với 4,95 triệu người, với mức tiêu thụ thường niên trên đầu người vào khoảng 5.600 đôla/năm.
Con số này được dự đoán sẽ tăng chậm lên 6,3% đến hết năm 2012 và phải đến hết năm 2030, con số này mới chiếm số đông (trên 70%) trong dân số.
THUẾ, CHI PHÍ CAO BẬC NHẤT KHU VỰC
Người nghèo VN
Tỷ lệ người thu nhập thấp chiếm đa số dân số Việt Nam trong khi gánh nặng thuế, chi phí cao bậc nhất khu vực
Trong khi đó, nghiên cứu mới nhất do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đưa ra cho thấy Việt Nam phải chịu gánh nặng thuế, chi phí cao nhất khu vực.
Bản báo cáo với tựa đề "Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu" nói mặc dù thu nhập trung bình chỉ ở mức 3.451-5.175 đôla/năm, thấp hơn hẳn trong khu vực, tỷ lệ thuế 10% so với thu nhập khiến người dân phải đóng thuế cao hơn cả các nước phát triển hơn trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc.
Tỷ lệ thuế so với GDP của Việt Nam cũng cao bậc nhất khu vực, với tỷ lệ 26,3%; so với mức 17,3% của Trung Quốc, 15,5% của Thái Lan, Malaysia và dưới 13% của Philipines và Indonesia và có xu hướng tăng từ năm 2010 cho đến nay.
Trong khi đó, khoản chi từ ngân sách Nhà nước ở mức 20-21% GDP mỗi năm.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/09/120907_vn_poverty.shtml
 
Trong một phúc trình mới nhất do Tổ Chức Diễn Ðàn Kinh Tế Thế Giới - WEF vừa công bố, Việt Nam đứng thứ 75 trong tổng số 142 quốc gia về điểm “năng lực cạnh tranh toàn cầu”. Với vị trí này, so với năm 2011 vừa qua, coi như Việt Nam bị đánh hạ mười bậc.

Việt Nam tuột hạng năng lực cạnh tranh. (Hình: Báo Sài Gòn Tiếp Thị)

Báo mạng Việt Nam Economy cho biết, điểm số và thứ hạng được WEF chấm dựa vào các yếu tố: Thể chế, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế, kể cả các yếu tố y tế và giáo dục căn bản. Chỉ có thứ hạng về giáo dục và săn sóc y tế “tương đối khá,” hạng 64, thứ hạng về môi trường kinh tế của Việt Nam được xếp gần “bét,” thứ 106.

Cũng theo Việt Nam Economy, các quốc gia Ðông Nam Á được xếp hạng cao hơn nhiều so với Việt Nam về môi trường kinh tế bao gồm Philippines hạng 65, Indonesia: 50, Thái Lan: 38, Brunei: 28, Malaysia: 25 và Singapore: 2.

Việt Nam chỉ hơn điểm hai quốc gia Ðông Nam Á là Cam Bốt và Timor Leste.

Cũng theo phúc trình trên, hai quốc gia đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh theo WEF là Thụy Sĩ và Singapore.

VNExpress còn cho hay, Việt Nam bị tuột hạng về năng lực cạnh tranh là vì tình trạng lạm phát tăng vọt; cơ sở hạ tầng, giao thông đường sá, hải cảng quá kém; nạn tham những và hoạt động của bộ máy nhà nước không hữu hiệu; để xảy ra tràn lan nạn sao chép, ăn cắp bản quyền và xâm phạm tài sản cá nhân.
 
Bản án nặng nề và vô nhân đạo dành cho Hoàng Khương đã và đang tạo ra làn sóng bất bình và rung động tâm cảm mọi người trong cộng đồng Inernet.
Một đồng nghiệp (Thuy Cuc) của Hoàng Khương đang làm việc ở Tuổi Trẻ, ôm con gái nhỏ (tên An) thao thức và chua chát viết trong bài “Làm báo để làm gì?“:
“Dứt khoát mình không hướng bé An vào nghề báo hoặc nghề nào gần gần nghề báo, có dính dấp đến những chữ như “công bằng”, “công lý”, hoặc… tương tự. Cho dù cha mẹ bé An đều là những người yêu nghề và theo nghề báo, và cũng đã – ở một mức nào đó – có thể tự hào làm đúng thiên chức xây dựng xã hội công bằng, minh bạch và dân chủ. Chiều nay, sau khi Hoàng Khương bị tuyên án 4 năm tù – dù mọi chứng cứ, lập luận tại tòa đều cho thấy hành vi của Hoàng Khương hoàn toàn nhằm để tác nghiệp, thực hiện bài điều tra, cha của Hoàng Khương đã vừa khóc vừa nói tại sân tòa “Không, không, nhà tui, gia đình tui sẽ không bao giờ cho ai đi theo nghề báo nữa”.
 
Thời điểm này việc xây bảo tàng như vậy có coi là lãng phí k nhỉ.

Hơn 11 nghìn tỷ đồng xây Bảo tàng Lịch sử Quốc gia


Dự án sẽ đặt tại phía Bắc khu A, ô đất số 07 khu đô thị mới Tây Hồ Tây, huyện Từ Liêm, Hà Nội trên diện tích đất khoảng 10 ha.



