Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

TiCan View Post
Bán hết ITA hiện có @4.4
chúc mừng bác đã biết sợ dù sợ ITA chưa đúng chỗ , còn đã mua là mua thật , làm gì có vụ mua chơi chơi ...
 
Vi?c lÃ*m qua m?ng hi?u qu?

M?t công vi?c m?i v?i thu nh?p cao, t? ch? v? th?i gian, co h?i thang ti?n vu?t b?c cho t?t c? m?i ngu?i



thongtin1.jpg
thongtin2.jpg
thongtin4.jpg
thongtin5.jpg
 
Dân Việt Đổ Tiền Ra Nhậu
(10/10/2012) (Xem: 2223)
SAIGON -- Nhậu tưng bừng... nhậu cho quên đời khốn khó... Đó là lý do quán nhậu mọc lên liên tục.

Báo Người Lao Động gọi đó là hiện tượng “Bia bọt tuôn tràn.”

Bản tin cho biết, “Bất chấp kinh tế suy thoái, doanh nghiệp lao đao, cuộc sống đại bộ phận người dân khó khăn, các quán nhậu vẫn mọc lên như nấm và lúc nào cũng đông nghẹt khách...”

Bản tin ghi rằng Công ty Nghiên cứu Thị trường toàn cầu Euromonitor International xếp hạng Việt Nam đứng đầu các nước Đông Nam Á về tiêu thụ bia với số lượng gần 2,6 tỉ lít trong năm 2011. Tình hình nhậu thấy rõ ở các thánh phố lớn.

Ngay cả ở Miền Tây, bản tin nói rằng “quán nhậu, đặc biệt là quán nhậu lề đường, ngày càng nhiều và không lúc nào vắng khách. Đàn ông nhậu, đàn bà, con gái cũng nhậu... ” theo lời ông Nguyễn Thiện Trí, Trưởng Phòng Kinh tế quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ), nói.

Báo Người Lao Động cũng ghi theo một kết quả điều tra xã hội học trên cả nước của một công ty ở Hà Nội thực hiện, với câu hỏi “Bạn có thường xuyên uống bia mỗi ngày không?” - người Hà Nội trả lời “Có” chỉ chiếm chưa đầy 50%, người Sài Gòn hơn 55%, còn Đà Nẵng “Có” đến gần 70%...

Tuy nhiên, dân Miền Tây đổ tiền ra nhậu nhiều hơn. Bản tin viết:

“Trong báo cáo “Hiện trạng nghèo đói ở ĐBSCL” do chương trình hỗ trợ phát triển của Úc tài trợ có nêu: so với hộ có quê gốc miền Bắc hoặc miền Trung, người dân Nam Bộ có mức chi tiêu cho ăn nhậu, đám tiệc… lãng phí hơn. Thói quen nhậu nhẹt là một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, thất nghiệp ở ĐBSCL.”
 
Ông Đặng Thành Tâm giới thiệu về kinh tế Việt Nam tại Hội nghị “Future of Asia” tại Tokyo – Nhật Bản

Ông Đặng Thành Tâm, Đại biểu Quốc hội kiêm Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) và cũng là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC), đang tham dự Hội nghị “Future of Asia” tại Tokyo – Nhật Bản do Tạp chí danh tiếng Nikkei tổ chức với sự tham dự của các nguyên thủ quốc gia, các nhà lãnh đạo và các nhà kinh tế hàng đầu thế giới. Đây là lần đầu tiên một doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam được mời làm diễn giả tại “Future of Asia”.

Tại Hội nghị, ông Đặng Thành Tâm đã dành toàn bộ số thời gian cho phép để giới thiệu toàn cảnh về sự phát triển của kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời, với tư cách là diễn giả (panelist), ông Đặng Thành Tâm tham gia tham luận về tình hình kinh tế thế giới, vai trò của châu Á – một khu vực năng động đang là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thế giới.

Ông Đặng Thành Tâm, tại Hội nghị đã nhấn mạnh về kinh tế Việt Nam 2011-2012 đang trải qua một giai đoạn tái cơ cấu sâu rộng để chuyển đổi mô hình tăng trưởng với những cải cách mạnh mẽ mà trọng tâm tập trung vào 3 khu vực: 1/ Tái cơ cấu đầu tư công và ổn định chính sách tiền tệ. 2/ Tái cơ cấu doanh nghiệp trong đó tập trung vào tái cơ cấu các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước. 3/ Tái cơ cấu hệ thống tài chính mà trọng tâm là hệ thống Ngân hàng.

Hội nghị “Future of Asia” tại Tokyo – Nhật Bản do Tạp chí danh tiếng Nikkei tổ chức

Ông Đặng Thành Tâm giới thiệu về kinh tế Việt Nam tại Hội nghị “Future of Asia” tại Tokyo – Nhật Bản

Trong 6 tháng trở lại đây, các chỉ số vĩ mô như lạm phát giảm rất nhanh, tỷ giá ổn định, đang chứng tỏ sự đúng đắn của các giải pháp tái cơ cấu. Các bước đi tiếp theo đang được tích cực triển khai, mở ra chu kỳ tăng trưởng mới về chất, hiệu quả hơn, bền vững hơn cho Việt Nam.

