Thị trường tài chính: vượt lên chính mình

arrowhanoi

Super Moderator
Staff member
Lời mở đầu

Do nhu cầu tìm hiểu về cơ chế vận động của thị trường tài chính của anh em VC ngày càng lớn, em xin phép được mở topic này để mọi người cùng trao đổi và có thêm những kiến thức về thị trường tài chính cũng như ảnh hưởng của các chính sách trong thời kỳ mới.

Nội dung nghiên cứu sẽ là những kiến thức cơ bản cộng với cập nhật mới nhất về các hoạt động trên thị trường tài chính Việt Nam và thế giới dưới góc nhìn của nhà phân tích. Nội dung về cơ bản sẽ khô khan nhưng khá hữu ích cho những người gắn bó với nghề tài chính, vì thế em chọn tiêu đề là vượt lên chính mình, vì để nghiên cứu về nó, sẽ cần nhiều hơn thời gian trau dồi những kiến thức về tài chính, mà những tài liệu cập nhật mới nhất và hữu ích thì thường có nhiều dưới phiên bản tiếng Anh, chứ tiếng Việt còn khá ít.

Nội dung trao đổi sẽ gắn liền với các biến động trên thị trường tài chính Việt Nam và thế giới nhưng ít nhiều có tính học thuật. Vì vậy các khái niệm về cơ bản được trích xuất từ các sách tài chính hoặc theo các chuyên gia tài chính trong và ngoài nước. Với nội dung có quá nhiều kiến thức đan xen nên nếu các member ko dẫn chú đầy đủ được nguồn cũng mong các tác giả miễn truy cứu về việc trích dẫn. Trên tinh thần xây dựng và học hỏi, rất mong các thành viên tham gia cùng đóng góp để diễn đàn có nội dung ngày càng phong phú.
 
Last edited:
Để khởi động cho topic mới, mình xin phép được đề cập đến những cột trụ trong thị trường tài chính trước, đó là thị trường liên ngân hàng và thị trường OMO, sau đó sẽ đi tới các chủ đề liên quan đến thành viên thị trường, các chính sách, công cụ điều tiết thị trường.

Thị trường liên ngân hàng


Thị trường liên ngân hàng là thị trường cho vay và gửi tiền giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) với nhau dưới sự điều tiết của NHTW. Ở Việt Nam, thị trường này có sự tham gia của hơn 100 các tổ chức tín dụng (trong đó có khoảng 90% là các NHTM).

Giữa các NH, có hệ thống các hạn mức tín dụng với nhau. Việc, vay, nhận tiền gửi trong phạm vi hạn mức tín dụng thì không phải thế chấp, giao dịch vượt hạn mức thì phải thế chấp bằng giấy tờ có giá hoặc ký quỹ.

Nghiệp vụ cho vay, nhận tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng mục đích chủ yếu là bù đắp thanh khoản thiếu hụt nên các kỳ hạn cho vay thường là kỳ hạn ngắn, phổ biến là dưới 3 tháng, loại nhiều nhất là giao dịch kỳ hạn 1 tháng trở lại, trong đó giao dịch qua đêm (O/N) chiếm đến 40-50% tổng lượng giao dịch.

Hình thức giao dịch chủ yếu là gửi và nhận tiền gửi. Do đặc thù bù đắp thanh khoản nên thị trường này có tính mùa vụ cao, nhộn nhịp nhất là vào cuối năm khi thị trường NH nóng với việc thanh toán của các DN.

Lãi suất của thị trường này kỳ hạn ngắn thường dao động lớn hơn kỳ hạn dài. Lãi suất thường nằm trong mặt bằng chung nhất định và được các ngân hàng gửi và nhận thống nhất với nhau, tuy nhiên vẫn nằm trong sự giám sát và điều chỉnh của NHTW nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ (CSTT). NHTW có thể dùng các công cụ như lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn ... để điều tiết thị trường chung đi đúng hướng.
 
Last edited:
Thị trường OMO (Open Market Operation)

Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) là hoạt động Ngân hàng trung ương mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có giá của chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, ngân hàng trung ương tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường.

Các chủ thể trên thị trường OMO, các NHTM và NHTW, giao dịch với nhau thông qua các hợp đồng bán kỳ hạn, cam kết mua lại sau một thời gian nhất định (hợp đồng Repo-Rp) hoặc ngược lại.

Nội dung chính yếu của giao dịch trên thị trường OMO là cũng phục vụ điều tiết thanh khoản của các NHTM. Khi cần điều chỉnh thanh khoản, các NHTM thực hiện nghiệp vụ Rp các GTCG cho NHNN để có tiền mặt hoặc thực hiện Rp đa phương với các NHTM với nhau.