Bộ Xây dựng vừa có tờ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Với tư cách là chủ đầu tư, Bộ Xây dựng cho biết, mục tiêu của dự án này là xây dựng một bảo tàng hiện đại, với quy mô đầu tư, diện tích lớn để khắc phục những hạn chế về nội dung, tính chất và quy mô nội dung trưng bày hiện tại, nhằm đáp ứng tốt việc bảo tồn, lưu giữ, sưu tầm, trưng bày hiện vật; vận hành, quản lý khai thác sử dụng và đào tạo; phục vụ nhu cầu thăm quan, nghiên cứu khoa học...

Dự án sẽ đặt tại phía Bắc khu A, ô đất số 07 khu đô thị mới Tây Hồ Tây, huyện Từ Liêm, Hà Nội trên diện tích đất khoảng 10 ha, trong đó diện tích xây dựng công trình khoảng 30.000 m2; diện tích trưng bày ngoài trời khoảng 30.000 m2; diện tích dành cho hoạt động văn hóa cộng đồng khoảng 10.000 m2.

Công trình cũng sẽ có một tòa nhà chính rộng khoảng 20.483,63 m2, trong đó bao gồm kho lưu giữ hiện vật vô cơ và hữu cơ qua các thời kỳ, không gian để trưng bày, tái hiện lịch sử, chuyên đề, sưu tập, trung tâm bảo quản và phục chế, khu khám phá sáng tạo có diện tích 3.160 m2, hội trường, hội họp, hội thảo, chiếu phim...

Bên cạnh đó sẽ có một khu tưởng niệm danh nhân và khu trưng bày ngoài trời, hạng mục kỹ thuật phụ trợ, cây xanh và cảnh quan...

Theo tính toán của Bộ Xây dựng, tổng mức đầu tư của dự án (chưa bao gồm chi phí dự án thành phần đầu tư xây dựng nội dung và hình thức trưng bày do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện) vào khoảng 11.277 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng khoảng 7.129 tỷ đồng, chi phí thiết bị khoảng 1.388 tỷ đồng, còn lại là chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, quản lý dự án...

Dự kiến dự án sẽ được thực hiện trong vòng 4 năm, từ tháng 11/2012 đến 5/2016.
 
Đi Tìm Sự Dung Hòa Kinh Tế


Quần Chúng Nông Nổi Gây Nông Nỗi Chính Trị Hiện Nay Của Hoa Kỳ...

Cử tri Hoa Kỳ còn đúng hai tháng để bầu lên lãnh đạo mới. Những người cầm đầu Lập pháp và Hành pháp sau này sẽ phải dung hòa quan điểm để tìm ra giải pháp kinh tế cho một siêu cường mắc nợ và có quá nhiều vấn đề. Một trong các vấn đề này lại là nạn phân cực quá lớn giữa hai xu hướng chính trị. Vì kết quả tranh cử và giải pháp dung hòa kinh tế sẽ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về khả năng dung hòa này.

VŨ HOÀNG: Xin kính chào ông Nghĩa. Cuộc tổng tuyển cử tại Hoa Kỳ sẽ còn hai tháng dứt điểm để bầu lại các chức vụ cầm đầu Hành pháp, toàn thể 435 Dân biểu Hạ viện và cỡ một phần ba của 100 Nghị sĩ Thượng viện. Kể từ ngày 20 Tháng Giêng, lãnh đạo mới sẽ phải giải quyết nhiều hồ sơ kinh tế, đầu tiên là nạn bội chi ngân sách quá lớn và thất nghiệp quá cao bốn năm sau khi đã phục hồi trong sự èo uột chưa từng thấy kể từ hơn 80 năm nay.

Tiếp theo phần phân tích về nguyên nhân của vụ khủng hoảng tài chính toàn cầu, kỳ này, tạp chí chuyên đề của chúng ta sẽ tìm hiểu về khả năng giải quyết các hồ sơ kinh tế đó. Câu hỏi đầu tiên thưa ông, làm sao nước Mỹ có thể giải quyết trong tình trạng phân cực quá lớn hiện nay giữa hai đảng cùng đang cầm quyền?

NGUYỄN-XUÂN NGHĨA: - Trước hết, ta biết rằng theo Hiến pháp, quyền lực Tổng thống Mỹ không lớn lao như ấn tượng của nhiều người và ảnh hưởng mạnh nhất, nếu có, là chỉ về đối ngoại. Chứ về nội trị, quyết định kinh tế của Tổng thống bị giới hạn bởi hai định chế có thế lực là lưỡng viện Quốc hội - nhất là Hạ viện trong việc chuẩn chi ngân sách - và một định chế độc lập là ngân hàng trung ương. Cũng về nội trị, quyết định pháp chế của Tổng thống không thể vượt qua Tối cao Pháp viện. Vì thế, ta nên dè dặt khi thấy dư luận cứ kể công hay gán tội cho Tổng thống về các hồ sơ kinh tế mà ông ta hay bà ta không có toàn quyền. Cũng vì thế, ta nên chú ý hơn đến bầu cử Quốc hội để xem hai chính đảng lớn sẽ xử trí ra sao với quyền kinh tế rất lớn của Lập pháp.