Dự báo năm 2012, GDP sẽ tăng trưởng 5.5% trong khi lạm phát sẽ chỉ còn 8.5% so với mức 18% của năm 2011. Năm 2013, nền kinh tế sẽ bước vào chu kì tăng trưởng về chất, với cán cân thương mại cân bằng, và GDP tăng 6.3% trong khi lạm phát tiếp tục giảm xuống.

Kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là một sứ mệnh cũng là tâm huyết mà ông Đặng Thành Tâm đã theo đuổi trong suốt những năm vừa qua. Tại buổi đối thoại, ông Tâm đã giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, các tiềm năng phát triển, các chính sách ổn định vĩ mô của Việt Nam đã và đang duy trì mức lạm phát tốt và xuất khẩu mạnh, giảm cơ bản thâm hụt thương mai,… là môi trường kinh doanh lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm hiểu và đầu tư tại Việt Nam.

Sau Hội nghị, với sự quan tâm của các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu tại Nhật, ông Tâm đã có các buổi tiếp xúc, làm việc với ông Ohashi Hiroshi là Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục Shoshi Educational Group.

Bên cạnh đó, ông Tâm cũng đã có buổi làm việc với ông Yasuokatsura – Chủ tịch của Tập đoàn Panasonic để tăng cường mở rộng đầu tư, sản xuất tại Việt Nam. Ông Đặng Thành Tâm cũng đã có buổi làm việc với ông Toshiaki Nakamura – Giám đốc của Nippon Steel để trao đổi về cơ hội đầu tư khai thác, chế biến Titanium tại Việt Nam. Ông Tâm cũng đã làm việc với ông Chiba Yujiro – Phó Chủ tịch Tập đoàn Iida Sangyo, đây là Tập đoàn bất động sản hàng đầu tại Nhật Bản. Tập đoàn này đang muốn hợp tác với SGI trong các dự án bất động sản tại Việt Nam.

Hội nghị đã rất quan tâm đến cơ hội đầu tư vào Việt Nam mà điển hình là sau Hội nghị, rất nhiều doanh nghiệp đã gặp riêng ông Đặng Thành Tâm để trao đổi kỹ hơn về các vấn đề kinh tế, chính sách, môi trường tại Việt Nam. Ông Tâm cùng ông Đoàn Xuân Hưng - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật đã trao đổi thông tin và bàn về các biện pháp thúc đẩy việc đầu tư của các doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam và tăng cường quan hệ hữu nghị giữa 2 nước.

Ông Đặng Thành Tâm được biết đến là Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) luôn tiên phong trong việc thu hút đầu tư nước ngoài mà điển hình là từ đầu năm 2012 đến thời điểm hiện tại, SGI đã thu hút 1,1 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao trên tổng số gần 5 tỷ USD đầu tư nước ngoài của cả nước.

Ông Đặng Thành Tâm trả lời phỏng vấn phóng viên Nikkei CNBC

Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn - Saigon Invest Group (SGI) là tập đoàn tư nhân hàng đầu tại Việt Nam, với 60 thành viên, trong đó có các thành viên đươc thành lập từ năm 1999. SGI là một thực thể kinh tế hùng mạnh với tổng tài sản ước tính lên đến trên 4 tỉ USD và tổng lực lượng nhân sự trên 6.000 người. Hoạt động của SGI trải rộng trên sáu lĩnh vực: Bất Động Sản & Cơ Sở Hạ Tầng; Viễn Thông, IT & Truyền Hình; Tài Chính & Ngân Hàng; Năng Lượng; Sản Xuất & Xây Dựng; Du Lịch & Đào Tạo. Trong đó, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) là thành viên đứng đầu của Tập đoàn trong phát triển cơ sở hạ tầng Khu Công Nghiệp và thu hút đầu tư.

SGI hiện đang sở hữu và quản lý 20 KCN với và chiếm đến 7% tổng vốn FDI thu hút vào Việt Nam. SGI cũng đang tập trung đẩy mạnh việc đầu tư vào lĩnh vực viễn thông di động, khai thác và chế biến khoáng sản, và năng lượng, và nỗ lực giữ vững vị trí tập đoàn kinh tế tư nhân dẫn đầu trong mỗi ngành thực hiện đầu tư.

Năm 2009, SGI trở thành thành viên của Diễn đàn Kinh tế Thế Giới, và cũng trong năm đó, chủ tịch SGI được tặng thưởng bằng khen của chính phủ Nhật Bản vì những đóng góp cho quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam.
 
VNM

Đang tích lũy mà bác. Những lần trước chớm lên 118, 120 rồi vụt xuống ngay. Giờ rất cứng ở 118 là đang tích lũy chuẩn bị phọt.
 
- Đã bán sạch cổ cánh trước khi bầu Kiên bị bắt và mua vàng giá 41.9 ngày 26/7. Chốt vàng 47.3. Ngày 8/10 bắt đáy, hiện 95% cổ, 5% cash.
 
