Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Sự tàn phá âm thầm của lạm phát
Tên trộm giấu mặt mang tên lạm phát đã làm cho giá cả tăng cao. Giá cả của hàng hóa là sự đo lường thông qua đơn vị tiền tệ, trong khi giá trị thực sự được đo lường thông qua các tài sản đổi được như vàng, bạc, bất động sản.

Trong khoảng một tháng rưỡi, giá xăng tăng 3.000 đồng/lít và dầu các loại tăng từ 1.000 đồng đến 2.600 đồng/lít. Chưa nói đến các doanh nghiệp đang lao đao vì thiếu vốn, người tiêu dùng cũng thấy "nghẹt thở" vì giá xăng tăng. Ấy là chưa kể xăng dầu tăng kéo theo bao nhiêu mặt hàng khác cũng tăng theo.

Lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng CPI

Giá cả tăng lên đồng nghĩa với việc sẽ phải bỏ ra số lượng tiền lớn hơn để mua một lượng hàng hóa không đổi, hay đơn giản là tiền tệ mất giá đi và chúng ta gọi chung đó là lạm phát.

Không còn nghi ngờ gì, lạm phát luôn hiện hữu bất luận bạn đo lường nó như thế nào. Nhiều người coi sự gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ số để đo lường lạm phát.

CPI là không sai nhưng cũng không thực sự chính xác. Bởi khi tính toán chỉ số CPI cơ quan thống kê dùng một giỏ hàng hóa và dịch vụ rồi theo dõi chúng theo từng tháng, từng năm. Việc này cho kết quả tốt nếu họ theo dõi giá của từng loại hàng hóa đó tháng này sang tháng sau, năm này sang năm sau. Vấn đề là các cơ quan thống kê không chỉ Việt Nam, mà cả Mỹ hay châu Âu không phải luôn luôn dùng giá thực, và họ cũng không theo dõi cùng chủng loại hàng hóa qua các năm. Ví dụ nếu một mặt hàng nào đó tăng lên nhanh chóng trong một năm, mặt hàng đó sẽ bị đưa ra khỏi rổ hàng hóa (loại trừ), và được thay bằng một mặt hàng khác (thay thế), hoặc đơn giản sẽ bị ấn định một giá mới (điều chỉnh lạc quan).

Biểu đồ tỷ lệ % tăng trưởng GDP và lạm phát ở Việt Nam

Ví dụ về sự loại trừ, tại Mỹ, văn phòng thống kê lao động (Bureau of Labor Statistics - BLS - www.bls.gov) đã đưa ra một cách tính CPI "mới và được cải tiến", gọi là CPI lõi, mà bao gồm chỉ hai thứ thiết yếu mà mọi người cần để sống sót, là thức ăn và năng lượng. Đó là những thống kê lạm phát mà hầu hết chúng ta đều được nghe bởi vì nó được phát trên hầu hết các phương tiện truyền thông.

Sự tranh cãi ở đây là giá thức ăn và năng lượng không ổn định và thay đổi theo mùa, và loại bỏ chúng sẽ dẫn tới sự ổn định hơn cho việc đo lường lạm phát. Trên thực tế, giá có thể tăng hoặc giảm vì nhiều nhân tố bên ngoài yếu tố tiền tệ bởi: sự thay đổi giữa cung và cầu, sự tăng năng suất, sự gia tăng của các hàng hóa thay thế. Thiết bị điện tử đặc biệt dễ bị giảm giá, ngay cả khi cung tiền đang tăng lên. Nó chỉ là giá cả sẽ giảm hơn nữa dù cung tiền vẫn không thay đổi.

CPI lõi rất được các chính phủ yêu thích vì nó làm cho mọi thứ trông có vẻ tốt hơn. Dưới thời tổng thống Mỹ Bill Clinton, Đảng Dân chủ đã lý giải rằng: "À, nếu thịt bò quá đắt, mọi người sẽ thích ăn thịt gà hơn". Họ cắt bỏ thịt bò thăn (đã được theo dõi giá từ năm 1959) khỏi rổ hàng hóa và thay vào đó là lườn gà, vì nó rẻ hơn và sẽ làm CPI lõi thấp hơn.

Về việc điều chỉnh lạc quan hóa: Điều chỉnh lạc quan được cho là để bồi thường việc cải tiến chất lượng. Ví dụ, nếu chiếc xe mà bạn mua năm nay có giá đắt hơn 5% so với chiếc xe bạn mua năm ngoái, nhưng lại có thêm bộ điều khiển tự động, thì họ sẽ tính mức giá có trừ đi việc cải tiến chất lượng, như vậy là những chiếc xe này có giá như nhau, theo cách tính của BLS.

Ai đó có thể hỏi tại sao Văn phòng thống kê lao động Mỹ lại thực hiện việc tính CPI? Tại sao cục Thống kê (Bureau of Statistic) không tính toán chúng? Nhưng chắc chắn là các con số sẽ chính xác hơn nếu xuất phát từ cục Thống kê.

Do vậy, chỉ số giá tiêu dùng sẽ trông như thế nào nếu sử dụng CPI nguyên thủy? John Williams tại Shadow Government Statistics (ShadowStats.com) và Bart ở Nowandfutures.com đã tự làm công việc tính toán lại CPI nguyên thủy thay chính phủ Mỹ và vạch trần những trò bịp bợm tài chính của họ. Họ đã cần mẫn tái cấu trúc lại trước khi bị ảo hóa của CPI. Nếu nhìn vào ví tiền của mình, mọi người sẽ thấy là họ đúng.

Dưới đây là biểu đồ của John Williams về CPI của Mỹ sau khi đã bỏ đi những điều lạc quan hóa. Đường ở trên màu xanh là CPI được tính lại, đường màu đỏ bên dưới là CPI của chính phủ:

Biểu đồ CPI được tính toán lại và CPI của chính phủ

Như vậy, sử dụng CPI để đo lường lạm phát là không sai, nhưng sự tăng lên trong cung tiền tệ mới là biện pháp đúng và thích hợp để đo lường lạm phát. Giá cả tăng không phải là lạm phát, mà chỉ là triệu chứng của lạm phát. Mỗi một đơn vị tiền tệ được tạo ra đều làm loãng đi dòng tiền tệ đang lưu thông, dẫn đến việc nó bị mất dần giá trị. Điều đó xảy ra vì số lượng tiền tệ tăng lên vẫn dùng để mua một số lượng hàng hóa và dịch vụ không đổi, dẫn đến giá cả tăng cao. Giá trị vốn có của hàng hóa vẫn như cũ, nhưng lượng tiền cần thiết để mua nó lại tăng lên.

Thực sự là có rất nhiều tiền đang lưu thông trong nền kinh tế hiện nay. Lượng tiền cơ sở - gồm tiền đang lưu thông và tiền mà các ngân hàng thương mại gửi tại ngân hàng trung ương các nước - đã tăng vọt kể từ khi Fed thực hiện chính sách "nới lỏng định lượng" nhiều điều tiếng từ năm 2008 đến nay, cũng như các khoản cho vay nhằm giải cứu các nước Châu Âu thoát khỏi khủng hoảng nợ công tồi tệ gần đây.

Tại Mỹ, thông qua hoạt động thị trường mở của Fed (mua chứng khoán nợ với tiền mới), tiền cơ sở đã tăng gấp ba trong vòng chưa đầy bốn năm, như biểu đồ dưới đây cho thấy.

Biểu đồ cung tiền tệ cơ sở từ năm 2005 tới nay. Đơn vị: Tỷ USD

Như vậy, nguồn cung tiền tệ đã cho thấy sự thật rằng tiền tệ chỉ đơn giản là một bức màn che giấu giá trị thực, và điều đó cho phép các chính phủ móc túi người dân một cách hợp pháp trong khi vẫn không ngừng tuyên bố rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn thỏa thôi.

Khoản thuế ngầm và đồng tiền thực sự

Về cơ bản có hai loại thuế, một loại mọi người đều có thể nhìn thấy được, còn loại thứ hai thì không. Thuế lạm phát chính là loại thứ hai. Mỗi khi các chính phủ hứa hẹn một thứ gì đó miễn phí hay quyết tâm giảm thâm hụt ngân sách, mỗi khi chúng ta đi vay mượn sự thịnh vượng ngày mai để tiêu dùng cho ngày hôm nay. Tất cả chúng sẽ quay lại ám ảnh chúng ta dưới hình thức một khoản thuế lạm phát, âm thầm lặng lẽ và sung công sự giàu có của chúng ta một cách vô hình.