VŨ HOÀNG: Thưa ông, trong việc xử trí đó, người ta thấy ra và than phiền về tình trạng khó dung hoà giữa hai chính đảng lớn. Thưa rằng đấy có phải là vấn đề hay chăng?

NGUYỄN-XUÂN NGHĨA: - Thưa đúng vậy và chuyện này cũng có một bối cảnh lịch sử sâu xa mà ta cần thấy ra.

- Người ta thường nói đảng Cộng Hòa chú trọng đến tăng trưởng kinh tế và chất hàng lên cỗ xe thịnh vượng, còn đảng Dân Chủ thì quan tâm đến công bằng xã hội và muốn rỡ hàng hoá trên xe để phát cho người khác. Trong quá khứ, dân Mỹ đã có lúc bầu cho đảng này hay đảng kia tùy hoàn cảnh kinh tế xã hội vào từng giai đoạn. Vấn đề là cỗ xe đó nay gần cạn tài nguyên và đang tuột dốc vì gánh nợ. Đấy là một chuyện.

- Chuyện thứ hai, Hoa Kỳ đã có hai xu hướng trái nghịch từ thời lập quốc. Một là muốn thu hẹp vai trò của chính quyền trung ương và phân quyền cho các tiểu bang. Hai là muốn có nhà nước mạnh để cáng đáng một số trách nhiệm. Tiêu biểu cho hai xu hướng ấy là hai nhân vật thuộc hàng "quốc phụ", công trình sư của bản Hiến pháp và có mặt trong Nội các đầu tiên thời Tổng thống George Washington, đó là Thomas Jefferson và Alexander Hamilton.

- Đề cao quyền tự do mậu dịch, nghi ngờ các tài phiệt và muốn thu hẹp vai trò của chính quyền liên bang là ông Jefferson, Tổng trưởng Ngoại giao đầu tiên của Mỹ rồi là Tổng thống thứ ba. Chủ trương tăng cường vai trò can thiệp của nhà nước về kinh tế và tài chính và ủng hộ chế độ bảo hộ mậu dịch là ông Hamilton, Tổng trưởng Tài chính đầu tiên. Dù như vậy, hai xu hướng trái ngược này vẫn thỏa hiệp và tồn tại song hành cho đến ngày nay. Và quan điểm của hai chính đảng hiện nay cũng phần nào phản ảnh hai triết lý kinh tế và chính trị đó mà thôi.

VŨ HOÀNG: Thưa ông thế tại sao mà ngày nay người ta không còn tìm thấy sự đồng thuận này nữa?

NGUYỄN-XUÂN NGHĨA: - Các nhà nghiên cứu chính trị Hoa Kỳ theo dõi kỹ kết quả bỏ phiếu của hai đảng từ 150 năm qua và thấy ra vài đặc tính sau đây. Thứ nhất, sinh hoạt chính đảng tại Mỹ không có kỷ luật cứng ngắc như ở nhiều xứ khác, nhất là kỷ luật sắt máu của một đảng độc tài, nên trong đảng này người ta vẫn có thể bỏ khiếu ủng hộ lập trường của đảng kia. Phe ôn hoà bên đảng Cộng Hoà có tiếng bảo thủ thực ra lại không bảo thủ bằng nhiều đảng viên cực đoan bên đảng Dân Chủ có tiếng là cấp tiến. Thứ hai, tại Mỹ, hai chữ "cấp tiến" và "bảo thủ" không hàm ý tốt xấu như tại Âu Châu, hai chữ khuynh tả thay thiên hữu cũng chẳng có ý nghĩa mạt sát và các đảng viên có thể từ bỏ đảng này bước qua đảng kia mà không là vấn đề gì ghê gớm cả.

- Thế rồi kể từ năm 1979 trở đi, người ta thấy ra hiện tượng phân cực qua các cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội là khi mà sự dung hòa quan điểm giữa hai đảng ngày càng hiếm. Hơn 30 năm sau, là ngày nay, họ gặp hoàn cảnh gọi là bế tắc vì không tìm ra điểm dung hòa. Thí dụ như hai đạo luật cực kỳ quan trọng là An sinh Xã Hội Social Security năm 1935 và Bảo dưỡng Y tế Medicare năm 1965 được biểu quyết dưới chính quyền Dân Chủ với lá phiếu Cộng Hoà. Còn Đạo luật cải tổ chế độ Bảo hiểm Y tế năm 2010 đầy rắc rối tới 2.700 trang lại không có lá phiếu Cộng Hoà nào, nay đang bị đa số dư luận chống đối khi hiểu ra nội dung và hậu quả cho cuộc sống của họ. Nó trở thành một đề mục tranh luận và phân cực nữa và gây hậu quả cho nhiều hồ sơ khác.
 
VŨ HOÀNG: Ông giải thích thế nào về hiện tượng ấy?

NGUYỄN-XUÂN NGHĨA: - Giới nghiên cứu chưa thống nhất về các nguyên nhân giải thích. Bản thân tôi thì thấy ra một lý do nhỏ từ thành ngữ là "người dân có lãnh đạo xứng đáng với mình". Sự nông nổi và nóng ruột của người dân có thể đã dẫn đến hiện tượng này.

