Tay to ra khơi kéo lưới, thân cò đánh dậm bờ ao...

CACO

Super Moderator
Mở cái thread này để anh em trao đổi kinh nghiệm đánh cổ phiếu còi... Mục tiêu tiền ít lãi to, cổ phiếu còi, lợi suất không còi. Anh em cứ chém thỏa mái, tôi từ .từ viết sau..
 
Mở cái thread này để anh em trao đổi kinh nghiệm đánh cổ phiếu còi... Mục tiêu tiền ít lãi to, cổ phiếu còi, lợi suất không còi. Anh em cứ chém thỏa mái, tôi từ .từ viết sau..
Tiền to tuyệt đối ko nên oánh theo anh nhỉ, thay đổi hết cả cung cầu "đang hẻo" của supper pen :D
 
Anh em lưu ý là thân cò đánh dậm chứ không phải ch.ó hóng tát ao nhá....
Hồi bé đi xem tát ao thấy tát xong có quả già trẻ lớn bé lao xuống mót tôm tép. Rất nhiều khi bắt được con cá quả, con rô mề, bọn này rúc bùn giỏi nên muốn tóm là phải chịu khó rình mò, sàng lọc.... mình hồi ấy nhỏ quá thấy thì thích nhưng chả dám bon chen, trên bờ có con ch.ó làm bạn chạy lăng xăng inh ỏi nhưng chả được việc gì, cả người cả ch.ó chả bắt được con tép vụn haha

Vậy muốn có ăn chứ không chịu làm ch.ó hóng tát ao, nghĩa là thấy người ta ăn bằng lần cũng lăng xăng soi xét à chả dám múc hoặc có xà xuống cũng chả có ăn, thậm chí bùn ngập đến mồm là phải có cách.... không người ta bảo là ăn bùn ăn bùn ấy...

Lý thuyết là thế chứ cách nào thì Cá cờ cũng không biết rõ lắm, tuy nhiên vẫn chém vài dòng để anh em ném đá. Vì vừa rồi có mấy anh mở các mục hàng nguội hàng nóng, ăn theo nói leo rất là :41:, nên cũng bon chen mở cái này lấy chỗ bàn luận. Dĩ nhiên VC thì không khuyến khích phím hàng- chợ giời nó cũng có luật của nó chứ không phải toàn lừa đảo, nên các anh có quẳng con gì lên mà không có vài comment kèm theo thì mời xuống chỗ Nhật ký giao dịch, No tears cũng :41: lắm.

Thôi để giữ khách mai viết tiếp, em quote lại 1 bài của anh Đoàn Thanh Tùng hồi lâu lắm anh em đọc trước, đỡ buồn...
Lại lưu ý anh em phát nữa là anh Tùng viết đáng ra không hay thế đâu, Cá mạn phép lược bớt những đoạn liên quan đến bọn Tây nhợn để anh em tiết kiệm thời gian, còn chỗ mà chém gió.

Kỹ thuật mua bán Penny Stock
Nói đến chứng khoán, nhiều người liên tưởng đến các đại gia như Google, Boeing, Microsoft… nhưng nếu chịu khó tìm tòi và đầu tư vào những công ty tầm vóc nhỏ hơn, ít tên tuổi hơn, họ có thể kiếm lợi nhuận được nhiều hơn rất nhiều.

Từ xưa đến giờ, thế giới traders vẫn biết rằng những cổ phần giá thấp chừng nào thì sự giao động (volatile) của nó có thể càng lớn chừng ấy. Nhờ khai thác được những sự giao động này, họ có có lãi cao hơn là đặt tiền vào những quỹ đầu tư.

Dù penny có nghĩa là "bạc cắc", nhưng khi cổ phần rơi xuống dưới 5USD (hay Euros) đều được liệt vào hàng penny-stock vì nhiều điểm tương đồng. Muốn đầu tư một cách hữu hiệu vào penny stock, người đầu tư phải có một cái nhìn toàn diện, biết nhiều cách phân tích khác nhau để biết lựa chọn cổ phiếu (what), mua bán đúng giá (how much) và từ bỏ nó đúng lúc (when).

Mua bán cổ phần kiểu penny-stock tuy có lợi nhuận hấp dẫn nhưng nguy hiểm, vì các công ty làm ăn lỗ lã, thành penny stock rồi mới phá sản. Nếu chọn lựa sai, thì bạn có nguy cơ bị mất trắng. Sau đây là một vài cách thức để hạn chế được mất mát.

Lựa chọn cổ phần dựa theo phân tích căn bản (fundamental analysis)

Trước hết là bạn phải lựa chọn cổ phần của những công ty có tầm cỡ lớn hoặc vừa. Một penny-stock có số vốn làm ăn, nguồn nhân lực nhỏ quá sẽ dễ bị phá sản hơn là một công ty lớn. Mặt khác, những tin tức, bản báo cáo của công ty nhỏ cũng ít ỏi hơn, không cho bạn đủ dữ kiện hay thời gian phán đoán để quyết định "mua","bán" hay "bỏ" nó kịp thời.

Ít khi nào một công ty vừa mới gia nhập vào thị trường đã trở thành penny-stock liền, mà công ty này phải làm ăn thua lổ, bị giới đầu tư mất tin tưởng, mua cổ phiếu thì ít, bán ra nhiều, dần dần dẫn đến lụn bại, cổ phần sụt mãi đến dưới 5$, lúc đó công ty ấy mới trở thành penny-stock.