Cũng như lãi suất liên ngân hàng, lãi suất OMO cũng thể hiện trạng thái thanh khoản của thị trường. Tuy nhiên, lãi suất của OMO sẽ có phản ứng chậm hơn do chịu sự điều chỉnh của NHNN với đặc thù của lãi suất chính sách.
 
Last edited:
Lâu lâu em vào hóng, thấy cái này hay hay mà em chưa biết tí ti gì. Cho em hỏi ngu tí, thế cái Giấy tờ có giá thì nó là cái gì, các loại giấy tờ có giá có sự khác biệt ko ạ?
 
GTCG là các loại như trái phiếu chính phủ (TPCP), tín phiếu kho bạc, TPCP bảo lãnh, TP chính quyền địa phương...Ngoài ra, bộ hồ sơ tín dụng cũng có thể đem Rp trên thị trường OMO để vay vốn.

Tuy nhiên, chất lượng các GTCG có chất lượng khác nhau và được đánh giá để cho vay khác nhau. Hồ sơ tín dụng là loại GTCG khá rủi ro, thường được chấp thuận cho vay ở tỷ lệ thấp.
 
Em hỏi thêm một câu: mấy cái lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu với mấy cái gì gì đó là thế nào, anh giải thích hộ em với
 
  • Like
Reactions: Cdg
Về phần em hỏi rất chính xác đấy, vì mấy khái niệm này rất nhiều người mơ hồ.

Lãi suất chiết khấu là khi 1 NHTM đem GTCG thế chấp cho SVB hoặc 1 NHTM khác để vay thì lãi suất cho khoản vay đó là lãi suất chiết khấu.

Lãi suất tái chiết khấu là trường hợp 1 NHTM đang có 1 loại giấy tờ có giá của NHTM khác repo mà lại cần tiền, họ có thể đem GTCG đấy đem thế chấp SVB để vay tiền, lãi suất trường hợp đó là tái chiết khấu.

Lãi suất tái cấp vốn là trường hợp bộ hồ sơ tín dụng ở trên, đem thế chấp SVB để vay tiền, lãi suất trường hợp đó là tái cấp vốn.
 
Về phần em hỏi rất chính xác đấy, vì mấy khái niệm này rất nhiều người mơ hồ.

Lãi suất chiết khấu là khi 1 NHTM đem GTCG thế chấp cho SVB hoặc 1 NHTM khác để vay thì lãi suất cho khoản vay đó là lãi suất chiết khấu.

Lãi suất tái chiết khấu là trường hợp 1 NHTM đang có 1 loại giấy tờ có giá của NHTM khác repo mà lại cần tiền, họ có thể đem GTCG đấy đem thế chấp SVB để vay tiền, lãi suất trường hợp đó là tái chiết khấu.

Lãi suất tái cấp vốn là trường hợp bộ hồ sơ tín dụng ở trên, đem thế chấp SVB để vay tiền, lãi suất trường hợp đó là tái cấp vốn.
SBV chỉ có lãi suất tái chiết khấu - các giấy tờ có giá và lãi suất tái cấp vốn - trên bộ sồ hơ tín dụng thôi chứ anh?
 
SBV chỉ có lãi suất tái chiết khấu - các giấy tờ có giá và lãi suất tái cấp vốn - trên bộ sồ hơ tín dụng thôi chứ anh?
Thực ra hiểu theo nghĩa chung nhất: lãi suất chiết khấu về bản chất là loại lãi suất áp dụng cho các khoản vay dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán và thỏa mãn các điều kiện chiết khấu theo quy định. Nó được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay khi ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng.

Với NHNN, lãi suất chiết khấu là lãi suất mà ngân hàng trung ương (ngân hàng Nhà nước) đánh vào các khoản tiền cho các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này. Quy định lãi suất chiết khấu là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền.
 
Last edited:
Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà ngân hàng trung ương(ngân hàng Nhà nước) đánh vào các khoản tiền cho các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này. Quy định lãi suất chiết khấu là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền
Ví dụ như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì lãi suất chiết khấu có quy định bằng văn bản không anh, và có công bố trên website không?
Vì em thấy SBV chỉ công bố lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn. Mà em thì nghĩ với SBV, chiết khấu, hay tái chiết khấu có phải là một, vì chỉ là nghiệp vụ chiết khấu GTCG? Em không rõ lắm về cái này.
http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/pages/ls?_afrLoop=7737044061446835&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=5kfknwjhq_1#@?_afrWindowId=5kfknwjhq_1&_afrLoop=7737044061446835&_afrWindowMode=0&_adf.ctrl-state=5kfknwjhq_49
Ví dụ, khi SBV thay đổi lãi suất, thì chỉ công bố 3 loại chủ chốt: Tái chiết khấu, tái cấp vốn và cho vay qua đêm thanh toán bù trừ LNH.
http://thuvienphapluat.vn/van-ban/T...et-khau-cho-vay-qua-dem-Ngan-hang-223576.aspx
Nên em nghĩ, với SBV VN, tái chiết khấu hay chiết khấu có thể là một?
 
