Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

KBC chuẩn bị bán 150ha đất cho LG ở khu công nghiệp Tràng Duệ Hải Phòng

Bác nào bán KBC thật là chia buồn
KBC bán 150ha giá môic mét 70USD/M2
Tính ra nhiều tiền phết
Heeeeeeeeeeeee
 
báo cáo Chính phủ dài 17 trang, 9.799 chữ chỉ có đúng hai câu nói về khó khăn của dân chúng: “Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn”. Và “Do nguồn lực còn hạn chế nên việc mở rộng diện và nâng mức hỗ trợ chính sách an sinh xã hội…tạo việc làm và cải cách tiền lương chưa đáp ứng được yêu cầu”.
Không khó để biết người dân đang sống ra sao, có điều, việc thừa nhận của những người có trách nhiệm về “một bộ phận” hay “đại bộ phận” quả thực cũng không dễ. Không dễ, nhưng với cách nhìn nhận đánh giá thì không thể nói đến chuyện khó dễ. Bởi làm sao các chính sách có thể khắc phục được khó khăn khi không nhìn thấy chính xác những khó khăn cụ thể của dân chúng?!
http://daotuanddk.wordpress.com/2012...cau/#more-1257
 
TT hiện nay về vĩ mô thì không có gì thay đổi. Quan trọng nhất là DÒNG TIỀN.

Điểm qua các Dòng tiền chính trên TT hiện nay.

1. Dòng tiền từ khối tự doanh các CTCK : HỎNG! Bản thân các Cty này còn gặp muôn vàn khó khăn. Coi như vứt đi.

2. Dòng tiền từ các quĩ đóng : chưa có tín hiệu đầu tư mới. Không trông chờ gì được.

3. Dòng tiền từ ETF : không có đột biến. Chưa review DM nên không gây xáo trộn nhiều.

4. Dòng tiền cá nhân trong nước : đây là dòng tiền lớn nhất, mang tính quyết định cho TT. Về cơ bản Dòng tiền vẫn đang nằm "ở cửa"

chờ sẵn. Chỉ cần có tín hiệu là lao vào ngay. Sắp tới, khi NHNN quản lý vàng theo kiểu mới, tiền gần như chỉ còn kênh duy nhất đầu tư là CK.


Ngoài ra, theo những nguồn tin đáng tin cậy từ UB, trong tháng 10-11 sẽ có một Dòng tiền khá lớn được cấp phép từ khối ngoại.

Có thể đây sẽ chất xúc tác giúp TT vượt khó.

See and hope!


*******

DÒNG TIỀN đang bận đi điều dưỡng bên nước ngoài hết roài
 
Dầu rơi hơn 3%, vàng rớt 1% do làn sóng tháo chạy khỏi thị trường hàng hóa

Dầu rớt mốc 86 USD/thùng lần đầu tiên kể từ giữa tháng 7, vàng giảm 1%
Lợi nhuận doanh nghiệp thất vọng đã làm dấy lên mối lo ngại về sự yếu kém của nền kinh tế toàn cầu và những tác động kéo theo đối với nhu cầu dầu thô.

* Dow Jones bốc hơi 250 điểm do thất vọng ê chề với lợi nhuận doanh nghiệp
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 12 trên sàn Nymex sụt sâu 2.75 USD/thùng (tương ứng 3.1%) xuống 85.88 USD/thùng. Trước đó, hợp đồng giao tháng 12 cũng lao dốc gần 2% trong phiên giao dịch ngày thứ Hai. Theo số liệu của Tổ chức nghiên cứu FactSet, đây là lần đầu tiên kể từ giữa tháng 7/2012, giá dầu xuống dưới mốc 86 USD/thùng.
Giá dầu thô Brent cũng trượt dài 1.33 USD/thùng xuống 108.11 USD/thùng trong phiên giảm giá thứ 6 liên tiếp.
Chỉ số đồng USD, thước đo diễn biến của đồng USD so với 6 đồng tiền lớn khác, tăng từ 79.65 USD lên 79.96 USD và tác động tiêu cực đến thị trường nhiên liệu cũng như kim loại.
Bên cạnh đó, một sức ép khác đè nặng lên giá dầu là sự hoạt động trở lại của đường ống dẫn dầu Keystone tại Bắc Mỹ.
Tương tự, giá vàng giao tháng 12 trên bộ phận Comex của sàn Nymex rớt 14.80 USD/oz (0.9%) xuống 1,711.50 USD/oz. Số liệu của FactSet cho thấy kể từ đầu tháng 9 đến nay, kim loại quý chưa từng đóng của dưới mốc 1,719 USD/oz.
Các kim loại khác cũng giảm mạnh trong phiên giao dịch cùng ngày với giá bạc giao tháng 12 rớt 39 xu (1.2%) xuống 31.86 USD/oz. Giá đồng giao tháng 12 lùi 6 xu (1.7%) xuống 3.56 USD/lb.
Giá bạch kim giao tháng 1 sụt 34 USD/oz (2.1%) xuống 1,578.20 USD/oz. Giá palađi giao tháng 12 lao dốc 28.15 USD/oz (4.5%) xuống 594.50 USD/oz và đang hướng đến lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 600 USD/oz kể từ giữa tháng 8.
Hiện các thị trường đang theo dõi sát cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
 
