Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Giữ vững bậc tăng của xu hướng trung dài hạn, hạ bậc xuống giảm đối với xu hướng ngắn hạn.
 
sau phiên điều chỉnh 27/3, áp lực bán có thể sẽ giảm bớt trong phiên giao dịch tiếp theo do lượng hàng giá rẻ không còn nhiều. Dự báo cho phiên tiếp theo, VN-Index nhiều khả năng sẽ kiểm tra lại khu vực hỗ trợ tại 435 - 440 điểm với thanh khoản có thể giảm nhẹ.
 
Kỳ lạ: DN lỗ nặng, cổ phiếu tăng giá

Kỳ lạ: DN lỗ nặng, cổ phiếu tăng giá
3/27/2012 10:25:00 PM
Hàng loạt doanh nghiệp đang đứng trên bờ vực phá sản nhưng điều này có lẽ cũng không khiến quá nhiều người lo ngại khi TTCK sôi động.



Giá nhiều cổ phiếu đã tăng trần một cách đầy bất ngờ và ngoạn mục.

Lỗ và nợ

Gần đây, giới đầu tư khá sốc khi đón nhận thông tin Chủ tịch HĐQT Công ty Hanic (SHN) tuyên bố doanh nghiệp này đang đứng trước bờ vực phá sản và hơn 6.000 cổ đông đang đối mặt với nguy cơ mất vốn.

Theo đó, SHN đang hội đủ những yếu tố dễ dẫn đến phá sản. Hoạt động kinh doanh của SHN đang bị đình đốn do thiếu vốn, người lao động buộc phải nghỉ việc, nợ thuế Nhà nước, không có tiền trả cho CBCNV, cho bảo hiểm, kết quả kinh doanh thua lỗ... Năm 2011, SHN thua lỗ khoảng gần 70 tỷ đồng chủ yếu do chi phí tài chính và trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi tăng vọt.

Trường hợp SHN khá đặc biệt nhưng có lẽ còn không tệ hại bằng nhiều doanh nghiệp khác. Trong năm qua, TTCK chứng kiến khá nhiều doanh nghiệp bị âm vốn chủ sở hữu (như Thủy sản Cadovimex - CAD, Cà phê An Giang - AGC, hay Tribeco - TRI) và lỗ 3 năm liên tiếp như Nhựa Tân Hóa (VKP), Basa (BAS), Vận tải biển và BĐS Việt Hải (VSP).

Cadovimex (CAD) có vốn điều lệ 88 tỷ đồng nhưng tính cho tới hết 2011 vốn chủ sở hữu không những không còn đồng nào, mà còn âm hơn 165 tỷ đồng. Cà phê An Giang (AGC) cũng không kém cạnh khi có vốn chủ sở hữu đang âm hơn 52 tỷ đồng. Tribeco (TRI) cũng đã cụt vốn và hiện đang âm hơn 20 tỷ đồng.

Không ở tình trạng âm vốn hay lỗ 3 năm liên tục (điều kiện buộc phải rời sàn) nhưng nhiều doanh nghiệp niêm yết hiện đang đối mặt với nguy cơ đổ vỡ khá lớn vì tỷ lệ nợ đang gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu (VCSH).

Trong trường hợp Sông Đà - Thăng Long (STL), VCSH của doanh nghiệp này tính tới cuối 2011 còn hơn 235 tỷ đồng nhưng nợ ngắn hạn hơn 2.800 tỷ đồng (trong đó người mua trả tiền trước chưa tới 1.200 tỷ đồng) và tổng nợ là gần 5.000 tỷ đồng.

Một doanh nghiệp khác là Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam (THV) có VCSH tính tới cuối 2011 là 385 tỷ đồng nhưng nợ ngắn hạn tới hơn 1.800 tỷ và tổng nợ là trên 1.900 tỷ đồng. Doanh nghiệp này thua lỗ gần 200 tỷ đồng trong năm 2011.

Tình trạng doanh nghiệp đối mặt với rủi ro cao do tỷ lệ nợ gấp VCSH từ vài ba cho tới cả hơn chục lần trên hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội là rất rất nhiều. Nhiều nhất có lẽ là các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng. Hầu hết các doanh nghiệp này có vốn khá nhỏ nhưng "phải" ôm rất nhiều dự án cùng một lúc.

Trong thời kỳ thị trường sôi động, hàng hóa bán chạy thì có thể không vấn đề gì, thậm chí tỷ suất lợi nhuận còn ở mức cao không tưởng. Nhưng khi bất động sản trầm lắng và lãi suất ngân hàng vẫn cao ngất ngưởng (vẫn khoảng trên 20%/năm) như hiện nay thì đây quả là một mối lo "mất ăn mất ngủ".