Mình định tư vấn cho mấy bà chị mở tài khoản nhưng cty chứng khoán giờ cũng liểng xiềng cả, không bít nên mở tài khoản cty nào có dịch vụ tốt nhất nhỉ, mình ở HN

thanh iu vinamilk hj hj
theo mình thấy có ,,,SSI -Kimeng_BVS là lựa chọn an toàn
HSC thì quá chuối ,sử dụng tài khoản của khách hàng vào việc phi pháp làm ảnh hương đến giá trị tài sản của nhà đầu tư ,,,nhà đầu tư hãy tự bao vệ mình chánh xa các ctyck câu kết với phần tử xấu nhu HSC
 
http://kienthuc.net.vn/channel/5643/...-that-1853915/

Các lãnh đạo do lá phiếu của chúng tôi bầu lên sao lại nói chúng tôi "trình độ dân trí thấp". Vậy lá phiếu của chúng tôi đem đi bỏ cũng có tính dân trí thấp . Thuế dân chúng tôi đóng để trả lương cho công chức cũng chứa phần dân trí thấp sao"

Cái này mới là cái hay. Nó phản biện lại câu nói cửa miệng thành thói quen từ trước tới nay : " Do đất nước ta tình trạng dân trí còn thấp". Ông nào bây giờ còn dám lải nhải câu này là tự tay vả vào mồm nhé
 
...hoàn cảnh của Việt Nam quả là nguy ngập hơn nhiều.

Trong vòng một tuần, ba định chế tài chính quốc tế là Ngân hàng Phát triển Á châu, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đưa ra những dự báo bi quan về đà tăng trưởng kinh tế của thế giới, trong đó có các quốc gia đang phát triển tại Đông Á và Thái Bình Dương. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về nguyên nhân của tình trạng suy trầm đó qua phần trao đổi do Vũ Hoàng thực hiện sau đây cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Khi Việt Nam đang lo sợ nạn vỡ bóng đầu tư bất động sản sẽ lan vào lĩnh vực ngân hàng với một núi nợ khó đòi và sẽ mất thì tuần qua ba định chế tài chính quốc tế cùng đưa ra dự báo bi quan về tình hình kinh tế toàn cầu. Chúng tôi đề nghị là trong tiết mục chuyên đề kinh tế kỳ này ta sẽ cùng tìm hiểu về dự báo đó. Trước hết xin ông giới thiệu cho quý thính giả của chúng ta về những dự báo này.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng đầu tiên là báo cáo do Ngân hàng Phát triển Á châu công bố hôm mùng ba tuần trước tại hội sở ở Philippines. Với tiêu đề là "Viễn ảnh Phát triển Á châu" báo cáo dày 190 trang này cập nhật hóa những dự báo về các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á. Thứ nhì là phúc trình ngắn gọn hơn của Ngân hàng Thế giới được phổ biến hôm mùng tám về các nền kinh tế Đông Á Thái Bình Dương, cũng với điều chỉnh bi quan hơn dự báo mới công bố hồi Tháng Năm. Thứ ba là báo cáo thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế về "Viễn ảnh Kinh tế Toàn cầu", đưa ra hôm Thứ Ba mùng chín với dự báo đầy lo ngại về nạn suy trầm toàn cầu.

- Về hoàn cảnh xuất hiện thì Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới có kỳ họp thường niên, năm nay tổ chức tại Tokyo từ mùng chín đến 14. Nhân dịp này, hai định chế tài chính quốc tế phổ biến công trình nghiên cứu và cập nhật hoá để 188 quốc gia hội viên và thế giới tham khảo. Đáng chú ý là cả ba định chế ấy đều rà soát lại các dự báo mới chỉ xuất hiện mấy tháng trước nhưng theo chiều hướng bi quan hơn về kinh tế toàn cầu nói chung và của châu Á nói riêng.

Vũ Hoàng: Thưa ông, vì thời lượng không cho phép chúng ta đi vào từng bản báo cáo, xin đề nghị ông tóm lược những điểm tương đồng chính yếu của các dự báo này.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi lại xin bắt đầu bằng bối cảnh chung của thế giới, trước khi tập trung vào kinh tế Á châu rồi Đông Á và Việt Nam.

- Thế giới bị Tổng suy trầm trong các năm 2008-2009 và phục hồi quá chậm trong ba năm sau. Bây giờ, vào Thu 2012, người ta thấy ra là sự hồi phục đó còn có thể bị đẩy lui. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng năm nay đà tăng trưởng bình quân của toàn cầu chỉ còn là 3,3% với giả thuyết lạc quan là hai khối kinh tế dẫn đầu là Hoa Kỳ và Âu Châu sẽ vượt qua những khó khăn hiện tại.

