Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

IJC

pic IJC .
Trong hoàn cảnh khó khăn của bds mà vẫn có mức lãi ấn tượng .
Không phải ngẫu nhiên mà IJC được chọn trong danh mục đầu tư của các quỹ ETF .
Nay lại nằm trong rổ VNI30 ,và CP đại diên cho sàn HO so cựa trong khối asean .
Tây lông vồ quãng giá 10-12 vài triệu cổ nay lại hút thêm .
Thông tin đáng suy nghĩ là BIDV đăng ký bán 2 triệu cổ nhưng không chịu nhả vì giá quá bèo .
Giá quãng 8-8.5 được gom đều tay , nhưng mềnh đặt mục tiêu khiêm tốn .... , là nhân đôi thoai .
 
Theo quyết định vừa được ký, ông Đào Văn Hưng sẽ thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Cựu lãnh đạo EVN sẽ về nhận công tác tại Bộ Công Thương. Thủ tướng nêu rõ, nhiệm vụ cụ thể của ông Đào Văn Hưng do bộ trưởng Công Thương phân công.
Ông Đào Văn Hưng nguyên là Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam, được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện lực Việt Nam vào tháng 10/2007. Tháng 2/2011, sau khi EVN chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty TNHH Một thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ông Hưng tiếp tục được Thủ tướng phê chuẩn giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVN.
Năm 2011, Thủ tướng đã quyết định chuyển giao toàn bộ EVN Telecom cho Viettel. Ảnh: Hoàng Hà.
Tháng 7/2010, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện lực Việt Nam ông Đào Văn Hưng gây xôn xao dư luận với tuyên bố "có cắt điện hay không chỉ Ngọc Hoàng mới trả lời được". Vài tháng sau phát ngôn của ông Hưng, lãnh đạo Bộ Công Thương đã đăng đàn nhắc nhở ngành điện cần có cách ứng xử, lời nói phù hợp.
Vài năm gần đây, khi ông Hưng vẫn làm Chủ tịch EVN, tập đoàn này hoạt động kém hiệu quả. Theo Kiểm toán Nhà nước, tính đến ngày 31/12/2010, các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty mẹ Tập đoàn Điện lực (EVN) lên tới gần 50.000 tỷ đồng, trong đó chiếm gần 90% là vào những công ty con. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận thu về khoảng 540 tỷ đồng, đạt tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư chỉ hơn 1%.
EVN đã đầu tư trên 2.100 tỷ đồng vào 4 lĩnh vực nhạy cảm và ngoài ngành kinh doanh chính như bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng, tài chính chiếm 3,27% vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, tập đoàn này đầu tư 100% vốn vào Công ty Thông tin viễn thông điện lực (EVN Telcom), với số vốn đầu tư tính đến 31/12/2010 lên tới 2.442 tỷ đồng nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 đã giảm tới 42% so với năm 2009.
Kết quả kinh doanh trong 3 năm gần nhất của EVN Telecom đi xuống rất nhanh. Nếu như năm 2008 lợi nhuận đạt được 93,8 tỷ đồng thì 2009 giảm còn 8,3 tỷ đồng và chuyển thành lỗ trên 1.050 tỷ đồng năm 2010. Năm 2011, Thủ tướng đã quyết định chuyển giao toàn bộ EVN Telecom cho Viettel.
Năm 2011, EVN cho biết lỗ 3.500 tỷ đồng.
 
Những kênh đầu tư hấp dẫn nhất năm 2012


Năm 2011 đã qua đi với không ít những thăng trầm, nhiều kênh đầu tư một thời ưu chuộng đã dần mất đi niềm tin khi trượt giảm thê thảm. Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên gia, bước sang năm 2012 các kênh đầu tư như vàng, chứng khoán… vẫn sẽ thu hút được lượng lớn người tham gia.

Chứng khoán- kênh đầu tư tiềm năng

Thị trường chứng khoán năm 2011 đã đi qua với sự sụt giảm mạnh mẽ của hai chỉ số Vn-Index và HNX-Index, trước những thông tin thiếu khả quan từ tình hình kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, năm vừa qua kênh đầu tư này còn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những thông tin tiêu cực trên thị trường thế giới, nổi bật nhất là vấn đề nợ công ở Châu Âu.

Theo thống kê, năm 2011 vừa qua chỉ số Vn-Index trên sàn TP.HCM đã giảm 27,46%, còn HNX-Index bên sàn Hà Nội cũng đã sụt giảm tới 48%. Chốt phiên, hai chỉ số này đã lần lượt đứng ở mức 351,55 điểm và 58,74 điểm.

Cùng với sự sụt giảm mạnh về điểm số lẫn giá trị giao dịch, thị trường chứng khoán năm vừa qua còn chứng khiến sự thua lỗ lớn của các công ty chứng khoán. Trong số hiếm hói những công ty có lợi nhuận thì các khoản này chủ yếu đến từ mảng kinh doanh khác ngoài dịch vụ môi giới cũng như tự doanh.

Còn đối với các nhà đầu tư chứng khoán, trong năm qua họ cũng đã trải qua những ngày tháng khá “buồn”, trước những thua lỗ không thể vực dậy khi ôm những cổ phiếu đang niêm yết trên sàn. Giá cổ phiếu không thể mua một mớ rau được nhiều người biết đến và không ngừng hiện hữu.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn như vậy, nhưng bước sang năm 2012 tia hy vọng vẫn không ngừng xuất hiện, khi nhiều chuyên gia nhận định rằng thị trường chứng khoán sẽ là kênh đầu tư tiềm năng thu hút nhiều người tham gia. Đặc biệt, mặt bằng giá của phần đông các cổ phiếu trên hai sàn giao dịch đều sụt giảm đáng kể và trở nên hấp dẫn.

Những nhận định trên hoàn toàn có cơ sở, khi mà một tuần giao dịch sau Tết Nguyên Đán thị trường không ngừng tăng tốc với khoảng cách ấn tượng. Với mức tăng này, chỉ số Vn-Index dễ dàng vượt qua mốc 400 điểm và HNX-Index cũng vọt qua 60 điểm. Đây được xem là những ngày khởi động khá ngoạn mục.

Theo ông Giang Trung Kiên - Giám đốc Phân tích và Đầu tư - Công ty cổ phần chứng khoán FPT, với các kênh đầu tư hiện tại như chứng khoán, vàng, tỉ giá, bất động sản, gửi ngân hàng thì chứng khoán được đánh giá là kênh đầu tư có tỉ lệ Lợi nhuận/Rủi ro lớn nhất.

