Mỗi ngày là một vở kịch

Tốc độ bán ròng của khối ngoại không giảm sau 10 phiên liên tiếp. Điều này có khả năng ảnh hướng mạnh đến tâm lý thị trường trong ngắn hạn. Phiên giao dịch hôm qua, dòng PV đã rất nỗ lực với PVS PVS PET PXS ... trong khi phần còn lại của thị trường (trừ nhóm BCs) không đồng thuận. Lực cung giá cao có vẻ luôn sẵn sàng. Do đó, thị trường hình thành một hình thái khá kỳ lạ. VN30 tiếp tục tăng, vượt đỉnh và hướng tới mục tiêu 654 nhờ các Big Blue luân phiên kéo, đợt này là VNM. HNX cũng tương tự khi vượt đỉnh chỉ với PV Index. Sự phân kỳ diễn ra trên hầu hết các mặt trận. Rủi ro đã tăng khá mạnh sau phiên hôm qua và khả năng hình thành bẫy tăng giá đang mạnh dần.
Tôi cho rằng, chúng ta nên dừng hoạt động mua và bắt đầu bán giảm danh mục, đầu tiên là các mã ngoài dòng PV. Các mã dòng PV theo thứ tự bán sau cùng.
 
Giọng Broker sao ???
Hôm trước
Hôm sau
bạn nên đọc cả quá trình chứ đừng đọc 2 bài sát nhau, còn với mình thị trường ko được như mong muốn thì mình bán, không cố thủ với quan điểm ko đúng, thị trường là tất cả.
Còn bạn nghĩ thế nào về giọng Broker.
 
Nhất trí, hôm trước đẩy lên full margin là hôm sau đã phải tính tháo dần rồi nếu như bám sàn thường xuyên.... nếu không nhiều khi chỉ 4 hôm sau có thằng bán hộ mình rồi....
 
Thanh khoản tiếp tục đà tăng ấn tượng (ko tính thỏa thuận VNM) cùng với sự phân kỳ được đẩy lên mạnh mẽ. SSI được đẩy lên làm trụ như thị trường kỳ vọng và rõ rang, tác động tâm lý của SSI tỏ ra mạnh mẽ hơn rất nhiều so với Big Blue. Về tổng thể, nhóm PV đang trong giai đoạn chạy nước rút và sự trỗi dậy của SSI kéo theo cả dòng Chứng khoán chi phối toàn bộ đà tăng của thị trường. Nhóm BDS thậm trí còn nhiều mã phản ứng tiêu cự cùng với nhóm Bank. Rủi ro tiếp tục tăng lên. Do đó, tôi đề xuất tiếp tục giảm danh mục xuống 50% cổ phiếu (tùy biến động trọng phiên có thể đưa về trạng thái phòng thủ 20% cổ phiếu). Riêng các bác bám bảng điện và có các công cụ hedging, khuyến nghị mua/trading duy nhất lúc này là SSI.
 
http://cafef.vn/thi-truong-chung-kh...-ty-dong-tien-mat-2014081920353737014ca31.chn
SSI đã ra tin sớm và lợi nhuận hợp nhất như dự kiến. Nhóm PV điều chỉnh đã đẩy HNX sang trạng thái tiêu cực khi chưa có nhóm nào có thể thay thế. Trụ SSI có thể giữ vững thị trường trong 1-2 phiên tới. Tuy nhiên, với sự yếu kém của các mã thị trường (tiêu biểu là BDS), tôi cho rằng chúng ta tiếp tục giữ trạng thái phòng thủ ( 20% cổ phiếu). Hiện tại, áp lực margin không lớn nên việc bán tháo cũng khó xảy ra, thị trường có thể điều chỉnh chậm. Một số mã riêng lẻ vẫn có điều kiện đi ngược thị trường. Với quan điểm kiểm soát rủi ro thanh khoản, tôi đề xuất chỉ giữ lại các mã cổ phiếu BCs có vẫn đang trong xu hướng tăng giá, kết quả kinh doanh tốt như VIC, HPG, SSI. Với SSI, khả năng tăng vượt 30 cũng khá khó khăn trong tình hình thị trường này. Các bác cân nhắc ra dần.
 