- Báo cáo của Ngân hàng Thế giới thì tập trung vào Đông Á Thái Bình Dương, nhưng cũng dự phóng là đà tăng trưởng toàn cầu cho năm nay chỉ còn khoảng 2,3%. Ta nên chú ý đến con số 2,3% ấy vì theo định nghĩa thông thường của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, khi sản lượng trung bình của toàn cầu chỉ tăng có 2,5% thì thế giới bị suy trầm, hay "recession". Tức là, sau vụ Tổng suy trầm 2009, toàn cầu có thể lại bị suy trầm lần nữa vào năm 2012-2013.

- Theo Quỹ Tiền tệ, lý do chính vẫn là chính sách kinh tế bất cập của các nước đã phát triển, là khối Euro và Hoa Kỳ, mà lần này khả năng ứng phó của các nước lại còn nan giải hơn năm 2009. Phúc trình của Quỹ Tiền tệ có nội dung toàn cầu và bao gồm nhiều khối kinh tế khác biệt nên được các thị trường quốc tế chú ý và tường thuật nhiều hơn hai báo cáo của Ngân hàng Phát triển Á châu và Ngân hàng Thế giới.

Vũ Hoàng: Thưa ông, xin đề nghị là mình sẽ đi từ đầu bằng cách phân biệt các khối kinh tế này để thấy ra vị trí của Đông Á và Việt Nam ở bên trong.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Rất chí lý thưa ông. Khi người ta nói đến đà tăng trưởng là 2 hay 3% của toàn cầu thì đấy là kết số chung của nhiều khối kinh tế.

- Trước hết, ta có nhóm tiên tiến của các nước công nghiệp hóa, chủ yếu là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Âu châu, trong đó có khối Euro của 17 nước. Nhóm tiên tiến này có mức tăng trưởng chỉ ở cỡ 1,3% thôi. Kế tiếp, ta có các nước "tân hưng" hay mới nổi, kết hợp với các nước công nghiệp hóa thì ra khối kinh tế của tổ chức OCDE gồm 34 quốc gia coi như giàu nhất mà cũng có tốc độ tăng trưởng khá thấp và làm giảm số bình quân của toàn cầu. Bước thứ hai là nhóm đang phát triển, từ Nam Mỹ châu qua Á châu với đà tăng trưởng cao hơn nhóm công nghiệp vì là các nước đi sau.

- Trong khối này mới có các nước đang phát triển tại Á châu, từ Nam Á bên trong có Ấn Độ, qua Trung Á tới Đông Á Thái Bình Dương. Đáng lưu ý nhất là nhóm Đông Á, có sức tăng trưởng khá cao là hơn 7%, đó là Trung Quốc và 10 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Trong nhóm này, người ta còn phân biệt Đông Á ngoài Trung Quốc, với đà tăng trưởng dự báo năm nay là cỡ 5,3%. Những con số rắc rối ấy đáng chú ý ở một khía cạnh là các nước đang phát triển Á châu vẫn lệ thuộc vào các nước đã phát triển, và khi kinh tế Âu-Mỹ bị suy sụp thì đà tăng trưởng của Á châu bị giảm vì mất thị trường xuất khẩu.
 
Vũ Hoàng: Có bức tranh toàn cảnh rồi, mình mới đi vào phân tích của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thưa ông hình như là với cách đánh giá không lạc quan về hai khối kinh tế Âu-Mỹ.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta nhớ lại bối cảnh Tổng suy trầm 2008-2009 và những nỗ lực có phối hợp của các nước để chặn đứng sự đình trệ lan rộng từ hai khối kinh tế Âu-Mỹ ra toàn cầu. Ba năm sau, tình hình chưa khả quan và bội chi ngân sách trong khối Âu-Mỹ vẫn tăng, mà mâu thuẫn chính trị về các giải pháp ứng phó lại gây thêm vấn đề và đánh sụt niềm tin của thiên hạ.

- Có một nghịch lý rất đáng quan tâm ở đây. Đó là sau khi liên tục điều chỉnh dự báo, coi như hai tháng một lần, ước tính mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế thật ra vẫn lạc quan hơn cách đánh giá của giới đầu tư quốc tế vì dựa vào giả thuyết là khối Euro sẽ ra khỏi khủng hoảng và Hoa Kỳ sẽ tránh được hố sâu ngân sách vào đầu năm tới, khi mà quyết định của Quốc hội Mỹ từ Tháng Tám năm ngoái sẽ tự động giảm chi và tăng thuế cả ngàn tỷ. Nhiều người không tin vào hai giả thuyết đó và xác suất của một vụ tổng suy trầm có thể cao hơn ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế là khoảng 17%. Xin nhắc lại rằng chỉ mấy tháng trước thôi, quỹ này dự báo suy trầm với xác suất là 4%, bây giờ, rủi ro ấy đã tăng gấp bốn và đó là bối cảnh chung của các nền kinh tế đang phát triển nếu vẫn còn quá lệ thuộc vào việc xuất khẩu qua các thị trường Âu-Mỹ.