Bởi vậy, dù nền kinh tế Mỹ có rất nhiều lợi thế so với toàn cầu, dân Mỹ đã không giàu lên bao nhiêu so với những thập niên trước 80's (tính theo giá trị thực của đồng USD sau lạm phát). Lý do bởi các chính trị gia Mỹ cần kiếm phiếu nên đã chi tiêu rất nhiều để "cứu" các nhóm lợi ích và các nhóm ảnh hưởng đến số đông cử tri; do đó, các chính sách kinh tế thường khập khễnh và lạc giọng. Điển hình là hai gói kích cầu QE 1 và 2; cùng chương trình Obamacare (chăm sóc y tế).

Biểu đồ sức mạnh đồng USD được tính toán lại.

Theo như thông lệ, các chỉ số kinh tế như GDP, CPI, tỷ lệ thất nghiệp được coi là các chỉ số biểu thị cho sự tăng trưởng kinh tế, nhưng các chỉ số này lại bị biến dạng nhiều nhất khi đồng tiền bị mất giá. Một đồng tiền rẻ hơn là cách làm lý tưởng để đạt được các mục tiêu chính trị, bởi tăng trưởng thực sự được thổi phồng và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống thông qua tiền lương thực tế giảm đi.

Hệ thống tiền tệ pháp định cho phép để tạo tín dụng dễ dãi. Nó yêu cầu mở rộng nguồn cung tiền tệ thật nhanh để che đậy sự thật rằng một loại tài sản đã vượt quá giá trị đang điều chỉnh và sẽ quay lại giá trị thực hoặc xuống thấp hơn. Điều này là không thể xảy ra với chế độ bản vị vàng và hoạt động dự trữ theo tỷ lệ bảo thủ của ngân hàng. Vì thế, lạm phát đã không xảy ra ở Mỹ cho đến khi tổng thống Johnson bắt đầu thay đổi hệ thống Bretton Woods để bơm tiền cho chiến tranh Việt Nam, và nó tăng tốc khi tổng thống Nixon kết liễu Bretton Woods và đưa nước Mỹ ra khỏi chế độ bản vị vàng năm 1971. Điều này đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử thế giới khi một quốc gia từ bỏ chế độ tiền tệ có tài sản đảm bảo sang chế độ tiền tệ pháp định. Chúng ta có thể thấy các ví dụ này qua thời kỳ siêu lạm pháp tại cộng hòa Weimar ở Đức hay chỉ mới đây là nước Cộng hòa Zimbabwe.

Như vậy, tên trộm giấu mặt mang tên lạm phát đã làm cho giá cả tăng cao. Giá cả của hàng hóa là sự đo lường thông qua đơn vị tiền tệ, trong khi giá trị thực sự được đo lường thông qua các tài sản đổi được như vàng, bạc, bất động sản. Giá trị đại diện cho sức mua của đồng tiền và tỷ lệ lạm phát. Đó là sự so sánh về sức mua giảm dần của đồng tiền pháp định so với các loại tài sản như vàng bạc, năng lượng, bất động sản, hay cổ phiếu. Mối quan hệ này là luôn tiêu cực cho đến khi đồng tiền thật sự như vàng hay bạc được sử dụng, nó biểu lộ sức mua tăng lên trong sự so sánh với các đồng tiền pháp định.

Biểu đồ giá vàng niêm yết bằng đồng đôla từ năm 1999 đến 2012
 
Theo nguồn tin của VnEconomy, trong năm 2012 nhiều khả năng sẽ có thêm một số thương vụ hợp nhất trong ngành ngân hàng, trong đó, hai ngân hàng có trụ sở ở Tp.HCM hợp nhất với một ngân hàng có trụ sở ở phía Bắc, và hai ngân hàng nhỏ có trụ sở phía Bắc dự kiến tự nguyện hợp nhất.
 
Không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán

Không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán

Theo Nghị định 24/2012/NĐ-CPvề quản lý hoạt động kinh doanh vàng, hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:

1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.

2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

3. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

4. Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.

5. Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.

6. Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.

7. Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp (DN) được NHNN cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng. DN được NHNN xem xét cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ 5 điều kiện: là DN thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên; có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 năm trở lên; có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 2 năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế); có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Với các tổ chức tín dụng, NHNN xem xét cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ 3 điều kiện: có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên; có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng; có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Riêng với các DN sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, NHNN sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ khi đáp ứng đủ 2 điều kiện: là DN được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong giấy chứng nhận đăng ký DN; có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/5/2012.
Vợ em còn mấy cây Vàng giờ mang bán không biết bán ở đâu ? CA có phục kích không ?
Nghĩ mà thấy hơi run run......

http://vov.vn/Home/Nhieu-chinh-sach-...125/207983.vov
 
Trong cộng đồng người Việt ở Mỹ – và một số quốc gia khác thì Nguyễn Bé Lory là người giàu nhất

ÔI , ĐỒNG CHÍ LARRY !!!





Đồng chí Larry Hillblom gặp Nguyễn Thị Bé năm 1993, lúc ấy cô mới 18 tuổi. Sau nhiều lần đến Phan Thiết, đ/c Hillblom quyết định đầu tư vào khách sạn Vĩnh Thủy, theo hình thức hợp tác liên doanh và bỏ thêm vốn nâng cấp nội thất biến nó thành khách sạn Novotel như hiện nay.


Bên cạnh đó, đồng chí còn cho xây dựng một sân golf 18 lỗ chỉ nhằm để thỏa mãn thú chơi golf của mình. Sân golf này có thời được đánh giá là sân golf đẹp nhất châu Á. Hiện giờ sân đã được xã hội hóa đông người chơi nhưng hồi mới ra đời, chủ yếu chỉ phục vụ cho nhu cầu của Hillblom, mỗi năm đồng chí tạt qua vài ba lần giao lưu với bạn hữu ở đó, bỏ ra một số tiền để bảo dưỡng mặt cỏ để năm sau quay lại.





Tại khách sạn Vĩnh Thủy – nơi Nguyễn Thị Bé làm công, đ/c Hillblom đã để mắt đến cô và kết quả là Nguyễn Bé Lory ra đời. Nhưng cũng như mẹ của Jellian Cuartero, Mercedita và Junior Larry Hillblom, Nguyễn Thị Bé sau khi mang thai Nguyễn Bé Lory, thì Hillblom không hề có một lời thăm hỏi, chứ đừng nói gì đến chu cấp tiền bạc.
Lúc đó, Nguyễn Thị Bé chỉ là lao động hợp đồng theo thời vụ, khi bầu bí càng to, khách sạn không thuê cô nữa, đành ngậm ngùi về quê, kiếm một căn lều rách nát nương thân. Trở về quê để tránh búa rìu dư luận vì theo Tây có thai ngoài giá thú, nhưng cô Nguyễn Thị Bé không thể trốn mãi trong căn chòi lá rách nát. Dù bụng mang dạ chửa, Bé vẫn phải ráng ra đồng đi gặt, đi làm cỏ mướn để kiếm ăn.
Trong lúc mang thai, Nguyễn Bé không có tiền để mua sữa uống, ăn cơm với rau mắm qua ngày, thịt cá cũng chỉ là giấc mơ. Cuối năm 1994, dẫu bà mẹ thiếu dinh dưỡng thằng cu vẫn ra đời nặng gần 4 kg. Bà mụ vườn soi ngọn đèn dầu leo lét cắt rốn, vỗ đánh đét vào mông đứa bé khiến nó khóc ngằn ngặt rồi reo lên: “Một thằng Mỹ lai, mày đặt tên nó là gì?”. Ôm đứa con trai kháu khỉnh vào lòng, Bé ứa nước mắt ghép tên của mình và người tình tỷ phú.
Nhưng khi đi làm khai sinh cho cháu, lóng ngóng thế nào cha cô ghi lộn chữ Larry thành Lory. Cái tên Nguyễn Bé Lory ra đời từ đó. Thằng bé trổ giò lớn nhanh như thổi. Nó có khuôn mặt tựa người cha điển trai nhưng lại thừa hưởng mái tóc đen mượt của mẹ.
Nghe tin Bé sinh con, một người bạn của cô đã đến chụp cô Bé và Lory ba kiểu ảnh và gửi lên Đà Lạt cho người thân cận chuyển đến Larry. Nhờ những tấm ảnh này, tỷ phú Larry mới biết mình có con rơi ở Việt Nam .