Nhóm PV đã thể hiện sức mạnh của mình thì đột ngột giật trở lại trong cuối phiên. Tuy nhiên, dấu ấn rõ nét nhất đến từ trụ cũ SSI khi SSI tách tốp khỏi nhóm Chứng khoán và đứng khá vững vàng. Tiếp theo là sự nổi lên bất ngờ của VCB. Đây đều là 2 trụ cột có tác động lan tỏa tâm lý mạnh hơn các Big Blue nhiều nên dòng tiền đột ngột đổi chiều và trong khi chưa có sự chuẩn bị thì quay ngược lại các mã có động lực tăng giá mạnh trước đó là sự lựa chọn tốt nhất. Với sự góp mặt của VCB, cán cân tâm lý thị trường đã chuyển sang xu hướng tích cực. Tuy nhiên, cả SSI và VCB đều là các mã mang tính thị trường rất lớn, dễ bị tác động của thị trường chung. Do vậy, có 2 kịch bản với xác suất như nhau có thể xảy ra:
1. SSI VCB tiếp tục đứng vững => thị trường có động lực tăng giá mới và sự lan tỏa sẽ rất rộng.
2. SSI VCB không đứng vững, hoặc SSI tiếp tục thực hiện nốt công việc của mình (trụ 1-2 phiên) => thị trường cũng rất nhanh chuyển sang trạng thái tiêu cực.
Áp lực bán ròng 12 phiên liên tiếp của khối ngoại vẫn luôn là gánh nặng đè nên thị trường. Hiện tại, rủi ro của thị trường vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt nhưng cơ hội được mở ra khá nhiều. Với các bác không thích rủi ro, tôi cho rằng liên tiếp tục duy trì trạng thái phòng thủ hiện tại. Với các bác sẵn sàng bám bảng điện và chấp nhận rủi ro để có được vị thế tốt, chủ động nếu kịch bản 1 diễn ra, tôi cho rằng có thể nâng tỷ trọng cổ phiếu từ 50 - 70%. Trọng tâm tiếp tục là các mã có kêt quả kinh doanh tốt theo phân lớp đã trình bày.
 
Khối ngoại quay lại mua ròng giúp VNI thực hiện phiên break đỉnh 610 khá hoàn hảo cả về khối lượng và điểm số. Trong khi đó, HNX bị chững lại do áp lực điều chỉnh từ nhóm PV khi chưa có nhóm nào có thể nổi lên thay thế làm trụ. Sự phân kỳ hiện tại đang ko còn quá đáng ngại và rủi ro đã giảm đáng kể. Dòng tiền chưa có dấu hiệu cả thiện rõ rệt nên khả năng thị trường sắp tới tiếp tục là cuộc chơi chọn cổ phiếu. Với rủi ro đã giảm, chúng ta có thể tiếp tục nâng tỷ trọng cổ phiếu lên 100% với các mã nằm trong phân lớp.
 
Trụ tâm lý SSI, VCB đã chững lại trong phiên và Big Blue truyền thống quay lại đảm nhận vai trò nâng đỡ thị trường với GAS, VIC, PVD. Với sự tham gia của Big Blue đã rất nhanh chóng đẩy VNI tiến tới đỉnh 5 năm 630 trong khi HNX vẫn tiếp tục lạc nhịp khi áp lực điều chỉnh với nhóm PV rất mạnh. Hiện tai, áp lực điều chỉnh của nhóm PV chưa yếu đi vì thực tế nhóm này chỉ đi ngang trong những phiên vừa rồi. Tuần tới, khả năng nhóm này sẽ tiếp tục điều chỉnh. PVS có thể là ngoại lệ duy nhất khi chưa tăng mạnh trong nhịp tăng đầu tuần trước. Với sự nâng đỡ của Big Blue, nhóm BDS đã có những phản ứng tích cực với DIG, DXG, HAR, IJC, ITA, KBC, SJS, VCG ... Nhóm BDS này được kỳ vọng sẽ thay thế nhóm PV trong ngắn hạn và nếu thành công, thị trường sẽ tiếp tục có nhịp tăng mới rất mạnh mẽ.
 