Các công ty chứng khoán nói thẳng ra là không có tự trọng - Họ tự doanh toàn thua lỗ nhưng cứ thích mở miệng khuyến nghị người ta mua bán. Phân tích kỹ thuật thì lỗ mỗ, dùng vài cái Indicators sơ đẳng rồi phán nọ phán kia,

Nói chung không nên để ý đến khuyến nghị cũng như động thái mua/bán của các cty chứng khoán, vì trình họ cũng ở mức sơ đẳng (cả phân tích TA và FA), mà nên tự mình tổng kết đánh giá số liệu cung cầu, dòng tiền vào ra, giao dịch khối ngoại, tin tức ....để ra quyết định.
 
Việt Nam: Lạm phát lại tăng trong tháng 10
Một quầy bán lương thực tại Hà Nội ngày 24/10/2012.
Một quầy bán lương thực tại Hà Nội ngày 24/10/2012.
REUTERS/Kham
Thụy My

Tại Việt Nam, lạm phát lại tăng lên trong tháng 10, đạt mức 7% trong cả năm, trong lúc chính quyền đang lo ngại vật giá sẽ tiếp tục tăng, vào lúc nền kinh tế đang bị khủng hoảng hệ thống.

Tổng cục Thống kê Việt Nam hôm nay 24/10/2012 cho biết, lạm phát sau khi xuống đến mức thấp nhất trong vòng ba năm qua vào tháng Tám, đã dừng lại ở mức 5,04% trước khi lại tăng lên vào tháng Chín. Hôm thứ Hai 22/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cảnh báo là tình hình đang xấu, lạm phát có thể “lại tăng lên” và nêu ra mục tiêu 8% cho năm 2012.

Vật giá đã tăng 23% vào tháng 8/2011, buộc Việt Nam nhiều lần nâng lãi suất chỉ đạo dù bất lợi cho tăng trưởng. Sau đó chính phủ đã thay đổi chiến lược, lại hạ lãi suất chỉ đạo trong những tháng gần đây để tái thúc đẩy nền kinh tế. Ông Nguyễn Tấn Dũng nhìn nhận: “Việc siết chặt ngân sách và tiền tệ để kiểm soát lạm phát là cần thiết, nhưng cũng làm cho tiêu dùng trong nước giảm đi (…) và gây khó khăn cho sản xuất”.

Hôm nay, cơ quan thẩm định tài chính Fitch duy trì mức tín nhiệm của các ngân hàng lớn Việt Nam ở mức “B”, với triển vọng ổn định. Tuy nhiên Fitch cũng nhấn mạnh, đây là một trong những mức thấp nhất ở châu Á. Cơ quan thẩm định tài chính này cho rằng mức tín nhiệm trên đây “phản ánh rộng rãi những điều kiện chật vật của các hoạt động nội địa, và các khó khăn khác về cơ cấu, được xem là tiêu biểu tại các thị trường mới nổi có thu nhập thấp”.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2012 dự kiến chỉ ở mức 5,2%, đây là tỉ lệ thấp nhất kể từ 13 năm qua. Trước đó chính quyền đã đưa ra mục tiêu tăng trưởng tối đa là 6,5% trong năm nay.
 
Mặc dù tôi chơi chứng khoán hàng năm vẫn có lãi, nhưng cái lãi đó không đủ bù cho tôi mọi mặt khác nên tôi quyết định rời bỏ chứng khoán, ít nhất là không còn theo dõi và mua bán thường xuyên. Thỉnh thoảng chim lợn tí cho vui. Tôi đã rút hết tiền ra khỏi tài khoản cách đây 2 tháng. Và nếu có chơi lại chứng khoán thì cũng chỉ vào chiến khi xác định đó là uptrend thật sự.