Có nhiều nhược điểm trong công ty mà khi bạn phân tích, sẽ nắm rõ yếu điểm trong bản báo cáo tài chánh, đối thủ cạnh tranh, môi trường hoạt động, nợ, tiền vốn, ban lãnh đạo tranh chấp quyền lực, đang bị kiện tụng vv…

Nhưng có nhiều công ty làm ăn thua lỗ lại không bị phá sản, mà cứ tròng trành mãi ở dạng penny-stock.
Nó không phá sản vì nhiều lý do: Nếu là công ty nghành dược phẩm thì họ có trong tay một vài công thức thuốc men mà họ đang giữ bản quyền, nếu là nghành kỹ nghệ thì họ đang hoạt động trong một lãnh vực "mũi nhọn" của quốc gia, hay là một công ty chế tạo vũ khí tối tân, những lãnh vực nhạy cảm như nguyên tử, không gian… Có khi vì lý do duy nhất là công ty này có quá nhiều công nhân, nếu bị phá sản thì sẽ gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng tầm cỡ quốc gia hay khu vực v.v… dù nó bị “trầy trụa” như thế nào thì cũng có chính phủ làm bia đỡ đạn dốc tiền, dàn xếp, giảm thuế… để cứu vớt. Vì vậy, bạn phải có kiến thức về phân tích căn bản (fundamental analysis) để tìm biết tại sao penny stock này làm ăn thất bại mà nó không bị phá sản.

Khi bạn biết rõ ràng hai yếu tố này rồi, thì tự nhiên bạn sẽ biết ước đón để lựa chọn penny stock nào sẽ tồn tại và vươn lên trong vòng 3-10 năm sắp đến. Đó là một penny-stock đáng được mua bán trong vô số các penny-stock khác.

Nếu khó khăn mà penny stock vướng vấp chỉ có tính cách tạm thời, bạn nên đầu tư vào cổ phiếu của nó với ba chiến lược khác nhau:

1- Kiểu swing trading với thời gian từ 2 đến 10 ngày.

2- Kiểu penny-stock trading từ 2 đến 16 tuần

3- Kiểu đầu tư cổ điển để bán ra trong một thời gian lâu hơn 6 tháng.

Khác nhau chỉ là sự giao động của cổ phần, dù một penny-stock có sự giao động rất lớn, nhưng ít ai biết được khi nào nó xảy ra. Người chơi penny stock phải mua rồi…. chờ. Nếu nó lên lẹ thì bạn bán ra được mau, nếu không thì bạn phải chờ một thời gian lâu hơn.

Cũng vì lý do đó, người chơi penny-stock phải có tâm lý coi như là những cổ phần penny-stock của mình là …mất rồi. vậy thì họ mới đủ kiên nhẫn và thanh thản để chờ đợi được !!!!

 
Tiếp nhé, cho nó hết cái phần cơ bản

Mua bán cổ phần dựa theo phân tích kỹ thuật, technical analysis.

Càng ngày càng có nhiều cách phân tích kỷ thuật, những “chuyên viên technical” này phát minh, sáng tạo, tu bổ rất nhiều cách phân tích dựa trên biểu đồ giá cả. Nhưng nhìn chung, dưới ánh mặt trời chẳng có gì lạ. Những cách phân tích đơn giản, dễ hiểu vẫn là những phương pháp hữu hiệu nhất.

Trong trường hợp một penny-stock lừng khừng, giao động hoài ở một “luồng” giá cả, nếu bạn nhận định được mức giá cao nhất (resistance) hoặc và thấp nhất (support) thì bạn khỏi cần tìm hiểu thêm, có áp dụng những cách phân tích kỹ thuật khác thì cũng thừa thải. Mời bạn xem biểu đồ.

Giả sử sau một thời gian quan sát, bạn thấy cổ phần X cứ rớt xuống mức 1$ rồi tăng lên thêm vài chục phần trăm rồi tụt xuống lại 1$… thì mức sàn mà cổ phần này không thể xuống dưới 1$. Nếu trường hợp này lập lại nhiều lần trong quá khứ thì nó càng có thể lập lại trong tương lai. Mức giá support line là 1$.

Chỉ có thế thôi là bạn có thể ung dung mua cổ phần khi nó rớt giá gần đến 1$ và bán hơn khi nó lên cao hơn. Sau đó chờ nó rớt xuống tiếp đến gần 1€, mua vô, chờ cổ phần lên, bán ra… mua bán, bán mua mãi miết đến khi nào giá cổ phiếu này rớt xuống quá mức support mới ngừng !

Đặc điểm của sự mua bán này là bạn có thể ra lệnh stop loss, bán khi cổ phần bị rớt xuống hơn mức giá support, nhưng không nên ra đặt lệnh bán ra theo giá ấn định (sell limit).

Với kinh nghiệm bản thân, tôi thấy bán ra không đúng mức cũng đáng buồn gần như mua bán bị lỗ lã.
Điều đáng nói là ngày hôm sau, ZIXI lại rớt xuống lại còn 1.17$. Dân penny-traders rỉ tai nhau câu “thần chú” dành riêng cho penny-stock : Thà bán quá sớm hơn bán quá trễ !