Nếu tình trạng lãi suất vẫn còn neo cao và doanh nghiệp không bán được hàng như hiện nay và còn kéo dài thêm một hai quý nữa thì không khó để hình dung sẽ có những doanh nghiệp nợ nhiều và không có mối quan hệ tốt sẽ buộc phải phá sản.

Con số hơn 79.000 doanh nghiệp đã giải thể trong năm 2011 (báo cáo VCCI) và 12.000 doanh nghiệp phá sản và giải thể trong 3 tháng đầu năm 2012 đã cho thấy phần nào thực tại khó khăn của các doanh nghiệp.

Làm giá cổ phiếu

Không phủ nhận là TTCK tăng mạnh trong thời gian vừa qua là có cơ sở vững chắc. Có rất nhiều thông tin cho thấy kinh tế đang phục hồi trở lại với một điểm mấu chốt là lạm phát đã được kiềm chế tương đối thành công (CPI tháng 3 chỉ có 0,19%) và GDP vẫn được duy trì (khoảng 4% trong quý I/2012).

Tuy nhiên, TTCK Việt Nam thường có xu hướng tăng đồng loạt và giảm theo trào lưu. Nhiều cổ phiếu tốt vẫn giảm mạnh khi thị trường rơi vào downtrend, và cũng có không ít cổ phiếu xấu tăng mạnh kéo dài khi xu hướng là uptrend.

Trở lại trường hợp SHN, mặc dù thông tin doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản và hơn 6.000 cổ đông đang đối mặt với nguy cơ mất vốn được ông Chủ tịch HĐQT SHN được tuyên bố cuối hôm 17/3 theo kiểu khá sốc. Nhưng trên thực tế những khó khăn mà SHN gặp phải (đặc biệt vụ đối tác nợ hơn 300 tỷ không trả) đã được các nhà đầu tư nắm được hết nhiều tháng trước đó.

Với tình hình như vậy, cổ phiếu SHN không có nhiều lý do để tăng mạnh tới gần 100% trong khoảng thời gian 2 tháng đầu năm 2012 (từ mức 3.700 đồng lên cao nhất là 6.200 đồng/cp). Đây cũng là khoảng thời gian SHN bán ra 830.000 cổ phiếu quỹ và các thành viên HĐQT bán nốt những gì còn sót lại.

Thực tế đã lộ rõ, từ khi Chủ tịch SHN công bố "tin sốc", cổ phiếu SHN đã quay đầu giảm sàn 7 phiên liên tiếp (tính tới 27/3) với dư bán khổng lồ, luôn ở mức 6-8 triệu đơn vị/phiên.

Việc giá cổ phiếu SHN lên mạnh mẽ trong bối cảnh doanh nghiệp này công bố các khoản lỗ, chi phí tài chính và trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi tăng cao cho thấy một điều là, các nhà đầu tư trong nước có xu hướng chấp nhận độ rủi ro rất cao để hưởng lợi nhuận đột biến.

Nhưng cũng có thể, các nhà đầu tư bị cuốn hút theo xu hướng chung của thị trường, và không loại trừ bị rơi vào các bẫy do các nhà đầu tư lớn hơn giăng ra.

Cho tới thời điểm này, vụ việc SHN cũng chưa đi đến hồi kết. Trong 7 phiên giao dịch qua, không ít nhà đầu tư vẫn đang "bắt đáy" SHN với một hy vọng có ngày lãnh đạo SHN lại bất ngờ tuyên bố sự việc không đến mức tồi tệ như vậy hoặc đã có hướng giải quyết cho khoản nợ...

Hiện tượng trên liên quan tới một vấn đề là sự minh bạch và chính xác về thông tin - một vấn đề mà hầu hết những ai tham gia vào TTCK Việt Nam đều lo ngại. Cảm giác không tin tưởng có thể bao trùm mọi sự việc, hiện tượng. Đây có lẽ cũng chính là lý do khiến cho thị trường nói chung và giá cổ phiếu nói riêng luôn biến động theo kiểu khó đoán định.

Trong trường hợp CAD, VKP, giá hai cổ phiếu này thấp nên bước biến động thường là trần hoặc sàn. Nhưng trên thực tế, có những thời điểm những cổ phiếu thuộc diện "đánh bạc" này cũng được giao dịch khá sôi động. Chênh lệch giá của các cổ phiếu này nhiều khi cũng rất dữ dội. Với 4 phiên trần liên tiếp, trong tuần đầu tiên của tháng 3, giá CAD đã tăng hơn 50% (từ 700 đồng lên 1.100 đồng/cp). Trong 3 phiên gần nhất (từ 23-27/3), CAD cũng đã trần liên tiếp với khối lượng giao dịch hôm 27/3 cũng lên tới trên 100.000 đơn vị.