Rất nhiều người bảo bỏ chứng khoán khó nhưng với tôi lại rất dễ dàng. Chỉ việc rút hết tiền ra khỏi tài khoản và tập trung vào công việc. Nếu vẫn muốn chơi thì chỉ nên chơi 1 năm 1-2 lần vào hàng( tùy vào có sóng hay không). Chơi như vậy rất thoải mái đầu óc và hiệu quả lợi nhuận cao hơn bám sàn.

Những kẻ bảo muốn bỏ chứng khoán mà không thể bỏ được là những kẻ nhu nhược, lười lao động, thích cờ bạc... Những kẻ chơi chứng lúc nào cũng khoe trong tài khoản có nhiều tiền, nhấn 1 lệnh Enter là có thể bay vài chục triệu, nhưng đi chợ lại nâng lên đặt xuống mớ rau con cá.

Sau khi nghỉ ngơi được 2 tháng tôi đã tăng được vài Kg và làm được khá nhiều điều có ích.

Good luck.
 
CTCK nào có nhiều tiền nhất?





Thống kê tổng số tiền của 18 CTCK lớn đạt hơn 15.700 tỷ đồng, trong đó gần 5.000 tỷ đồng là tiền của nhà đầu tư chờ giao dịch chứng khoán và gần 10.760 tỷ là tiền của CTCK gửi ngân hàng.



Thống kê trên Báo cáo soát xét bán niên 2012 của các CTCK, trong số 18 CTCK có thị phần lớn nhất hai sàn và một số CTCK trực thuộc ngân hàng, thống kê cho thấy tổng số tiền và tương đương tiền của 18 CTCK này nắm giữ lên đến hơn 15.700 tỷ đồng, trong đó gần 5.000 tỷ đồng là tiền của nhà đầu tư chờ giao dịch chứng khoán và gần 10.760 tỷ là tiền riêng của các CTCK đang gửi tại các ngân hàng.

Tại thời điểm 30/6/2012, tổng tiền và tương đương tiền tại Agriseco đạt 3.270 tỷ đồng, SSI đạt hơn 2.200 tỷ, tiếp theo là KLS, HSC, FPTS và VND đều trên 1000 tỷ đồng.
 
"Cũng tương tự như người Trung Quốc, nhiều người Việt hiện nay giữ vàng như một cách tiết kiệm", ông Phạm Nhật Vương trao đổi tại trụ sở chính của công ty ở Hà Nội. Theo ông, họ sẽ không thể ngồi trên đống vàng chôn dưới chân giường mãi được. Cuối cùng gì người có vàng cũng sẽ phải mang chúng đi đầu tư. Nếu thu hút được nguồn vốn này, đó là cú hích lớn đối với thị trường bất động sản, ông nhận xét.

Ông Vượng và vợ - bà Phạm Thu Hương - đang nắm giữ 50% cổ phần tại Vingroup, công ty được đánh giá lớn thứ năm tại Việt Nam về giá trị thị trường. Theo tính toán của Bloomberg, ông hiện sở hữu 1,3 tỷ USD, chưa kể những tài sản cam kết sẽ đầu tư vào một số dự án. Dẫu vậy ông chưa từng xuất hiện trong bảng xếp hạng tỷ phú quốc tế nào. Do đó, hãng truyền thông Mỹ gọi Phạm Nhật Vượng là vị tỷ phú ẩn danh.



Vị tỷ phú ẩn danh

Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật, kinh tế địa lý tại Đại học Moscow Geology ở Nga, ông Phạm Nhật Vượng chuyển đến Ukraine. Kể từ đó, ông sáng lập nên công ty LLC Technocom, sản xuất hơn 100 nhãn hiệu thực phẩm, bao gồm mỳ gói và khoai tây nghiền. Năm 2010, ông Phạm Nhật Vượng bán công ty cho Nestle SA với cái giá không được tiết lộ. Vào thời điểm bán, công ty Technocom đang có doanh thu hơn 100 triệu USD mỗi năm.

Ông Vượng trở về Việt Nam từ năm 2001 và thành lập công ty cổ phần Vinpearl. Một năm sau đó, ông thành lập tiếp công ty Vincom, chuyên xây dựng các trung tâm thương mại và nhà ở cao cấp. Đến năm nay, hai công ty trên được sáp nhập trở thành Tập đoàn Vingroup.