Năm 1995, khi thằng bé chưa đủ tuổi thôi nôi, một thanh niên tên H. ở Phan Thiết đến làm thuê ở Tân Xuân xót thương hoàn cảnh của cô Bé đã ngỏ lời cầu hôn. Đối với Bé đó là mối tình đầu đời của cô dù cả hai đều là những người cùng khổ. Anh H. dọn về ở chung trong căn chòi lá với Bé ở Tân Xuân và hai người cũng sống với nhau không hôn thú.
Tuy nhiên, cuộc sống của họ thật sự hạnh phúc dù mỗi ngày phải làm thuê đong gạo ký. Bé Lory gọi anh H. là cha và nó luôn quyến luyến, nũng nịu đòi cha bắt dế, bắt chim mỗi chiều khi anh H. đi làm đồng về. Nó hoàn toàn không có thứ đồ chơi nào mà chỉ biết vọc cát quanh nhà. Thế nhưng căn nhà lá trống trước hụt sau vẫn đầy ắp tiếng cười của thương yêu.
Khi bé Lory giáp thôi nôi, cả cô Bé và Lory đều không biết rằng cha nó – tỷ phú Larry Hillblom sắp có một chuyến bay cuối cùng. Cũng chính từ biến cố của chuyến bay tử thần này đã làm thay đổi cuộc đời của mẹ con cô Bé.
Cái chết của tỷ phú Larry Hillblom lúc đó cũng chưa có một ảnh hưởng nào đến cậu nhóc Nguyễn Bé Lory lẫn mối tình nghèo của Bé và anh H. Năm 1996, Bé sinh cho anh H. một đứa con gái bụ bẫm và đặt tên là Nhung.
Một đêm hè 1996, khi Lory vừa lên hai tuổi thì có một nhóm người Tây + ta đi xe hơi bóng lộn xuất hiện tại căn nhà lá. Lory được đưa cho túi đồ đắt tiền nhưng lạ thay nó không buồn nhận mà như ý thức được điều gì đó nên khóc thét và ôm chặt người cha dượng.
Ngay sau khi biết chính xác Nguyễn Bé Lory là con ruột của Hillblom qua kết quả xét nghiệm ADN, hai luật sư John Veaque và Garrick Gallager đã làm thủ tục, đưa mẹ con Nguyễn Thị Bé và Nguyễn Bé Lory ra khỏi Việt Nam để đến sinh sống ở một thành phố nhỏ thuộc miền Đông nước Mỹ.
Cho đến nay, giới luật sư đã lấy ra từ tài khoản của Hillblom 25 triệu USD. Tổng số tiền mà 4 đứa “con thật” của Hillblom sẽ được hưởng là 300 triệu USD, nhưng họ chỉ thực nhận mỗi người 30 USD triệu vì phải nộp thuế liên bang và thuế lợi tức. Riêng Bệnh viện UC San Francisco được 200 triệu USD.
Hiện tại, mỗi tháng mẹ con cô Nguyễn Thị Bé được nhận từ ngân hàng 5.000 USD để tiêu dùng. Khi Nguyễn Bé Lory đủ 18 tuổi – nghĩa là vào năm 2013, mẹ con cô sẽ được lĩnh tổng cộng 60 triệu USD (bao gồm cả tiền thừa kế chính thức cộng với lãi ngân hàng).
Có lẽ trong cộng đồng người Việt ở Mỹ – và một số quốc gia khác, thì Nguyễn Bé Lory là người giàu nhất. Nói chung, ai cũng mừng cho mẹ con cô Nguyễn Thị Bé với một hậu vận tốt đẹp. Nhưng – vẫn là một chữ nhưng, nếu đến lúc này mà Larry Hillblom vẫn còn sống, thì chẳng hiểu đời Bé Lory cùng Jellian Cuartero, Mercedita Felliciano, Junior Larry Hillblom – và có thể sẽ còn có thêm những đứa bé khác, sẽ như thế nào?
Chuyện về những đứa con rơi của nhà tỉ phú Larry Hillblom chưa phải đến đó là chấm dứt. Mới đây, một phụ nữ có tên Sally Bauer lại gửi đơn khởi kiện lên Tòa tối cao Saipan , đòi quyền thừa kế cho 2 đứa con – mà Bayer khẳng định đó là con của Hillblom. Theo lời Bauer, chỉ đến khi cô xem tivi nói về Larry Hillblom và về chuyện thừa kế, thì lúc ấy cô mới biết Hillblom đã chết.

Phát biểu với báo chí, một luật sư của Bauer là ông Antonio M Altalig, cho biết: “Đây không chỉ là sự đòi hỏi công bằng cho bà Bauer, mà là cho hai đứa trẻ. Chúng có quyền được biết ai thật sự là cha chúng, và trong thâm tâm của chúng, cha chúng là ông Larry Hillblom”.

CHÚNG TA XEM D/C LARRY LÀ AI?




Đồng chí Larry Hillblom đã tịch cách đây 17 năm vì tai nạn máy bay và mất xác trên biển Thái Bình Dương. Chuyện chả có gì đáng nói, nhưng vì lúc đó đồng chí là giám đốc hãng chuyển phát nhanh DHL với tổng tài sản cỡ hơn tỷ đô. Hơn thế, đồng chí lại là người có một mớ con rơi ở một số nước mà đồng chí từng đi qua.


Với VN, đồng chí là nhà đầu tư nước ngoài tiên phong bỏ vốn vào khách sạn Novotel và xây sân golf Phan Thiết. Cũng trong thời gian mần ăn ở đây, đồng chí đã để lại một đứa con rơi tên là Nguyễn Bé Lory, người được thừa kế gia tài hàng chục triệu USD.


Tuần trước Nguyễn Bé Lory cùng mẹ là Nguyễn Thị Bé từ Mỹ về thăm gia đình ở tỉnh Bình Thuận thì một lần nữa, chuyện về Nguyễn Bé Lory lại là đề tài nóng hổi. Chuyện không chỉ thuần túy về mặt tình ái mà hơn thế là câu chuyện pháp lý xung quanh quyền thừa kế rất đáng để suy ngẫm.


Đồng chí Larry Hillblom sinh năm 1943 ở California; quán triệt sâu sắc đường lối của Tiệc, và sự ưu việt của nền giáo dục XHCN, đồng chí đồng chí đã tốt nghiệp trường Luật – Đại học Berkeley. Năm 1969, Larry cùng hai người bạn là Adrian Dalsey và Robert Lynn, thành lập công ty chuyển phát nhanh, lấy chữ đầu của tên ba người ghép lại, thành DHL.


Thoạt đầu, DHL dùng máy bay, giao nhận thư tín, các loại giấy tờ, vận đơn của tàu biển đến những cảng, nơi tàu sẽ cập bến. Khi tàu đến, việc bốc dỡ hàng hóa diễn ra rất nhanh gọn bởi lẽ mọi thủ tục đã được hoàn tất từ trước rồi.


Dần dà, DHL trở thành hãng chuyển phát nhanh lớn và nổi tiếng nhất hành tinh với đủ chủng loại – từ cây kim may quần áo đến chiếc xe ủi đất. Bên cạnh đó, DHL cũng là hãng duy nhất có tuyến giao nhận ở Cuba và Bắc Hàn.


Ước tính, vào thời điểm trước khi Hillblom chết, tài sản của DHL vào khoảng 5,7 tỉ USD, bao gồm 420 máy bay chở hàng, hơn 100 tàu biển, 76.200 xe vận tải, 450 kho hàng cùng các bất động sản khác. Trong đó, phần của Hillblom chừng 1,6 tỉ. Với 285 nghìn nhân viên làm việc tại 222 chi nhánh trên toàn thế giới. Mỗi năm, DHL vận chuyển khoảng 1,5 tỉ chuyến hàng.
 
Đồng chí là một người đam mê máy bay, và đặc biệt, rất thích bay với các loại máy bay cổ điển. Sau những năm 80, khi sự thành công đã lên đến đỉnh cao, đ/c Hillblom bỗng quyết định tôn thờ chủ nghĩa độc thân và quan hệ với phụ nữ theo kiểu mua lẻ, “bóc bánh trả tiền”. Cách sống ấy được những cộng sự và luật sư riêng của đồng chí giữ bí mật. Chỉ sau khi Hillblom chết, cuộc chiến giành quyền thừa kế giữa những đứa con rơi nổ ra, người ta mới biết đ/c Hillblom có cả một chuỗi mai mối ở các nước mà đồng chí đã từng lưu lạc, chuyên cung cấp cho đồng chí những cô gái còn trinh trắng.