HNX đã break out vượt 84 điểm như kỳ vọng của thị trường. Nhóm BDS đã không bùng nổ dẫn dắt thị trường mà chỉ có một số điểm sáng trên các mã riêng lẻ như ITA KBC HAG ... Nhóm PV tiếp tục được là bệ đỡ của thị trường chung với sự tăng giá đồng loạt từ Penny đến Big Blue của nhóm này. Thị trường tiếp tục trong xu hướng uptrend được duy trì suốt 02 tháng nay và cũng bắt đầu bước vào giai đoạn nước rút hỗ trợ bởi các Big Blue GAS, VIC, PVD. Nhóm dẫn dắt thị trường PV tăng quá nóng là rủi ro lớn nhất của thị trường hiện tại. Thị trường nhìn chung rơi vào trạng thái khá hỗn loạn khi dòng tiền đầu cơ trở lại hoạt động rất mạnh mẽ nhưng không tập trung ở một nhóm ngành cụ thể (trừ PV) mà tản mát ở một số mã trong mỗi nhóm. Trong khi sự duy yếu trong nhóm mã thị trường thấy rõ nét nhất ở IJC thì SHB, PVX, HAG lại bất ngờ nổi lên. Do vậy, tôi đề xuất tiếp tục duy trì tỷ trọng danh mục và chú ý cơ cấu lại một phần.
 
Sự hỗn loạn của thị trường được đẩy lên cao độ khi các cổ phiếu phân hóa quá mạnh và đặc biệt là sự cố VNDS. Thị trường tiếp tục đua nước rút với sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhóm PV cơ bản ( PVC, PVS, PXS, PGS ...) và một số BCs truyền thống và mới nổi lên VCB FPT VIC ... Tuy nhiên, khá nhiều mã đột ngột suy yếu bất ngờ. Sự phân hóa diễn ra mạnh mẽ nhưng không có định hướng khi tản mát ra các cổ phiếu riêng lẻ trong các nhóm. Rủi ro tăng trở lại và cơ hội ít đi. Do đó, tôi cho rằng chúng ta nên dừng các trạng thái mua và hạ dần tỷ trọng cổ phiếu, trước tiên từ phần margin. Cơ hội tốt còn khá nhiều trong các phân lớp cổ phiếu cho các bác có khả năng bám bảng điện tử. Thị trường hỗn loạn, volatility tăng cao, đà giao động giá trong phiên của nhóm PV liên tục mở rộng. Đây là giai đoạn rủi ro/ lợi nhuận đạt 50/50.
 
Thị trường tiếp tục trạng thái hỗn loạn, thậm trí đã lan sang cả nhóm cổ phiếu PV. Rủi do tiếp tục gia tăng. Tôi đề xuất tiếp tục giảm tỷ trọng cổ phiếu về trạng thái phòng thủ (tùy theo mức độ chấp nhận rủi ro của từng người). Tuy nhiên, dòng tiền đầu cơ vẫn tiếp tục hoạt động mạnh mẽ nên với các bác bám bảng điện vẫn sẽ có những cơ hội từ các mã siêu đầu cơ giai đoạn này. Nếu các bác chọn chạy nước rút cùng thị trường khi tiếp tục đánh đu ở nhóm cổ phiếu này thì tôi đề xuất các bác rút giảm hết cỡ danh mục cơ bản đang nắm giữ để dành chỗ cho nhóm này.
 
Nhóm chứng khoán một lần nữa trỗi dậy cùng với GAS, FPT và một số mã BDS đẩy VNI vượt vùng đỉnh 630 như thị trường kỳ vọng. Sự hỗn loạn vẫn tiếp tục khi có thỉnh thoảng có những mã bất ngờ xuất hiện. Thanh khoản ko đột biết nhưng hầu như đáp ứng hết lượng cầu bất ngờ trên tất cả các mã.
Tôi cho rằng chúng ta nên tiếp tục chiến thuật hôm qua: Không mua mới và nắm giữ các mã trong danh sách để sẵn sàng bán khi có biến.
 
