Tican's trading diary

Cuốn sách “Vượt ra khỏi lòng tham và nỗi sợ hãi” (Beyond Greed and Fear”) của Hersh Shefrin nêu lên 7 khuynh hướng hành vi thường gặp điều khiển quyết định của các nhà đầu tư:

Các nhà đầu tư tin rằng đầu tư là sở trường của mình
Quá tự tin

Tự tin thái quá có thể nói là khái niệm dễ hiểu nhất trong tài chính hành vi. Đó là khi bạn quá tin vào khả năng phán đoán kết quả đầu tư của bản thân. Những nhà đầu tư như vậy thường sẽ không đa dạng hóa danh mục và do đó họ hay thay đổi và không kiên định.

Các nhà đầu tư không giỏi xử lý thông tin mới
Tâm lý giữ chặt

Tâm lý giữ chặt liên quan tới việc quá tự tin. Ví dụ, bạn ra quyết định đầu tư ban đầu dựa trên các thông tin mà bạn có tại thời điểm này. Sau đó, khi bạn nhận được các thông tin mới có ảnh hưởng đáng kể tới các dự đoán ban đầu, thì thay vì việc tiến hành các phân tích mới thì bạn lại chỉ sửa đổi các phân tích cũ của mình.
Do bạn dựa vào lối suy nghĩ cũ nên các phân tích được sửa đổi sẽ không thể phản ánh đầy đủ các thông tin mới.

Các nhà đầu tư kết nối những điều sai với nhau
Tính đại diện
Một công ty có thể công bố một loạt các khoản lãi lớn hàng quý. Vậy là, bạn cho rằng báo cáo kế tiếp cũng sẽ là kết quả kinh doanh tốt. Sai lầm này thuộc một khái niệm tài chính hành vi rộng hơn gọi là tính đại diện. Bạn nghĩ rằng điều này có liên quan tới một điều khác, nhưng thực tế không phải vậy.
Một ví dụ nữa của tính đại diện là việc đồng nhất một công ty tốt và một cổ phiếu tốt.

Các nhà đầu tư ghét việc bị mất tiền
Hội chứng không chấp nhận thiệt hại

Hội chứng không chấp nhận thiệt hại, hay sự phân vân khi chấp nhận tổn thất, có thể nói là sai lầm chết người. Chẳng hạn, giá trị một trong các khoản đầu tư của bạn bị giảm 20%. Trong trường hợp này, quyết định khôn ngoan nhất có lẽ là ghi nhận thiệt hại và tiếp tục bước tới. Nhưng bạn không thể ngừng nghĩ về việc những cổ phiếu đó có thể tăng trở lại.
Suy nghĩ này là rất nguy hiểm bởi nó thường dẫn tới kết quả là bạn sẽ làm tăng mức độ thiệt hại của mình trong khoản đầu tư đó. Hành vi này cũng giống như một con bạc khi thua thì lại càng đặt cược lớn hơn với hy vọng hoàn lại vốn.

Các nhà đầu tư khó quên được các ký ức xấu
Giảm thiểu sự hối tiếc

Cách bạn đầu tư trong tương lai thường bị ảnh hưởng bởi các kết quả đầu tư trong quá khứ. Ví dụ, bạn có thể đã bán một cổ phiếu và thu lời 20%, nhưng sau đó giá cổ phiếu lại tiếp tục tăng và bạn nghĩ rằng: “Giá mà mình đợi thêm chút nữa.” Hay một trong các khoản đầu tư của bạn giảm giá, và bạn ngừng lại tại thời điểm bạn đã có thể bán nó được giá. Tất cả đều dẫn đến cảm giác hối tiếc không hề dễ chịu.
Việc giảm thiểu hối tiếc xảy ra khi bạn tránh đầu tư hoặc đầu tư một cách quá thận trọng bởi bạn không muốn lặp lại cảm giác đó một lần nữa.

Các nhà đầu tư thích chạy theo xu thế
Lệ thuộc vào cơ cấu

Khả năng chấp nhận rủi ro của bạn nên được xác định bởi các điều kiện tài chính cá nhân, thời gian đầu tư, và quy mô của một khoản đầu tư trong phạm vi danh mục của bạn. Sự lệ thuộc vào cơ cấu là một khái niệm chỉ xu hướng thay đổi mức độ chấp nhận rủi ro dựa trên chiều hướng của thị trường. Chẳng hạn, mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro của bạn có thể giảm khi thị trường đi xuống. Ngược lại, tăng khi thị trường đi lên.
Điều này thường khiến các nhà đầu tư mua với giá cao và bán với giá thấp.