Hầu hết những cô này là bồi bàn, hoặc phục vụ trong những quán bar. Thông thường, đ/c Hillblom chỉ quan hệ với mỗi cô trong vòng vài tuần. Sau đó, đ/c cho họ một ít tiền, vài món quà rồi… thay cô khác theo chính sách luân chuyển cán bộ một cách thật thà.





Năm 1982, đ/c Hillblom chuyển đến sống ở đảo Saipan, thủ phủ của quần đảo Mariana, là vùng lãnh thổ thuộc Mỹ nằm ở phía đông Philippine. Tại đây, đ/c trực tiếp điều hành các thương vụ kinh doanh tại quần đảo Hawaii, Philippines. Riêng tại Việt Nam, Hillblom bỏ ra 40 triệu USD để đầu tư cải tạo, nâng cấp khách sạn Palace, Đà Lạt.


Việc đầu tư phải thông qua một công ty của một nước thứ ba vì thời điểm ấy, Mỹ vẫn thi hành lệnh cấm vận với Việt Nam. Cũng chính vì Mỹ quốc chưa dỡ bỏ lệnh cấm vận nên khách sạn của đ/c đìu hiu, hoạt động lay lắt một thời gian rồi phải đóng cửa.


Như đã nói ở trên, đ/c Hillblom có máu say mê các loại máy bay du lịch. Ngoài mấy chiếc Cessna 4 chỗ ngồi, Beachcraft 8 chỗ ngồi, đ/c còn sở hữu một chiếc thủy phi cơ kiểu Catalina, mà đ/c đặt tên là “Seabee” (ong biển).
Chính chiếc thủy phi cơ này đã vùi đ/c Hillblom cùng một người bạn và viên phi công xuống vùng biển Anatahan vào ngày 21/5/1995, khi đồng chí trên đường từ Saipan đến đảo Pagan để xem núi lửa phun cho thỏa chí tò mò. Vì thời tiết quá xấu nên đ/c phải quay về, nhưng đ/c đã không về đến nhà mà là về với đáy đại dương. Tìm kiếm suốt một tuần lễ, nhân viên cứu hộ chỉ vớt được xác bạn đ/c và viên phi công. Còn đ/c Hillblom thì mãi mãi biến mất.


Năm 1982, khi bắt đầu đến đảo Saipan sinh sống, ở tuổi 40, đ/c Hillblom đột ngột viết… di chúc. Trong di chúc, đ/c để lại toàn bộ tài sản cho Trường đại học UC – San Francisco, California, và tuyệt nhiên không hề có một dòng chữ nào nói về những đứa con rơi ở phần thừa kế.


Ngay cả mẹ đồng chí là bà Helen Anderson cùng hai người anh, em ruột, tên là Grant Anderson và Terry Hillblom cũng được đ/c cho… đi tàu suốt! Tuy nhiên, theo luật Saipan – là nơi Hillblom đăng ký thường trú, thì những đứa con sinh ra sau khi viết di chúc, vẫn có quyền thừa hưởng tài sản của người cha.


Vì vậy, lúc thông tin về cái chết của Hillblom được công bố, có nhiều cô gái ở nhiều nước đã lên tiếng, rằng đồng chí này là cha của con mình. Mẹ cháu bé Mercedita Felliciano cho biết, cô đã bán trinh cho Hillblom với giá 2.200 USD, và kết quả là sự ra đời của đứa con gái.


Mẹ một bé trai khác – tên là Jellian Cuatero cũng khẳng định trong một lần đến quán bar nơi cô làm việc ở Philippines, Hillblom – thông qua một “má mì”, đã ngủ với cô ba đêm, thù lao là một chiếc đồng hồ đeo tay bằng vàng và 1.500 USD.
Riêng cháu bé Junior Larry Hillblom ở đảo Guam thì đặc biệt hơn cả. Hillblom đã ở với mẹ cháu gần 4 tháng, rồi khi cô này có bầu, đ/c đã đồng ý cho cô lấy họ, tên Hillblom để đặt cho con.


Tổng cộng, có tất cả 8 bà mẹ, với 11 đứa con mà bà nào cũng quả quyết con mình là “thứ thiệt”. Thế nhưng, trong tất cả những cuộc tình chớp nhoáng ấy, Hillblom hầu như không bao giờ chụp hình chung với những cô gái mà đ/c đã từng ăn ở, cũng như sau khi chia tay, có lẽ do say sưa hoạt động cách mạng nên đ/c chẳng thư từ thăm hỏi gì nên tất cả các “bà mẹ” đều chỉ có thể chứng minh bằng… miệng mà thôi!


Chính cái mắc mứu này đã khiến giới luật sư được dịp hốt bạc và có thể nói, trong số hơn 200 luật sư ở Saipan, hầu như ông nào cũng dính dáng đến vụ kiện đòi tiền thừa kế.
Để có thể hưởng phần thừa kế, thì phải chứng minh đứa bé mang trong mình dòng máu của Hillblom bằng phương pháp xét nghiệm ADN. Thế nhưng, vì xác của Hillblom không được tìm thấy, nên không thể lấy mẫu tế bào của đ/c này để làm xét nghiệm.


Điều đáng ngạc nhiên là một tuần sau khi Hillblom chết, căn nhà của đ/c ở Saipan đã được ai đó lau chùi rất sạch sẽ. Ngay cả bồn tắm – là nơi có thể tìm thấy những mẩu tóc của Hillblom để phân tích ADN, cũng được rửa bằng axít muriatic (là loại axít có tác dụng phân hủy nhanh chóng tế bào sừng như tóc, lông, móng tay).


Hai chiếc ôtô du lịch của Hillblom cũng thế – nghĩa là được tẩy rửa từ trong ra ngoài. Riêng những vật dụng cá nhân như lược, dao cạo râu, quần áo, bàn chải đánh răng… của Hillblom, lại được chôn trong khu vườn phía sau nhà. Và khi tìm ra, thì chúng không còn phục vụ cho việc xét nghiệm được nữa.

CHÚNG TA CHÀO THUA Đ/C ...
 
Chỉnh sửa Chỉnh sửa

Đó mới là cuộc sống

01/05/2012 15:19 | 0 lượt xem

Đó mới là cuộc sống!!!

Một bà cụ 80 tuổi đến một quán ăn hỏi nhân viên phục vụ :
“Bà chỉ có mười ngàn, bà muốn uống canh.”


Vì bà cụ đã lớn tuổi, nói chuyện nghe không rõ lắm.
Khi đó tôi có thể cảm nhận được sự ngại ngùng của bà, vẻ mặt của bà thiếu điều muốn khóc.

Một lúc sau, nữ phục vụ bưng ra một bát cơm và canh nóng để trước mặt cụ.
Bà cụ nhìn thấy trong cơm có thịt, liền vội nói :
“Bà không cần thịt, bà chỉ có mười ngàn thôi.”
Nữ phục vụ nhỏ nhẹ đáp lại :
“Bà ơi, cái này không tính tiền, bà cứ từ từ dùng ạ!”

Mỗi người chúng ta ai cũng sẽ già đi, sống tốt với người già luôn là một nét đẹp đạo đức của con người.

----------------------------------------------

Nếu bạn thấy thông điệp này ý nghĩa, xin hãy chia sẻ thông điệp này đến những người thân và bạn bè.
 
Máy bay Trung Quốc đe dọa đoàn tàu Việt Nam đi thăm Trường Sa

Một thông tin trên mạng cho biết là hai máy bay khu trục Trung Quốc hôm nay 01/05/2012 vừa xâm phạm vùng trời Việt Nam tại khu vực bán đảo Cam Ranh và phía bắc tỉnh Ninh Thuận. Hiện chưa có nguồn tin chính thức xác nhận tin này, nhưng được biết là trước đó, khi đoàn đại biểu Đà Nẵng đi thăm Trường Sa trong tháng tư vừa qua, máy bay Trung Quốc đã bay bên trên để đe dọa.

Thông tin đăng trên trang mạng Ba Sàm ( http://anhbasam.wordpress.com/ ) hôm nay cho biết nhiều phóng viên đang cố liên lạc với Vùng 4 hải quân (đóng tại Cam Ranh) để kiểm chứng thông tin nói trên, nhưng chưa được trả lời.