Trong khi đó, trả lời các câu hỏi liên quan đến thị trường chứng khoán năm 2012, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cũng nhận định rằng, kênh đầu tư này sẽ khởi sắc trong năm nay. Bởi Bộ Tài chính và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước sẽ đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt để lấy lại niềm tin của nhà đầu tư.

Tỷ giá USD sẽ tiếp tục tăng

Tỷ giá USD/VNĐ năm 2011 đã có khá nhiều biến động, khi Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm tới 9,3% hồi đầu năm. Đây là lần tăng tỷ giá mạnh nhất kể từ năm 2008. Chưa dừng lại đó, vào những tháng cuối năm tỷ giá bình quân liên ngân hàng tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng lên khoảng gần 1%.

Việc điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng này, lập tức ảnh hưởng ngay đến giá USD tại các ngân hàng thương mại và tự do. Có thời điểm giá loại ngoại tệ này đã lên tới gần 22 nghìn đồng/USD trên thị trường chợ đen, còn tại các ngân hàng thương mại cũng vọt qua mốc 21 nghìn đồng/USD.

Mặc dù không đem lại cho giới đầu tư những khoản lời tức thì, nhưng trong năm qua kênh đầu tư này cũng đem về không số tiền không nhỏ cho những nhà đầu tư có chiến thuật và biết gom giữ đúng lúc.

Với nhận định tỷ giá USD có thể tiếp tục tăng thêm khoảng 4% trong năm 2012, thì kênh đầu tư này được đánh giá là hấp dẫn trong năm nay và tiềm ẩn mức sinh lời cao, nếu nhà đầu tư có chiến thuận hơn lý.

Vàng vẫn sẽ là lựa chọn hợp lý

Theo dõi thị trường vàng thời gian qua có thể nhận thấy, kênh đầu tư này gặp khá nhiều sóng gió trong suốt năm qua. Nguyên nhân được nhận định là do những bất ổn của nền kinh tế thế giới, khiến nhiều nhà đầu tư hoang mang và gom vàng như một nơi trú ẩn an toàn để tránh “bão”.

Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nền kinh tế thế giới, giá vàng trong nước thời gian vừa qua đã có khá nhiều thay đổi. Trong đó đỉnh điểm nhất của kênh đầu tư này là hồi cuối tháng 8 và đầu tháng 9 năm 2011, khi giá kim loại quý này thay đổi giá từng giờ và vọt lên đến mức gần 50 triệu đồng/lượng. Đặc biệt, khoảng cách giữ giá thế giới và trong nước đã chênh nhau đến 5 triệu đồng/lượng.

Với mức chênh lệch này, nhiều nhà đầu tư lướt sóng thời điểm đó, trong đó có cả những “đại gia” trong giới kinh doanh vàng thu về những khoản lợi nhuận “khủng lồ”. Tất nhiên, bên cạnh đó vẫn không có ít người phải nối tiếc nhìn tài sản của mình không cánh mà bay.

Bước sang năm 2012, nền kinh tế thế giới hiện vẫn còn nhiều khó khăn, có thể chưa khủng hoảng, chính vì vậy mà theo nhiều chuyên gia nhận định giá vàng trong năm 2012 rất có khả năng sẽ đi qua mốc 2.000 USD/ounce. Thậm chí, không ít nhận định còn đưa ra rằng giá kim loại quý này còn vọt lên 2.500 USD/ounce.

Như vậy, với bối cảnh kinh tế như hiện nay, giá vàng có thể sẽ tiếp tục đi lên và tất nhiên giá trong nước cũng phải theo đà tiến tiếp. Việc có những con sóng mạnh như năm 2011 hay không thì chưa ai có thể dự đoán, nhưng việc kiếm lợi nhuận từ việc ôm vàng thì không thể phủ nhận. Đặc biệt, là đối với những nhà đầu tư lướt sóng.

Trong khi đó, giới kinh doanh cũng được xếp vào là những người sẽ có doanh thu lớn, khi mà người dân Việt Nam ngày càng “chuộng” vàng, và xem nó như một vật cất giữ an toàn nhất.

Ngoài những kênh đầu tư trên, năm 2012 gửi tiền vào ngân hàng và bất động sản vẫn sẽ được nhiều người lựa chọn. Mặc dù không thu được lợi nhuận cao, nhưng đây được xem là giải pháp an toàn cho những người sợ mạo hiểm, thích an toàn.

Còn riêng với bất động sản, tuy năm 2011 vừa qua gặp không ít khó khăn, nhưng nó vẫn không thể thiếu đối với khá nhiều nhà đầu tư mạo hiểm và có tham vọng
 
Tìm hàng "xịn" trong VN-30



Một số nhận định cho rằng VN-30 là danh mục chuẩn cho nhà đầu tư "bắt chước" theo


Các cổ phiếu trong rổ tính VN-30 có thật sự là những cổ phiếu tốt hay chỉ là những anh chàng “to đầu”?


Danh sách 30 cổ phiếu được đưa vào “rổ” VN-30 và 10 cổ phiếu dự phòng vừa được Sở GDCK TP. HCM (HOSE) công bố ngày 30/1/2012 và dự kiến sẽ còn cập nhật thêm khoảng một tuần nữa trước khi áp dụng vào ngày 6/2 tới.



Trên các diễn đàn về chứng khoán, thông tin này đang là chủ đề nóng nhất được giới đầu tư bàn luận sôi nổi, chủ yếu là với tâm trạng rất lạc quan và không tránh khỏi có một vài ngộ nhận.



Một số người cho rằng: VN-30 bao gồm toàn “hàng xịn” được lọc ra trong 302 cổ phiếu đang niêm yết tại HOSE. Trên thực tế không hẳn vậy, bởi VN-30 bao gồm các “đại gia” (về mặt giá trị thị trường của vốn cổ phần), chứ “to” chưa chắc tốt.



Có những cổ phiếu doanh nghiệp không cần chờ xem báo cáo tài chính quý 4/2011 cũng biết tốt như: VCB, DPM, MSN, FPT..., nhưng cũng có những công ty nợ ngập đầu, hoặc đang lao đao vì hàng tồn kho... Nếu để ý kỹ thì sẽ thấy mã DHG thuộc loại “xịn” nhất nhì sàn HOSE, nhưng cũng mới chỉ là cổ phiếu dự bị. Bởi vậy, HOSE không có quyền đưa ra tư vấn cổ phiếu nào xịn hay không.