- Chúng ta thấy thế giới và xã hội Mỹ đã tiến lên trình độ quá phức tạp với cả triệu bài toán nan giải mà khó có đáp số đơn giản mau chóng. Cùng lúc đó, sự xuất hiện của truyền hình rồi cách mạng điện tử dẫn tới hiện tượng "thông tin tức thời", với tin tức tràn ngập và mau lẹ chưa từng thấy khiến người dân biết nhiều mà hiểu ít. Biến đổi ấy tác động vào chính trường khiến các chính trị gia phải trình bày chuỗi lập luận rắc rối thành lý luận đơn giản dễ nghe và có ý mị dân. Vậy mà quần chúng cứ tiếp nhận loại sản phẩm ăn liền đó, rồi thiếu thời giờ và khả năng suy xét thì họ cứ loan truyền tiếp như khẩu hiệu, là điều ta thấy phổ biến trên mặt báo hàng ngày. Chính là sự giản lược hoá mới dẫn tới nạn phân cực và nó càng dễ xảy ra khi đảng viên nào muốn dung hoà thì bị gán cho tội bội phản, kỳ thị hoặc "đầu hàng giai cấp" như trong các xứ cộng sản vậy.

- Trở lại đề tài của chúng ta, trong hoàn cảnh đó, việc cải tổ chế độ hưu bổng và bảo dưỡng sức khoẻ đã ban hành từ các năm 1935 và 1965, với ngân quỹ sẽ bị lủng vì sự chuyển dịch dân số và đổi thay xã hội, việc cải tổ đó là cực kỳ cần thiết nhưng rất phức tạp mà hai bên lại không giải quyết nổi vì chỉ muốn tìm giải pháp đơn giản và đòi ăn thua tới cùng.

VŨ HOÀNG: Hậu quả là tình trạng ách tắc hiện nay mà trong bài phân tích kỳ trước, ông nói đến một vụ khủng hoảng tài chính nhồi trong một vụ khủng hoảng chính trị. Có phải như vậy không?

NGUYỄN-XUÂN NGHĨA: - Thưa đúng vậy, hệ thống lãnh đạo chính trị phân cực và quá khích đang làm Hoa Kỳ bị suy yếu. Tôi nghĩ là dần dà thì người dân phải ý thức ra điều ấy và chính họ sẽ làm thay đổi.

- Nhân đây, xin nói thêm rằng Tháng Ba vừa qua, Đại học Harvard có lập ra dự án nghiên cứu về sức cạnh tranh thua sút của doanh nghiệp Hoa Kỳ so với các nước khác. Khi khảo sát doanh gia vào Tháng 10 năm ngoái, họ phát giác là Mỹ thua kém các nước công nghiệp hóa khác ở sáu trong 17 tiêu chuẩn xếp hạng. Trong sáu tiêu chuẩn này, đứng đầu là hệ thống thuế vụ cồng kềnh và tốn kém. Kế tiếp là tiêu chuẩn về hiệu năng của hệ thống chính trị. Mà bốn tiêu chuẩn kia cũng thuộc phạm vi giải quyết của nhà nước, kể cả giáo dục trung tiểu học. Hoa Kỳ đang thua kém các nước chủ yếu là do hệ thống chính trị hiện hành và ngày càng có nhiều người hiểu ra.

VŨ HOÀNG: Như ông vừa nói thì chính người dân phải ý thức được nhược điểm ấy và với quyền đầu phiếu, họ sẽ tạo ra thay đổi trong hệ thống chính trị. Nhưng đấy là chuyện lâu dài, chứ trước mắt thì Hoa Kỳ vẫn phải giải quyết ngay bài toán công chi thu với nạn bội chi ngân sách, sự thâm thủng của quỹ hưu bổng và y tế và tính chất quá phức tạp của bộ luật thuế vụ hiện hành. Liệu hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa có thể đạt được sự đồng thuận và dung hòa quan điểm để cùng giải quyết hay chăng?

NGUYỄN-XUÂN NGHĨA: - Thưa là ngày càng có nhiều người thấy ra nền tảng của sự dung hòa nhưng phải vượt qua nhiễu âm chính trị thì mới thấm vào đầu óc quần chúng và cử tri sẽ ép các chính trị gia phải thỏa hiệp, nếu không thì sẽ thất cử.

- Trước hết là chế độ trợ cấp và tăng chi bứa phứa từ nửa thế kỷ nay đã vượt khả năng ngân sách. Vụ khủng hoảng tài chính sắp tới khiến mọi người đều ý thức được là không thể cứ biếu quyết tăng chi cho các dự án thuộc quản hạt của mình hay cho thành phần cử tri của mình. Thứ hai, nói về bội chi, người ta mới chú ý đến hai vực thẳm khác là quỹ hưu bổng và quỹ y tế.

- Chuyện hưu bổng trong chế độ An sinh Xã hội tương đối dễ khắc phục nếu các chính khách có thực tâm giải quyết, thí dụ như giảm mức hưu bổng, kéo dài tuổi về hưu và tăng mức thuế đóng góp cho quỹ hưu bổng. Hồ sơ kia mới nan giải gấp bội vì liên quan đến sự sống chết của giới cao niên và đụng vào câu hỏi là "ai sẽ trả tiền để kéo dài cuộc sống của họ"? Thực tế thì người ta cũng có giải pháp, mọi người đều sẽ phải đóng góp nhiều hơn, miễn là đừng cáo buộc người khác là đòi giết chết người già trong khi từng gia đình cứ dung dưỡng nếp sống dễ sinh bệnh vì lý do là bảo vệ quyền tự do sinh hoạt của công dân. Ngày càng có nhiều người nói thẳng vào các hồ sơ nhạy cảm này nên sẽ có lúc dân Mỹ thấy ra sự thật là không thể ỷ lại mãi vào người khác.