Trong khi đó, theo lời nhà báo Thanh Thảo từ Quảng Ngãi, trong chuyến đi thăm huyện đảo Trường Sa của đoàn đại biểu thành phố Đà Nẵng từ ngày 21/4 đến 28/4 vừa qua, khi đoàn tàu Hải quân chở đoàn ra Trường Sa, máy bay Trung Quốc đã bay bên trên để hù dọa :

« Tôi mới làm việc sáng nay với đoàn đại biểu thành phố Đà Nẵng đi thăm chiến sĩ Trường Sa mới về. Các anh có trách nhiệm trong đoàn nói rằng trong quá trình tàu hải quân chở đoàn đi Trường Sa, nhiều lần máy bay Trung Quốc bay trên đầu, bay qua rồi bay lại, tỏ ý dọa dẫm, cảnh cáo. Tất nhiên là tàu hải quân Việt Nam thì không việc gì phải sợ, mà máy bay Trung Quốc thì cũng chẳng làm gì, nhưng họ cứ bay qua bay lại nhiều lần như thế. Như vậy chuyện máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận Việt Nam là có thật.

Thông tin trên mạng đưa ra vào trưa nay, 01/05, về việc hai máy Trung Quốc xâm phạm không phận Việt Nam ở khu vực Khánh Hoà, Cam Ranh thì còn cần phải được kiểm chứng. Nhưng trước đó, không dưới một lần, Trung Quốc đã xâm phạm không phận và hải phận Việt Nam, ( xâm phạm ) hải phận thì nhiều hơn. Còn bây giờ là tiến tới ( xâm phạm ) không phận. Về thông tin trưa nay thì các báo chí đang liên lạc với vùng 4 hải quân để chờ những thông tin chính thức.

Khi máy bay Trung Quốc xâm phạm thì bao giờ cũng có mục đích, chứ họ không bay khơi khơi cho tốn xăng. Mục đích đó thì ai cũng biết là để cảnh cáo, đe dọa Việt Nam. Thông điệp về sự đe dọa cũng khác nhau tùy theo cách bay, độ cao. Họ cũng muốn thăm dò đối phương xử lý ra sao. Vừa đe dọa, vừa thăm dò cũng là chiến thuật mà Trung Quốc hay dùng. Lãnh đạo Việt Nam cũng phải có cách xử lý một cách phù hợp tùy theo mức độ của thông điệp. »
 
Chứng khoán sau nghỉ lễ: Sóng tăng

Chứng khoán sau nghỉ lễ: Sóng tăng






(ĐTCK) Thị trường đã có một tuần tăn điểm nhẹ với thanh khoản sụt giảm trước dịp nghỉ lễ. Tuy nhiên, những dấu hiệu tích cực cho thấy làn sóng tăng giá của các cổ phiếu chưa chấm dứt, mà chỉ có sự phân hóa rõ nét hơn trong thời gian tới. Có những nhận định lạc quan cho rằng, VN-Index sẽ sớm chạm mức 500 điểm.
 
Tưởng TT còn tăng vật vã, ai ngờ nó đã ĐC ngay, chứng tỏ NĐT VN rất nhạy cảm. Nhiều con tăng nóng đã ngã vật xuống sàn. ĐC càng nhanh thì phục hồi càng sớm. Bực mình là nó cứ lình xình, đằng này họ xả cái rẹt và khối thằng chạy theo hứng phía dưới. THế này thì mai lại ngon rồi.
 
Từ cuối quý 2, chứng khoán có cơ hội đón dòng vốn ngoại mới TS. Alan T.Pham, Kinh tế

Từ cuối quý 2, chứng khoán có cơ hội đón dòng vốn ngoại mới

TS. Alan T.Pham, Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital cho rằng, nếu tình trạng đình trệ được tháo gỡ vào cuối quý II/2012, TTCK có cơ hội đón thêm dòng vốn ngoại.

Sự đình trệ của nền kinh tế đáng quan ngại đến mức nào, thưa ông?

Quý I/2012, GDP chỉ tăng trưởng 4% so với quý I/2011 đã nói lên sự đình trệ đáng lo ngại của nền kinh tế. Hệ quả rõ rệt nhất của tình trạng này là các DN gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Ngoài số lượng khá lớn DN giải thể, phá sản, thì ngay nhiều DN đang cầm cự cũng đứng trước nguy cơ đóng cửa do vẫn rất khó tiếp cận tín dụng, mặc dù các ngân hàng có giảm lãi suất.

Với một nền kinh tế tăng trưởng dựa rất nhiều vào sự phát triển của DN như Việt Nam, tình trạng hàng loạt DN ốm yếu, thậm chí “chết”, trong đó có cả những DN niêm yết trên TTCK… đang thực sự là mối quan ngại lớn đối với NĐT nước ngoài. Hai mối lo chính quen thuộc của NĐT nước ngoài khi xem xét quyết định giải ngân vào TTCK Việt Nam là lạm phát cao và tỷ giá biến động với biên độ lớn đã được thay bằng nỗi lo kinh tế đình trệ.

Theo ông, cần ưu tiên triển khai những giải pháp nào để dần đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng đình trệ, qua đó tạo cơ hội giúp nhiều DN sống sót?

Tựu chung lại là phải điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Đối với chính sách tiền tệ, có một điều khá bất thường trong thời gian qua là, tuy NHNN đã 2 lần giảm trần lãi suất và hiện đưa trần lãi suất huy động về 12%/năm, nhưng theo phản ánh của rất nhiều DN, họ vẫn khó tiếp cận vốn giá rẻ. Nếu muốn vay, các DN vẫn phải trả mức lãi suất 18 - 20%/năm. Đây là mức quá cao so với khả năng chịu đựng của DN, bởi trong bối cảnh kinh tế đình trệ, họ không biết kinh doanh kiểu gì để kiếm được lợi nhuận đủ để trả lãi ngân hàng, chứ chưa nói gì đến tích lũy.

Điều đáng ngại nữa phát sinh từ tình trạng nền kinh tế đình trệ, là các NHTM không mấy mặn mà cho DN vay. Lý do là bởi họ sợ rủi ro mất vốn, vì kinh tế đình trệ, DN hoạt động rất khó khăn. Điều này phần nào lý giải tại sao, trên thực tế, các NHTM giảm lãi suất không đáng kể.

Khi chính sách tiền tệ gặp khó trong hỗ trợ nền kinh tế thoát khỏi tình trạng đình trệ thì cần gia tăng hiệu năng của chính sách tài chính. Trong đó, trọng tâm là sớm xem xét triển khai chính sách miễn, giảm, giãn thuế cho DN và người dân, để hỗ trợ sản xuất cũng như kích cầu tiêu dùng.

Ý ông là tín hiệu giải cứu nền kinh tế dần thoát khỏi tình trạng đình trệ hiện tại cần sớm được phát đi?

Điều quan trọng là nếu tín hiệu giải cứu nền kinh tế dần thoát khỏi tình trạng đình trệ sớm được phát đi, thì TTCK sẽ nhận được hiệu ứng tích cực từ NĐT nước ngoài. Qua tiếp xúc trực tiếp với các NĐT này, cũng như theo dõi các tạp chí, hãng tin tài chính uy tín của nước ngoài, chúng tôi nhận thấy, họ tiếp tục đánh giá TTCK Việt Nam hiện là 1 trong 3 thị trường hấp dẫn nhất châu Á.

Diễn biến TTCK từ đầu năm đến nay đã phần nào chứng minh cho nhận định của họ. Với sức hấp dẫn như vậy, nhất là mặt bằng giá cổ phiếu tốt hiện vẫn khá rẻ, một khi tín hiệu giải cứu nền kinh tế thoát khỏi tình trạng đình trệ sớm được phát đi từ Chính phủ, thì có thể cuối quý II/2012, TTCK sẽ có cơ hội đón thêm dòng vốn ngoại.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa trình Bộ Tài chính phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với NĐT nước ngoài khi tham gia TTCK Việt Nam. Khi cản trở này được tháo gỡ sớm, sẽ gia tăng sức hấp dẫn cho TTCK trong con mắt NĐT ngoại, thưa ông?

Đây là điều NĐT nước ngoài kiến nghị và kỳ vọng từ nhiều năm nay. Nếu thủ tục này khẩn trương được tháo gỡ, cùng với tín hiệu hỗ trợ nền kinh tế dần thoát khỏi tình trạng đình trệ sớm được phát đi, sẽ giúp TTCK có thêm sức hấp dẫn trong thu hút dòng vốn ngoại.
 