Ở trường hợp rủi ro cao nhưng vẫn đầy đủ tư cách của một doanh nghiệp niêm yết, THV và STL vẫn được giới đầu tư mua bán rất sôi động. Tính theo con sóng từ Tết Nguyên đán cho tới vừa qua, cổ phiếu THV cũng đã tăng khoảng 60%, từ 2.400 đồng lên 4.100 đồng/cp (ngày 26/3). Cổ phiếu STL trong khi đó cũng tăng được khoảng 80% từ dưới 6.000 đồng lên 10.900 đồng/cp (ngày 26/3).

Như vậy, có thể thấy quy luật rủi ro cao - lợi nhuận cao vẫn đang đúng. Nó đặc biệt đúng hơn trong TTCK Việt Nam nơi mà mỗi khi TTCK sôi động là các cổ phiếu lớn nhỏ, tốt xấu đều đồng loạt tăng giá. Cổ phiếu lớn tăng rồi thì sẽ đến cổ phiếu nhỏ tăng.

Chỉ có điều là, độ rủi ro ở Việt Nam dường như cao hơn cái lợi thu được do sự kém minh bạch và khả năng quản trị của các doanh nghiệp là rất kém. Không ít nhà đầu tư đã phải hối tiếc trong những lần liều mình mua cổ phiếu DVD và BBT trước đây.(Nguồn: VEF)

http://atpvietnam.com/News/Details/ky-l ... u-tang-gia
 
Thị trường giảm mạnh ngay ở đầu phiên, tuy nhiên lực cầu giá thấp mạnh dần ở cuối phiên khiến thị trường hồi phục nhẹ trở lại. Số mã tăng giá khá cân bằng với số mã giảm giá.

Dòng cổ phiếu ngân hàng tiếp tục có sự sôi động trở lại khi được nước ngoài miệt mài thu gom, Dòng tiền chực chờ bên ngoài vẫn rất mạnh nếu như giá có dấu hiệu suy giảm một số phiên.

Có thể tham gia giải ngân trở lại nếu phiên mai thị trường đều tăng điểm.
 
Vụ vỡ nợ của Tập đoàn Nhà nước Vinashin khoảng 86 tỷ đồng là một tiếng chuông cảnh báo những suy nghĩ lạc quan về viễn cảnh một nền kinh tế Nhà nước. Thiệt hại tương đương 4,2 tỷ đô la chiếm khoảng 4% GDP của Việt Nam trong năm 2010 là một con số không dễ dàng đưa ra một lời giải thích thuyết phục.
Tái cơ cấu không hiệu quả
Là một tập đoàn chiếm rất nhiều ưu tiên từ phía Nhà nước, Vinashin hưởng nhiều đặc quyền từ khâu cấp đất, hưởng mức tín dụng ưu đãi tối đa đến việc hưởng 750 triệu đô la tiền trái phiếu quốc tế. Việc cho đến thời điểm hiện tại chưa có một báo cáo nào cho thấy sự cải thiện tình hình Vinashin sau khi vỡ nợ đã gây ra thắc mắc cho rất nhiều người dân cũng như chuyên gia trong nước. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương gọi sự không minh bạch này là một điều “đáng lo ngại”:

Những sai phạm của Vinashin đã quá rõ ràng. Đã có những đầu tư hết sức sai lầm. Vinashin đã phát triển ra ngoài ngành.
TS Lê Đăng Doanh

“Những sai phạm của Vinashin đã quá rõ ràng. Đã có những đầu tư hết sức sai lầm. Vinashin đã phát triển ra ngoài ngành và trong một thời gian rất ngắn đã nhận thêm rất nhiều công ty con thành viên không liên quan đến ngành nghề của Vinashin cả. Ví dụ như một gara bán ô tô trên đường Giải Phóng. Trên đỉnh núi Tam Đảo, có một khu nghỉ dưỡng Vinashin. Người ta làm ngạc nhiên khi một tập đoàn lớn của Nhà nước lại có thể kinh doanh một cách tùy tiện như thế”.

Với 200 công ty con ra đời cùng các dự án thủy điện, nhiệt điện, sản xuất xi măng, thép, xây dựng khu nghỉ mát… tập đoàn Vinashin đã làm dấy lên những nghi vấn về kế hoạch kinh doanh tùy tiện của mình.
Những sai phạm của Vinashin, thể hiện rõ ràng qua khoản lỗ lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm giải trình của người chủ sở hữu. Trên nguyên tắc, một người chủ sở hữu phải quản lý được đồng tiền của mình. Khi hiệu quả đầu tư kém, khi kinh doanh lỗ lã, khi người dân thấy đồng tiền của mình không được chi đúng mục đích là lúc người dân có quyền thắc mắc đối với người quản lý tập đoàn mà đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ.