VŨ HOÀNG: Riêng hồ sơ thuế khóa thì có lẽ còn rắc rối hơn vì ai cũng có thể nghĩ rằng người khác phải trả thuế cho mình hưởng. Các nhà nghiên cứu hay viện đại học nghĩ sao về chuyện này?

NGUYỄN-XUÂN NGHĨA: - Hoa Kỳ có hệ thống thuế vụ rắc rối, tô suất cao, lại quá nhiều khoản đặc miễn tích lũy từ đã lâu. Thí dụ như miễn thuế lợi tức trên phúc lợi y tế của công nhân viên khiến doanh nghiệp ngụy trang lương bổng thành phúc lợi y tế và ai mà trả lấy tiền bảo hiểm thì chịu bảo phí cao hơn, là điều bất công. Một thí dụ khác là tiền lời vay tiền mua nhà cũng được khấu trừ vào căn bản tính thuế nên khuyến khích người ta đi vay để đầu cơ, với sự ủng hộ của kỹ nghệ xây cất và gia cư. Đấy là loại lỗ hổng khiến ngân sách bị thất thâu nặng và cần phải bít lại.

- Tính chất phức tạp còn gây bất công khác là các tập đoàn lớn có chuyên gia giúp họ lách thuế chứ tiểu doanh thương lại chết ngộp vì hồ sơ thuế quá nhiêu khê rắc rối. Nói chung thì ai cũng thấy sự bất toàn của thuế vụ, nhưng nhiều người lại cản trở cải tổ vì có lợi riêng trong đó.

- Tuy nhiên, từ cả hai đảng đã thấy xuất hiện đề nghị gọi là "mở rộng căn bản tính thuế", tức là trám bớt các lỗ hổng miễn thuế hay trốn thuế, đồng thời hạ bớt thuế suất cho tiểu doanh thương và nâng thuế tiêu thụ. Dù có rắc rối, sự dung hòa lưỡng đảng này đang hy vọng thành hình miễn là vượt qua lý luận mị dân ngày nay là phải tăng thuế nhà giàu để lo cho dân nghèo. Nhà giàu vẫn có cách né thuế chứ dân nghèo ở dưới thì sẽ vất vả vì kinh tế không tăng trưởng. Hoa Kỳ đã từng gặp nhiều vụ khủng hoảng tương tự nhưng rồi vẫn tìm ra giải pháp và những tai biến ngày nay có thể là cơ hội cải cách cho thập niên tới.

VŨ HOÀNG: Xin cảm tạ ông Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.
 
Các cơ quan tình báo Mỹ đã để rò rỉ báo cáo về một vụ thử tên lửa bí mật mới của Trung Quốc, theo tờ Taipei Times vào hôm nay 7.9. Tờ South China Morming Post cũng đưa tin về một vụ tập trận bí ẩn của quân đội Trung Quốc ở vùng biển phía nam Hồng Kông.
Các báo cáo về vụ thử tên lửa của Trung Quốc đã được nhà báo về an ninh quốc gia người Mỹ Bill Gertz đăng tải trên trangWashington Free Beacon.
Tên lửa được bắn từ Trung tâm phóng vệ tinh Đại Nguyên ở tỉnh Sơn Tây đến một mục tiêu ở phía tây Trung Quốc.
Nhà báo Gertz cho biết vụ thử tên lửa Đông Phong-31A (DF-31A) vào tuần trước là vụ thử thứ tư mà các cơ quan tình báo Mỹ theo dõi được.
“Vụ thử tên lửa DF-31A hôm thứ năm xảy ra cách 10 ngày sau vụ thử tên lửa tầm xa DF-5A/CSS-4 Mod 2 (DF-5A) và cách vài tuần sau vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) di động DF-41 vào ngày 24.7, cũng như vụ thử tên lửa bắn từ tàu ngầm JL-2 vào ngày 16.8”, ông Gertz viết.
Theo ông Gertz, các quan chức tình báo Mỹ tin rằng tên lửa DF-41 sẽ được trang bị từ 3 đến 10 đầu đạn.
“Trung Quốc đang trong quá trình xây dựng lực lượng hạt nhân chiến lược lớn, bao gồm bốn loại ICBM mới, gồm: DF-41, JL-2 (Cự Lãng-2), DF-31A và một loại tên lửa di động có tên DF-31”, ông Gerzt viết.
Ông Richard Fisher, chuyên gia về quân đội Trung Quốc tại Trung tâm Phân tích và Chiến lược Quốc tế (Mỹ), nói với tờTaipei Times rằng các vụ thử đại diện cho một nấc thang năng lực mới của lực lượng hạt nhân Trung Quốc.
“Nó có thể đánh dấu sự khởi đầu một thời kỳ mới trong đó Trung Quốc trình làng nhiều loại ICBM trang bị hàng loạt đầu đạn”, ông Fisher nói.
Theo ông Fisher, Trung Quốc gần như không có ý định ngừng quá trình tăng cường vũ trang tên lửa quy ước tối tân và tên lửa hạt nhân.
Các tiết lộ về vụ thử tên lửa diễn ra khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đang thăm Bắc Kinh và gặp gỡ các lãnh đạo Trung Quốc.
Ngày 6.9, tờ South China Morning Post cho biết các cư dân tại những hòn đảo xa xôi ở phía nam Hồng Kông đã nghe những âm thanh bí ẩn được cho là xuất phát từ một cuộc tập trận của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tại vùng biển phía nam khu vực này.
Cuộc tập trận cũng ảnh hưởng đến việc kiểm soát không lưu trong khu vực. Tờ South China Morning Post dẫn lời người phát ngôn Cục Hàng không Dân dụng xác nhận PLA đang tiến hành các chiến dịch tại vùng biển phía nam song từ chối tiết lộ thêm tin tức.
Người nữ phát ngôn cho biết một khu vực không phận ở vùng biển phía nam Hồng Kông đã được dành riêng cho các hoạt động từ 6 giờ sáng đến trưa, từ ngày 3 đến ngày 6.9.
“Cục Hàng không Dân dụng đã nhận được thông báo về việc dành riêng không phận và không cho máy bay sử dụng khu vực”, bà này nói.
Các cư dân Hồng Kông đã tường thuật về những tiếng động như tiếng sấm ầm ầm từ xa bắt đầu từ 6 giờ sáng mỗi buổi sáng.
Trong khi đó, lực lượng PLA đồn trú tại Hồng Kông cho biết họ không có cuộc tập trận nào gần Hồng Kông trong mấy ngày qua.
 
