Thị trường tài chính: vượt lên chính mình

Tín phiếu kho bạc:
Tín phiếu kho bạc Nhà nước, do kỳ hạn ngắn nên được phát hành dưới hình thức chiết khấu. Tức là giá mua sẽ thấp hơn mệnh giá, không trả lãi định kỳ, và đến hạn sẽ được nhận lại số tiền = mệnh giá.
 
Liên quan đến vấn đề thanh khoản, khi NHTM thiếu thanh khoản họ đi vay trên thị trường liên NH hoặc OMO. Ngoài hạn mức liên NH, các NHTM có thể dùng GTCG để Repo với SVB hoặc repo với các NHTM khác. Lúc này lựa chọn của NH là họ sẽ vay trên thị trường liên NH nếu lãi suất thấp hơn OMO hoặc ngược lại.

Mức lãi suất trên thị trường liên NH và OMO đều phản ánh thanh khoản nên sẽ tăng khi thanh khoản trên thị trường nóng và hạ khi thanh khoản trở về bình thường. Tuy nhiên, lãi suất trên OMO do SVB điều tiết nên mức độ biến động sẽ chậm (thậm chí không biến động) trong những tình huống căng thanh khoản nhất định. Đây là đặc thù của loại lãi suất chính sách.

Lãi suất liên NH trong điều kiện bình thường thường thấp hơn lãi suất OMO, do thanh khoản bình thường thì nguồn vốn dồi dào và các NH cho vay sẵn sàng đề xuất mức lãi suất thấp hơn OMO để đẩy tăng trưởng tín dụng của mình. Khi thanh khoản căng, lãi suất liên NH thường biến động tăng nhanh hơn (đặc thù lãi suất mang tính thị trường), nó có thể vượt lãi suất OMO.

SVB có thể điều tiết thị trường khi lãi suất liên NH tăng vượt OMO thông qua việc bơm tiền vào thị trường, hạ lãi suất OMO xuống, giúp tác động hạ lãi suất liên NH xuống trở lại.
 
Last edited:
Tín phiếu kho bạc:
Tín phiếu kho bạc Nhà nước, do kỳ hạn ngắn nên được phát hành dưới hình thức chiết khấu. Tức là giá mua sẽ thấp hơn mệnh giá, không trả lãi định kỳ, và đến hạn sẽ được nhận lại số tiền = mệnh giá.
Chưa rõ ý bò kho lắm. Mình đọc bài báo chỉ thấy đề cập việc tác giả thắc mắc chức năng hoạt động NHNN và Bộ Tài chính liệu có dẫm chân nhau chứ ko thấy tác giả đề cập đến nội dung định nghĩa tín phiếu
 
Chưa rõ ý bò kho lắm. Mình đọc bài báo chỉ thấy đề cập việc tác giả thắc mắc chức năng hoạt động NHNN và Bộ Tài chính liệu có dẫm chân nhau chứ ko thấy tác giả đề cập đến nội dung định nghĩa tín phiếu
Em viết thêm để mọi người đọc cho biết (nếu chưa biết) chứ không phải bình luận :3D_40::3D_40::1cool_choler::1cool_choler:
 
Anh râu ui, em thấy trái phiếu thường lãi suất cũng thấp, so với lãi suất huy động thì các NH ko ăn thua. Vậy sao các NH vẫn tham gia mua trái phiếu đều đặn vậy? Như vậy có ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh ko anh?
 
Anh râu ui, em thấy trái phiếu thường lãi suất cũng thấp, so với lãi suất huy động thì các NH ko ăn thua. Vậy sao các NH vẫn tham gia mua trái phiếu đều đặn vậy? Như vậy có ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh ko anh?
Cụ này dạo này ko thấy kể chuyện cô tếch nữa nhẩy. :1cool_byebye:
 
Anh râu ui, em thấy trái phiếu thường lãi suất cũng thấp, so với lãi suất huy động thì các NH ko ăn thua. Vậy sao các NH vẫn tham gia mua trái phiếu đều đặn vậy? Như vậy có ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh ko anh?
Câu hỏi của em liên quan đến việc đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định của ngân hàng. Thông thường các NH rất khó để duy trì trạng thái liên tục đẩy công suất tối đa đưa tiền huy động vào cho vay. Vả lại, nếu huy động được bao nhiêu mà đưa vào cho vay max công suất ko đảm bảo chắc chắn ứng phó an toàn trong vận hành hệ thống. Vì thế thị trường trái phiếu ra đời nhằm trung hòa các mục đích và giúp cho hệ thống ngân hàng hoạt động uyển chuyển hơn.