000_Hkg3844410-250.jpgCho đến thời điểm hiện tại, dưới quyết định của TT Nguyễn Tấn Dũng, Vinashin vẫn được cấp một khoản tín dụng lớn với mức lãi suất 0% từ Nhà nước để trả lương cho nhân viên. Trong lúc lãi suất thương mại hiện nay ít nhất là 20% thì con số lãi suất mà Vinashin đang được hưởng là một ưu đãi rất lớn.

Logo của tập đoàn Vinashin tại trụ sở chính ở Hà Nội hôm 19/07/2010. AFP PHOTO.

Khi tái cơ cấu, thay vì công bố phá sản theo luật, Vinashin được phân nhỏ ra để đưa về các tập đoàn và tổng công ty nhà nước khác khiến các đơn vị chủ quản mới phải gánh số nợ chung. Tại thời điểm tái cơ cấu, đã có những nghi vấn đặt ra về hiệu quả của tiến trình tái cơ cấu này cũng như nghi vấn về các cơ quan mới sẽ quản lý số nợ chung như thế nào. Tuy nhiên, cho đến giờ phút này, đó vẫn còn là thắc mắc của rất nhiều người, bao gồm cả TS Lê Đăng Doanh:

“Tôi chưa thấy có giải trình gì thêm mặc dù đã có hứa là sẽ có giải trình về những tiến độ của quá trình tái cơ cấu Vinashin nhưng cho đến nay tôi chưa thấy có kết quả gì cả. Và dấu hiệu Nhà nước phải cho vay một khoản đặc biệt với lãi suất bằng 0% thì cho thấy Vinashin không có sản phẩm bán. Ngoài ra, Vinashin cũng không nộp được thuế và xin Nhà nước hoãn các khoản đó”.

Hiệu quả hồi phục cũng như kế hoạch thanh toán nợ của tập đoàn được mệnh danh là “quả đấm thép” này chưa tỏ ra thuyết phục. Một số thất bại điển hình có thể kể đến dự án Công ty Vận tải viễn dương Vinashin (VNSlines) vụ mua tàu Hoa Sen, vụ đóng tàu Lash sông Gianh, mua cổ phần Cty Bảo hiểm Việt Nam và dự án nhà máy điện Diesel Cái Lân.

Nếu có một hệ thống giám sát tốt hơn, nghiêm ngặt hơn thì có lẽ nó cũng không đến nỗi quá tệ như đến lúc Vinashin sụp đổ và Nhà nước phải thừa nhận.
Bà Phạm Chi Lan

Bài học đắt giá của Vinashin không hẳn chỉ nằm tại số tiền thua lỗ tương đương hơn 1 tháng lương tối thiểu của tổng dân số Việt Nam cộng lại, mà nó là việc uy tín của một tập đoàn lớn của Nhà nước bị đặt nghi vấn không những trong nước mà cho quốc tế.

Việc quỹ đầu tư quốc tế Elliot VN có trụ sở tại Hà Lan và Elliot Advisers LP có trụ sở tại Hoa Kỳ đâm đơn kiện Vinashin hồi cuối năm ngoái chắc chắn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý các nhà đầu tư quốc tế. Uy tín của khối tập đoàn kinh tế và của cả nền kinh tế Việt Nam cho thấy đã bị ảnh hưởng từ sự thất bại của tập đoàn Vinashin. Và khả năng tiếp cận thị trường vốn của Việt Nam trên thế giới có thể bị ảnh hưởng khi Vinashin được sự bảo lãnh của Chính phủ trong các khoản vay nước ngoài.

Trước thời điểm Vinashin bị đâm đơn khởi kiện vì không có khả năng thanh toán 60 triệu đô la cho các chủ nợ nước ngoài, ông Alan Greenspan, chuyên gia tín dụng cao cấp của Moody’s trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg đã cho rằng vụ vỡ nợ của Vinashin “suy cho cùng có thể không là vấn đề của riêng công ty”, ám chỉ vấn đề liên quan đến Nhà nước. Vị này còn đặt câu hỏi liệu Việt Nam có mạo hiểm việc tiếp cận thị trường vốn của mình vì lợi ích 60 triệu đô đó.
 