Bấy lâu nay, nhà phố cổ không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa mà còn được ví như những mảnh đất vàng bởi vị trí trung tâm cũng như thuận tiện về buôn bán. Chính vì thế, nhà phố cổ ở Hà Nội đắt ngang ngửa với nhiều khu vực như ở Tokyo hay Paris.

Chị Trần Linh ở phố Hàng Bún khẳng định, khu phố cổ vẫn không hề giảm giá và luôn luôn là... đất vàng. Chị đang rao bán căn nhà mặt phố Hàng Bún chưa đầy 31m2, nhà chỉ có 1 tầng, tầng 2 thuộc sở hữu nhà nước với giá 12 tỷ đồng, tính ra mỗi mét vuông có giá 400 triệu đồng. Chị Linh cho hay, ở Hàng Bún mới có giá này nếu ở Hàng Bạc, Hàng Ngang, Hàng Đào, giá sẽ gấp ba bốn lần.

Ông Nguyễn Minh, một nhân viên môi giới cho hay, nhà phố cổ thường có số lượng ít, thường thuộc sở hữu chung của nhiều người nên được gọi là hàng hiếm. Chỉ cần bán một ngôi nhà phố cổ vài chục m2, chủ nhà có thể mua được một ngôi biệt thự sang trọng ở Mỹ Đình hay Ciputra. Hiện ông Minh đang giới thiệu cho khách hàng ngôi nhà phố Hàng Trống với giá 60 tỷ đồng. "Đắt sắt ra miếng, ai mua được ngôi nhà này mở cửa hàng hay cho thuê mỗi tháng cũng kiếm vài trăm triệu", ông Minh niềm nở tư vấn.

Tương tự như vậy, một căn nhà phố Hàng Buồm, diện tích 36m3, gác trong tầng 2, sau nhà có sân chung để xe, ngõ rộng, phụ khép kín, sổ đỏ giá 18,5 tỷ đồng. Nhà mặt phố Ngõ Huyện, diện tích 45 m2, sổ đỏ đang chào bán giá 360 triệu đồng/m2. Nhà tầng 2, diện tích 35m2 phố Lương Văn Can giá bán 12 tỷ đồng.

Theo khảo sát, các khu vực trung tâm gần Hồ Hoàn Kiếm luôn có giá cao ngất ngưởng, có những ngôi nhà được gia chủ hét giá tới 800-900 triệu đồng/m2. Thông tin từ sàn bất động sản A.C cho thấy, nhà mặt phố Hàng Đào có giá khoảng 900 triệu đồng/m2, nhà phố Hàng Bồ 750 - 800 triệu đồng/m2, nhà mặt phố Bát Đàn 600 triệu đồng/m2.
http://dantri.com.vn/c728/s728-63881...ieu-dongm2.htm
 
Những yếu tố tiêu cực có thể sẽ tác động mạnh tới thị trường thời gian tới .

Tin đồn và những nhân tố liên quan tới tin đồn với hàng loạt lãnh đạo bị bắt giữ ( thường tin đồn ở việt nam luôn chính xác tương đối 90% sự thật )

Hàng loạt công ty chứng khoán đã bắt đầu bị đình chỉnh hoạt động cho thấy việc tái cơ cấu về cty chứng khoán đã bắt đầu thời gian tới sẽ chứng kiến hàng loạt cty ck nhỏ, làm ăn không hiệu quả sẽ bị giải thể, phá sản hoặc sát nhập.

Kết quả kinh doanh quý 3 đang dần lộ diện với những khó khăn trước mắt thì dự báo số lượng cty làm ăn thua lỗ sẽ tăng mạnh tác động tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư.