Sự xuất hiện của VN-30 liệu sẽ triệt tiêu được sự thao túng của vài mã lớn vốn đang bóp méo VN-Index như MSN, VIC, VNM hay BVH? Nếu xét theo công thức tính VN-30 thì có thể thấy được những mã đó buộc phải giảm tỷ trọng xuống dưới 10, nhưng nếu cả 4 cổ phiếu trên vẫn “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” thì cũng chả dám chắc là VN-30 có bị bóp méo nữa không. Phải chờ thời gian trả lời.



Một nhận định khác cũng khá bất ngờ khi cho rằng VN-30 là danh mục chuẩn cho nhà đầu tư "bắt chước" theo. Điều này sẽ khó bởi nhà đầu tư cá nhân thì chắc không ham mua cả 30 mã, kiểu gì cũng quá nhiều, quản không xuể. Còn nhà đầu tư tổ chức thì cũng còn tùy vào mục đích đầu tư, vào “room” (nếu là nước ngoài) và cả vào thanh khoản (nếu là quỹ mở).



Tuy nhiên, một thực tế có thể chắc chắn hơn là tới đây nhà đầu tư sẽ coi trọng VN-30 hơn VN-Index “cũ kỹ”, dù VN-Index vẫn được sử dụng và có vai trò lịch sử nhất định. Tiếc rằng, cùng với công bố VN-30 thì chưa thấy cơ quan quản lý đề cập đến việc điều chỉnh cách tính VN-Index để có thể song hành cùng VN-30.



Thực tế, thì hệ thống tính toán chỉ số VN-Index là hoàn toàn tự động và nằm chung trong phần mềm hệ thống giao dịch do Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan hỗ trợ Việt Nam, đây là phầm mềm hệ thống thuộc bản quyền nhà cung cấp phần mềm chuyên nghiệp của Mỹ. Chỉ có điều khác biệt là khi tính toán quyền số thì do đặc thù của Việt Nam số lượng cổ phiếu đang lưu hành và số lượng cổ phiếu được chuyển nhượng không đồng nhất nên dẫn đến sự sai lệch khá lớn.



Với quốc tế, toàn bộ số cổ phiếu đang lưu hành và cổ phiếu có thể chuyển nhượng được gần như là một, nghĩa là số cổ phiếu đăng ký gần như được chuyển nhượng hoàn toàn nên với cách tính chỉ số như VN-Index hiện nay thì diễn biến thị trường được phản ánh hoàn toàn chính xác. Nhưng với đặc thù của Việt Nam, do có nhiều doanh nghiệp cổ phần hiện nay là do chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước nên có câu chuyện như VCB (tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của Nhà nước lớn), số cổ phiếu được phép chuyển nhượng tự do rất ít, nên đã làm cho quyền số thay đổi và làm cho độ chính xác của chỉ số VN-Index bị lệch.



Theo các chuyên gia, điểm mấu chốt cần phải thay đổi khi tính lại chỉ số chứng khoán là xem xét lại phương pháp tính quyền số trong rổ tính chỉ số VN-Index theo thực tế của Việt Nam, tức là quyền số chỉ nên tính toán trên số cổ phiếu chuyển nhượng được, để phản ánh chính xác diễn biến của thị trường.



Sau VN-30, các nhà đầu tư cũng kỳ vọng sẽ có thêm HNX-30, HOSE sẽ sớm cho phép thực hiện giao dịch chỉ số... Tuy nhiên, những kỳ vọng đó mới chỉ dừng ở ý tưởng trên giấy nên trong tương lai gần vẫn chưa thể mong gì hơn ngoài sự thay đổi mang tên: VN-30.
 
Một hợp đồng tư vấn sáp nhập với mức phí trị giá nửa triệu đô la Mỹ vừa được ký giữa một công ty chứng khoán và một ngân hàng. Ba ngân hàng nhỏ khác nữa đang trong quá trình đàm phán để “về chung một nhà”.

Nếu có ai đó đặt câu hỏi tâm điểm của chính sách tiền tệ năm 2012 nằm ở đâu, câu trả lời sẽ là thanh khoản. Gánh nặng thanh khoản tiền tệ mười năm qua đã dồn tụ lại, và chúng ta mới chỉ đi được đoạn đường một năm (năm 2011) trên suốt lộ trình giải quyết tận gốc rễ vấn đề.

Bóc ngắn cắn dài

Mới đây, khi đề cập đến giảm lãi suất - một đòi hỏi bức xúc của doanh nghiệp - Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia công bố số liệu quan trọng: tỷ lệ cho vay trên vốn huy động của hệ thống ngân hàng quá cao. Năm 2008 tỷ lệ này là 0,95 lần; năm 2009 và 2010 là 1,01 lần; năm 2011 là 1,02 -1,03 lần. Nghĩa là hệ thống ngân hàng huy động được một đồng thì cho vay tới 1,02-1,03 đồng.

Trong khi đó, theo nguyên tắc hoạt động, huy động được một đồng, ngân hàng phải trích dự trữ bắt buộc, dự phòng thanh khoản và một số dự phòng khác. Những khoản phải trích này chiếm khoảng 10% tổng vốn huy động. Đơn giản, để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho người gửi tiền, ngân hàng cho vay tối đa 0,9 đồng trên một đồng huy động được. Con số thống kê cho thấy một xu hướng ngược lại.

Trong bản tin về hoạt động ngân hàng tháng 12-2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đến ngày 21-12-2011 là 10,9% so với cuối năm trước đó; tổng vốn huy động tăng 9,89%; tổng phương tiện thanh toán tăng 9,27%. Công ty Chứng khoán Bản Việt trích dẫn một báo cáo của NHNN cho biết con số tuyệt đối của tăng trưởng tín dụng đến cùng thời điểm trên là 2,524 triệu tỉ đồng, tổng vốn huy động 2,514 triệu tỉ đồng và tổng phương tiện thanh toán 2,87 triệu tỉ đồng. Như vậy mức tăng trưởng vốn huy động đang thấp hơn tăng trưởng tín dụng cả về tỷ lệ và con số tuyệt đối. Sự thiếu hụt này được bù đắp, dĩ nhiên, bằng sự gia tăng của tổng phương tiện thanh toán.