Hàng năm vào ngày Mùng 10 Tháng 3 Âm Lịch, toàn thể người dân Việt Nam không kể ở trong hay ngoài nước đều nhớ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền Hùng. Đền Hùng, được khởi dựng từ thời Đinh Tiên Hoàng, thờ 18 vị Vua Hùng (khoảng hơn 2000 năm trước Công Lịch) xây dựng từ chân núi lên đến đỉnh Núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, nay thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, lần lượt gồm: Cổng Đền, Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Lăng Vua Hùng thứ Sáu và Đền Giếng.

Cạnh Đền Thượng có Cột Đá Thề do Thục Phán (sau này làm vua nước Âu Lạc, đóng đô tại Cổ Loa, Hà Nội lấy hiệu là An Dương Vương) khi được Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi dựng lên, thề giữ vững sự toàn vẹn của núi sông và chăm lo hương khói các Vua Hùng.
 
- Ai bán 2 ngày qua hôm nay chắc chắn họ sẽ quay lại giải ngân

Tác giả : phúthành Stock

- Ai bán 2 ngày qua hôm nay chắc chắn họ sẽ quay lại giải ngân vì TT này ko ai đủ kiên nhẫn đứng ngoài nhìn.

- Hiện nay nền kinh tế đang đi vào ổn định thì không có lý do gì đem tài sàn của mình bán ra. Bán tài sản với giá rẻ mạc cho bọn Tây long nó gom sạch. Chưa đầy 1 tuần mà NN mua ròng gần 1000 tỷ.

- Dòng tiền vào chứng khoán ngày càng mạnh. Chúng ta đừng nghĩ TT đã tăng vài chục phần trăm rùi vào sẽ đổ vỏ. Nhưng giá cổ phiếu hiện nay so với năm 2009 thì chưa bằng 1/3. Vậy không có lý do gì chúng ta bán cổ phiếu ra lúc này. Bán ra chắc chắn sẽ mua lại cao hơn.

- Năm nay ngoài kênh chứng khoán ra sẽ không còn kênh nào mang lại lợi nhuận.
 
Phiên giao dịch hôm nay có lẽ sẽ rất hấp dẫn, nhà nhà đợ chờ, người người đợi chờ để canh mua bán
 
Hu Hu Hu bác win2

@bác win2
song kiếm SxL và VxS của bác thiêt tình nhìn chán như con gián , nói vui chứ nó chưa bằng 1 / 5 sức đẩy con Phú Hưng PxS của em. Suy ra ý nghĩ này chính từ dòng tiền của bọn đài loan vào nó chứ không phải em chê song kiếm của bác ..mong bác thứ lỗi. Hu hu
 
Hôm nay HO không được Tây đỡ! Sao chúng ko kéo NAV nhỉ?

Hôm nay HO không được Tây đỡ!
Sao chúng ko kéo NAV nhỉ?
 
Cuối cùng điều mong đợi nhất của nền kinh tế Việt Nam đã đến! Chính thức giải cứu nợ xấu của Vinashin!! Chính thức giải cứu gốc rễ của vấn đề mà Vinashin đã mang đến cho nền kinh tế việt nam: lạm phát, thanh khoản ngân hàng,sức khoẻ của nền kinh tế!!

Đây giống như hành động mà FED đã thực hiện trong thời kỳ khủng hoảng ở Mỹ! Việt nam sẽ vượt qua khủng hoảng và ổn định được hệ thống ngân hàng,ổn định được vĩ mô! Chứng khóan sẽ rất được lợi!!Chu kỳ tăng của chứng khoán đã bắt đầu( kéo dài khoảng 5 năm tới)
 
Ghi chép tản mạn 30/3/2012

Tháng 4 sau kỳ nghỉ lễ có gì mới ?

( Nguồn : internet san OCT , 319 , tác giả : Thuyenbl , tạp chí đầu tư , báo LD).

http://forum.sanotc.com/222978p845/m...a-hoc-tro.aspx

Sự tức giận của dư luận khi HAG thưởng giấy cho cổ đông :
http://f319.com/home/p-11032034#post11032034

Bình luận : "Từ đầu năm đến ngày 21/2/2012 cả nước có trên 2200 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể . 9700 doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hay dừng hoạt động các nghĩa vụ thuế .
Khó khăn của doanh nghiệp là có thực, song , nhà đầu tư khôn ngoan phải là người chủ động trong mọi ván cờ " ( trích tạp chí đầu tư sáng hôm nay 30/3/2012)
 
Ðức Giáo Hoàng gặp Fidel Castro
Wednesday, March 28, 2012 7:31:14 PM
Bookmark and Share


HAVANA, Cuba (AP) - Hôm Thứ Tư, sau khi cử hành thánh lễ ngoài trời trước 300,000 dân chúng tại thủ đô Havana, Ðức Giáo Hoàng Benedict XVI đã có cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với cựu chủ tịch Cuba trong một sự xuất hiện rất ít thấy kể từ khi Fidel Castro, 85 tuổi, rút lui và nghỉ bệnh.