Các nhà đầu tư rất giỏi ngụy biện
Cơ chế tự vệ

Đôi lúc các khoản đầu tư của bạn thua lỗ. Và dĩ nhiên đó không phải là lỗi của bạn, đúng không nào? Cơ chế tự vệ dưới dạng các lời bào chữa liên quan tới sự quá tự tin. Dưới đây là một vài những lời ngụy biện phổ biến: “Giá như”, "Giá như điều này không xảy ra, thì tôi đã đúng". Không may là bạn không thể chứng minh điều ngược lại đó.
 
Rất hiếm được tình trạng tài khoản chỉ còn vài cổ lẻ trong khi TT bắt đầu có dấu hiệu tạo đỉnh ngắn hạn như thế này. Chiến lược tốt nhất cho tình trạng này là ngồi im không ngứa tay cho đến khi xác định xong xu thế của TT, tuyệt đối không mua giá đỏ, giá sàn cho dù "ngon" đến cỡ nào đi nữa. :57: :105:
 
1. Kẻ thù lớn nhất của đời trader là chính trader
2. Ngu dốt lớn nhất của trader là tự lừa dối mình
3. Thất bại lớn nhất của trader là bỏ cuộc
4. Bất hạnh lớn nhất của trader là cháy tài khoản
5. Sai lầm lớn nhất của trader là dự đoán đỉnh đáy
6. Tội lỗi lớn nhất của trader là vô kỷ luật
7. Đáng thương lớn nhất của trader là hit Sell rồi quay đầu lại !!!
8. Đáng khâm phục lớn nhất của trader là vươn lên sau khi ‘‘cháy’’
9. Phá sản lớn nhất của trader là hết tiền để châm vào tài khoản
10. Tài sản lớn nhất của trader là trí tuệ và sức khỏe
11. Món nợ lớn nhất của trader là tình đồng đạo
12. Lễ vật lớn nhất của trader là nhân x lần tài khoản
13. Khiếm khuyết lớn nhất của trader là không làm chủ được cảm xúc
14. An ủi lớn nhất của trader là cũng có rất nhiều người trade thua như mình thôi !!!
15. Bi ai lớn nhất của trader là ngứa tay.
 
Một kịch bản kinh dị vẫn thường xảy ra trong quá khứ:
1. Index giảm dần cùng nhiều đợt bull nhỏ trong phiên.
2. Tỷ lệ margin tăng nhanh vì dân chơi nhồi ngày càng nhiều trong các nhịp "điều chỉnh trong phiên"
3. Xuất hiện những phiên giảm trên chục điểm.
4. Cưa cắt, bắt đáy gì cũng kẹp hết vì quyết tâm "đòi dép em về" ngày càng lớn mạnh.
...
 
Thoạt nghe thì thấy rất dễ dàng để phân biệt đầu tư và đầu cơ, nhưng khi đã mua cổ phiếu xong rồi mới thấy rằng chuyện nó không dễ dàng như vậy. Mua ban đầu với mục đích kiếm chênh lệch khoảng 2-3% cho một chu kỳ T+3 - T+5 , thế nhưng khi hàng về thấy tăng đột biến thì lại quên mất kế hoạch đã định và bắt đầu mơ mộng về một cú ăn nhiều hơn. Bi kịch bắt đầu từ đây, sau một cái trần với khối lượng lớn tha hồ mà ra hàng, em nó bắt đầu tuột với khối lượng teo tóp dần. Kể ra nếu chịu khó canh bán dần ngay sau đó thì cũng xong và vẫn lời khá nhiều so với mục tiêu ban đầu, nhưng than ôi đầu cứ nghĩ đến cái giá cao hôm trước và cứ luẩn quẩn với các ký ức về nhiều lần bán non ! Đến khi em nó tuột về đến giá vốn thì tiếc cơ hội vừa mới qua, lại tiếp tục nấn ná xem có vớt vát được tí nào hay không. Đến khi lỗ 2-3 lai thì lại tự nhủ thôi cố cầm cự chờ bán hòa vốn, đôi khi còn nhồi thêm để giảm giá vốn nữa chứ. Cứ thế cho đến khi chịu hết thấu cắt một cái thì đa phần là đúng đáy. Từ lời hóa lỗ lúc nào chẳng hay ...
 