Trường hợp bạn không tìm được support line, nhưng bạn để ý thấy rằng cổ phần X cứ lên đến một mức nhất định (chẳng hạn như 2$) rồi tụt xuống, trồi lên mà chẳng bao giờ qua mức đó thì mức-giá-không-lên-được được dân technical gọi là resistance line.

Mức giá gần đến 2$, resistance thì bạn bán, nếu nó hạ xuống hơn thì bạn mua, và cứ mua bán như thế đến khi nào cổ phần vượt lên khỏi đường resistance mới điều chỉnh lại chiến lược của bạn.

Bạn có thể ban lệnh bán theo giá ấn định sell limit, nhưng không nên ban lệnh stoploss vì bạn không ước đoán mức giá xuống của nó, nếu bạn đặt stoploss thì bạn lại có nguy cơ cổ phần bị bán mất. Dân penny-stock lại có lại có câu “thần chú” thứ hai để bớt lỗ lã: Thà mua quá trễ hơn là mua quá sớm !!!

Tuyệt vời nhất là cổ phần cho phép mua bán khống (short) mà bạn nhận dạng được hai đường resistance lẫn support, lúc này bạn cứ yên tâm ăn ngon, ngủ yên, ban lệnh stop loss và sell limit mà mua mua bán bán.

Dù chỉ biết 1 trong 2, support hoặc resistance thôi thì bạn cũng có thể làm mưa làm gió được.

Lý thuyết thì nghe qua rất dễ, nhưng vận dụng vào thực tế thì lại rất… khó, bởi vì dù bạn có nhận dạng được đường support và resistance đi chăng nữa bạn cũng không dám tin tưởng vào nhận định của bạn lắm, và cũng có thể giá cả sẽ vượt khỏi hai đường này, đưa bạn đến lỗ lã. Cho nên để bảo toàn tài chánh, bạn nên chơi với một số tiền vừa phải, từ 1.500$ đến 10.000$, rải đều cho năm, ba cổ phần penny stock thì sẽ an toàn hơn.

Khai thác tin tức dựa theo phân tích tâm lý, heuristic analysis.

Hơn mọi loại cổ phần khác, penny-stock rất dị ứng với tin tức, chỉ cần có thêm vài hợp đồng, vài ba thay đổi nhân sự, hay chỉ vỏn vẹn một tin đồn là giá cả nó giao động rất lớn, từ hàng chục phần trăm đến hàng trăm phần trăm. Biết khai thác tin tức là một kỹ năng không thể thiếu được đối với penny-traders. Theo giáo sư J.D Haddad, người phân tích rành rẽ cách phân tích tâm lý, thì lý do căn bản làm cho một thị trường hay cổ phần xuống là:

Thị trường Chứng khoán ([Only registered and activated users can see links]) ghét những gì không chắc chắn (uncertainty).

Những tin tức xấu liên quan đến công ty, sự đánh giá thấp của công ty trung gian, báo cáo chính thức của công ty mập mờ, thái độ của ban quản trị trước cổ đông lúng túng, bị kiện tụng, cổ phần bị ngừng giao dịch… đều là những yếu tố có thể làm hạ giá cả cổ phần. Nếu những điều này thiếu minh bạch, không thuyết phục thì sớm muộn gì cổ phần cũng sẽ xuống.

Thậm chí những người tinh tế còn nói rằng chỉ cần điện thoại đến công ty mà họ chú ý, hỏi vài chuyện liên quan đến công ty, nghe cường điệu giọng nói của nhân viên tiếp tân cũng có đủ cơ sở để phán đoán là công ty đó đang làm ăn thua lổ hay là đang lên.

Ngược lại dấu hiệu khống chế, đổ lỗi và chạy tội càng ít chừng nào thì cổ phần càng có thể chững lại chừng ấy.

Về một phương diện rộng hơn, bất ổn chính trị quốc gia và thế giới cũng làm cho xu hướng thị trường Chứng khoán ([Only registered and activated users can see links]) xuống dốc. Cũng theo lời của ông Haddad, khi tình hình bất ổn thì vàng và dầu hỏa sẽ tăng giá, như tình hình hiện nay. Vậy có nghĩa một khi tình hình chính trị giữa Iran và thế giới hòa dịu trở lại, thì vàng và dầu hỏa sẽ hạ giá.

Tính cách hỗ tương của thị trường.

Dù mua bán ở thị trường nào đi chăng nữa, ai ai mua bán Chứng khoán ([Only registered and activated users can see links]) cũng phải để ý đến sự lên xuống của thị trường Chứng khoán ([Only registered and activated users can see links]) … Mỹ ! Một khi thị trường Mỹ lên thì các thị trường khác cũng lục tục lên theo, và khi thị trường Mỹ xuống thì các thị trường khác cũng xuống theo!

Cận kề hơn, một cổ phần trong một lảnh vực lên mạnh thì các cổ phần trong lảnh vực này cũng lục đục lên theo, và khi nó xuống thì cũng xuống theo.

Rất nhiều người thành công khi họ để ý cổ phần của một công ty hàng đầu lên thì vài ngày sau, công ty khác cùng lảnh vực hoạt động cũng lên theo và khi công ty đàn anh này xuống thì cổ phần kia cũng xuống theo. Thời gian vài ba ngày cũng đủ cho họ biết mua bán đúng lúc.