Vũ Hoàng: Thưa ông, rõ ràng là chúng ta chứng kiến hiện tượng gọi là "kinh tế nhất thể hóa" vì sự vận hành của khối kinh tế này tác động vào đà tăng trưởng của khối kia qua những yếu tố như ngoại thương hay đầu tư tài chính. Bây giờ mình mới trở lại tình hình Á châu, Đông Á và Việt Nam. Ba báo cáo vừa được công bố cho thấy những gì là đáng chú ý nhất?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Cũng khởi đi từ hai rủi ro lớn nhất cho thế giới là vụ khủng hoảng của khối Euro và hố thẳm ngân sách Hoa Kỳ, Ngân hàng Phát triển Á châu dự đoán là hai nền kinh tế mạnh nhất châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc đều bị đình trệ vì số cầu của thị trường nội địa chưa đủ mạnh để bù đắp vào thiếu hụt mậu dịch. Khi hai đại gia Hoa Ấn đều sa sút thì đà tăng trưởng chung của châu Á bị giảm mất một điểm bách phân, từ 7,1% sẽ chỉ còn là 6,1%. Trong số này, kinh tế Trung Quốc sẽ hạ cánh từ tốc độ 9,3% năm ngoái, năm nay sẽ chỉ còn chừng 7,7%, tức là thấp hơn cái ngưỡng sinh tử là 8%. Đáng lưu ý hơn nữa trong báo cáo này của ngân hàng mà ta gọi tắt là ADB, các nước Á châu đều còn tiềm năng ứng phó nhờ ít bội chi, ngoại hối dồi dào và lạm phát thấp. Ngoại lệ đáng ngại ở đây chính là kinh tế Trung Quốc và Việt Nam.

- Riêng về Việt Nam, Ngân hàng ADB dự đoán đà tăng trưởng năm nay là 5,1% so với chỉ tiêu từ 6 đến 6,5% của chính quyền. Sau các biện pháp ngăn ngừa lạm phát, Việt Nam có hy vọng giữ đà vật giá ở mức 9,1% cho toàn năm nhưng phải cải tổ hệ thống tài chính và ngân hàng đầy rủi ro vì khối nợ xấu đang chồng chất. Những vấn đề đáng chú ý nhất là cải cách cơ chế, yểm trợ tiểu doanh thương và giảm trừ vai trò quá nặng nề tốn kém của hệ thống doanh nghiệp nhà nước.

- Dự báo của Ngân hàng Thế giới thì nói đến hoàn cảnh của các quốc gia đã cố kích thích kinh tế bằng cách ào ạt bơm tín dụng, là trường hợp của Trung Quốc và Việt Nam, với những hậu quả bất lợi trong lần đối phó này. Riêng Việt Nam, hiện tượng ngân hàng thiếu vốn và ngập nợ sau khi kích thích bằng tín dụng cũng là một rủi ro khác.

Vũ Hoàng: Chúng ta đi vào phần kết luận thưa ông. Báo cáo dồn dập của các định chế tài chính quốc tế cho thấy một viễn ảnh u ám chung của toàn cầu sau ba năm hồi phục trong èo uột. Bài học của hiện tượng "kinh tế nhất thể hóa", tức là các nền kinh tế đều giao dịch với nhau và chịu chung ảnh hưởng ngoại nhập từ bên ngoài vào, có đáng cho chúng ta quan tâm hay không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa là rất đáng quan tâm. Tôi thiển nghĩ rằng trong trào lưu chung của thế giới, mình có thể rút tỉa vài kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam.

- Trước hết, Việt Nam có dân số đủ đông và thị trường nội địa đủ lớn, với tài nguyên tương đối đa dạng, để tạo sức kéo cho bộ máy sản xuất. Cho nên, sau vụ khủng hoảng Đông Á vào các năm 1997-1998, diễn đàn này của chúng ta cứ nói mãi đến một nhu cầu chiến lược là đi tìm sự quân bình giữa trong và ngoài. Cụ thể là phải cải tiến hạ tầng để phát triển thị trường nội địa thay vì chỉ lấy xuất khẩu làm đầu máy tăng trưởng như nhiều xứ khác. Nhiều xứ Đông Á khác như Thái Lan hay Indonesia đã chuyển hướng theo chiến lược đó nên ít bị hiệu ứng ngoại nhập.

- Thứ hai, Việt Nam cần cải tổ lại cơ cấu kinh tế, nâng cao khả năng quản lý của chính quyền và chấn chỉnh hệ thống tài chính và ngân hàng. Vào lúc hữu sự như trong giai đoạn vừa qua, nhược điểm về cấu trúc và chính sách bên trong sẽ khiến xứ này bị giao động và không có lối thoát. Quá lạc quan với thời thịnh đạt, những yếu kém và thậm chí mờ ám trong hạ tầng cơ sở luật pháp và chính sách đã thổi lên bong bóng đầu cơ và lạm dụng, tai họa ấy hiện đe dọa cả nền kinh tế và viễn ảnh suy trầm toàn cầu đang là những thách thức nan giải. Con bệnh mà bị nội thương thì môi trường èo uột và bất trắc của thế giới sẽ là mối nguy sinh tử. Các nước Âu-Mỹ tiên tiến mà còn suy sụp như người ta đang lo sợ thì phải nói rằng hoàn cảnh của Việt Nam quả là nguy ngập hơn nhiều.
 