Bằng cách mua lại đất khi các nhà máy chuyển từ trung tâm thành phố ra ngoại ô, Vingroup dần nắm trong tay khoảng 10.200 hecta đất vàng tại Hà Nội, phía nam TP HCM cũng như các thành phố khác như Nha Trang, Đà Nẵng, Hải Phòng. Dự án đa năng Royal City của Vingroup tại Hà Nội có giá bán căn hộ từ 1.800-2.500 USD/m2. Khi hoàn thành vào năm tới, dự án này sẽ có công viên nước trong nhà và sân trượt băng đầu tiên ở Việt Nam.

Mới đây, công ty đã bán 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế. Đây là lần bán thứ hai sau khi Vingroup huy động được 100 triệu USD cũng bằng hình thức này thông qua một công ty khác hồi 2009. Tính đến ngày 31/12 năm ngoái, Vingroup có tài sản 1,7 tỷ USD, theo dữ liệu thống kê của Bloomberg.
http://vn.news.yahoo.com/vị-...--finance.html
 
Nhịp đập thị trường 26/10: Bluechips "rung", VN-index "lắc"

Đã có những đợt biến động đáng kể của VN-Index trong hơn 1 giờ mở cửa. Chỉ số tăng nhẹ, sau đó đảo chiều giảm và bật trở lại kể từ sau 10h00. Điều này phần lớn tùy thuộc vào các bluechips BVH, MSN, VNM, SSI, VCB và có cả ITA.

Trước 10h00, nhiều bluechips trở về tham chiếu hay giảm giá, chỉ có MSN tăng nhẹ điều này làm cho cả VN-Index và HNX-Index đều đỏ màu.

Thanh khoản trên cả hai sàn đều rất thấp, sàn HOSE chỉ mới đạt 5.5 triệu đơn vị, HNX lên 8.8 triệu.

Chỉ trong vài phút sau 10h00, BVH, MSN, VNM, SSI đồng loạt tăng nhẹ khoảng 1%, ngay cả ITA cũng nhích 100 đồng và thị trường cũng có hơn 70 mã tăng giá giúp VN-Index một lần nữa lấy lại mốc 391 điểm, giao dịch đạt hơn 7 triệu đơn vị, nhưng vẫn là mức thấp.

Trong khi đó, chỉ số HNX-Index cũng nhận được hỗ trợ tốt từ các mã tăng trần
 
Thủy điện đã gây động đất lớn, làm nứt cả núi, làm 850 nhà dân bị nứt vách, nhà xiêu...

Thủy điện mất an toàn, do vậy tỉnh Quảng Ngãi xin xóa sổ 8 dự án thủy điện, theo tin từ báo Tuổi Trẻ.

Trong khi đó, báo Lao Động cho biết các giới chức tỉnh Quảng Ngãi đang xem xét để có thể ngưng toàn bộ các dự án thủy điện chưa triển khai.

Báo Tuổi Trẻ hôm Thứ Năm 25-10-2012 cho biết, tỉnh Quảng Ngãi đã đề nghị loại bỏ 8 thủy điện.

Bản tin nói, Sở Công thương tỉnh Quảng Ngãi vừa có báo cáo về tiến độ thực hiện các dự án thủy điện trên địa bàn.

Bản tin viết:

“Theo đó, Sở Công thương đề nghị tỉnh dừng thực hiện và đưa ra khỏi quy hoạch sáu dự án thủy điện gồm: dự án thủy điện Sông Tang 1, Sông Tang 2, Suối Kem (huyện Tây Trà); dự án thủy điện Sơn Trà 3, Đaksêlô (huyện Sơn Tây) và dự án thủy điện Nước Lác (huyện Sơn Hà và Minh Long).

Sở Công thương cũng đề xuất tỉnh đề nghị Bộ Công thương loại khỏi quy hoạch hai dự án thủy điện Hà Doi và Trà Bói (huyện Trà Bồng).”

Trong khi đó, báo Lao Động ghi nhận:

“Tỉnh Quảng Nam có quy hoạch hệ thống thủy điện (TĐ) vào loại “khủng” nhất nước, với 58 nhà máy TĐ trên địa bàn tất cả các huyện miền núi phía tây. Sau sự cố TĐ Sông Tranh 2, tỉnh Quảng Nam buộc phải xem xét lại toàn bộ quy hoạch này và quyết định tạm dừng toàn bộ những dự án TĐ chưa triển khai thực hiện.”