Lịch sử luôn luôn lập lại.

Giống như lời mở đầu của sách Tam Quốc Chí: phàm thế cuộc trong thiên hạ chia rồi lại hợp, hợp rồi lại chia. Những khủng hoảng kinh tế là điều không thể tránh trong thị trường chứng khoán. Không biết hoặc không muốn biết là một lỗi lầm tai hại.

Vì không thể đặt stop loss hay sell limit và cần phải nắm vững tin tức, cần phải theo dõi cổ phần của bạn mỗi ngày trong lúc thị trường còn mở cửa.

TÓM TẮT

Tóm lại, chiến lược mua bán penny stock cần có 3 giai đoạn:

a) Lựa chọn penny stock với câu hỏi: Tại sau nó làm ăn thua lỗ mà không bị phá sản?
b) Mua bán khi nhận diện ra được support hay resistance.
c) Nghe ngóng tin tức để quyết định giữ hay thay đổi cổ phần penny-stock.

Khuyết điểm của những quỹ đầu tư là tài chánh của họ quá lớn, không thể mua bán một cách uyển chuyển mà phải ăn thua lớn trên những công ty tầm cỡ. Vì vậy, chiến lược mua bán penny-stock chỉ có thể áp dụng với những người đầu tư cá nhân, có một số vốn vừa phải.
 
Last edited by a moderator:
Lai bài nữa về chiến lược đầu tư (ăn cắp some where in the net)
Đầu tư CP to hay nhỏ cũng từng ấy chiến lược thôi, dĩ nhiên 8 cái tác giả liệt kê dưới đâu thì cái 8 ta bỏ, coi như cổ phiếu ruồi làm gì có thượng đẳng...,


Chiến lược đầu tư cổ phiếu
[Only registered and activated users can see links] Chiến lược đầu tư cổ phiếu (Bùi Trí Dũng)
1.Mua rồi giữ luôn

Mua cổ phiếu của những công ty làm ăn phát đạt rồi giữ luôn để hưởng cổ tức và lãi vốn. Đây là chiến lược đầu tư lâu dài, có thể đem lại lợi nhuận và không đòi hỏi nhà đầu tư phải quan tâm theo dõi các tin tức tài chính hàng ngày. Chiến lược này xuất phát từ những kết luận cho rằng, trong quá khứ giá Chứng khoán luôn tăng một cách đều đặn và giá trị của khoản đầu tư sẽ tăng lên. Thêm vào đó, nhà đầu tư còn nhận được cổ tức hàng năm và cổ phiếu có thể được phân tách. Tuy không có gì đảm bảo cho việc phân tách sẽ đem lại lợi ích cho nhà đầu tư nhưng thực tế thì giá trị của các khoản đầu tư thường tăng lên nhờ nghiệp vụ này.

Nhưng lưu ý rằng, mua rồi giữ luôn là một chiến lược đúng nhưng đừng thực hiện điều đó một cách mù quáng. Cổ phiếu thường tăng giá qua thời gian nhưng điều đó không phải luôn đúng với mọi cổ phiếu. Không một cổ phiếu nào luôn tăng giá trong một thời gian dài. Bởi vậy, thỉnh thoảng nhà đầu tư cũng phải xem xét lại tình hình hoạt động của công ty để có quyết định thích hợp.

Và luôn nhớ rằng không được mua cổ phiếu với giá quá cao, dù đó là cổ phiếu tốt. Bởi lẽ, khi nó mất giá thì có thể phải mất nhiều năm mới thu lại được khoản tiền đã đầu tư. Do vậy, hãy quan tâm đến việc định giá cổ phiếu trước khi mua. Kiểm tra xem cổ phiếu đó có đắt không bằng cách so sánh tỷ số P/E của nó với các công ty trong cùng lĩnh vực hoạt động và mức bình quân của ngành. Một số cổ phiếu tốt sẽ có giá đắt hơn nhưng có thể là một cổ phiếu đáng đầu tư nếu mức tăng trưởng lợi nhuận, doanh thu dự kiến là khả quan.

2.Mua khi giá hạ

Khi nhìn thấy giá trị đầu tư của mình giảm xuống, cũng là lúc nhà đầu tư phải mua thêm nhiều cổ phiếu giống như vậy. Điều này nghe giống như ném tiền qua cửa sổ. Tuy nhiên, loại cổ phiếu sẽ đầu tư là loại cổ phiếu có giá thay đổi rất nhiều trong một thời gian dài và giá tăng trở lại mỗi khi giá sụt xuống mức thấp nhất, và mức giá cao nhất và thấp nhất cách nhau từng nhiều năm. Như vậy, dù cho cổ phiếu đang biến chuyển bất lợi như thế nào đi nữa, chúng ta cũng có thể trông đợi giá sẽ tăng trở lại như nó vẫn luôn như vậy và chính điều này sẽ đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư trong một tương lai không quá xa.

Nhiều nhà đầu tư thực hiện chiến lược này theo cách khi giá giảm (tăng) cực điểm và tăng lên (giảm xuống) một mức X nào đó thì mua vào (bán ra). Chiến lược này có thể giúp cho nhà đầu tư tránh được những rủi ro phát sinh do việc mua vào khi giá cao và bán ra khi giá thấp. Sự thua lỗ chỉ có thể xảy ra khi nhà đầu tư bán ra ở mức giá dưới mức bình quân. Ngược lại, khi bán ra ở mức giá trên mức bình quân thì nhà đầu tư sẽ có lãi.