Nhiều DN khiến cổ đông “ngã ngửa” khi kết quả kinh doanh giảm mạnh so với trước khi soát xét, thậm chí có DN chuyển từ lãi qua lỗ như : SCR, VCG, PVX,STB, SDH, AVF, FDG,VNH, FBT, NTL, NTB, LBM, PXI, DTL, HJS, INC, MSN, VC5, TNC, HSI, HDG, SJS......

Sau kiểm toán nhiều cty bị nghi ngờ về khả năng hoạt động cho thấy việc đánh bạc với những cp này có nguy cơ mất trắng.

Hàng loạt lãnh đạo cty mang cổ phiếu đi cầm cố , thế chấp điển hình như : SQC, SGT, DLG, TNT, BGM, KTB......ACBS đã đem cầm cố 22,5 triệu cổ phiếu EIB và 3,6 triệu cổ phiếu VCB cho khoản vay của bên thứ ba, Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT) cho biết, giá trị khoản đầu tư của SGT vào CTCP Khoáng sản Sài Gòn Quy Nhơn (SQC) là 220 tỷ đồng tương đương 6,27 triệu cổ phiếu. Công ty đã thế chấp 4,5 triệu cổ phiếu được dùng để đảm bảo cho khoản vay 133,5 tỷ đồng tại Ngân hàng Phương Tây và 1,2 triệu cổ phiếu đảm bảo cho khoản vay 50 tỷ đồng dài hạn tại Ngân hàng Nam Việt.

- Yếu tố trọng tâm tác động đến thị trường trong giai đoạn hiện tại là thông tin liên quan đến hệ thống ngân hàng .việc khủng hoảng từ hệ thống ngân hàng hiện nay ngày càng nghiêm trọng....nhiều lãnh đạo ngân hàng bị bắt giữ , sự tăng trưởng yếu kém của toàn hệ thống , và nhiều ngân hàng đang liên tục dính phải scandal...

Các tập đoàn, tổng cty vốn nhà nước ồ ạt thoái vốn :Vinaconex ,dầu khí ,viễn thông, cao su, điện lực, sông đà......sẽ thoái vốn mạnh thời gian sắp tới với con số vài chục ngàn tỷ đồng .

Thực trạng kinh tế vĩ mô chưa có nhiều cải thiện các yếu tố chủ đạo quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp - thị trường tiêu thụ biểu hiện :
+ Tỷ lệ các cty giải thể phá sản không ngừng gia tăng , trong khi số lượng cty mới đăng ký thì ngày càng giảm mạnh
+ Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng mạnh.
+ Chỉ số sản xuất cũng giảm mạnh......khi tình trạng đình đốn sản xuất đang ngày càng lan rộng khắp các khu công nhiệp.
+Chỉ số hàng tồn kho của các cty tăng mạnh......khi lượng hàng tiêu thụ càng ngày càng giảm mạnh.

-Trước giao dịch xấu đi của thị trường thì các CTCK đã lựa chọn phương án bán ra để đảm bảo an toàn với làn sóng cắt lỗ của cty chứng khoán sẽ tác động mạnh tới tâm lý nhà đầu tư dc tư vấn......

- Nhiều cổ phiếu có tác động lớn đến thị trường đã gãy tren cho thấy những cp này sẽ sớm trải qua 1 đợt sụt giảm mạnh .

Còn rất nhiều yếu tố khác tác động nhưng ko có thời gian e chỉ thống kê tới đây.

Yếu tố quan trọng nhất đó là tâm lý của nhà đầu tư .......khi hầu hết tâm lý nhà đầu tư đang chuyển từ trạng thái nghi ngờ sang dần trạng thái bi quan ...nếu thị trường giao dịch trong biên độ hẹp càng lâu càng khiến cho tâm lý chản nản , bi quan sẽ đẩy thị trường bước vào đợt bán tháo càng mạnh
 
Khi chị giỏi, chị sẽ không gặp được những người đàn ông lo lắng cho mình


Câu nói của hoa hậu quốc tế Mỹ Ngọc Trinh (thi ở bên Mỹ, lại có nhiều nước tham gia thì chả gọi “quốc tế” gọi là gì?) “Khi chị giỏi, chị sẽ không gặp được những người đàn ông lo lắng cho mình” đã trở thành nổi tiếng.

"Tôi phụ thuộc và cảm thấy thoải mái, thấy mình may mắn hơn những phụ nữ khác vì có được người đàn ông thương mình và lo lắng cho mình. Mọi thứ có số hết. Khi chị giỏi, chị sẽ không gặp được những người đàn ông lo lắng cho mình” - Ngọc Trinh

Chỉ có kẻ điên mới nghi ngờ câu nói đó. Đơn giản, vì nó do hoa hậu phát ngôn ra. Muốn trở thành hoa hậu đâu có đùa. Trên đất nước khác cả triệu cô gái tốt nghiệp đại học, cả ngàn cô tốt nghiệp tiến sĩ trong khi hoa hậu ngoảnh đi ngoảnh lại chỉ vài chục cô, đủ biết khó khăn phức tạp như thế nào.

Chưa kể thi đại học còn gian lận hồ sơ, quay cóp bài vở chứ thi hoa hậu diễn ra hết sức công khai, đến thân thể còn nhiều lúc lộ thiên nói gì tới kiến thức. Hoa hậu nói là phải tin thôi.