Chuyện xảy ra tại một trường đại học.
Sắp hết giờ giảng, giáo sư bỗng đề nghị với các sinh viên,
- "Tôi cùng mọi người thử một trắc nghiệm nhỏ, ai muốn cùng tôi thử nào?"
Một nam sinh bước lên.
Giáo sư nói,
- "Em hãy viết lên bảng tên của 20 người mà em khó có thể rời bỏ".
Chàng trai làm theo. Trong số tên đó có tên của hàng xóm, bạn bè, và người thân...
Giáo sư nói:
- "Em hãy xoá tên của một người mà em cho rằng không quan trọng nhất!"
Chàng trai liền xoá tên của người hàng xóm.
Giáo sư lại nói:
- "Em hãy xoá thêm một người nữa!".
Chàng trai xoá tiếp tên của một đồng nghiệp.
Giáo sư nói tiếp:
- "Em xoá thêm tên một người nữa đi". Một người không quan trọng nhất trong cuộc đời. chàng trai lại xoá tiếp.....
Cuối cùng, trên bảng chỉ còn lại ba tên: bố mẹ, vợ, và con.
Cả giảng đường im phăng phắc,
Mọi người lặng lẽ nhìn vị giáo sư, cảm giác dường như đây không còn đơn thuần là một trò chơi nữa rồi !!
Giáo sư bình tĩnh nói tiếp :
- "Em hãy xóa thêm một tên nữa! "
Chàng trai chần chừ, rất khó khăn mới đưa ra được sự lựa chọn... anh đưa viên phấn lên... và gạch đi tên của bố mẹ!
- "Hãy gạch đi một cái tên nữa đi!", tiếng của vị giáo sư lại vang lên bên tai.
Chàng trai sững lại, rồi như một cái máy, từ từ và kiên quyết gạch bỏ tên của đứa con trai... Và anh bật khóc thành tiếng, dáng điệu vô cũng đau khổ.
Vị giáo sư chờ cho anh bình tĩnh lại hồi lâu và hỏi:
- "Lẽ ra người thân thiết nhất với em, phải là cha mẹ và đứa con, bởi cha mẹ là người sinh thành và dạy dỗ em nên người, đứa con là do em dứt ruột sinh ra, còn người vợ thì có thể tìm người khác thay thế được, vậy tại sao, với em người vợ lại là người mà em khó rời xa nhất?"
Cả giảng đường im lặng, chờ nghe câu trả lời.
Chàng trai bình tĩnh và từ tốn nói:
- "Theo thời gian, cha mẹ sẽ là rời bỏ tôi mà đi, con cái khi trưởng thành, cũng chắc chắn sẽ rời xa tôi, người luôn ở bên, làm bạn với tôi suốt đời, thực sự chỉ có vợ tôi!

Nói xong rồi chàng trai quay sang nói nhỏ vào tai vị giáo sư : "Thưa thầy con phải nói như vậy là vì con vợ của con đang ngồi bên dưới ... không nói như vậy thì chỉ có chết với nó, xin thầy thông cảm giùm con."
Vị giáo sư cười như mếu :
"Thầy cũng chẳng khác gì con! Bài trắc nghiệm này là do vợ của thầy đưa ra !!!!



Truyện trên là tiếu-lâm đọc cho vui thôi , truyện sau đây đáng suy-ngẫm hơn ;

Bạn hãy thành-thật trả-lời câu-hỏi sau :
- Đi trên chiếc thuyền nhỏ , có Mẹ , Vợ và Bạn , chẳng may thuyền bị chìm , sức Bạn chỉ có-thể cứu được 1 người , vậy Bạn cứu ai ???

Tất-nhiên có nhiều câu trả-lời , tùy tâm-trạng hoàn-cảnh mỗi người :
- Tôi sẽ cứu Mẹ , vì Mẹ là người duy-nhất sinh ra tôi , Vợ tôi có thể kiếm người khác , không khó !
- Tôi sẽ cứu Vợ , vì Vợ là Mẹ của 2 đứa con tôi , tôi không thể để chúng nó mồ-côi quá sớm , chẳng thà tôi chịu mồ-côi , Mẹ tôi cũng già rồi !
- Tối muốn buông tay để cùng chết với 2 người thân-yêu nhất mà tôi không thể bỏ ai !!!!

Và có trả-lời cách nào đi nữa, có-lẽ cũng không nên phê-phán một ai !
Đây cũng là 1 cách trả-lời (đề-nghị mà thôi , nghe có-vẻ hợp-lý nhất , nhưng rất khó có-thể là hay nhất , đúng nhất cho mọi hoàn-cảnh !) :
 
Dù cấm dư nợ BDS vượt 16% tổng dư nợ, trên thực tế hiện dư nợ BDS chiếm tới 50%. Con số được ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịt QH cung cấp hôm nay.