Tuy nhiên, nắm giữ cổ phiếu trong trường hợp giá liên tục rớt sẽ đem lại nguy cơ thua lỗ nghiêm trọng. Do đó, nên bán khi giá của chúng đã giảm tới 8% hoặc hơn và chuyển sang đầu tư vào một loại cổ phiếu khác.

3.Mua dựa

Mua bán cổ phiếu chủ yếu dựa trên quy luật số đông. Nhà đầu tư theo chiến lược này cho rằng thị trường không thể có phản ứng kịp thời với những dữ liệu thống kê và tình hình kinh tế một cách chính xác. Theo họ, nếu có một nhóm người (vừa đủ) lạc quan về thị trường họ sẽ mua cổ phiếu cho đến khi giá lên cao một cách phi lý. Ngược lại, khi họ bắt đầu bi quan thì họ sẽ bán ra, bất chấp những điều kiện cơ bản lúc đó thế nào. Lúc đó, họ có thể làm cho giá xuống một cách phi lý.

Hành động mua cổ phiếu theo nhóm người này có thể mang lại lợi ích và sự an toàn. Tuy nhiên, nhiều người thực hiện chiến lược này một cách cứng nhắc đã phải mua với giá cao và bán với giá thấp. Lời khuyên được đưa ra: “Đừng mua khi số người mua nhiều hơn số người bán, nếu không cẩn thận thì có thể phải chi số tiền nhiều hơn cần thiết. Đừng bán khi số người bán nhiều hơn số người mua, nếu cứ bán thì chỉ có thể kiếm được vài xu lời mà thôi”.

4.Mua cổ phiếu của những công ty nhỏ

Tiềm năng tăng giá là sự hấp dẫn các nhà đầu tư áp dụng chiến lược này. Những công ty nhỏ có xu hướng đạt được mức lợi nhuận cao hơn công ty lớn, nhất là trong thời kỳ lạm phát kéo dài và nằm ở mức cao. Tuy nhiên, cổ phiếu của các công ty nhỏ có xu hướng mất giá nhiều hơn so với cổ phiếu của các công ty lớn trong giai đoạn này. Ngoài ra, giá cổ phiếu các công ty nhỏ biến động nhiều hơn và thường không theo kịp chỉ số giá trung bình của thị trường trong dài hạn. Do đó, cổ phiếu của những công ty nhỏ không phải để mua và giữ dài hạn.

Cổ phiếu của những công ty nhỏ có thể bất ngờ tăng giá dữ dội hay hạ giá dữ dội. Tuy nhiên, nó tăng giảm theo ngành nghề. Nếu một ngành đang tăng lên, hãy mua một vài cổ phiếu của các công ty nhỏ tốt nhất trong đó. Một trong các ngành đang đầu tư đi xuống, hãy bán hết cổ phiếu của các công ty nhỏ trong ngành đó. Do đó, khi áp dụng chiến lược đầu tư này, nhà đầu tư phải theo dõi thật sát sự phát triển của nó để đảm bảo rằng nó vẫn luôn luôn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn. Đó là làm ăn có lãi, tỉ lệ gia tăng cổ tức trên 10% trong vòng 5 năm, tỉ lệ nợ trên vốn cổ phần thấp, lưu lượng tiền mặt tự do cao và tỉ lệ P/E thấp. Nếu P/E cao thì tỷ lệ gia tăng lợi nhuận cũng phải cao.

Với kỹ năng, kinh nghiệm và sự kiên nhẫn, cổ phiếu của các công ty nhỏ sẽ mang lại cho nhà đầu tư nhiều phần thưởng.

5.Mua cổ phiếu tăng trưởng

Cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu của những công ty có doanh số, thu nhập và thị phần đang tăng với tốc độ nhanh hơn bình quân trong vài năm qua và người ta mong rằng nó còn tiếp tục chứng tỏ mức tăng trưởng lợi nhuận cao. Các công ty này thường quan tâm đến việc mở rộng nghiên cứu và phát triển cho nên phần lớn lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư. Do vậy, cổ tức thường thấp. Tuy nhiên, tìm ra và chọn được một cổ phiếu tăng trưởng không phi là việc ai cũng làm được. Nó đòi hỏi thời gian, sự kiên nhẫn và khả năng phân tích thị trường.

Các công ty tăng trưởng thường là những công ty có sản phẩm hoặc dịch vụ tân tiến, có khả năng nắm bắt và đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu và mới mẻ của xã hội (lĩnh vực tiêu dùng, công nghệ cao và sinh học...).

Thông thường, các công ty tăng trưởng có tỷ số P/E cao; vốn cổ phần lớn hơn hoặc bằng tổng nợ; tăng trưởng đều đặn, không ngừng trong thu nhập tính theo đầu cổ phiếu ít nhất là 10%/năm.

Một số nghiên cứu cho thấy, những công ty đã từng đạt mức thu nhập thực tế cao hơn mức thu nhập dự đoán thì có nhiều khả năng sẽ lặp lại được thành tích đó trong tương lai.