Nếu gánh nặng thanh khoản chỉ gói gọn ở sự lệch pha giữa huy động và cho vay, thì sự lo ngại không đến mức trầm trọng. Dấu hiệu trầm trọng là huy động vốn chủ yếu ngắn hạn, nhưng cho vay phần lớn trung, dài hạn. Trong bất cứ báo cáo tài chính quí hoặc năm nào của các ngân hàng niêm yết, người ta dễ dàng tìm thấy những trang nói về rủi ro thanh khoản, theo đó tiền gửi đa số có kỳ hạn dưới một tháng và từ 1-3 tháng; còn cho vay phần lớn lại từ 3-6 tháng trở lên. Quy định chỉ được sử dụng tối đa 30% vốn huy động ngắn hạn cho vay trung-dài hạn đã bị các ngân hàng bỏ qua từ lâu. Như thừa nhận của Thống đốc NHNN, có ngân hàng dùng 60-70%, thậm chí 100% vốn huy động để cho vay trung-dài hạn. Thế nên khoan nói đến đòi hỏi của nền kinh tế, nhu cầu vốn của ngân hàng để đảm bảo thanh khoản cho chính ngân hàng đã rất lớn rồi.

Gót chân Achilles còn đó

Nguyên nhân dẫn đến gánh nặng thanh khoản, không thể phủ định, trước hết là ở ngân hàng! Ngân hàng đã và đang tiếp tục bóc ngắn cắn dài. Tuy nhiên, đằng sau việc “ăn hết cả của để dành” chẳng đặng đừng ấy, ngân hàng đã hành động theo nhu cầu của nền kinh tế. Một chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp, thông thường kéo dài cả năm, nhanh cũng phải 3-6 tháng. Người vay không thể vay tiền một kỳ hạn ngắn hơn, nhưng người gửi tiền, với đường cong lãi suất thẳng tắp hiện hành, hầu hết gửi một tháng. Lãi suất như nhau, gửi kỳ hạn càng ngắn, càng có lợi. Ngân hàng ở giữa, phải chiều cả người đi vay và người gửi tiền, mới có đất sống. Hiện tượng đầu vào ngắn hạn, đầu ra dài hạn là vì thế.

Nhiều năm trước, thanh khoản đã là chuyện nhức nhối của ngân hàng. Song nó bị che lấp, giống như gót chân Achilles, bởi hạn mức tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán cao. Cho đến cuối năm 2010, tổng phương tiện thanh toán vẫn tăng 26,7% so với cùng kỳ năm trước đó. Tiền vẫn được “bơm” vào nền kinh tế cho đến khi lạm phát hiển hiện.

Đó là thời điểm hoàng tử Paris xuất hiện. Khi chàng giương cung và mũi tên lao đi, xuyên qua gót chân Achilles, thanh khoản không chỉ nhức nhối, nó trở thành vấn đề sống còn của ngân hàng. Mức tăng tổng phương tiện thanh toán tụt giảm từ 26,7% xuống 9,27%, tức còn hơn một phần ba. Các ngân hàng bắt đầu thu nợ nhiều hơn cho vay, các kỳ hạn vay dài thay bằng kỳ hạn vay ngắn. Cho vay là hoạt động mang lại tỷ suất lợi nhuận cao nhất của ngân hàng, được thay thế bằng đòi nợ và tăng cường huy động. Bên bờ của sự tồn vong, người ta phải nghĩ đến sự tồn tại trước đã. Các ngân hàng thiếu thanh khoản được sáp nhập. SCB - Tín Nghĩa - Đệ Nhất không phải trường hợp cuối cùng. Một hợp đồng tư vấn sáp nhập với mức phí trị giá nửa triệu đô la Mỹ vừa được ký giữa một công ty chứng khoán và một ngân hàng. Ba ngân hàng nhỏ khác nữa đang trong quá trình đàm phán để “về chung một nhà”.

Chưa vội nâng ly!

Năm nay tiếp tục là năm tháo gỡ gánh nặng thanh khoản, và từ đó mở đường cho việc giảm lãi suất. Lãi suất có giảm không? Giảm bao nhiêu? Ở thời điểm nào? Tất cả phụ thuộc nhiều vào thanh khoản.

Cùng lúc đó, NHNN còn một nhiệm vụ quan trọng không kém: ổn định giá trị đồng nội tệ, kiểm soát lạm phát!

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong một buổi làm việc với ngành ngân hàng “kiểm soát được lạm phát hay không là nằm trong tay các đồng chí. Tiền đưa ra hút về là thuộc các đồng chí”. Thống đốc Nguyễn Văn Bình chỉ rõ: “Lạm phát năm 2011 là 18% thì phần do chính sách tiền tệ hay tài khóa dưới góc độ tiền tệ chiếm khoảng 12%. Còn 6% do các yếu tố khác” (nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ ngày 12-1-2012).

Tổng đầu tư công, theo Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, năm 2012 không tăng so với năm ngoái, ở mức 180.000 tỉ đồng từ ngân sách và 45.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ. Trong khi đó, mức tăng tổng phương tiện thanh toán được dự kiến 14-16%. Căn cứ tổng phương tiện thanh toán tháng 12-2011 là 2,87 triệu tỉ đồng, con số tăng tuyệt đối ước 400.000 - 460.000 tỉ đồng.

Với mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay ở mức 9%, bằng một nửa năm ngoái, mà tổng phương tiện thanh toán dự kiến tăng gấp rưỡi là khá rộng rãi. Tuy nhiên, dự kiến và thực tế có khoảng cách. Nhìn lại năm 2011 dự kiến tổng phương tiện thanh toán tăng 16% (sau khi đã có chính sách thắt chặt tiền tệ - NV), thực hiện 9,27%, chúng tôi phỏng đoán tổng phương tiện thanh toán năm nay tăng không quá 10%.

Mức tăng trưởng vốn huy động của ngành ngân hàng đang thấp hơn tăng trưởng tín dụng cả về tỷ lệ và con số tuyệt đối. Sự thiếu hụt này được bù đắp, dĩ nhiên, bằng sự gia tăng của tổng phương tiện thanh toán.