Ông Hùng còn nói thêm: đây là hố chôn tiền toàn xã hội. Chôn nhà, chôn xắt thép xi măng gạch lát v.v

Nợ xấu e rằng cao hơn rất nhiều những con số đã từng đưa ra.

Mai TT lại đi về nơi xa lém.

http://land.cafef.vn/201210160309107...n-50-hay-5.chn
 
Trung Quốc điều tàu chiến đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku
Tàu hải giám Trung Quốc số 66 đối mặt với tàu tuần duyên Nhật Bản PL 53, tại Biển Hoa Đông, gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ngày 24/09/2012
Tàu hải giám Trung Quốc số 66 đối mặt với tàu tuần duyên Nhật Bản PL 53, tại Biển Hoa Đông, gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ngày 24/09/2012
Reuters
Anh Vũ

Tranh chấp chủ quyền biển đảo Trung-Nhật vẫn tiếp tục có dấu hiệu căng thẳng. Tân Hoa Xã hôm nay 16/10/2012 đưa tin Bắc Kinh đã điều hải đội gồm 7 chiếc tàu chiến hiện đại tới vùng biển xung quanh quần đảo đang có tranh chấp Điếu Ngư/ Senkaku. Bộ Quốc phòng Nhật xác nhận các tầu chiến Trung Quốc đang áp sát các đảo có tranh chấp.



Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Satoshi Morimoto cho biết quân đội Nhật đã được báo động và theo dõi sát sao những diễn biến hoạt động của các tàu chiến Trung Quốc. Cuộc điều động lực lượng quân sự đến vùng biển tranh chấp này diễn ra đúng vào thời điểm thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Burne tới Bắc Kinh hôm nay.

Thông tín viên Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh tường trình :

Tân Hoa Xã khẳng định, 7 giờ sáng nay, giờ Nhật Bản, 7 chiếc tàu chiến của Trung Quốc đã áp sát đảo Okinawa, cách bờ đảo 50 km. Thông tin trên cũng đã được các mát bay trinh sát của quân đội Nhật xác nhận. Theo bộ Ngoại giao Nhật, hải đội của Trung Quốc bao gồm hai tuần dương hạm, hai khu trục hạm và hai tàu hỗ trợ tàu ngầm cùng một tàu tiếp viện.

Tất cả các chiến hạm trên đều trên đường hướng tới quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Cuộc biểu dương sức mạnh này diễn ra đúng vào thời điểm hôm nay một thứ trưởng Ngoại giao Mỹ tới Bắc Kinh.

Gần đây nhất, vào ngày 19/9 vừa qua, các tàu chiến Trung Quốc cũng đã làm một cuộc biểu dương lực lượng tương tự ở gần khu vực đảo đang tranh chấp.

Hai tàu tuần dương loại Jiangkai II (054A) có trang bị tên lửa đã tiến vào vùng biển cách đảo tranh chấp 150 km. Cho đến giờ, Bắc Kinh chủ yếu sử dụng các tàu hải giám, ngư chính cho cuộc đọ sức này.

Về phần mình, phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc, hôm qua, đã nhắc lại rằng các cố gắng của Ngoại trưởng Nhật là vô ích. Theo Tân Hoa Xã thì ông Koichiro Gemba chuẩn bị có chuyến tham châu Âu nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của các nước như Anh Quốc, Pháp, Đức trên hồ sơ tranh chấp Điếu Ngư/ Senkaku.

Giữa lúc quan hệ Trung-Nhật đang căng thẳng, báo chí Nhật loan tin về một cuộc tập trận chung Mỹ-Nhật vào tháng 11 tới sẽ diễn ra tại một hòn đảo gần Okinawa, với tình huống giả định phản công chiếm lại một đảo bị nước ngoài chiếm đóng.
 
Vốn của Công ty Thời Đại, do VIC sở hữu 100% vốn, sẽ tăng thêm 2.994 tỷ đồng khi được VIC rót thêm vốn bằng bất động sản, tiền mặt và một số tài sản khác.

Tập Đoàn Vingroup - CTCP (VIC – sàn HOSE) vừa thông báo về việc tăng vốn điều lệ tại Công ty TNHH MTV Thương mại đầu tư và phát triển Thời Đại (Công ty Thời Đại).

Theo đó, vốn của Công ty Thời Đại, do VIC sở hữu 100% vốn, sẽ tăng từ 6 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết.

Cụ thể, VIC sẽ chuyển giao một phần cụm công trình Trung tâm thương mại, dịch vụ, khách sạn, văn phòng, căn hộ cao cấp, bãi đỗ xe ngầm Vincom tại 72 Lê Thánh Tôn và 47 Lý Tự Trọng, TP. HCM (Vincom Center B) cho Công ty Thời Đại nhằm tách bạch việc khai thác, vận hành các tòa nhà đã đi vào hoạt động với hoạt động đầu tư phát triển các dự án mới.