Sự hỗn loạn của thị trường tiếp tục được đẩy lên cao hơn trong ngày cuối cùng của tháng 8 với hàng loạt lệnh mua/bán ATC của khối ngoại được đảy vào. Theo thông tin sơ bộ, đây được cho là hoạt động reivew của một số quỹ nước ngoài sử dụng chỉ số MSCI Asia. Việc VNI vượt đỉnh 630 khá vững vàng mặc dù được sự hỗ trợ rất lớn của GAS cũng đã đẩy tâm lý thị trường chuyển hoàn toàn sang hưng phấn. Tuy nhiên, nhóm PV dẫn dắt thị trường đơt sóng này đã suy yếu rõ rệt và nguy cơ điều chỉnh vẫn ở rất gần.
Do đó, tôi đề xuất tiếp tục theo đuổi chiến thuật đã áp dụng trong 3 phiên qua: hạn chế mua mới, giữ trạng thái sẵn sàng hành động. Hiện tại, VIC và MSN có khả năng sẽ được củng cố để giữ vững thị trường trong nhịp đều chỉnh (nếu có). Trong trường hợp, nhóm Chứng khoán và/hoặc BDS (cũng có thể PV quay lại) nổi lên kịp thời để gia tốc cho thị trường chạy tiếp hoặc tối thiểu là đi ngang, các cơ hội ngắn hạn có thể xuất hiện ở các mã cổ phiếu đã có thanh khoản tăng mạnh trong 2 tuần trở lại đây mà giá chưa tăng nhiều.
 
Thanh khoản tăng mạnh cùng mức giá đóng cửa thấp cho thấy dấu hiệu chững lại của thị trường. Nhóm PV đã có phiên điều chỉnh thực sự đầu tiên khi đồng loạt giảm mạnh (trừ GAS). Tình trạng hỗn loạn của thị trường tiếp diễn trên nền tảng tâm lý Bullish điển hình. Đây là môi trường thuận lợi cho "đội lái" lộng hành nên rất khó nhận biết chính xác dòng tiền đổ thực sự vào đâu và đâu là cái bẫy. Tôi đề xuất tiếp tục chiến thuật cũ - phòng thủ.
 
Nhóm Chứng khoán đuối sức và nhóm PV bất ngờ bật trở lại cộng thêm sự hỗ trợ của một số BCs như HPG, VCB ... đã tiếp tục duy trì môi trường như cũ. Có lẽ, trừ phi GAS gãy thì thị trường sẽ còn tiếp tục tình trạng này trong vài phiên tới. Do đó, tôi cho rằng chúng ta nên tiếp tục giữ chiến thuật phòng thủ như cũ.
 
Sự hụt hơi bất ngờ của nhóm BDS, vốn luôn là đại diện cho phần lớn tâm lý của thị trường, và nhóm Ngân hàng cuối phiên đã cho dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm đầu tiên của đợt sóng này. Do đó, tôi đề xuất ngừng các hoạt động mua mới và lên kế hoạch giảm dần danh mục, bắt đầu từ những cổ phiếu yếu trước.
 
Sau những thông tin đồn thổi về việc "thanh tra margin", SSI đã mở màn với lệnh bán bất ngờ kéo theo cả thị trường lao dốc với khối lượng khớp lệnh kỷ lục. Do lực bán quá mạnh trong thị trường vẫn dựa trên nền tảng tâm lý bullish nên rất khó để kết thúc xu hướng trong một phiên. Với phiên giảm mạnh này, khả năng cao là thị trường sẽ có từ 1 đến 3 phiên phục hồi nhẹ. Với các cổ phiếu còn lại trong danh mục, tôi đề xuất đón đợt phục hồi này để tiếp tục bán, đưa trạng thái cổ phiếu về 0. Sau 3 phiên tiếp theo, chúng ta sẽ đánh giá lại tình hình.
 
Back
Top