Bản tin nói, theo số liệu từ Sở Công Thương, hiện nay cả tỉnh có 44 dự án TĐ đã được phê duyệt quy hoạch, với tổng công suất 1.584,6MW, điện lượng bình quân 6,261 tỉ kWh/năm. Trong đó, có 10 dự án TĐ bậc thang thuộc hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn với tổng công suất 1.147MW, điện lượng 4.521 tỉ KW/ năm, chiếm 72,38% công suất TĐ toàn tỉnh theo quy hoạch.

Còn lại là 34 dự án TĐ vừa và nhỏ với tổng công suất quy hoạch là 437,6MW, điện lượng khoảng 1,74 tỉ KW/năm, chiếm 27,62% công suất TĐ của toàn tỉnh. Tuy nhiên, đến nay, mới có 11 TĐ đi vào hoạt động, còn lại phần lớn đều chưa được triển khai, hoặc chỉ mới đi vào nghiên cứu.

Báo Lao Động ghi nhận:

“...Chủ tịch UBND tỉnh - ông Lê Phước Thanh - khẳng định: “Giữa cái được và không được của TĐ mang lại, thì cái không được lại nhiều hơn. Sắp tới, tỉnh sẽ rà soát, những dự án TĐ không đảm bảo đúng tiến độ, thời gian như cam kết thì sẽ cho tạm dừng. Những dự án nào không đảm bảo yêu cầu thì sẽ cho dừng ngay. Đối với những dự án chỉ mới nghiên cứu thì dứt khoát sẽ cho dừng ngay tức khắc. Cố gắng rà soát, loại khỏi quy hoạch nhiều chừng nào tốt chừng đó”. Cụ thể, 2 dự án TĐ bị dừng hoạt động lập tức là Bồng Miêu (huyện Phú Ninh) và Hà Ra (huyện Nam Giang), và 17 dự án TĐ khác sẽ tạm dừng để xem xét.”

Có nghĩa là dừng hoạt động 19 thủy điện, theo lời ông Thanh...
 
2013, chủ ô tô, xe máy phải đóng ‘thuế đường’


Cập nhật lúc :3:29 PM, 26/10/2012
(ĐVO) Ngày 25/10, Bộ Tài chính cho biết từ năm 2013 sẽ thu phí sử dụng đường bộ đối với ô tô và xe máy, với mức cao nhất lên đến hơn 1 triệu đồng.
>>> Không thể vật lộn với lạm phát bằng 1,5 triệu đồng mỗi tháng

Dự thảo Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện vừa hoàn thành và Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp. Đây là loại phí được thu cho quỹ bảo trì đường bộ dùng để bảo trì, bảo dưỡng đường bộ.

Dự thảo thông tư cho biết, đối tượng chịu phí là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm: xe ô tô, máy kéo; rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo (gọi chung là ô tô) và xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (gọi chung là mô tô) thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ.


Người đi xe đạp điện cũng sắp phải đóng phí sử dụng đường bộ.

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất mức phí đối với xe đạp điện, xe máy 50 - 100 phân khối là 50.000 - 100.000 đồng/năm/xe; xe trên 100 phân khối là 100.000 - 150.000 đồng/năm/xe. Đối với ôtô, mức thu từ 130.000 - 1.040.000 đồng/tháng/xe.

Riêng các trường hợp: Xe cứu thương, cứu hỏa, xe chuyên dùng phục vụ tang lễ... được miễn phí sử dụng đường bộ.

Căn cứ mức thu phí trên, HĐND cấp tỉnh quy định mức thu phù hợp. UBND xã, phường, thị trấn tổ chức thu phí đối với môtô của tổ chức và cá nhân trên địa bàn.

Phí sử dụng đường bộ tính theo năm (12 tháng) và theo chu kỳ đăng kiểm của xe. Đến kỳ đăng kiểm, chủ xe nộp phí đăng kiểm và phí sử dụng đường bộ cho cơ quan đăng kiểm.

Trường hợp xe ô tô bị huỷ hoại do tai nạn, bị tịch thu; bị tạm giữ, bị tai nạn không sử dụng từ 30 ngày trở lên thì không phải nộp phí tương ứng với khoảng thời gian không sử dụng. Trường hợp phương tiện đó đã được nộp phí thì người nộp phí được trả lại phí đã nộp hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau nếu có đủ hồ sơ theo quy định.

