Thợ giỏi nghề họ cũng suy nghĩ lắm chứ thầy. Làm cho chủ DN Việt thì sản phẩm định hướng kém, gần như Tech lead là kèm luôn Product Owner, anh em thích code gì thì khách phải dùng như thế. Tư duy ngược như vậy nó khiến sản phẩm có tính cạnh tranh kém. Nên là chỉ cần 1 sản phẩm mà có product design rõ ràng là thành công ngay. Đơn cử như team Amanotes họ làm cái app tập chơi đàn đó.À, nói thêm chỗ này, cái vụ nhân sự AI này đúng là một món hàng khó để định giá, chỉ có cách thử và sai, và mất tiền. Như mình, phỏng vấn một mớ cao thủ AI tự khoe, vào test mấy tháng, đuổi xừ nó hết, dẹp tiệm cho nhanh (vì toàn đi copy, edit, paste). AI giỏi nghề, chắc họ cũng phân vân với DN người Việt, vì độ rủi ro mất việc cao lắm. Khả năng QC nó nghĩ, VN là nơi sản sinh thiên tài AI, thiên tài lập trình (VN là một tiểu Ấn Độ vậy)...thế nên nó test?
Trình tech thì nhiều người VN rất giỏi, nhưng nhiều bạn trẻ thì dạo này quen vibe-coding nên cũng là một ảnh hưởng xấu tới chất lượng nhân sự. Cái mà gọi là bình dân học AI của team 3 chữ nó kéo lùi trí tuệ người Việt nó là vậy đó thầy. Chỉ biết lên gõ vài câu hỏi bâng quơ vớ vẩn, mà chả hiểu bản chất vấn đề là gì thì rất nguy hiểm, đặc biệt là trong thời kỳ công nghệ ngày càng phức tạp dần như thời kỳ hiện nay. Ngày càng có ít người có thể tự làm cả một công cụ/sản phẩm công nghệ từ đầu chí cuối, mà nếu nhân sự chỉ là những cỗ máy biết sử dụng mà không biết cái công cụ họ dùng nó như thế nào thì càng dễ bị thay thế. Thời Marx thì công nhân là người nắm vững công nghệ, chế tạo máy móc thì họ mới biết mà đứng lên làm chủ được. Chứ giờ các cô cậu chỉ biết lên hỏi ChatGPT hay lên clone nguyên si repo từ trên mạng về để chạy thì khi bên kia họ xoá repo hoặc thay cấu trúc API thì các cô cậu làm gì bây giờ?