Khi mua vào TP, các NH đảm bảo có một dòng thu nhập cố định (fix income) từ các TP đó. Các NH có thể sử dụng các GTCG đó để trading trên thị trường trái phiếu, hoặc tối thiểu không trading, họ có trong tay một công cụ linh hoạt, có thể hoán đổi thành tiền để phục vụ xử lý thanh khoản khi đem nó giao dịch trên OMO hoặc thị trường liên NH. Nó có thể tùy biến, hoán đổi thành tiền không chỉ cho việc xử lý thanh khoản mà còn có thể phục vụ cho mục đích cho vay. Cá biệt trong những năm 2011 khi thanh khoản NH căng thẳng, lãi suất liên NH vượt lãi suất OMO, đã có NH đem GTCG thế chấp trên OMO, lấy tiền về cho vay trên thị trường liên NH, kiếm chênh lệch lãi suất khá.

Liên quan đến vụ căng thanh khoản năm đó, khi lãi suất liên NH vượt lãi suất OMO, có nghĩa lúc đó các NH đã chạm tới mức giới hạn là họ hết các GTCG để vay trên OMO, hiện tượng kinh doanh lãi suất ko chỉ ở việc NH lớn vay trên OMO rồi cho NH nhỏ vay lại. Lúc đó, một số NHTM nhỏ hết hạn mức giao dịch liên NH tại các NH lớn, đã có những NHTM trung bình đứng ra làm trung gian cho các NHTM nhỏ vay từ nguồn vốn giá rẻ của các NHTM lớn để ăn chênh lệch.

Ví dụ trên cũng cho thấy tính linh hoạt khi NH nắm giữ GTCG. Vì khi lãi suất liên NH cao hơn OMO, tính hiệu quả của GTCG cao hơn hẳn NH nào ko nắm giữ.
 
Last edited:
Cụ này dạo này ko thấy kể chuyện cô tếch nữa nhẩy. :1cool_byebye:
Hơ hơ, cụ nhắc em mới nhớ, độ ni hàng họ quần áo túi bụi, bị ngưng câu chuyện dở dang. Nghề may cơ khổ cụ ợ, nhiều lúc ko mở mắt được. Cụ chịu khó đợi i em vậy
 
  • Like
Reactions: Cdg
Lãi suất trên OMO không công bố một cách chính thức bằng văn bản như lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn? Mà nó do NHNN chủ động thay đổi theo tình hình thị trường, giao dịch trên OMO phải không anh Ờ Râu?
Công cụ tái chiết khấu, tái cấp vốn các ngân hàng có thường sử dụng không anh?
 
Lãi suất OMO là lãi suất chính sách, thông thường nó được xác định nằm trong khoảng lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Không thấy việc SVB công bố chính thức bằng văn bản lãi suất như hai loại lãi suất kể trên.

Loại hồ sơ tái cấp vốn thì thường ít dùng hơn còn công cụ tái chiết khấu cơ bản dùng bình thường, đặc biệt là trong thời kỳ thanh khoản căng như 2011-2012, các GTCG được các NHTM sử dụng hết công suất.
 
Lãi suất OMO là lãi suất chính sách, thông thường nó được xác định nằm trong khoảng lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Không thấy việc SVB công bố chính thức bằng văn bản lãi suất như hai loại lãi suất kể trên.

Loại hồ sơ tái cấp vốn thì thường ít dùng hơn còn công cụ tái chiết khấu cơ bản dùng bình thường, đặc biệt là trong thời kỳ thanh khoản căng như 2011-2012, các GTCG được các NHTM sử dụng hết công suất.
Arrowhanoi làm việc ở NHNN à?
 