TQ

Ở Trung Quốc, nhà nước luôn kiểm soát phần lớn các lĩnh lĩnh vực được đánh giá là « chiến lược » như ngân hàng, viễn thông, giao thông hàng không. Du khách có dù có được lựa chọn đi máy bay của Aire China, China Eastern hay China Southern thì cũng đều là trả tiền cho doanh nghiệp nhà nước. Tương tự như vậy đối với dịch vụ điện thọai di động. Có điều là hệ thống các doanh nghiệp nhà nước này không thúc đẩy cạnh tranh có lợi cho người tiêu dùng.

Theo Le Monde, hệ thống các doanh nghiệp nhà nước được ngân hàng sẵn sàng cho vay không tính toán vì họ luôn được Nhà nước đứng đằng sau bảo lãnh.

Giáo sư Hoàng Á Sanh thuộc Viện Công nghệ Massachusetts nhận định: « điểm yếu kém của tư bản Nhà nước là ở chỗ nó dẫn đến sự tập trung của cải vào tay một tầng lớp chính trị ưu tú hoặc có liên hệ về mặt chính trị chứ không vì lợi ích tăng trưởng. »

Theo giáo ông Michael Pettis, giáo sư đại học Bắc Kinh thì thực ra tư bản Nhà nước Trung Quốc cũng chẳng sáng tạo ra được cái gì ghê gớm. Đây là mô hình chủ yếu dựa trên sự đầu tư, trong đó ngùon tín dụng do Nhà nước chỉ đạo . Nhà nước chỉ đạo lãi suất, rủi ro tính dụng thì được xã hội hóa. Ban đầu thì mô hình này có tác dụng thúc đẩy tăng trworng nhanh. Nhưng sự việc sẽ trở nên phức tạp khi mà khủng hỏang nợ xuất hiện. Mô hình này chỉ có thể duy trì đến một thời điểm nhất định sau đó phải bị từ bỏ. Theo giáo sư Pettis thì « ở Trung Quốc, nhiều người hiểu được điều đó, nhưng về mặt chính trị thì rất khó có thể từ bỏ mô hình này ».

Theo Le Monde, phe cải cách thì đã nhận ra được thời điểm cần phải xóa bỏ mô hình kinh tế hiện nay. Trong khi đó cánh bảo thủ thì lại cho rằng chấp nhận xem xét lại vai trò của nhà nước trong nền kinh tế và xã hội
 
tin cuối giờ ..( nguồn : internet)
Sacombank buông ngân hàng, bắt mía đường
http://biz.cafef.vn/2012050203554282...-mia-duong.chn

Cổ phiếu ngành đường đã tăng nhưng sẽ còn tăng mạnh. Cùng là ngành tiêu dùng siêu LN nhưng giá quá rẻ so với VNM, MSN. Không đọc mất cơ hội kiếm tiền

http://f319.com/home/1522786

tập trung con NHS nhé các bác . Có tin bùng nổ khi có gói kích cầu nhé ..... mai họp ok đấy .... sau 10 giờ ...
 
Sẽ tăng giá điện vào thời điểm thích hợp



Theo ông Đinh Thế Phúc - Cục phó Cục Điều tiết điện lực Bộ Công Thương, để đảm bảo an sinh xã hội Chính phủ cũng như Bộ Công Thương và Bộ Tài chính chưa có chủ trương sẽ tăng giá điện vào thời điểm hiện nay.

Chiều nay (2/5), Bộ Công Thương đã tổ chức buổi họp báo thường kỳ tháng 4 năm 2012, để đánh giá về tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại của Bộ.

Chia sẻ với PV về vấn đề trong thời gian tới có khả năng tăng giá điện hay không, ông Phúc cho biết, để đảm bảo an sinh xã hội Chính phủ cũng như Bộ Công Thương và Bộ Tài chính chưa có chủ trương sẽ tăng giá điện vào thời điểm hiện nay.

Cũng theo ông Phúc, việc tăng giá điện theo cơ chế thị trường đã được thông qua từ trước, tuy nhiên bên cạnh đó giá điện phải đảm bảo hài hòa giữa việc đảm bảo cho doanh nghiệp có thể đầu tư và đảm bảo an sinh xã hội.

“Việc tăng giá điện sẽ được chúng tôi cân nhắc có tăng hay không, vào một thời điểm thích hợp. Còn hiện nay Chính phủ và Bộ chưa có chủ trương tăng giá”, ông Phúc khẳng định.

Liên quan đến vấn đề cung cấp điện trong mùa hè năm nay, ông Phúc cũng cho biết, theo cân đối của Bộ tình hình cấp điện cho kinh tế xã hội trong thời gian tới vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, đối với những ngày quá nắng nóng, nhiệt độ tăng quá cao có thể xảy ra tình trạng mất điện cục bộ ở một vài địa điểm, do quá tải nguồn điện. “Về tổng thể thì điện vẫn đảm bảo được nhu cầu của xã hội thời gian tới”, ông Phúc tái khẳng định.

(VnMedia) – Theo ông Đinh Thế Phúc - Cục phó Cục Điều tiết điện lực Bộ Công Thương, để đảm bảo an sinh xã hội Chính phủ cũng như Bộ Công Thương và Bộ Tài chính chưa có chủ trương sẽ tăng giá điện vào thời điểm hiện nay.

Chiều nay (2/5), Bộ Công Thương đã tổ chức buổi họp báo thường kỳ tháng 4 năm 2012, để đánh giá về tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại của Bộ.

Chia sẻ với PV về vấn đề trong thời gian tới có khả năng tăng giá điện hay không, ông Phúc cho biết, để đảm bảo an sinh xã hội Chính phủ cũng như Bộ Công Thương và Bộ Tài chính chưa có chủ trương sẽ tăng giá điện vào thời điểm hiện nay.

Cũng theo ông Phúc, việc tăng giá điện theo cơ chế thị trường đã được thông qua từ trước, tuy nhiên bên cạnh đó giá điện phải đảm bảo hài hòa giữa việc đảm bảo cho doanh nghiệp có thể đầu tư và đảm bảo an sinh xã hội.

“Việc tăng giá điện sẽ được chúng tôi cân nhắc có tăng hay không, vào một thời điểm thích hợp. Còn hiện nay Chính phủ và Bộ chưa có chủ trương tăng giá”, ông Phúc khẳng định.

Liên quan đến vấn đề cung cấp điện trong mùa hè năm nay, ông Phúc cũng cho biết, theo cân đối của Bộ tình hình cấp điện cho kinh tế xã hội trong thời gian tới vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, đối với những ngày quá nắng nóng, nhiệt độ tăng quá cao có thể xảy ra tình trạng mất điện cục bộ ở một vài địa điểm, do quá tải nguồn điện. “Về tổng thể thì điện vẫn đảm bảo được nhu cầu của xã hội thời gian tới”, ông Phúc tái khẳng định.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong tháng 4, hệ thống điện quốc gia vận hành, cung cấp điện an toàn và ổn định. Số liệu công bố cho thấy, tháng 4 vừa qua, sản lượng điện sản xuất ước đạt 9,2 tỷ kWh giảm 3,7% so với tháng 3 và tăng 15,4% so với tháng 4/2011. Tính chung 4 tháng đầu năm, sản lượng điện ước đạt 35,1 tỷ kWh, tăng 14,5% so với cùng kỳ.

Việc hoàn thành đường dây 500kV Sơn La – Hiệp Hòa góp phần đáng kể đáp ứng nhu cầu phụ tải cho miền Bắc, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội, đồng thời, tạo mối liên kết các hệ thống điện khu vực, góp phần thống nhất lưới điện 500kV trên toàn quốc, nâng độ tin cậy, ổn định, tối ưu hóa hệ thống lưới truyền tải điện quốc gia.

Ngoài ra, ngày 18/4/2012, nhà máy Phong điện I tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, Bình Thuận được khánh thành. Đây là dự án phong điện đầu tiên tại Việt Nam có công suất lớn, được kết nối vào lưới điện quốc gia (cấp 110kV) do Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN) đầu tư xây dựng với tổng công suất 30MW, sử dụng 20 turbin gió loại 1,5MW của Cộng hòa Liên bang Đức.