Tại sao tin? Vì đúng là thứ nhất, rõ ràng đàn ông sinh ra để lo cho đàn bà, tất cả sử sách, tất cả văn học, sân khấu, điện ảnh đều ghi như thế. Nào Trọng Thủy lo cho Mỵ Châu, nào Kim Trọng và Sở Khanh cùng lo cho Thuý Kiều hoặc Romeo lo cho Juliet. Chưa khi nào thấy Mã Giám Sinh lo cho Từ Hải hoặc Thạch Sanh bỏ Công Chúa lo cho Lý Thông. Tất nhiên cũng có một số đàn ông vĩ đại suốt đời lo cho khoa học hoặc cho nhân loại, nhưng số ấy rất ít và cũng chả vì vậy mà không lo cho bạn gái hoặc vợ.
Thứ hai, không lo thì thôi, đã lo phải lo cho gái xinh, dù bản thân mình có xấu. Chả thế mà có phim Quái Vật với Người Đẹp hoặc có truyện thằng gù Quasimodo với cô gái dễ thương Esmeralda.

Chưa thấy anh nào sốt sắng lo cho phù thủy. Trường hợp Chí Phèo lo cho Thị Nở là rất hiếm và cũng chỉ lo vài ngày rồi chán ngay.

Vì một cô gái xinh, đã không biết bao nhiêu anh bỏ vợ bỏ con, bán cửa bán nhà, chuyện ấy chỉ có ngốc mới không biết.

Đã vậy, hoa hậu còn là xinh của cực xinh hay nói theo ngôn ngữ dân gian là đỉnh của đỉnh, thế thì lo cho hoa hậu một cách toàn tâm toàn ý, lo đến quên cả thân mình cũng chả có gì sai.



Người đẹp Ngọc Trinh

Ngọc Trinh tuyệt ở chỗ biết căn dặn chị em muốn được lo phải đừng tỏ ra mình giỏi. Trời ơi, lời dặn dò ấy mới thông minh làm sao, nếu không phải hoa hậu có trí tuệ siêu phàm chắc chắn không thể nghĩ ra được. Bởi Ngọc Trinh biết quá rõ lũ đàn ông. Chúng có một khoái cảm vô bờ khi cảm thấy mình trở thành kẻ mạnh mẽ, che chở, đùm bọc. Mà tự cổ chí kim, có ai che chở tiến sĩ, có ai che chở giáo sư, có ai che chở giám đốc hoặc chủ tịch hội đồng quản trị? Phải che chở nữ sinh, phải che chở cô thiếu nữ ngây thơ ngơ ngác, mắt đen láy và mở to tròn mới đúng luật.

Tiếp xúc với gái ngốc, hay theo lời Ngọc Trinh, gái không giỏi mới hạnh phúc làm sao. Hơi một tý là chúng nép vào ta, cái gì chúng cũng nhờ ta giảng giải, vật nào cũng muốn ta mua giúp. Gái ngốc chả biết ai già hay ai trẻ, ai có vợ hay ai còn trai tráng, càng chả biết tiền của đàn ông từ trên trời rơi xuống hay lao động khổ sai mà có. Gái ngốc cũng chả biết đắt rẻ thế nào, đòi mua túi xách LV mà cứ giản đơn như đòi mua cái kẹo, khiến ta vừa rút tiền ra vừa mê mẩn.

Xét ra, những cô nàng kém thông minh nhất là những cô cả cuộc đời cứ học quần quật, không biết phấn son là gì, không biết trang điểm là gì, xa lạ với váy ngắn hoặc mái tóc đen mượt óng ả, cả đời chỉ đầu bù tóc rối hoặc đeo kính cận dày cộp, nhìn đâu cũng thấy những vấn đề của thế giới chứ không thấy nổi vấn đề của bản thân mình là vừa khó tính, vừa cau có lại vừa khô khan. Những gái như thế đàn ông lo làm gì và lo cái gì? Chả lẽ lại mua tặng từ điển, mua tặng giẻ lau kính?



"Tiếp xúc với gái ngốc, hay theo lời Ngọc Trinh, gái không giỏi mới hạnh phúc làm sao"

Hỡi đàn bà, khôn hồn thì thông minh cũng phải giấu đi. Muốn được đàn ông chăm sóc, lo lắng hoặc mua nhà mua xe thì phải khờ dại, phải chớp chớp mắt, phải như Xuân Diệu đã viết “Chỉ biết yêu thôi chả biết gì”!

Cám ơn Ngọc Trinh. Với tư cách là đương kim hoa hậu quốc tế tại Mỹ (rõ ràng là hơn hẳn nếu tại Ma rốc hoặc tại Campuchia) ở chỗ đã khẳng định một chân lý mà xưa nay một vài đứa còn nghi ngờ. Với tuyên bố của mình, Ngọc Trinh đã đập tan những luận điệu có tính tuyên truyền lừa bịp, cho rằng với nhân loại nói chung và phụ nữ nói riêng, kiến thức là điều rất quan trọng. Thực ra, kẻ có trí tuệ chính là kẻ tỏ ra ngốc một cách sâu sắc và toàn diện!
 
Back
Top