Ðức Giáo Hoàng Benedict XVI đàm đạo với Fidel Castro ở Havana hôm 28 tháng 3, 2012. (Hình: AFP/Getty Images)

Trong cuộc nói chuyện thân mật, Ðức Giáo Hoàng chỉ trích cuộc cấm vận của Hoa Kỳ, cho rằng việc xây dựng một xã hội có tầm nhìn rộng rãi “đã bị tổn hại khi những biện pháp kinh tế do nước ngoài áp đặt làm cho dân chúng chịu nỗi khổ cực không công bằng.”

Trước đó, khi giảng trong thánh lễ, Ðức Giáo Hoàng đã thúc đẩy dân chúng “tìm sự tự do đích thực” và Cuba nên xây dựng một xã hội cởi mở dựa trên sự chân thật, công lý và khoan dung.

Hôm Thứ Ba, trong cuộc thảo luận với Tổng Thống Raul Castro, em của Fidel Castro, Ðức Giáo Hoàng đã yêu cầu dành cho giáo hội Công Giáo một vai trò lớn hơn và đề nghị ngày Thứ Sáu tuần thánh sắp tới được coi là một ngày nghỉ lễ chính thức.

Vào một giai đoạn mà quan hệ giữa Tòa Thánh với Cuba đang nồng ấm nhất kể từ cách mạng 1959 ở đảo quốc này, Ðức Giáo Hoàng đã không ngần ngại phê phán chính quyền và chế độ cộng sản. Tuy nhiên một giới chức cao cấp, ông Marino Murillo, phó chủ tịch hội đồng nội các, vẫn minh định rằng sẽ “không có cải tổ chính trị tại Cuba.”
 
hôm nay, 30/03/2012, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda đã ra lệnh cho quân đội bắn hạ tên lửa của Bắc Triều Tiên, đang chuẩn bị được phóng, trong trường hợp thấy Nhật Bản bị đe dọa bởi vụ phóng thử tên lửa của Bình Nhưỡng.

Quyết định này được đưa ra trong cuộc họp nội các do ông Noda chủ trì. Bộ trưởng Quốc phòng Naoki Tanaka tuyên bố với các nhà báo rằng ông đã truyền “mệnh lệnh tiêu diệt” tên lửa này đến các đơn vị phòng không Nhật.

Từ tuần trước, Lực lượng Phòng vệ Nhật đã được lệnh triển khai hệ thống tên lửa đất đối không PAC-3 (Patriot Advanced Capability-3 ) và hệ thống đánh chặn tên lửa SM-3 (Standard Missile-3) được đặt trên các khu trục hạm.

Bình Nhưỡng thông báo phóng tên lửa đẩy vệ tinh quan sát trong khoảng thời gian từ ngày 12 đến 16 tháng Tư. Hoa Kỳ và các đồng minh Hàn Quốc, Nhật Bản đều khẳng định đây là một vụ thử tên lửa tầm xa trá hình, đồng thời yêu cầu Bình Nhưỡng ngừng ngay vụ phóng tên lửa vì vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Triều Tiên.

Trong đó Bình Nhưỡng khẳng định sẽ không từ bỏ quyền được phóng vệ tinh phục vụ “mục đích hòa bình”. Hôm nay công ty Digital Globe của Mỹ đã cho đăng trên trang web chuyên thông tin về Bắc Triều Tiên (38north.org) nhiều bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy rõ các công việc chuẩn bị phóng tên lửa đang được tiến hành. Bệ phóng đã được kéo đến vị trí, các thiết bị phóng cũng đã được chuẩn bị lắp ráp, nhiều xe bồn chứa nhiên liệu cho tên lửa cũng đã có mặt trong khu vực phóng hỏa tiễn.

Vụ phóng tên lửa được tiến hành tại căn cứ Tongchang-ri, nằm ở Tây Bắc nước này. Dự kiến tầng đầu của tên lửa sẽ rơi xuống biển Hoàng Hải, bên bờ tây của bán đảo Triều Tiên, tầng thứ hai sẽ bay ngang qua đảo Okinawa của Nhật, rơi xuống vùng biển phía đông Philippines.