Hàng năm cung cấp khoảng 85 triệu kWh điện và giảm phát thải 58.000 tấn CO2/năm. Ngày 03 tháng 4, nhà máy phong điện Phương Mai 1 tại Khu kinh tế Nhơn Hội (trên bán đảo Phương Mai, tỉnh Bình Định) đã được khởi công với công suất 30MW gồm 12 tổ máy (mỗi tổ máy 2,5MW). Dự kiến nhà máy sẽ đi vào vận hành trong quý 2 năm 2013.
 
KS

BMC: Lãi ròng cao gấp 3.6 lần lên 23 tỷ đồng
CTCP Khoáng Sản Bình Định (HOSE: BMC) có doanh thu thuần quý 1/2012 tăng mạnh 88% đạt 83.4 tỷ đồng.
Do giá vốn chỉ tăng 19% lên mức 46.4 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp tăng mạnh gấp 6.7 lần cùng kỳ và đạt 37 tỷ đồng.
Lãi ròng của BMC cao gấp 3.6 lần cùng kỳ và đạt 23 tỷ đồng.
KSB: Lãi ròng giảm 1/2 xuống còn 18 tỷ đồng
CTCP Khoáng sản & Xây dựng Bình Dương (HOSE: KSB) công bố doanh thu thuần quý 1/2012 giảm 12% còn 111 tỷ đồng, lợi nhuận gộp cũng giảm mạnh 27% chỉ còn 38 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính của KSB giảm mạnh 78% còn 1.7 tỷ đồng do không còn khoản chênh lệch tỷ giá USD đánh giá lại cuối kỳ như cùng kỳ năm trước.
Lãi ròng của KSB giảm gần 50% xuống còn 18 tỷ đồng.
KTB: Chỉ lãi 166 triệu đồng
CTCP Đầu tư Khoáng sản Tây Bắc (HOSE: KTB) thông báo kết quả kinh doanh quý 1/2012 với doanh thu thuần tăng 8.5% so với cùng kỳ năm trước và đạt 35 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp của KTB tăng nhẹ 2% đạt 1 tỷ đồng.
Khoản thu nhập khác của KTB tăng mạnh lên 2 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước công ty không có khoản này.
Lãi ròng quý này của KTB cao gấp 5 lần so với cùng kỳ và đạt 166 triệu đồng. Quý 1/2011, KTB chỉ lãi 35 triệu đồng.
NNC: Lãi ròng 14 tỷ đồng
CTCP Đá Núi Nhỏ (HOSE: NNC) công bố kết quả quý 1/2012. Doanh thu thuần giảm nhẹ và đạt 54.5 tỷ đồng trong khi giá vốn tăng 3% lên mức 37.6 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp giảm 14% còn 17 tỷ đồng. Lãi ròng giảm 11% còn 14 tỷ đồng.

http://vietstock.vn/ChannelID/737/T...ktbnbspnncnbspdeu-co-lai-trong-quy-12012.aspx
 
Hai sàn tăng điểm mạnh đầu phiên với tâm lý khá lạc quan với số mã tăng giá chiếm áp đảo số mã giảm giá. Tuy nhiên về cuối phiên áp lực bán rất mạnh và tập trung chủ yếu vào các mã vốn hóa lớn khiến cả 2 sàn đều mất điểm.

Thị truờng rung lắc khá mạnh nửa cuối phiên khiến nhóm cổ phiếu khai khoáng bị bán rất mạnh, đặc biệt là BMC dư sàn ở cuối phiên. Lệnh mua ATC được đẩy mạnh tập trung vào 1 số cổ phiếu khiến các cổ phiếu này giữ được tham chiếu hoặc xanh mạnh như PNJ, VSH, FPT…vv. Ngoài ra một số cổ phiếu vẫn tiếp tục đi ngược thị trường như LAS, BMP, AGD…vv

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 02/05/2012, thị trường đóng cửa giảm nhẹ kèm thanh khoản gia tăng so với phiên giao dịch trước đó. Cùng với lực cầu khá tốt ở phiên ATC, chúng tôi vẫn khá lạc quan về xu hướng thị trường hiện tại và vẫn giữ nguyên quan điểm xu hướng sideway tăng trong ngắn hạn tiếp tục tiếp diễn
 
Suy giảm tổng cầu qua góc nhìn của HSBC

Suy giảm tổng cầu qua góc nhìn của HSBC





Tăng trưởng thấp hơn mong đợi xuất phát từ sự suy giảm của tổng cầu. Bản cập nhật triển vọng thị trường Việt Nam của HSBC vừa công bố tập trung ở mối quan hệ đó, trên cơ sở kết quả của kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm.

Trong gần mười năm trở lại đây, cũng giống các nền kinh tế tương tự trong khu vực, tăng trưởng ở Việt Nam được dẫn dắt bằng tín dụng. Sự tăng trưởng đó đã giúp nền kinh tế tăng trưởng trung bình 7%/năm trong vòng một thập kỷ qua.

Tăng trưởng, đặc biệt là dưới sự dẫn dắt của tín dụng, thường đi kèm với một vấn đề nhức nhối khác: áp lực lạm phát nóng lên. Theo nhóm nghiên cứu của HSBC, để tránh được cặp đôi tăng trưởng nhanh và lạm phát leo thang, cải tổ cơ cấu là cần thiết để nâng cao hiệu quả đầu tư, từ đó nâng cao năng suất lao động.

Đối với Việt Nam, điều này đặc biệt quan trọng khi dân số và thu nhập tăng làm cho tổng cầu tăng theo. Nếu không cải tổ theo con đường ấy, Việt Nam sẽ rơi vào vòng xoáy nguy hiểm: phải mở rộng tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp kém hiệu quả trong bối cảnh áp lực lạm phát ngày một nóng bỏng.

Năm ngoái, để ứng phó với mức lạm phát cao, Chính phủ đã thực thi các biện pháp thắt chặt tiền tệ để giảm cầu. Tăng trưởng tín dụng giảm từ 27,7% năm 2010 xuống còn 10,9% năm 2011. Trong khi Ngân hàng Nhà nước đảo ngược quá trình thắt chặt vào cuối năm 2011 và sau đó hạ các lãi suất chính sách vào đầu năm 2012, tổng lượng vốn vay đã hạ 1,9% từ đầu năm tới hết tháng 3, cho thấy nhu cầu trong nước thấp hơn nhiều so với mong đợi.

Sự suy giảm của tổng cầu mang lại hai hiệu ứng tích cực: lạm phát giảm đi đáng kể; cầu nhập khẩu giảm đáng kể, do đó cán cân thương mại và sự ổn định của VND sẽ được cải thiện. Ngay cả xuất khẩu, vốn dĩ rất sôi động, cũng sẽ giảm đi do VND trở nên kém cạnh tranh cũng như cầu ngoài nước đang giảm sút.

Nhìn tổng thể, xuất khẩu ròng sẽ tăng do nhập khẩu giảm, nhưng nhu cầu tiêu dùng trong nước sẽ rất thấp trong năm 2012. Vì thế, HSBC điều chỉnh dự đoán về tăng trưởng của Việt Nam năm 2012 từ 5,7% xuống 5,1%.

Trong khi Chính phủ Việt Nam đã thành công trong việc tiết giảm nhu cầu để kiềm chế áp lực lạm phát, việc đó cũng đồng thời hãm đà tăng trưởng nhiều hơn mong đợi. Trong quý đầu năm 2012, tăng trưởng đã giảm xuống mức 4,1%, thấp nhất kể từ tháng 3/2009. Nếu so sánh với quý trước, GDP đã suy giảm mạnh nhất trong vòng một thập kỷ.

Tăng trưởng chậm của nền kinh tế phản ánh tình trạng tín dụng bị thắt chặt. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các doanh nghiệp và ngành sản xuất gặp khó khăn nếu nhìn dư nợ cho vay đã suy giảm thực tế trong năm 2011 và thu hẹp lại trong quý 1/2012. Đặc biệt, bất động sản và xây dựng là hai lĩnh vực suy giảm nhiều nhất, vì lãi suất cho vay cao đã làm sụt giảm nhu cầu về nhà cửa. Trong các ngành khác, hoạt động kinh doanh cũng dần chững lại do những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Trên thực tế, đã có hàng nghìn doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động do chi phí vốn quá cao.

Ở một phản ánh khác, mức chênh lệch lớn trong tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu cũng đã nêu bật sự suy giảm mạnh của cầu nội địa. Tính từ đầu năm tới nay, xuất khẩu tăng 22,1% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi nhập khẩu chỉ tăng 4,4%. Tăng trưởng xuất khẩu giảm từ 23,0% trong tháng 3 xuống 16,7% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái đã phản ánh những yếu tố cơ bản.