Xét trên góc độ chủ thể là NHNN, thì cứ GTCG chuyển lên SVB là làm nghiệp vụ chiết khấu cho chính GTCG đó, ko quan tâm ai là chủ GTCG đấy nên lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu là như nhau.

Nhưng dưới góc độ NHTM, thì cần phải phân biệt các loại giấy tờ, liên quan đến việc tách bạch nghiệp vụ nên mới cần định danh rõ ràng.
Những thắc mắc bò kho rất hay, cho mọi người góc nhìn sâu hơn, vì khái niệm này hơi loanh quanh nên nhiều người hiểu cũng chưa thật rõ.
 
Xét trên góc độ chủ thể là NHNN, thì cứ GTCG chuyển lên SVB là làm nghiệp vụ chiết khấu cho chính GTCG đó, ko quan tâm ai là chủ GTCG đấy nên lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu là như nhau.

Nhưng dưới góc độ NHTM, thì cần phải phân biệt các loại giấy tờ, liên quan đến việc tách bạch nghiệp vụ nên mới cần định danh rõ ràng.
Những thắc mắc bò kho rất hay, cho mọi người góc nhìn sâu hơn, vì khái niệm này hơi loanh quanh nên nhiều người hiểu cũng chưa thật rõ.
À, hiểu rồi anh Ờ Rô.
Xét chủ thể là NHTM sẽ dễ hiểu và hình dung hơn anh nhỉ.
Thanks anh!
 
Thị trường liên ngân hàng là thị trường cho vay và gửi tiền giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) với nhau dưới sự điều tiết của NHTW. Ở Việt Nam, thị trường này có sự tham gia của NHTW và hơn 100 các tổ chức tín dụng (trong đó có khoảng 90% là các NHTM)..
a @arrowhanoi check lại cái đoạn im đậm xem. Nghiệp vụ liên ngân hàng, thì SBV ko tham gia thì phải, SBV chỉ chơi ở OMO.
 
a @arrowhanoi check lại cái đoạn im đậm xem. Nghiệp vụ liên ngân hàng, thì SBV ko tham gia thì phải, SBV chỉ chơi ở OMO.
Ở Việt Nam có sự điều tiết của NHTW, nên nó có hơi khác những khái niệm chung một tí. Có khi anh cứ đính chính lại cho đúng quy chuẩn nhưng mong mọi người hiểu rõ hơn về thị trường thì khi phân tích mới dễ thấy kết quả hơn
 
Ở Việt Nam có sự điều tiết của NHTW, nên nó có hơi khác những khái niệm chung một tí
sự điều tiết a nói là thông qua một số NHTM lớn (tiêu biểu nhất là VCB) hay trực tiếp SBV mua bán vốn trên thị trường liên ngân hàng?
 
sự điều tiết a nói là thông qua một số NHTM lớn (tiêu biểu nhất là VCB) hay trực tiếp SBV mua bán vốn trên thị trường liên ngân hàng?
Có nhiều thủ thuật điều tiết, bằng mệnh lệnh hành chính, bằng áp lực thông qua các kênh khác nhau nên nó ko thuần túy là cuộc chơi của riêng các NH nữa.
Nếu thuần lý thuyết thì việc anh nhét khái niệm là ko chuẩn, nhưng nếu phục vụ cho phân tích thì cần biết, vì quãng thời gian 2011-2013 thể hiện rất rõ những việc này.

Ngoài ra, việc liên thông giữa thị trường liên NH và OMO là khá cao nên SVB có thể điều tiết lãi suất liên NH bằng các công cụ của mình, mình sẽ có bài giải thích ở phần dưới đây.
 
Last edited:
Anh @arrowhanoi đọc bài này xem, đặc biệt đoạn đều, em trích ra.
Một động thái đáng chú ý từ giữa tháng 6-2015 đến nay là hơn 23.000 tỉ đồng tín phiếu kho bạc nhà nước kỳ hạn ba và sáu tháng đã được bán hết qua Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nơi từ xưa tới nay chỉ phát hành tín phiếu ngắn hạn của NHNN.
http://www.thesaigontimes.vn/132997/Ban-khoan-tin-phieu-kho-bac-nha-nuoc.html

Không rõ ý người viết bài là gì, vì trước giờ mỗi khi Kho bạc Nhà nước cần huy động tín phiếu, thì Sở Giao Dịch NHNN luôn là trung gian đứng ra phát hành, chứ đâu phải lần đầu tiên, đúng không anh?