Về phần mình, Hàn Quốc cũng cảnh báo họ có thể sẽ phá hủy từ trên không tên lửa của Bắc Triều Tiên, nếu nó hướng về lãnh thổ Hàn Quốc

Trong lúc này, thông tấn xã Bắc Triều Tiên KCNA vẫn khẳng định vệ tinh của họ được phóng lên nhằm mục đích đánh giá tình trạng canh tác nông nghiệp và thu thập thông tin về dự báo thời tiết. Vệ tinh này sẽ bay ở quỹ đạo cách trái đất 500 km trong vòng 2 năm. Ngoài ra, KCNA cũng cho biết Bắc Triều Tiên sẵn sàng mời các chuyên gia vũ trụ và nhà báo nước ngoài tới chứng kiến việc phóng tên lửa, để chứng minh tính chất hòa bình trong việc làm của mình
 
Dòng tiền ồ ạt rời sàn chứng khoán
Cập nhật lúc 17h17" , ngày 30/03/2012 -



(VnMedia) - Mặc dù xu hướng đi lên tiếp tục được giữ vững trong phiên giao dịch ngày hôm nay (30/3), nhưng số mã giảm điểm vẫn áp đảo trên sàn. Đặc biệt dòng tiền sụt giảm mạnh so với ngày hôm qua, khi các nhà đầu tư dường như không còn mặt mà với kênh đầu tư này.

Xu hướng chủ yếu của thị trường trong phiên giao dịch sáng nay, tiếp tục diễn ra trong lình xình, khi cả bên mua và bên bán đều hoạt động cầm chừng. Cung - cầu giằng co đồ thị giá của chỉ số liên tục thay đổi trong biên độ hẹp.

Chốt đợt làm việc thứ nhất, cả hai chỉ số trên sàn Hà Nội và TP.HCM đều điều chỉnh tăng nhẹ. Trong đó, chỉ số Vn-Index đứng ở mức 442,57 điểm, tăng thêm 2,94 điểm, tương đương 0,67 %. Khối lượng giao dịch đạt 3 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 37,78 tỷ đồng.

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, giao dịch trên sàn TP.HCM vẫn không có nhiều thay đổi khi tiếp tục làm việc trong èo uột và thiếu khí thế. Động thái này khiến chỉ số Vn-Index nhanh chóng đảo chiều đi xuống, dòng tiền đổ vào sàn theo đó không được tích cực.

Trong khi đó, bên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng chỉ lừng khừng đi ngang và giao dịch khá chậm chạp.

Đến đợt làm việc buổi chiều, hoạt động mua bán trên sàn vẫn diễn ra ở trạng thái cầm chừng. Nhu cầu thoát hàng đã không còn lớn như những phiên làm việc trước, mà sức cầu giá cao bất ngờ được củng cố tại cổ phiếu blue-chips, đặc biệt là các mã dẫn dắt thị trường. Chỉ số Vn-Index lại nhanh chóng quay đầu ghi điểm.

Mặc dù đà đi lên trên sàn TP.HCM được giữ cho đến cuối ngày làm việc, tuy nhiên số mã giảm điểm trên sàn lại không ngừng gia tăng và chiếm vị trí áp đảo. Nguyên nhân là do tâm lý bất an của giới đầu tư trong bối cảnh thiếu thông tin.

Cuối phiên làm việc, chỉ số Vn-Index đứng ở mức 441,03 điểm, tăng thêm 1,4 điểm, tương đương 0,32 %. Khối lượng giao dịch sụt giảm mạnh so với ngày hôm qua, chỉ đạt 67,1 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 882.38 tỷ đồng. Toàn thị trường có 68 mã tăng điểm, 53 mã đứng giá và 189 mã giảm điểm.

Trong khi đó, bên sàn Hà Nội, tâm lý lo lắng vẫn đè nặng lên sàn khiến đà đi xuống vẫn hiện hữu cho đến cuối buổi làm việc. Bảng điện tử bao phủ sắc đỏ, thanh khoản theo đó sụt giảm mạnh so với phiên giao dịch trước đó.

Kết thúc ngày làm việc, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 72,2 điểm, giảm nhẹ 1 điểm, tương đương 1,37 %. Khối lượng giao dịch sụt giảm, chỉ đạt 74 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 666,8 tỷ đồng. Toàn thị trường có 69 mã tăng điểm, 45 mã đứng giá và 206 mã giảm điểm.
 
Lá thư của tờ 200 đồng



Tôi là tờ 200 Đồng....tờ 100 đồng đã biến mất,và tôi...cũng sắp nối gót biến mất trên mặt trận Kinh Tế này. và nếu như làn sóng tăng giá vẫn leo thang thì có lẽ những đồng 500, 1000, 2000, 5000 cũng sẽ biến mất vĩnh viễn.....
Xã hội đang cần tiền. Bạn cần tiền. Nhưng liệu bạn có cần tôi ...???
Dù có biến mất tôi vẫn tự hào rằng mình đã gắn với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ 8x và 9x !
 