Thoạt nghe thì thấy rất dễ dàng để phân biệt đầu tư và đầu cơ, nhưng khi đã mua cổ phiếu xong rồi mới thấy rằng chuyện nó không dễ dàng như vậy. Mua ban đầu với mục đích kiếm chênh lệch khoảng 2-3% cho một chu kỳ T+3 - T+5 , thế nhưng khi hàng về thấy tăng đột biến thì lại quên mất kế hoạch đã định và bắt đầu mơ mộng về một cú ăn nhiều hơn. Bi kịch bắt đầu từ đây, sau một cái trần với khối lượng lớn tha hồ mà ra hàng, em nó bắt đầu tuột với khối lượng teo tóp dần. Kể ra nếu chịu khó canh bán dần ngay sau đó thì cũng xong và vẫn lời khá nhiều so với mục tiêu ban đầu, nhưng than ôi đầu cứ nghĩ đến cái giá cao hôm trước và cứ luẩn quẩn với các ký ức về nhiều lần bán non ! Đến khi em nó tuột về đến giá vốn thì tiếc cơ hội vừa mới qua, lại tiếp tục nấn ná xem có vớt vát được tí nào hay không. Đến khi lỗ 2-3 lai thì lại tự nhủ thôi cố cầm cự chờ bán hòa vốn, đôi khi còn nhồi thêm để giảm giá vốn nữa chứ. Cứ thế cho đến khi chịu hết thấu cắt một cái thì đa phần là đúng đáy. Từ lời hóa lỗ lúc nào chẳng hay ...
Sợ nhất là lúc mua theo xu hướng giá bỗng chuyển sang đầu tư anh ạ. Cái này tài chính hành vi gọi là mâu thuẫn nhận thức.
 
Giữa xu hướng bứt phá đi lên tiếp hoặc đổ đèo đi xuống thì khả năng sau đang có nhiều "triển vọng" hơn với các lý do:

1. Tiền có vẻ không nhiều lắm như mong đợi
2. Tỷ lệ margin được cảnh báo đã khá cao.
3. Hiện tượng rướn lên rồi xẹp xuống trong phiên xảy ra thường xuyên hơn. Cứ mỗi lần như vậy nỗ lực nhồi, cưa cắt lại càng làm 2 trở nên trầm trọng hơn.

Nếu khả năng này xảy ra thì diễn tiến sẽ như thế nào ? Theo những lần đã qua thì luôn là những phiên giao dịch giằng co với chỉ số đỏ dần cho đến khi xuất hiện những phiên giảm điểm mạnh. Khi gặp kịch bản này thì cố gắng đứng ngoài, đừng ngứa ngáy tay chân chờ đến khi sóng tan gió lặng rồi hãy quay lại.
 
Last edited:
Giữa xu hướng bứt phá đi lên tiếp hoặc đổ đèo đi xuống thì khả năng sau đang có nhiều "triển vọng" hơn với các lý do:

1. Tiền có vẻ không nhiều lắm như mong đợi
2. Tỷ lệ margin được cảnh báo đã khá cao.
3. Hiện tượng rướn lên rồi xẹp xuống trong phiên xảy ra thường xuyên hơn. Cứ mỗi lần như vậy nỗ lực nhồi, cưa cắt lại càng làm 2 trở nên trầm trọng hơn.

Nếu khả năng này xảy ra thì diễn tiến sẽ như thế nào ? Theo những lần đã qua thì luôn là những phiên giao dịch giằng co với chỉ số đỏ dần cho đến khi xuất hiện những phiên giảm điểm mạnh. Khi gặp kịch bản này thì cố gắng đứng ngoài, đừng ngứa ngáy tay chân chờ đến khi sóng tan gió lặng rồi hãy quay lại.
Bác Tí kinh nghiệm quá :113:. Thêm 1 phiên bulltrap hôm nay đã bào mòn đi rất nhiều niềm tin và hi vọng vào 1 uptrend tiếp tục :D
 