Trong thời gian tới, HSBC kỳ vọng xuất khẩu sẽ tăng 17,7% trong cả năm, giảm so với mức dự đoán ban đầu là 22,9%. Nhu cầu của các nhà nhập khẩu nước ngoài có lẽ sẽ tăng lên vì Trung Quốc đang dần hồi phục cũng như Mỹ đã có mức tăng trưởng vượt dự báo.

Tuy nhiên, xét về nguồn cung, khi nhiều doanh nghiệp bị hạn chế trong tiếp cận vốn vì giá vay vốn quá cao, sản xuất hàng hóa sẽ bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, xuất khẩu Việt Nam cũng sẽ mất chút ít lợi thế cạnh tranh do VND đang ổn định. Vì vậy, mặc dù vẫn sẽ có tăng trưởng, nhưng tốc độ xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm nay.

“Chúng tôi tin rằng sự sụt giảm đáng lo lắng nhất không phải là ở xuất khẩu mà là nhập khẩu đang suy giảm đáng kể. Trong khi Việt Nam cần giảm tốc nhập khẩu để kìm hãm thâm hụt thương mại, thì số liệu tăng trưởng nhập khẩu yếu kém cũng cho thấy rằng cầu nội địa đang thấp”, báo cáo của HSBC nêu vấn đề.

Nguyên do, hầu hết các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam được sử dụng cho sản xuất hơn là tiêu dùng, mức tăng trưởng nhập khẩu thấp cho thấy các doanh nghiệp đang khá thận trọng và ước đoán nhu cầu thị trường sẽ rất thấp trong những tháng tới.

Thực tế, các nguyên vật liệu nhập khẩu như phân bón, bông, vải sợi, nguyên liệu da giày, thép, ô tô, xe máy, xăng và khí đốt hóa lỏng đã chứng kiến mức sụt giảm mạnh trong vài tháng trở lại đây khi so sánh cùng kỳ năm ngoái.

Với mức suy giảm trong cầu nhập khẩu, phản ánh cầu tiêu dùng trong nước thấp cũng như môi trường sản xuất khó khăn hơn, HSBC kỳ vọng thâm hụt thương mại sẽ được cải thiện đáng kể và giảm từ 9,8 tỷ USD trong năm 2011 xuống 4,6 tỷ USD trong năm 2012.

Trong khi giúp cải thiện số liệu về xuất khẩu ròng, việc giảm nhập khẩu phản ánh nhu cầu tiêu dùng cá nhân đã chững lại cũng như đầu tư đang giảm đi. Số liệu GDP thấp hơn mức mong đợi của quý 1 chứng tỏ nhiều ngành, bao gồm cả ngành dịch vụ đang giảm tăng trưởng đáng kể.

Ngay cả khi mức tăng trưởng nhập khẩu sẽ lên lại vào các tháng tiếp theo khi lãi suất cho vay giảm và có thêm nhiều công cụ nới lỏng được thực thi, mức tăng trưởng này cũng sẽ giảm xuống 14,0% cho cả năm so với dự báo trước đây của chúng tôi là 20,6%.

Ngay cả bán lẻ vốn là ngành rất sôi động cũng đã trầm lắng, đã rơi xuống vùng tăng trưởng âm trong những tháng gần đây, cho thấy mức tiêu dùng có thể còn tiếp tục giảm trong thời gian tới. Với nhu cầu thấp, HSBC kỳ vọng mức tăng trưởng tiêu dùng cá nhân giảm xuống 4,3% trong năm 2012 thay vì con số ước tính trước đây là 4,8%.

Vì tăng trưởng đã giảm nhiều hơn mong đợi và lạm phát liên tục dịu xuống, khả năng mà nhóm nghiên cứu tin tưởng là Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong những tháng tiếp theo. Đợt giảm lãi suất tiếp theo được dự báo sẽ vào đầu quý 3/2012.

Chính phủ cũng sẽ cố gắng tạo điều kiện để tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế qua các công cụ hành chính cũng như việc thực thi chính sách tín dụng ưu đãi cho các ngành trọng yếu của nền kinh tế. Trong khi các công cụ này sẽ dần phát huy tác dụng và thúc đẩy tăng trưởng trong những quý tới, những tác động tiêu cực của tình trạng thắt chặt tín dụng đã được phản ánh trong quý đầu năm.

“Ngay cả khi chính sách tiền tệ tiếp tục được nới lỏng và tăng trưởng sẽ nhanh hơn trong ba quý tiếp theo, chúng tôi vẫn tin rằng nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại ở mức 5,1% trong năm 2012 so với mức 5,9% trong năm 2011”, báo cáo của HSBC đưa ra dự báo
 
Hai sàn giảm điểm khá mạnh ngay từ đầu phiên do áp lực bán ra tập trung vào các mã có vốn hóa lớn như MSN, CTG, HBB, BVH…vv. Tuy nhiên về cuối phiên lực cầu mạnh dần lên vào các mã nhỏ khiến độ rộng thị trường được cải thiện, đồng thời HNX bật xanh.

Các cổ phiếu thể hiện độ nhạy với tín hiệu thị trường trong phiên giao dịch ngày hôm nay như nhóm cổ phiếu khoáng sản, hoặc các mã có lực cầu tốt thời gian vừa qua như BBC, BRC, BIC…vv. Các cổ phiếu này chỉ cần thị trường có tín hiệu hồi phục là có dư mua trần với số luợng lớn.

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 2/05/2012, thị trường đóng cửa với diễn biến trái chiều ở cả 2 sàn, cùng với thanh khoản được giữ ổn định so với phiên giao dịch trước đó. Đây là dấu hiệu củng cố xu hướng side way ngắn hạn hiện tại và thị trường vẫn thể hiển động thái rất tích cực ở vùng đỉnh vừa thiết lập. Ngoài ra xét trên đồ thị ngày thì chỉ số VNINDEX đã tiếp cận ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn tại mốc 465 điểm và có sự hồi phục trở lại. Do đó chúng tôi dự đoán xu hướng điều chỉnh có khả năng đã kết thúc trong phiên giao dịch ngày hôm nay.
 
4/05

NDT nên tiếp tục nắm giữ cổ phiếu có cơ bản tốt, hạn chế tối đa việc mua mới lúc này. Thị trường rất cần tăng phiên hôm nay. BRC và KSD lại bật lên hôm nay.
 
Khống chế ‘trần lãi suất cho vay' không quá 3% huy động

(NDHMoney) Dự kiến lần giảm lãi suất này sẽ theo hướng khống chế mức chênh lệch lãi suất huy động và cho vay không quá 3%.


Tiếp tục thực hiện chủ trương giảm lãi suất, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, ngày 3/5, Ngân hàng Nhà nước đã có cuộc họp quan trọng với các ngân hàng thương mại lớn để quyết định về việc giảm lãi suất.

Theo đó, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước lần này sẽ tập trung chủ yếu vào việc giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vay được vốn dễ dàng hơn.

Dự kiến lần giảm lãi suất tiếp theo này sẽ theo hướng khống chế mức chênh lệch lãi suất huy động và cho vay không quá 3%. Việc giảm lãi suất cho vay cũng sẽ chỉ dành cho một số lĩnh vực và đối tượng cụ thể, như lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, ngành công nghiệp phụ trợ, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hiện trần lãi suất huy động đang áp dụng là 12%/năm.

Được biết, theo dữ liệu của Reuters, từ ngày 15/3/2012 đến nay, các ngân hàng thương mại đã chi trên 70.000 tỷ đồng để mua tín phiếu trên thị trường mở (OMO). Bất chấp việc lãi suất tín phiếu hôm 3/5 đã xuống 5,9%/năm, lượng trúng thầu mua tín phiếu vẫn duy trì như những phiên trước đó.

Trong khi đó, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng đã xuống 3%/năm với lãi suất qua đêm, 4-5% lãi suất kỳ hạn dài hơn.

Các điều kiện để hạ mặt bằng lãi suất đang rõ ràng, vấn đề còn lại là các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn vay vốn có còn khả năng vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hay không, khi lượng hàng tồn kho đang tăng lên trong bối cảnh tiêu dùng có xu hướng giảm.

TH - Duy Cường - NDHMoney
 
Back
Top