Bộ Tài chính vừa ký với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) về 8 hiệp định vay vốn trị giá 1,6 tỷ USD.
Cụ thể, theo biên bản vừa được ký kết giữa Thứ trưởng thường trực Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp và ông Motonori Tsuno, Trưởng đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam ngày 30/3, số tiền này thuộc đợt 2 tài khóa 2011 và sẽ dành để đầu tư cho nhiều dự án lớn trong nước.

Trong đó, 3 dự án giao thông quan trọng sẽ được hỗ trợ đợt này là: Dự án xây dựng đường quốc lộ 3 mới và mạng lưới đường bộ trong khu vực (đoạn Hà Nội - Thái Nguyên), Dự án xây dựng Nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài, Dự án xây dựng đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (tuyến Bến Thành - Suối Tiên).

Ngoài ra, số tiền 1,6 tỷ USD này cũng sẽ dành để phát triển 5 chương trình ở các lĩnh vực khác như: Chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo lần thứ 10, Dự án phát triển bệnh viện tỉnh vùng, Dự án phát triển Thành phố khoa học và công nghệ Hòa Lạc, Dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ, Dự án cải thiện môi trường nước Nam Bình Dương - giai đoạn II.
http://cafef.vn/2012033112065500CA33...-du-an-lon.chn
 
Ngày 31/03/2012, Bắc Triều Tiên cực lực chỉ trích hành động trả đũa của Hoa Kỳ trước vụ Bình Nhưỡng “phóng vệ tinh”. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Bắc Triều Tiên, được hãng thông tấn KCNA trích dẫn cho rằng “phản ứng quá đáng của Hoa Kỳ đã vượt mọi giới hạn. Đó là một hành động đáng tiếc (...) hủy bỏ toàn bộ thỏa thuận ngày 29/02/2012 giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ’’.

Như vậy, đối với Bình Nhưỡng biện pháp trả đũa của Washington đồng nghiã với việc hủy bỏ thoả thuận ký vào tháng Hai vừa qua, theo đó Bắc Triều Tiên ngưng các hoạt động hạt nhân.

Hoa Kỳ luôn nhấn mạnh là không gắn trợ giúp nhân đạo với chính trị, nhưng người phát ngôn Bắc Triều Tiên cho là Washinton đã phản ứng trước thông báo của phóng vệ tinh do Bình Nhưỡng đưa ra, và đáp lại bằng thông báo là sẽ không giữ lời cam kết trợ giúp lương thực.

Bình Nhưỡng đã gây xôn xao khi thông báo vào ngày 16/03/2012 kế hoạch phóng tên lửa, đưa một vệ tinh lên quỹ đạo vào trung tuần tháng Tư, đánh dấu ngày sinh của cố chủ tịch Kim Nhật Thành. Tuy nhiên, đối với cộng đồng quốc tế, đây là một vụ thử tên lửa trá hình và Bình Nhưỡng đã vi phạm nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Trước Quốc hội Mỹ, ông Peter Lavoy, trợ lý bộ trưởng quốc phòng đặc trách châu Á, cho biết Hoa Kỳ đã giải thích với Bắc Triều Tiên việc phóng vệ tinh sẽ bị xem là phóng tên lửa vì về mặt công nghệ học thì không có gì khác nhau. Theo thỏa thuận, Bình Nhưỡng không được thử nghiệm tên lửa, cho nên ngày 28/03/2012, Hoa Kỳ buộc phải thông báo ngưng trợ giúp lương thực.

Thỏa thuận ký vào tháng Hai trên thực tế như thế không còn giá trị nữa.

Hoa kỳ trước đây đã cam kết cung cấp 240.000 tấn lương thực giúp đở trẻ em và phụ nữ mang thai, với điều kiện được quyền giám sát để trợ giúp thực sự đến tay người dân.
 
BVS...........
Lần thứ nhất bị đưa vào diện cảnh báo.
Lần thứ 2 bị đưa vào diện kiểm soát.
Chuẩn bị lần thứ 3 sẽ bị đưa vào dang ngừng giao dịch .

Cảnh báo các con bạc khát nước nhé.
Năm 2012 BVS giảm mạnh danh mục đầu tư đồng nghĩa cắt đúng đáy

BVS: Giảm đầu tư ngắn hạn, ít áp lực trích lập dự phòng
http://www.baomoi.com/BVS-Giam-dau-t...27/7940701.epi
 
Back
Top