Dự đoán về một TT đi lên nó dễ chịu hơn rất nhiều so với chiều ngược lại vì rằng lời tiên đoán luôn hài lòng đa số người chơi. Khổ một nỗi là nhìn lại thì toàn bộ kinh nghiệm của mình trong trò chơi này gần như tập trung hết cả vào lịch sử đi xuống mà thôi. Có lẽ là vì đòn đau thì nhớ lâu, nếm mùi đau thương nhiều hơn niềm vui sướng nên nó mới như vậy. Lần này đã đoán đúng phần đầu của xu hướng đi xuống, phần kế tiếp nếu cũng xảy ra như những lần trước thì sẽ là các phiên giao dịch tương tự hôm nay rồi bất chợt "đi" luôn hàng chục điểm trong cảnh hoảng loạn bán bằng mọi giá mọi loại cổ phiếu bất chấp tốt hay xấu. Điều khó nhất lúc này lại là quyết định buông bài chấp nhận thua ở đây hay là quyết tử cố thủ đến cùng. Ngày hôm qua và cả sáng hôm nay quyết định rút lui nếu không lời chút đỉnh thì cũng chỉ thiệt hại chút đỉnh, nhưng từ sáng mai thì khoản thua lỗ đã khá to và nỗi sợ cắt đúng đáy đã ngày càng lớn hơn ...
 
Khi toàn TT bắt đầu xuất hiện thường xuyên các phiên rướn cong mình lên một tí xong rồi lại mềm oặt rũ xuống như thế này, nếu tiền đã cạn, đòn bẩy đã dùng nhiều thì sớm muộn gì cũng xảy ra tình trạng bán xuống. Khi tình trạng bán xuống xảy ra, hình ảnh quen thuộc vẫn thường được dùng để minh họa là hòn tuyết lăn trên triền dốc. Thực ra còn một hình ảnh khác sống động và gần gũi hơn rất nhiều: bờ đê bắt đầu bị xói mòn từ một dòng nước nhỏ rồi to dần lên cho đến khi nước cuốn phăng tất cả ...
 
Khi toàn TT bắt đầu xuất hiện thường xuyên các phiên rướn cong mình lên một tí xong rồi lại mềm oặt rũ xuống như thế này, nếu tiền đã cạn, đòn bẩy đã dùng nhiều thì sớm muộn gì cũng xảy ra tình trạng bán xuống. Khi tình trạng bán xuống xảy ra, hình ảnh quen thuộc vẫn thường được dùng để minh họa là hòn tuyết lăn trên triền dốc. Thực ra còn một hình ảnh khác sống động và gần gũi hơn rất nhiều: bờ đê bắt đầu bị xói mòn từ một dòng nước nhỏ rồi to dần lên cho đến khi nước cuốn phăng tất cả ...
e thấy xác định đoạn này cực khó, quy cho cùng cũng là mệnh đề if...
 
Có vài mã đã từng rẻ bất chấp ở thời điểm nào của TT, thí dụ như VNM, mua ở bất cứ giai đoạn nào trong quá khứ giữ đến giờ đều lời ! Mình biết điều này nhiều năm rồi nhưng vẫn chưa bao giờ đầu tư vào VNM vì cứ nghĩ rằng đến phiên mình thì chẳng còn chút gì nữa :(

Có một số mã thường rất rẻ (rẻ ở đây có nghĩa rằng giá sẽ tăng sau đó không lâu) sau một trận bão. Mỗi giai đoạn danh sách các mã này có thay đổi nhưng không nhiều lắm. Gần đây có thể kể ra như VIC, FPT, VCB, BVH ... Với những mã này phải kiên gan canh cho bão nổi lên (năm có vài ba trận) , chờ cho mây tan gió tạnh rồi vào lượm lặt. Mình cũng biết điều này và thỉnh thoảng đã theo được, đang mong rằng ngày càng làm tốt hơn ...
 
Kết phiên hôm qua mình đã những tưởng rằng TT có thể gượng lại quanh 600 , nhưng đến hôm nay thì khả năng vỡ đê nghi ngờ hôm trước đang dần lớn hơn. Hiện giờ cầu mới có vẻ ít hơn so với cầu cưa cắt bằng margin, nếu đúng thế thì thể nào chuyện ấy cũng xảy ra thôi ...
 
Sáng nay đã ngứa tay làm vài cân STB @13.4 , giờ thấy chúng nó bán tới tới hối hận quá. Con này dám đi nguyên một đường như VIC lắm chứ không chơi. Thôi thì chờ bao giờ thấy cái đáy của nó rồi mua tiếp vậy.
 
Back
Top