Sẽ là vội vàng nếu sớm nâng ly vì trước mắt còn nhiều thách thức đối với ngành ngân hàng. Cuối tháng 8-2011, NHNN đã tái cấp vốn lại hàng chục ngàn tỉ đồng cho một số ngân hàng lớn. Số tiền này sẽ đáo hạn vào cuối tháng 2 tới đây. Cho dù NHNN có tái cấp vốn lại, hay gia hạn thêm lần nữa cho số tiền đang tái cấp vốn này, thì đó cũng không phải thời điểm để cùng lúc đẩy tăng tổng phương tiện thanh toán. Mặt khác, như thống đốc tuyên bố, 5-8 ngân hàng sẽ sáp nhập trong những tháng đầu năm, thanh khoản sẽ phải xử lý để hỗ trợ các ngân hàng đó.

Một thách thức không nhỏ là nguồn tiền nào để tái cơ cấu ngân hàng - trọng tâm của vấn đề thanh khoản? Có thể thấy là hệ thống ngân hàng chưa trích đủ dự phòng rủi ro cho toàn bộ nợ xấu (con số tuyệt đối theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia là 85.000 tỉ đồng, tương đương 4,2 tỉ đô la Mỹ). Tại nhiều ngân hàng, mức trích lập chưa được bằng 30% nợ xấu. Mới đây lần đầu tiên người đứng đầu ngành ngân hàng đề cập đến vai trò của người gửi tiền trong lộ trình tái cơ cấu. Đó là điểm mới, nhưng cụ thể ra sao, mới đến mức nào thì chưa rõ ràng. Ông nhấn mạnh: “Các ngân hàng quốc doanh và cổ phần lành mạnh là lực lượng chủ lực, với sự hỗ trợ thích hợp của Nhà nước về cơ chế, chính sách, nguồn lực. Nhưng điều đó không đồng nghĩa Nhà nước bao cấp toàn bộ. Tổn thất và chi phí trong quá trình xử lý yếu kém cần phải được chia sẻ hợp lý giữa các bên có liên quan (nhà nước, chủ sở hữu, nhà đầu tư và người gửi tiền) theo quy định pháp luật”. (Nguồn: Lao Động ngày 20-1-2012).

Và trên hết, một cách nhìn mới về thanh khoản đang được cơ quan quản lý áp dụng. Trước đây, ngân hàng nào khó khăn thanh khoản là được tái cấp vốn ngay. Thị trường mở tăng cường giao dịch. Nay thì khác. Thanh khoản thiếu ở chỗ nào, chỗ đó lập tức được khoanh vùng và tiền chỉ được đưa vào đó lúc thiết yếu. Đây là nguy cơ sát sườn đối với các ngân hàng yếu kém, bù lại nó giúp giảm thiểu rủi ro hệ thống. Nó đồng thời cảnh báo các ngân hàng phải tự cơ cấu lại nợ, đầu vào, đầu ra trước khi xin NHNN “cứu trợ”.
 
những dấu hiệu tích cực vẫn chưa đủ để xua tan lo ngại của giới phân tích rằng cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone vẫn còn xa mới chấm dứt.
Cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng euro (Eurozone) đang có dấu hiệu dịu bớt, nhờ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bơm hàng trăm triệu euro vào các ngân hàng khu vực và việc Liên minh châu Âu (EU) mới đây nhất trí về một hiệp định tài chính mới.
Trước hết là việc Bồ Đào Nha đã quay lại thị trường trái phiếu chính phủ với những phản ứng tốt hơn mong đợi lần đầu tiên trong năm nay. Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Italia đã giảm từ mức đỉnh điểm ở khoảng 8% xuống 6%, còn lãi suất trái phiếu cùng kỳ hạn của Tây Ban Nha giảm xuống mức dưới 5%. Thêm vào đó, những tiến triển cũng xuất hiện ở trung tâm của cuộc khủng hoảng là Hy Lạp, với thỏa thuận hoán đổi nợ giữa chính phủ nước này với các nhà tài trợ tư nhân nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ đã sắp đạt được.
Cuối tháng 12/2011, ECB đã cung cấp gần 500 tỷ euro (633 tỷ USD) các khoản vay lãi suất thấp 1% trong thời hạn 3 năm cho các ngân hàng ở Eurozone. Nguồn tiền này đã giúp làm giảm sức ép đối với các ngân hàng châu Âu và củng cố niềm tin của các thị trường. Sau đó, tại hội nghị thượng đỉnh ngày 30/1 vừa qua, 25 trong số 27 nước thành viên EU đã nhất trí thông qua một hiệp ước nhằm đảm bảo những nguyên tắc về thâm hụt ngân sách và nợ công ngặt nghèo hơn. Đây là một bước quan trọng nhằm tăng cường sự hội nhập kinh tế và tài chính cũng như siết chặt vấn đề quản lý ở Eurozone, điều sẽ có ý nghĩa không nhỏ trong việc ổn định tình hình tài chính, kiểm soát nợ công và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực.
Tuy nhiên, những dấu hiệu tích cực vẫn chưa đủ để xua tan lo ngại của giới phân tích rằng cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone vẫn còn xa mới chấm dứt. Kinh tế châu Âu vẫn đang đối mặt với nguy cơ tăng trưởng trì trệ hoặc suy thoái. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định Eurozone sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay, trong khi Hội đồng châu Âu đưa ra nhận định tương tự cho toàn bộ EU.
IMF dự báo Eurozone sẽ giảm 0,5% trong năm 2012 và có thể kéo toàn cầu rơi vào suy thoái. Các nhà lãnh đạo châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh vừa qua đã cam kết sẽ tập trung hơn nữa cho việc tạo việc làm và khôi phục tăng trưởng kinh tế.
Cơ quan thống kê của EU, Eurostat, vừa cho biết doanh số bán lẻ ở Eurozone trong tháng 12 vừa qua giảm 0,4% so với tháng 11 và giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2008, thời điểm toàn cầu bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Doanh số bán lẻ giảm mạnh trong bối cảnh mức tăng trưởng kinh tế hiện là không đủ để tạo việc làm và ổn định thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp ở Eurozone đã vọt lên mức cao kỷ lục 10,4% trong tháng 12, còn lạm phát giá tiêu dùng vẫn ở mức cao 2,7% tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 1 vừa qua.
Liên quan đến vấn đề thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm, tại cuộc họp không chính thức cuối tuần qua, các bộ trưởng phụ trách về năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế ở các nước EU đã nhất trí rằng cần phải khai thác tiềm năng tăng trưởng thông qua việc thiết lập một thị trường số chung để các doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể giao dịch trên Internet và sử dụng các giải pháp số xuyên biên giới. Theo nhận định, GDP của châu Âu có thể tăng 4% vào năm 2020 nếu các nước khai thác đầy đủ thị trường số chung./
 
tin mới - 30 cp niêm yết thị trường ASEAN

15 cổ phiếu tại HOSE có tên website asenexchanges.com gồm: STB, VIC, SSI, MSN, FPT, HAG, KDC, EIB, DPM, VNM, REE, OGC, IJC, VCB, PNJ.