Số tài sản gắn liền với đất mà VIC đem góp là một phần của cụm công trình Trung tâm thương mại, dịch vụ, khách sạn, văn phòng, căn hộ cao cấp và bãi đỗ xe ngầm Vincom, TP. HCM. VIC chỉ giữ lại 3.072 m2 bãi đỗ xe ngầm để bố trí chỗ đỗ xe cho khu căn hộ.

Ngoài ra, VIC góp thêm bằng tiền mặt và tài sản hợp pháp khác để đủ số vốn góp bổ sung 2.994 tỷ đồng.
http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CI...0-ty-dong.html
 
ức ép lên VNI thì khá lớn:
+ Thứ Nhất: Vĩ Mô thật sự chưa có chuyển biến tích cực .
+ Thứ hai : Thanh Tra CP + NHNN sắp công bố những sai Phạm tại các NHTMCP + các tổ chức tài chính . Tạo sức ep cho giới đầu cơ .
+ Thứ Ba : Nợ xấu chưa có cách giải quyết cụ thể mà vẫn trện bàn họp . TT BDS thì đang chìm sâu hơn vào vòng quay giãm giá , không ngoại trừ bán tháo ==> Nhưng không dể.
+ Thứ Tứ : Sợ chiến tranh vẫn chưa chịu chấm dứt vì 4 vẫn còn rất cay cú khi chỉ còn cách đích một bước chân nhưng lại té ngã.
=====> Với nhưng nguyên nhân trên sợ nhất là các nhóm phe phái khi mà chưa đạt được một sự đồng thuận thì khó cho VNI phục hồi, chứ không nói gì đến việc sẽ tăng mạnh trong time tới. Hôn nữa , em sợ nhất là hiện tượng té nước theo mua khi Thanh Tra sẽ công Bố các Banks sai phạm .
Nhưng bên cạnh những mặt đó thì Việc Năm tài khóa 2012 chỉ còn 2 tháng của là một sức ép cho CP phải hành động nếu không muốn bị lấy phiếu tín nhiệm trong time.
UBTV QH hộm nay họp nóng tình hình KT _XH lắm . Phải chậm nhất đến tháng 6 năm 2013 phải có tỷ lệ nợ xấu giãm. Hàng tồn kho giãm. Vấn ,đề nóng là giải cứu + Phá Băng hàng tôn kho + TTBDS được bàn thảo chi tiết và nóng nhất. ===> Liệu sẽ có đột Phá.
Theo như dự đoán thì CPI tháng 10 chỉ tăng khoảng 0.6 % so với tháng 9.
Nhưng sức ép CPI cho hai tháng cuối năm là rất lớn khi trong hai tháng này có nhiều ngày lễ như : 20/10 . 20/11 . Noel
CPI có thể tăng lên lại.
LS cũng có dấu hiệu tăng roài
thứ 5: BC quý 3 ngân hàng die nặng. lộ mặt ra một cú sốc cực lớn!
 
Ông Mitt Romney muốn giảm thuế cho những người có lương từ 200 ngàn đến 250 ngàn một năm, vì ông ta gọi đó là "middle income" mặc dù trên thực tế, sở kiểm tra dân số nói rằng middle income là 50 ngàn một năm, và những người kiếm được 180 ngàn một năm thì đã thuộc về 5% những người kiếm nhiều tiền nhất HK
Ông Mitt Romney cũng muốn bỏ không đánh thuế trên tiền lời (capital gain tax của nhà giàu) nhưng lại bãi bỏ nhiều thứ "deduction" trong bảng tính thuế của người dân, điều đó có nghĩa là người nghèo sẽ phải trả thêm rất nhiều thuế, trong khi người giàu được giảm thuế! (xin bấm để xem)


U.S. Economy, News, Politics News Romney defines Former Gov. Mitt Romney waves to supporters during a campaign event at Van Dyck Park, Thursday, Sept. 13, 2012, in Fairfax, Va. (AP Photo/Pablo Martinez Monsivais) Updated – 2:10 PM EDT: On Twitter, folks have been responding to Mitt under #middleincome:

12:22 PM EDT: According to a 2009 Tax Policy Center study of income distributions, earners making $180,000 and more are in the top 5 percent of the population.
10:40 AM EDT: In an interview with “Good Morning America’s” George Stephanopoulos, Mitt Romney was asked: “Is $100,000 middle income?” “Middle income is $200,000 to $250,000 and less,” Romney replied.
“I said that there are five different studies that point out that we can get to a balanced budget without raising taxes on middle income people,” he continued. “Let me tell you, George, the fundamentals of my tax policy are these. Number one, reduce tax burdens on middle-income people. So no one can say my plan is going to raise taxes on middle-income people, because principle number one is keep the burden down on middle-income taxpayers.”
Obama has said in the past that he’ll cut taxes for middle-class families making $250,000 and less per year, but the way Romney put it certainly doesn’t help the narrative that he’s out of touch with the middle class.
According to the Census Bureau, the current median household income in the U.S. is slightly over $50,000.
Here’s the video, at the 5:15 mark:
http://www.salon.com/2012/09/14/mitt_romney_defines_middle_income_as_200_250000/
 
Back
Top