Chỉ là hơn 6 tháng nay, tín phiếu KBNN không có đấu thầu, nên đến tận thời điểm này (từ tháng 6), KBNN mới phát hành trở lại.

Trong bài viết, người viết bài luôn lặp đi lặp lại, với quan điểm cho rằng đây là nghiệp vu, hình thức rất mới mẻ?

Người viết dường như có nhầm lẫn liên quan đến 2 loại:
- Tín phiếu KBNN (Huy động cho ngân sách)
- Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. (Điều tiết cung - cấu tiền)
Khi phát hành lần đầu, cả 2 đều thực hiện qua Sở Giao Dịch NHNN. Đối với tín phiếu KBNN, Sở giao dịch là trung gian phát hành thay Kho bạc, ăn phí; Đối với tín phiếu NHNN, Sở giao dịch trực tiếp phát hành để đìêu tiết cung - cầu tiền.

Không rõ là em nhầm hay người viêt bài nhầm.
 
Last edited:
Thực ra bài viết này người viết muốn nhấn mạnh đến việc tách bạch giữa vai trò, công việc của SVB và Bộ Tài chính. Vì vậy có thể tác giả thắc mắc việc Sở Giao dịch NHNN tiến hành đấu thầu tín phiếu Kho bạc là bị chồng lấn chức năng, dẫm chân nhau.

Tác giả có vẻ chưa hiểu rõ hoạt động của hệ thống đấu thầu tín phiếu. Trên thực tế SVB đóng vai trò là đại lý phát hành TPCP từ rất lâu rồi. Tính từ năm 2000 đến nay, lượng TPCP huy động qua SVB chiếm khoảng 40% lượng TPCP phát hành trên thị trường, trong đó có rất nhiều phiên giao dịch tín phiếu KBNN.

Tín phiếu KBNN là loại GTCG có độ an toàn cao, có thể được phát hành theo dạng tín chỉ hoặc ghi sổ, trên thực tế thì hầu hết phát hành qua hình thức ghi sổ. Với tín phiếu KBNN, Kho bạc có thể đứng ra phát hành nhưng việc đấu thầu qua Sở giao dịch NHNN sẽ thuận tiện hơn, vì nếu ghi sổ thì SVB có thể thực hiện nghiệp vụ dễ dàng trên nền tảng tài khoản và tiền gửi của hệ thống các TCTD trên SVB đều có sẵn.

Rất hoan nghênh bò kho và các bạn. Những câu hỏi của mọi người sẽ đào sâu hơn bộ môn vốn hơi khù khoằm này. Sự cố gắng của mọi người sẽ đem lại những kiến thức rất bổ ích. Cũng rất mong các báo khi viết bài về chuyên ngành cần có người tư vấn sâu hơn kiến thức chuyên môn, vì ấn phẩm ra công chúng mà không đúng sẽ có những tác dụng lệch lạc, không mong muốn.
 
Anh arrow ui, em có nghe đứa bạn em ở NH rất hay xuýt xoa: lúc thì lãi suất ON tăng, chứng dễ toi rồi, lúc thì ON giảm, chắc chứng sẽ ngon. Thế nó có thật không hả anh? Mấy cái này em mù màu luôn.
 
Anh arrow ui, em có nghe đứa bạn em ở NH rất hay xuýt xoa: lúc thì lãi suất ON tăng, chứng dễ toi rồi, lúc thì ON giảm, chắc chứng sẽ ngon. Thế nó có thật không hả anh? Mấy cái này em mù màu luôn.
Lãi suất ON là lãi suất liên ngân hàng vay qua đêm (Over night-viết tắt ON). Mức biến động của lãi suất ON thể hiện trạng thái thanh khoản ngắn hạn của ngân hàng. Tuy nhiên biến động đó không chắc chắn là chỉ báo cho dòng tiền vào, ra chứng khoán. Chỉ khi lãi suất vay qua đêm biến động tăng trong một thời gian đủ dài để cảnh báo về tình trạng thanh khoản của ngân hàng thì lúc này dòng tiền trong TTCK sẽ bị rút ra theo quy luật khi mức độ rủi ro tăng thì dòng tiền sẽ rút khỏi các tài sản rủi ro về trú ẩn trong tài sản an toàn.

Ở nước ngoài, mỗi khi có biến động, thì chỉ số chứng khoán thường giảm, trong khi các giao dịch trái phiếu tăng lên, hoặc giá vàng tăng. Nhưng ở Việt Nam thị trường tài chính chưa đầy đủ các công cụ giao dịch nên cách nhìn biến động tương quan còn rất nhiều hạn chế.
 
Back
Top