Phần thưởng dành cho các nhà đầu tư cổ phiếu tăng trưởng rất hấp dẫn. Nhiều người đã làm giàu nhờ biết lưu giữ những cổ phiếu tăng trưởng đích thực trong một thời gian dài.

Một nguy hiểm lớn cho những người đầu tư cổ phiếu tăng trưởng là chạy theo cái mốt nhất thời. Khi công ty có một sản phẩm hay dịch vụ mới, họ cho rằng nó có khả năng tăng trưởng mạnh và cứ hỏi mua cổ phiếu đó với giá cao. Tuy đó là những cổ phiếu tốt nhưng được đánh giá quá cao sẽ có phản tác dụng và trong trường hợp đó nhà đầu tư không kịp thanh toán sẽ bị lỗ nặng. Do đó, cần phân biệt tăng trưởng dài hạn với bộc phát tức thời. Các nhà đầu tư cổ phiếu tăng trưởng phải biết cách nhìn vượt lên trên các biến chuyển giá cả trong ngắn hạn của chứng khoán, từ chối dứt khoát việc trả giá quá cao cho sự tăng trưởng. Mức giá hợp lý để mua cổ phiếu tăng trưởng là khi PEG nhỏ hơn 1 (P/E chia cho tốc độ tăng trưởng dự đoán G).

Mục tiêu của cổ phiếu tăng trưởng nên được xem xét đánh giá hàng năm, hàng quý, thậm chí là hàng tháng. Tuy nhiên, khi đánh giá hàng tháng, nhà đầu tư cần tránh phản ứng quá nhạy cảm và bán cổ phiếu ra quá sớm khi nhận thấy sự sút giảm mức độ tăng trưởng.
 
Tiếp phát nữa...

6.Đầu tư giá trị

Đầu tư giá trị là việc tìm kiếm các cổ phiếu có giá thị trường thấp hơn giá trị của nó và có triển vọng trong tương lai. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể không đồng ý được với nhau thế nào là một cổ phiếu bị đánh giá thấp hơn giá trị thực của nó. Theo Graham và Dodd thì chúng phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:

- Giá trị kế toán của một cổ phần thấp hơn giá thị trường của nó.

- Giá cổ phần bằng hoặc thấp hơn 50 lần thu nhập đầu cổ phần chia cho lãi suất của trái phiếu công ty loaại AAA tính theo số nguyên.

- Giá cổ phần bằng hoặc thấp hơn 150 lần tỷ lệ lợi tức cổ phần chia cho lãi suất của trái phiếu công ty loại AAA.

Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng áp dụng cứng nhắc theo những tiêu chuẩn này. Việc tìm ra các cổ phiếu đang bị thị trường đánh giá thấp là một công việc hết sức khó khăn, tốn nhiều thời gian nghiên cứu. Trong một số giai đoạn nào đó của chu kỳ thị trường, các cổ phiếu "giá trị" gần như không ai được biết đến. Thay và đó, người ta chỉ chú ý đến những công ty tăng nhanh lợi nhuận, hoặc những công ty có công nghệ mới, hoặc những công ty tỏ ra năng động hơn.

Cũng giống như đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng, đầu tư giá trị cũng phải rất kiên nhẫn. Nhà đầu tư giá trị phải chờ thị trường thừa nhận là đã đánh giá thấp cổ phiếu của họ và sẽ trả giá cao hơn cho những cổ phần đó.

Một số nguyên tắc khi thực hiện chiến lược này:

- Không nhằm vào những cổ phiếu được ưa chuộng và không đưa ra những phán đoán mạo hiểm về tốc độ tăng trưởng của công ty trong tương lai.

- Tỷ số giá cả/giá trị sổ sách nhỏ hơn 2,5.

- Lợi suất cổ tức cao và nhất quán.

- Tỷ số P/E thấp.

- Tốc độ tăng trưởng trung bình 7% (bởi cổ phiếu của các công ty có tốc độ tăng trưởng cao sẽ giảm giá rất mạnh khi có sự giảm sút về lợi nhuận).

- Mức vốn hoá của công ty thấp.

- Công ty có khối lượng tiền mặt dồi dào và đang gia tăng.

- Hệ số thanh toán hiện tại bằng 2.

- Bán dần lượng cổ phiếu nắm giữ khi nó đã đem lại 70% lợi nhuận mong đợi trong khoảng 3 năm trở lại kể từ lúc mua.

- Bán khi thị trường tăng giá, và mua khi thị trường giảm giá. Nghĩa là mua khi các nhà đầu tư khác ghét bỏ và bán khi hầu hết các nhà đầu tư bắt đầu trở lên yêu thích cổ phiếu đó.

7.Mua cổ phiếu của những công ty quen thuộc, lĩnh vực quen thuộc

Đó là cổ phiếu của các công ty thường xuyên được tiếp xúc, được quan sát hay đơn giản là sản phẩm của công ty đó được nhà đầu tư thường xuyên mua. Cũng có khi chỉ vì thích sản phẩm của công ty đó hoặc do ảnh hưởng bởi danh tiếng hay mối quan hệ quen biết mà họ quyết định đầu tư vào công ty đó. Đây có thể là một sự khởi đầu tốt nhưng cần phải biết kỹ hơn về công ty dự định sẽ đầu tư.