  • Like
Reactions: Cdg
arrow là ks điện đó bác. dân cầm cờ lê mỏ lết mà viết về tiền tệ thì cực chuẩn
Là dân kỹ thuật à bác? Thế thì đam mê phải lớn lắm mới bỏ công nghiên cứu như vậy:113:.Tuy nhiên nếu không thuộc dạng nhân sự cấp cao trong ngân hàng thì những nghiệp vụ như thế có biết cũng ít có giá trị sử dụng.Bỏ thời gian nghiên cứu kinh tế vi mô có khi hữu dụng với mình hơn.
 
  • Like
Reactions: Cdg
Là dân kỹ thuật à bác? Thế thì đam mê phải lớn lắm mới bỏ công nghiên cứu như vậy:113:.Tuy nhiên nếu không thuộc dạng nhân sự cấp cao trong ngân hàng thì những nghiệp vụ như thế có biết cũng ít có giá trị sử dụng.Bỏ thời gian nghiên cứu kinh tế vi mô có khi hữu dụng với mình hơn.
Em không có khả năng gì ngoài học mấy thứ linh tinh cực nhanh. Cái này cũng ko tốn công lắm đâu, toàn kiến thức sách vở ghi lại ra để anh em tài chính có thêm công cụ bổ trợ chứ chưa phải dày công nghiên cứu cái gì bác gái ợ.
 
Đọc bài này
http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/vay-no...-den-bien-phap-cuoi-cung-2015080608424658.chn
Có đọan này
Trong khi đó các nước khác trên thế giới, hầu hết luật pháp quy định rõ việc NHNN cho chính phủ vay và tạm ứng như thế nào. Theo một nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm 2012, trong tổng số 152 nước trên thế giới được nghiên cứu, hai phần ba hoặc cấm ngân hàng Trung ương cho chính phủ vay hoặc hạn chế ở vay ngắn hạn. Số còn lại cho phép NHTW cho chính phủ vay, quy định rõ các khoản cho vay chỉ được kéo dài tối đa 6 tháng, một vài nước cho tối đa 1 năm.
Tiện tay gúc được, gửi anh chị tham khảo
Central Bank credit to Goverment: What can we learn from International practices?

http://www.imf.org/external/pubs/ft/wp/2012/wp1216.pdf

 
P-Notes (Participatory Notes – Chứng chỉ tham gia đầu tư) là một công cụ đầu tư, với mô hình giống như việc ủy thác đầu tư, được các tổ chức tài chính phát hành nhằm cung cấp dịch vụ cho các khách hàng, hỗ trợ khách hàng tham gia vào các thị trường một cách thuận tiện. Đây là một công cụ tài chính phái sinh, thường được dùng cho các nhà đầu tư nước ngoài bởi các tổ chức hoạt động tại thị trường mới nổi. P-Note có hình thức của một chứng chỉ quỹ, lại có tính chất như một thương phiếu và tín phiếu nên hoạt động giao dich khá thuận tiện, dễ dàng.

Như vậy nó giải quyết được 2 vấn đề: vẫn xây dựng được một danh mục đầu tư, người nắm giữ P-Note được hưởng lãi và cổ tức từ danh mục, ngoài ra, người nắm giữ có thể chuyển nhượng P-Note một cách dễ dàng, ko bị rào cản pháp lý với các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này rất phù hợp với các thị trường mới nổi khi luật lệ ở đây chưa đầy đủ và hoạt động rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài trở nên dễ dàng hơn.

Các ngân hàng lớn có hoạt động ở Việt Nam như HSBC, Citybank, Deutsche Bank đều phát hành P-Note cho các khách hàng của họ và cũng là các cổng cho các nhà đầu tư quan tâm đến các thị trường mới nổi.

Khác với các công cụ phái sinh như Option, future, swap, thì P-Note không có hiệu ứng đòn bẩy. Dòng tiền thuần, không bị thổi phồng nên giảm hiệu ứng đầu cơ và cũng đặt sự nghi ngờ về hình thức sử dụng công cụ để rửa tiền gọn sang một bên. Chỉ đơn giản, đó là một cầu nối nhanh và thuận tiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận với thị trường mới nổi một cách dễ dàng.
 
Last edited:
Back
Top