15 cổ phiếu tại HNX gồm: ACB, DBC, HBB, KLS, NTP, OCH, PGS, PLC, PVI, PVS, PVX, SCR, SHB, VCG, VCS.
 
JVC đánh lên đấy ..

DIAIF (Quỹ đầu tư công nghiệp DI Châu Á) sẽ nắm giữ 31.1% cổ phiếu Công ty cổ phiếu thiết bị y tế Việt Nhật (HOSE: JVC)


DIAIF (Quỹ đầu tư công nghiệp DI Châu Á) sẽ nắm giữ 31.1% cổ phiếu Công ty cổ phiếu thiết bị y tế Việt Nhật (HOSE: JVC)

Công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật (JVC) & Quỹ đầu tư công nghiệp DI Châu Á ("DIAIF") chính thức công bố rằng hai bên đã ký kết thành công thỏa thuận hợp tác chiến lược. DIAIF sẽ trở thành cổ đông chiến lược của JVC, nắm giữ 10.000.000 cổ phiếu (tương ứng với 31.1% cổ phần của công ty).

Công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật (JVC) là một trong những nhà phân phối thiết bị y tế hàng đầu Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh chính của JVC gồm phân phối thiết bị y tế, xã hội hóa thiết bị y tế, cung ứng các sản phẩm vật tư tiêu hao, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh lưu động và phòng khám chất lượng cao. Công ty JVC là nhà phân phối cho nhiều nhà sản xuất thiết bị y tế nổi tiếng như: HITACHI, Fuji, Kodak, Toray, Tokyo Boeki, Fukuda… với các sản phẩm đa dạng từ thiết bị chẩn đoán hình ảnh (Máy cộng hưởng từ (MRI), máy CT- Scanner, X-quang, siêu âm, CR, DR,…), sản phẩm phim dùng cho máy chẩn đoán hình ảnh, máy chạy thận, vật tư tiêu hao máy chạy thận, hệ thống quản lý chất thải y tế và nhiều sản phẩm khác phục vụ trong y tế. Tính đến thời điểm hiện tại, sản phẩm của JVC đã được sử dụng ở hơn 250 bệnh viện lớn nhỏ trên toàn quốc.

Nắm bắt được hệ thống y tế của Việt Nam đang trong giai đọan phát triển, còn rất nhiều bệnh viện tuyến Trung Ương, tuyến Tỉnh đang trong tình trạng quá tải, và nhiều bệnh viện không có đủ nguồn vốn để mua sắm thiết bị y tế phục vụ cho người dân, JVC đã tích cực tham gia xã hội hóa các thiết bị y tế ở các bệnh viện ở tất cả các tuyến. Hiện tại, JVC là nhà phân phối duy nhất tại Việt Nam thực hiện xã hội hóa thiết bị y tế trên diện rộng. Ngoài ra, JVC còn cung cấp đến khách hàng dịch vụ hậu mãi rất tốt với đội ngũ trên 100 kỹ sư, kỹ thuật viên được đào tạo bài bản cả trong và ngoài nước
Không chỉ phân phối và xã hội hóa các thiết bị y tế, JVC còn nhắm đến mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ y tế hàng đầu Việt Nam. Hiện tại, JVC là công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh lưu động với mô hình xe khám được trang bị các thiết bị chẩn đóan công nghệ cao. Với mô hình khám chữa bệnh mới và hiện đại này, JVC hướng đến khách hàng mục tiêu là các cán bộ công nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, và đặt biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên khắp các tỉnh thành của cả nước,. Ngòai ra JVC còn đầu tư vào trung tâm khám bệnh chất lượng cao tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ để tăng chất lượng khám chữa bệnh ở các vùng xa trung tâm. Trong tương lai sắp tới, JVC sẽ cung cấp thêm các dịch vụ y tế khác như khám chữa bệnh từ xa , trung tâm xét nghiệm chất lượng cao.

Nhận thấy những điểm tương đồng trong quan điểm kinh doanh giữa DIAIF & JVC, đó là việc tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp phải gắn liền với trách nhiệm phát triển xã hội và nền kinh tế nói chung, DIAIF đã chọn JVC là khỏan đầu tư thứ hai tại Việt Nam. Thông qua sự hợp tác với JVC, DIAIF sẽ gửi 2 nhà quản lý nhằm hỗ trợ JVC trong quản lý, phát triển chiến lược kinh doanh, mở rộng quan hệ kinh doanh giữa JVC với các đối tác ở Việt Nam và Nhật Bản… với mục đích giúp JVC trở thành nhà cung cấp giải pháp y tế hàng đầu ở Việt Nam.

Ông Lê Văn Hướng, Tổng giám đốc công ty JVC chia sẻ thêm: “Với kinh nghiệm từ các nước phát triển như Nhật Bản, DIAIF sẽ đem đến những ý tưởng kinh doanh mới, giới thiệu các đối tác nước ngòai để hợp tác cùng JVC. Sự hợp tác giữa JVC và DIAIF sẽ mở ra nhiều cơ hội không chỉ cho JVC nói riêng mà cũng là những cơ hội cho ngành y tế của Việt Nam nói chung”.