Điểm hạn chế của chiến lược này là sự chủ quan, chỉ nhắm vào các khía cạnh phiến diện về công cuộc kinh doanh của công ty mà thôi. Và nó hạn chế nhà đầu tư vào một hoặc hai ngành nghề. Đầu tư theo chiến lược này đòi hỏi sự nhạy bén trước các sự kiện mới mẻ. Nhiều công ty có vẻ xa lạ nhưng nếu chịu khó tìm hiểu thì có thể thấy đó thực sự là một cổ phiếu tốt đáng để khai thác. Qua việc nghiên cứu, cảm nhận riêng về một loại cổ phiếu có thể được xác nhận hay bị bác bỏ. Điều này sẽ giúp cho các nhà đầu tư tiết kiệm được rất nhiều.

8.Mua cổ phiếu thượng đẳng

Cổ phiếu thượng đẳng là cổ phiếu của các công ty lớn có tiếng tăm, tiềm lực tài chính mạnh, thành tích kinh doanh vững chắc, lợi nhuận ổn định. Việc nắm giữ cổ phiếu này sẽ giảm thiểu yếu tố rủi ro, ngay cả trong thời kỳ suy thoái hay khủng hoảng kinh tế, nhưng thành tích của nó hiếm khi nổi bật. Chiến lược này phù hợp với những nhà đầu tư ngại rủi ro và muốn có thu nhập đều đặn.
 
Hay nhắm. Rình mãi mới thấy Cá cờ phun châu nhả ngọc nhé. M...ịa, ủ lò kiến thức đóng cửa ăn lồi mồm bây giờ mới chịu cống hiến cho bà con :64::64::64::64::64:
 
Hay nhắm. Rình mãi mới thấy Cá cờ phun châu nhả ngọc nhé. M...ịa, ủ lò kiến thức đóng cửa ăn lồi mồm bây giờ mới chịu cống hiến cho bà con :64::64::64::64::64:
Anh thích là em vui rồi, nhưng lưu ý với anh đấy là văn sưu tầm, chứ không phải văn em... văn em vài hôm nữa nhé...
 
Anh thích là em vui rồi, nhưng lưu ý với anh đấy là văn sưu tầm, chứ không phải văn em... văn em vài hôm nữa nhé...
Sưu tầm mà lại sắp xếp bố cục chặt chẽ gọn ghẽ, thế là quá ngon rồi. Ít ra là thể hiện văn hóa cao, ăn xong quay lại giải trình ngọn ngành " Thị trường nó bắt em ăn, chứ em nào có muốn..." thì điểm đạo đức và mức tao nhã ăn đứt hội bế bụng kềnh càng, khệnh khạng quay đi không một lời để lại.

Có mấy đứa trước đây viết hay, nhưng độ này toàn lấy lý do "Tổ chức thuê em có xung đột lợi ích với các nhà đầu tư/đầu cơ nên không được phép phát biểu" rồi nguẩy đeet chạy mất. Chúng nó dứt khoát là không được anh trân trọng như với đối với chú.

Mong chú tiếp tục rọi đèn pin kiến thức cho bà con (trong đó có anh, khứa khứa)
 
Đọc báo em hay thấy từ "công ty A tăng trưởng lỗ ròng so với quý trước" rồi "Công ty B đặt mục tiêu lỗ ròng năm....."
Mấy loại tăng trưởng này không thấy đề cập trong các chiến lược đầu tư nhể, nó sinh lợi ác lắm đấy
:D:D:D
 
Sưu tầm mà lại sắp xếp bố cục chặt chẽ gọn ghẽ, thế là quá ngon rồi. Ít ra là thể hiện văn hóa cao, ăn xong quay lại giải trình ngọn ngành " Thị trường nó bắt em ăn, chứ em nào có muốn..." thì điểm đạo đức và mức tao nhã ăn đứt hội bế bụng kềnh càng, khệnh khạng quay đi không một lời để lại.

Có mấy đứa trước đây viết hay, nhưng độ này toàn lấy lý do "Tổ chức thuê em có xung đột lợi ích với các nhà đầu tư/đầu cơ nên không được phép phát biểu" rồi nguẩy đeet chạy mất. Chúng nó dứt khoát là không được anh trân trọng như với đối với chú.

Mong chú tiếp tục rọi đèn pin kiến thức cho bà con (trong đó có anh, khứa khứa)

Trời anh ơi, ý em là văn sưu tầm nó thế thôi, chứ văn em hay hơn nhiều anh ơi, anh khen nhầm rồi, nhưng em vẫn thích...
 
Các bác, em lại hiện lên hầu các bác em ngày nghỉ cuối tuần....

Qua mấy bài viết trên thì nhìn chung là có vẻ hay nhưng toàn lý thuyết suông... mình đọc tạm. Chứ đánh trứng nó khác, mà ở VN càng khác. Nói chung đánh CP nhỏ là cái thú vui... giống câu cá rô... cá diếc. Bác nào bảo phải đánh chứng Mỹ, đánh Bluechip mới nên người, hoặc giống người, em có sự đồng ý nhất định, tuy nhiên trên đồng tiền nó không ghi rõ tiền thắng (thua) do đánh bluechip hay đánh penny, nên không thích thì đừng chơi, vậy thôi.

