Tiếp tục khai triển ý này: Khi đã xác định đối tượng nghiên cứu là trường phái Nguyên Thủy, mình cẩn thận tìm hiểu giáo lý nguyên thủy ghi nhận ở đâu? Thứ nhất, chính ông Bụt đã dùng biện pháp không ghi chép, chỉ truyền miệng cho người hữu duyên. Như vậy, thì tra sách sẽ dễ rơi vào sai lầm. Thứ hai, hỏi AI về phương pháp truyền miệng có được ai khác ghi chép lại không? Nó đáp là có: Kinh Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna Sutta). Tra cứu tiếp, thời điểm ra đời của Kinh Niệm Xứ, thấy ghi:
- Kinh Niệm Xứ được cho là được truyền giảng trong thời kỳ Đức Phật Thích Ca còn tại thế, khoảng thế kỷ 5 đến 4 trước Công nguyên (khoảng 2.500 năm trước).
- Đây là một phần trong bộ Sutta Piṭaka, thuộc Tipiṭaka (Tam Tạng Kinh điển), là bộ kinh điển cổ nhất của Phật giáo Nguyên thủy.
- Bản kinh này được bảo tồn bằng tiếng Pali và truyền miệng qua nhiều thế hệ tăng đoàn rồi mới được ghi chép lại.
Từ 3 ý trên, thấy độ khả tín của tư liệu này là khá cao (cao nhưng ko có nghĩa là hoàn toàn chính xác). Mình tìm đọc, câu chữ trong đó đúng kiểu ông già rùa bò. Kiểu trình bày của một người khác biệt, khiến người đọc ngủ gật (nếu ko có lòng tin, ko thật sự cầu đạo).
Trong kinh này có ghi rõ tiếng Pali: “Idha bhikkhave bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā nisīdati pallaṅkaṃ ābhujitvā ujuṃ kāyaṃ paṇidhāyaparimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā.” Dùng GPT 4.1 mini, dịch ra: "Here, monks, a monk goes to the forest, or to the foot of a tree, or to an empty hut,
sits down cross-legged, straightens his body, sets mindfulness firmly before him.". Đó là lý do mình nói, không phải do Ngã của mình, chấp thủ vào việc ngồi kiết già khi Thiền (mình đã thực tập, nhưng đau chân quá, lại nghi ngờ dịch sai???). Ý nghĩ cross-legged ở đây, có thể là xếp bằng, bán già, hoặc kiết già. Nhưng mình vẫn chọn kiết già, vì mình nhìn tượng Shiva (nhớ trong phim, cô bé tưởng nhầm ông Bụt ngồi thiền dưới cây bồ đề, là thần linh giáng thế).
Trong kinh sách ngày nay, các nhà sư thường nhấn mạnh: Sự thoải mái trong tư thế. Hoàn toàn khác biệt ghi chép trong Kinh Niệm Xứ. Ngoài ra, cái ý nhấn mạnh của ông Bụt, là tìm một nơi yên tĩnh để ngồi thiền. Ông đâu kêu làm cái gì cũng thiền??? Hoặc giả là khúc sau của kinh, nó có khuyến nghị như mấy kinh sách hiện đại...nhưng mình chưa đủ Duyên để đọc được. Hạ hồi phân giải, ngâm cứu tiếp!!!