Về Quỹ DIAIF:

Được thành lập tháng 6/2010, DIAIF là quỹ đầu tư với vốn cổ phiếu 70 triệu USD với mục tiêu để hỗ trợ tăng trưởng, tư vấn chiến lược và hỗ trợ họat động kinh doanh cho các công ty ở Việt Nam. Quỹ DIAIF luôn tìm kiếm đối tác chiến lược lâu dài (thời gian hợp tác lên đến 12 năm), với mục đích hỗ trợ các công ty Việt Nam đạt được tăng trưởng vững chắc và đem lại lợi nhuận cao. Quỹ DIAIF được thành lập tại Tokyo – Nhật Bản, Quỹ được quản lý bởi công ty Dream Incubator Inc., một công ty tư vấn chiến lược hàng đầu Nhật Bản, và Tập Đòan Orix, tập đòan cho thuê tài chính lớn nhất Nhật Bản. Các nhà đầu tư của Quỹ DIAIF bao gồm JBIC (Ngân Hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản, đây cũng là tổ chức tài chính của chính phủ Nhật Bản và là nhà tài trợ cho nhiều dự án tại Việt Nam), và những công ty sản xuất, bán lẻ và cung cấp dịch vụ hàng đầu tại Nhật. DIAIF hiện đang tìm kiếm các đối tác lâu dài tại Việt Nam thông qua phương thức đầu tư vốn từ 5 triệu – 20 triệu USD. Giá trị cốt lõi của DIAIF được hình thành không chỉ để hỗ trợ các công ty Việt Nam mà còn hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam bằng cách đem đến những công nghệ mới, kiến thức và sự giao lưu hợp tác từ Nhật Bản.

Về công ty Dream Incubator Inc. (DI):
Được thành lập từ năm 2000, DI là công ty tư vấn chiến lược cho các tập đòan lớn cũng như chính phủ Nhật Bản với hơn 500 dự án. Cổ phiếu của DI được niêm yết trên sàn chứng khóan Tokyo (first section) từ 2005. Hiện tại, DI đang có văn phòng tại Tokyo, thành phố Hồ Chí Minh, Thượng Hải và Singapore.
 
Khoảng 5 năm trở lại đây, hầu hết các thành phần quan trọng của TTCK đều tham gia thiết lập chỉ số mang nhãn mác của mình, từ CTCK, quỹ đầu tư cho đến cả một tờ báo chuyên ngành nhưng lại không thấy một mục đích rõ ràng.

Có thể kể ra 3 mục đích thường gặp của việc lập chỉ số bao gồm: làm thương hiệu, củng cố cho hoạt động và khai thác tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng cho đến nay chưa một đơn vị nào thành công. Nói về việc làm thương hiệu thì hiện nay ngoài VN Index, HNX Index và sắp tới là VN30, chưa có một chỉ số nào khác đủ sức lan tỏa mạnh mẽ.

Năm ngoái, “bức xúc” trước việc chỉ số VN Index nhiều lần bị bóp méo, một số CTCK và cổng thông tin tài chính đã tự tính chỉ số của mình bằng cách loại bỏ bớt những CP có vốn hóa lớn để NĐT có cái nhìn đa chiều hơn. Nhưng đây cũng chỉ là nỗ lực trong một thời điểm.

Đối với quỹ đầu tư, việc xây dựng chỉ số của mình có thể hiểu như để thuận tiện hơn trong việc theo dõi biến động lên xuống của danh mục mình đã đầu tư hoặc danh mục tiềm năng. Như vậy chỉ số này tăng cũng có thể suy đoán rằng quỹ đang có lãi và ngược lại.

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng trường hợp một quỹ đầu tư công bố chỉ số của mình thuộc hàng sớm nhất, hoạt động ngày một kém hiệu quả thì việc đưa chỉ số này ra ngoài chẳng khác nào tự “tố cáo” mình thua lỗ, vì vậy vài năm gần đây chỉ số này cũng… chìm xuồng. Còn việc thu lãi từ thiết lập chỉ số có vẻ như chưa phù hợp cho cả bên bán lẫn bên mua.

Tìm sự chính danh

Một vấn đề được đặt ra là tại sao các chỉ số chứng khoán quan trọng như Dow Jones, S&P 500 (Hoa Kỳ), FTSE (Anh) lại do các đơn vị tư nhân thiết lập và phát triển mạnh mẽ cả về quy mô lẫn tầm ảnh hưởng, trong khi tại Việt Nam lại chưa?

Về nghiệp vụ, thiết nghĩ không phải là vấn đề lớn khi tất cả đã có sẵn và người đến sau chỉ cần đem về chỉnh sửa cho phù hợp rồi áp dụng. Nguyên nhân quan trọng mà các chỉ số ngoài VN Index và HNX Index khó sống là tính chính danh.

Trong khi các sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài được thiết lập bởi tư nhân, thì TTCK của chúng ta là do Nhà nước lập nên và quản lý. Vì vậy, chỉ số do cơ quan quản lý xây dựng tất nhiên mang tính chính danh cao nhất.

Thẳng thắn mà nói, đội ngũ của một CTCK lớn hoặc quỹ đầu tư có tiềm lực hiện nay thừa sức có thể thiết lập một chỉ số tương tự VN30, nhưng chắc chắn sức nặng sẽ không thể bằng.

Thí dụ đơn giản: Quỹ đầu tư hay CTCK lập ra chỉ số trong đó công bố một rổ CP. NĐT nào sẽ dám mua vào những CP trong “rổ” này vì e ngại có thể mua vào lại là dịp thuận tiện để các nhà “cái” xả hàng.

Một vấn đề cũng cần rạch ròi ở đây là VN30 đại diện cho điều gì và bản chất nằm ở đâu? Theo những gì NĐT nghe và thấy được, cách tính VN30 sẽ hạn chế tầm ảnh hưởng của những CP có vốn hóa lớn như BVH, MSN để chỉ số này không bóp méo VN Index.

Thực chất, những thử nghiệm và công bố đã chỉ ra có đến 5 mã CP mỗi mã chiếm tỷ trọng 10% trong rổ tính VN30, như vậy tầm ảnh hưởng có giảm nhưng vẫn còn lớn. Ở đây, có 2 cách lập luận.

Thứ nhất, cho rằng VN30 là chỉ số của thị trường tất nhiên không thể nào đi ngược với thị trường được. Hiểu một cách nôm na VN30 là chỉ số “con” của VN Index, nên con phải giống mẹ.

Thứ hai, theo một cách khác, có thể nói rằng thị trường không chỉ có CP có vốn hóa lớn, trong khi rổ tính VN30 lại dựa trên tiêu chí có vốn hóa lớn. Như vậy, phải chăng VN30 cũng có thể gọi là “VN blue chips” chứ không phải đại diện cho toàn thị trường.

Thiết nghĩ, khó có chỉ số nào toàn vẹn và làm hài lòng tất cả. Vấn đề ở đây là cần định vị rõ ràng tiêu chí cho từng chỉ số. Nếu đã có “VN blue chips” thì sẽ có thể có chỉ số cho những CP tầm trung hoặc nhỏ như “VN mid cap” hay “VN small cap”, những chỉ số cho CP hoạt động hiệu quả.
 