Ngoài vấn đề lưu ý nhỏ ở trên, như thường lệ welcome you all for valued recommendation...

Post này tự dưng có vì gợi ý của anh Cá heo.

Em hỏi thế này

Danh sách mới của anh nhìn ghê quá, mấy thằng sắp hủy niêm yết thực sự, mấy thằng vốn quá bé, mấy thằng nữa vừa tăng quá khủng xong. Kết nhất CNT, DRH. DRH hôm nay lăn tăn không mua giá tốt, nhưng CNT thằng này quá được, đúng style em thích

Đây, đoạn anh Cá heo trả lời em đây

- sắp hủy nhưng vẫn kịp T+n (loại này càng có nhu cầu đẩy giá)
- vốn bé càng dễ lái
- vừa tăng khủng thì dễ tăng khủng tiếp... :D

Nói chung, lý do để hàng sida tăng thì lôm côm lắm, chẳng chút gì giống với lý lẽ thông thường, lại càng rất khác với lý do tăng của con nhà đài các. :p
thôi, cứ để dăm bảy hôm nữa, bà TT sẽ phán định đúng sai... OK ?
*

Để từ từ em nói các bác nghe tại sao tuyệt vời....
 
Em đùa đấy, thực ra thấy bác ấy có ý độc đáo thì khen, chứ còn bảo sao lại tuyệt vời thì không giải thích được...

Để cho có tính học thuật và để tưởng nhớ một thời em được gọi là thầy giáo làng, xin bắt đầu bằng giải thích thuật ngữ. Như thế nào được gọi là cổ phiếu cỏ (aka cổ phiếu rác, cổ phiếu còi... penny stock)? Định nghĩa của em cổ phiếu còi là cổ phiếu nhỏ. Giờ không ai mang vốn điều lệ ra khoe nữa, nên nhỏ tạm hiểu là vốn hóa nhỏ, còn bao nhiêu thì là nhỏ, tùy ở các bác.

có những loại cổ phiếu cỏ nào?

- Cổ phiếu to do làm ăn bi bét mà thành nhỏ... ví dụ QCG, DLG, THV thậm chí ITA, hay SJS một thời cũng xếp vào loại này. Đặc điểm có thương hiệu lớn, bà con biết tiếng, nhiều người yêu & chết vì yêu... Cái hay của bọn này là giá phập phù lên xuống, lúc kỳ vọng vì hồi sinh, lúc thất vọng vì tưởng vô phương cứu chữa. Là hàng hot của dân đầu cơ, đội lái, thậm chí là cửa kiếm ăn của HĐQT... Anh L chủ tịch 1 công ty trên sàn than thở lúc tưởng vào vòng lao lý giá CP dưới 1 nghìn, ai cũng xa lánh... lúc CP lên 5 nghìn sau 2 năm bạn bè kéo đến tập nập, bản thân anh cũng bán trót lọt 500k... thế ai chả thích, phỏng ạ?

- Cổ phiếu nhỏ do làm ăn ngon mà lớn như thổi, tuy vẫn bị gọi là thằng bé lên ba... ví dụ thì nhiều, TCT, DSN vưn vưn... bọn này tuy còi nhưng lợi nhuận, vốn hóa, giá CP có khi bằng mấy anh nhơ nhỡ (midcap) công lại. Bị gọi là còi vì CP đang niêm yết ít, thương hiệu không được người ngoài ngành hay ngoài địa phương biết đến mấy, ít được PR, thổi giá vv... loại này nói chung thời khủng hoảng mà lựa được đợt tháo hàng giá tốt rồi ôm chặt là giàu... Em có anh bạn là cổ đông lớn của CAP, thu gom cần mẫn 2 năm giời từ 1000 cổ trở đi, sau này hết sức khó khăn nhưng anh ấy vẫn giữ bằng được (mà lý do chính là có bán cũng không ai mua), rồi cũng có ngày khấm khá....

- Cổ phiếu chuột nhưng có tiềm năng thành voi... các bác biết rồi, hổ con khác gì mèo to đâu, chỉ có điều vài năm sau hổ là hổ mà mèo vẫn hoàn mèo... loại này ai chả thích từ đầu toi chân chính đến đầu cơ lừa đảo. HUT từ 1 doanh nghiệp nhà nước con con dưới tận Nam Định vốn hơn chục tỷ lên sàn mấy năm vốn hóa hình như 400 tỷ chẳng hạn... buy and hold bọn này từ lúc nó là mèo, các bác ạ, kiếm lời có phải vài lần???

- Cổ phiếu rác... mua nhầm là ôm hận, thưa các bác. Nó vẫn có giá trị nhất định (?) nhưng mãi vẫn thế, giao dịch thì nhỏ, lợi nhuận thì lìu tìu... chả ai quan tâm... mấy anh in sách GK, mấy anh thủy điện nhỏ là điển hình. Hay SFN, SFC là một ví dụ, có khi 90% các bác ở đây chả bao giờ nghe đến tên dù nó niêm yết được 7 năm có lẻ rồi. Sóng vẫn có nhưng may ra 5 năm mới có một lần... Tại sao bọn này lại niêm yết và niêm yết để làm gì vẫn là một nội dung cần được các cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ..

Em đi ngủ đã, mai viết tiếp...
 
Last edited by a moderator:
Back
Top