Quy định này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2013.

Được biết, theo nghị định 18 về thu phí bảo trì đường bộ của Chính phủ, phí sử dụng đường bộ được thu từ ngày 1/6/2012, nhưng do kinh tế khó khăn nên được dời lại ngày 1/1/2013.
http://baodatviet.vn/Home/chinhtrixa...240869.datviet
 
Các bác cứ về quê xem, công chức như Giáo viên, bác sĩ họ có gì đâu ngoài lương...
Khổ lắm các bác ạ...
Còn mấy ông bộ đội, công an, theo em nên xem lại mức lương hưu của họ cho công bằng với các công chức khác.
Ai đời, thời bình sĩ quan nhiều hơn lính về hưu toàn đại tá, thượng tá (55 tuổi đã về hưu) mà lương toàn cỡ 7-10 củ... Ngân sách nào cho lại???
Đến lúc có chiến tranh thì lại hô " chiến tranh nhân dân"... nhân dân nộp thuế nuôi các ông rồi.
10 tr có 500 usd thôi.
Lương quân đội và cảnh sát Mỹ cỡ 80.000 usd 1 năm , khoảng 1,7 tỷ,
lực lượng này bên nước ngoài đảm bảo nuôi sống cả nhà bố mẹ vợ con.
 
1


Đã bán hết hàng chịu lỗ phí do ko đoán được câu chuyện sắp tới của thị trường!
1 người đâu tiên ra đi...đến khi nào
 
2

Nếu không tăng lương năm 2013, có thể khiến 22 triệu người lao động bị ảnh hưởng (khoảng 7 triệu CBCC, và 15 triệu lao động trong DN). “Cần có biện pháp để thời điểm nào thuận lợi trong năm 2013 thì có thể tăng lương cho người lao động”- bà Mai nói.

http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/5957...huong-tpp.html


Lương của 15 triệu lao động trong các doanh nghiệp có thuộc về phần chi ngân sách không nhỉ ? Doanh nghiệp nào cũng phải hạch toán kinh doanh theo "cơ chế thị trường" hết cả rồi mà ?

7 triệu công chức --> khoảng 10 người thì có một công chức. Như vậy là nhiều hay ít ? Tăng cho số này là chủ yếu phải không ?

biet roi ma con hoi !!!
 
TP.HCM: Cửa mở toang cho nhà ở xã hội

Trong khi các dự án căn hộ thương mại trầy trật thì giai đoạn này, các dự án nhà ở xã hội đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, với số lượng tăng mạnh trong vòng 5 năm tới.


Đây là cánh cửa mở ra cho người thu nhập thấp được sở hữu nhà.

Những ưu đãi thiết thực

Mới đây, Bộ Xây dựng và UBND TP.HCM đã ký kết "Chương trình phối hợp hành động triển khai thực hiện chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030". Theo đó, TP.HCM đặt mục tiêu xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2012-2015 là 2,7 triệu m2. Nếu tính trung bình mỗi năm, thành phố sẽ xây dựng 675.000 m2 sàn nhà ở.

Riêng tại TP.HCM, chương trình phát triển nhà ở nhắm đến việc giải quyết chỗ ở cho 3 nhóm đối tượng là học sinh - sinh viên; nhà ở để bán, cho thuê hoặc thuê mua đối với người có thu nhập thấp tại đô thị; nhà ở cho công nhân. Tổng số nhà ở thành phố sẽ đầu tư, hỗ trợ cho 3 đối tượng này đến năm 2015 là 2,7 triệu m2 sàn xây dựng.

Để thực hiện chương trình này, Bộ Xây dựng và TP.HCM sẽ phối hợp 7 nội dung hành động. Cụ thể, thành phố sẽ đẩy nhanh việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu, rà soát, bố trí, chuyển mục đích các dự án nhà ở thương mại chậm tiến độ để phát triển nhà ở xã hội và công bố công khai danh mục các dự án để kêu gọi đầu tư; tiếp tục rà soát quỹ đất hơn 20% đối với các dự án thương mại trên địa bàn để giao cho doanh nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định.

Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân cho hay, thành phố hiện có gần hai triệu hộ dân với khoảng 8,5 triệu nhân khẩu. Với tốc độ đô thị hóa lên tới gần 75% và mật độ dân số cao, chiến lược nhà ở còn nhấn mạnh về quy hoạch, xây dựng và phát triển nhà ở theo xu hướng bền vững. Năm 2011, TP.HCM đã đạt chỉ tiêu 17,5 m2/người trong mục tiêu phát triển nhà ở trên địa bàn. Thành phố tiếp tục rà soát quỹ đất 20% đối với các dự án thương mại để giao cho doanh nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định.

Huy động cả hàng tồn kho

Theo khảo sát trên thị trường, số căn hộ tồn kho trong các dự án còn khá nhiều. Đối với những dự án đã đầu tư sẽ thống kê tổng số căn hộ, số căn hộ tồn đọng và cân đối với lộ trình phát triển kinh tế - xã hội, dân số của từng địa phương, sau đó sẽ quyết định cho điều chỉnh công năng thành nhà ở xã hội một số dự án để tránh lãng phí. Doanh nghiệp sẽ được miễn tiền sử dụng đất cho phần dự án được điều chỉnh thành nhà ở xã hội.

Chuyển dự án nhà ở có diện tích lớn thành nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu của những người thu nhập thấp, không đủ tiền mua nhà theo giá thị trường là một giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản hiện nay.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đánh giá: "Giá nhà càng rẻ càng tốt, nhưng phải ở mức vừa phải để doanh nghiệp không bị lỗ và người dân có thể chấp nhận được. Điều kiện là chất lượng nhà ở phải an toàn, bảo đảm sinh hoạt tối thiểu của người dân, diện tích hợp lý, không quá chật chội. Hiện Bộ Xây dựng đang nghiên cứu để đề xuất quy mô phù hợp với khả năng thanh toán của người dân" .

Số liệu thống kê cho thấy, tại TP.HCM hiện có khoảng 20.000 căn hộ tồn đọng, chưa có người mua. Căn hộ trên 70m2 hiện nay hầu như không bán được, do đó về kiến nghị điều chỉnh quy định tỷ lệ diện tích căn hộ 1-2-1 trong dự án (25% căn hộ loại A từ 50-70 m2, 50% căn hộ loại B từ 75-100 m2, 25% căn hộ loại C trên 105 m2).

Trong buổi làm việc mới đây với các doanh nghiệp bất động sản, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu sửa đổi để phù hợp với thực tiễn và sẽ ban hành thông tư để điều chỉnh. Sắp tới sẽ có thí điểm cho xây dựng những căn hộ bé nhất sẽ là 25 m2 không chỉ ở các dự án nhà ở xã hội mà cả ở dự án nhà ở thương mại.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của thị trường cũng như để tự cứu mình, nhiều doanh nghiệp đã liều lĩnh cho ra những dòng sản phẩm mới mặc dù quy định về mặt pháp luật chưa rõ ràng, như căn hộ diện tích nhỏ, sở hữu căn hộ có thời hạn... Tuy nhiên, sau khi được Bộ trưởng Bộ xây dựng bật đèn xanh, nhiều doanh nghiệp như cởi được tấm lòng.

Cụ thể, Công ty TNHH Lê Thành vừa cho ra đời sản phẩm căn hộ thuê ổn định 15 năm với giá 240 triệu đồng/căn trả trong 5 đợt để đáp ứng người thu nhập thấp - mà thực ra là sở hữu có thời hạn. Một số doanh nghiệp chia nhỏ căn hộ để giảm giá thành, tạo thanh khoản cho thị trường...

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, TP.HCM hiện có 1.139 dự án nhà ở, trong đó có 209 dự án hoàn thành, 794 dự án đang triển khai, 136 dự án chưa triển khai hoặc tạm ngưng. Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết sẽ chỉ đạo các đơn vị rà soát, thống kê lại về quỹ đất phát triển nhà ở các địa phương, nhất là TP.HCM; đồng thời điều chỉnh công năng, quy mô, điều chỉnh cơ cấu dự án...

Việc hoàn thiện mô hình của quỹ tiết kiệm và phát triển nhà ở, góp phần tăng nguồn cung về tài chính cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và các đối tượng gặp khó khăn về nhà ở. Ngoài ra, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào xây dựng để giảm giá thành căn hộ nhưng vẫn bảo đảm chất lượng. Với việc dồn sức cho nhà ở xã hội cho thấy thời của nhà ở xã hội sẽ xuất hiện trong tương lai gần.
 
Back
Top