JVC: Vietnam Holding LTD tiếp tục đăng ký mua thêm cổ phiếu

(NDHMoney) Vietnam Holding LTD vừa thông báo giao dịch cổ phiếu JVC của Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật (mã JVC - HOSE).



Cụ thể, từ ngày 8/2/2012 - 6/4/2012, Vietnam Holding LTD - Cổ đông lớn của JVC đăng ký mua 1,5 triệu cổ phiếu JVC nhằm tái cấu trúc danh mục đầu tư.

Giao dịch dự kiến trên sàn hoặc thỏa thuận. Nếu mua thành công số cổ phiếu đăng ký, Vietnam Holding LTD sẽ nắm giữ 2.732.640 cổ phiếu JVC. Trước đó, Vietnam Holding LTD đã mua 1.232.640 cổ phiếu JVC vào ngày 3/2/2012 và trở thành cổ đông lớn.

Được biết, từ ngày 19/1-29/2/2012, ông Lê Văn Hướng, Chủ tịch JVC, đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu, nâng lượng cổ phiếu nắm giữ sau giao dịch lên 11.310.000 cổ phiếu, chiếm 46,7% số cổ phiếu đang lưu hành.
 
Thì mấy bác bỏ dép chạy hôm qua hôm nay lại ôm tiền chạy vô múc mạnh là điều có chắc? Có nghĩa con trăn nó còn dài lắm.
 
* JVC: Từ ngày 8/2/2012 - 6/4/2012, Vietnam Holding LTD - Cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật (mã JVC - HOSE) đăng ký mua 1,5 triệu cổ phiếu JVC nhằm tái cấu trúc danh mục đầu tư.

Giao dịch dự kiến trên sàn hoặc thỏa thuận. Nếu mua thành công số cổ phiếu đăng ký, Vietnam Holding LTD sẽ nắm giữ 2.732.640 cổ phiếu JVC. Trước đó, Vietnam Holding LTD đã mua 1.232.640 cổ phiếu JVC vào ngày 3/2/2012 và trở thành cổ đông lớn.
 
vào lại JVC
Quỹ DIAIF của Nhật bản năm 31,1%,
Sau khi VHL mua 1,5tr nữa, room còn 1,45 triệu cp,
Em này lại có một năm 2012 LN đột biến, gấp đôi năm 2011.
Bản Việt tổ lái xong rồi thì phải.
Được cái em này nhiều Quỹ và Cty CK quan tâm.
 
Ghi nhận tại các CTCK cho thấy, dòng tiền mới đang chảy vào những tài khoản đã mở với kỳ vọng.
theo số liệu nộp/rút tiền của nhà đầu tư tại FPTS thì tuần đầu tiên sau Tết, khách hàng chủ yếu là nộp vào, rất ít nhà đầu tư rút tiền ra. Tổng nộp vào tại FPTS trong tuần đầu tiên sau Tết đạt trên 100 tỷ đồng.
http://vinacorp.vn/news/tien-dang-ch...hoan/ct-500011
 
Dòng tiền ngoại cũng đang vào VN. Ưu tiên các mã BĐS, có thể bọn Châu Âu đang mua BĐS của VN, SHN, PVL, HOM. Đặc biệt là HOM, mã này năm nào cũng có lãi và trả cổ tức bằng tiền VÀ ĐẶC BIỆT NĂM NAY NÓ LÃI GẤP 4 LẦN năm 2011
 
- Một con sóng lớn thường kéo dài từ 15-25 phiên tùy theo cả yếu tố vĩ mô và địa chính trị nhưng thông thường trong khoảng đó
- Vùng đáy sóng khối lượng toàn sàn khoảng từ 15-25 triệu cổ khớp trong phiên
- Thân sóng có khối lượng khớp khoảng 26- 55 triệu. Trong thân sóng sẽ có những phiên điều chỉnh đối với những nhã đầu tư đã đạt được lợi nhuân kì vọng khối lượng khớp sẽ khoảng 45-50triệu cổ
- Vùng đỉnh sóng khối lượng khớp vào khoảng 55-70triệu cổ
- Đỉnh sóng có khối lượng khoảng 85-100 triệu cổ
Nếu mình không bán được đỉnh sóng nhất định hôm sau phải bán ngay kể cả bán sàn. Nhà đâu tư chú ý phiên nào khối lượng khớp nhảy vọt là có dấu hiệu đỉnh sóng phải nhanh chóng thoát hàng bảo toàn tính mạng.
 
TT tạo đáy xong không có nghĩa tất cả các CP đã tạo đáy, nhưng rất nhiều CP đã xong giai đoạn này và đang bước vào giai đoạn hồi phục. Mặt khác như đã nói, hiện đang là giai đoạn hồi phục chậm, nghĩa là xen kẽ giai đoạn tăng vẫn có những phiên điều chỉnh khá sâu.
Như vậy, nên chọn các CP đã tạo đáy, vào và ra khi đạt LN kỳ vọng, sau đó vào lại khi nó điều chỉnh đủ sâu. Điều này giúp ta gia tăng được số lượng CP trong giai đoạn Uptrend chưa thực sự bền vững.
Khi xác định TT vào uptrend dài hạn, chỉ cần nằm yên mà hưởng thành quả
TT vẫn đang đi đúng quỹ đạo.
 
Khả năng sẽ biến động giằng co mạnh

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – SSI)

“Muốn tăng điểm tiếp, thị trường phải hấp thụ khối lượng giao dịch lớn khoảng hơn 94 triệu đơn vị ở vùng đỉnh của hai ngày 2 và 3 tháng 2 đang về đến tài khoản.

Chúng tôi cho rằng, nhiều khả năng VN-Index sẽ biến động giằng co mạnh trong hai phiên giao dịch tới.
 
* JVC: Từ ngày 10/2/2012 - 1/4/2012, Vietnam Equity Holding - Hiện là cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật (mã JVC - HOSE) đăng ký mua 1,2 triệu cổ phiếu và đăng ký bán 1,2 triệu cổ phiếu. Giao dịch dự kiến trên sàn, nếu mua bán được số lượng cổ phiếu này, cổ đông vẫn sẽ nắm giữ 1.315.000 cổ phiếu JVC.
 
Back
Top