Chán
Well-Known Member
Đọc chi tiết hơn về ông Socrates, thấy tương tự như ông Bụt: Đứng trước cái chết, xem nó nhẹ tựa lông hồng. Cũng đều chết vì độc dược, một bên là tự ăn nấm độc, một bên bắt ép uống củ cải độc. Ngoài ra, ko để lại sách vở, kinh kệ gì cả; có chăng là do học trò, vì kính nể / luyến tiếc mà ghi chép lại ( nhưng vô tình đã phá vỡ quy luật Hợp Thời / Phi Thời - luật về Duyên sinh Duyên diệt).Ai mà ngờ rằng Socrates — nhà triết học vĩ đại nổi tiếng với sự khôn ngoan, điềm tĩnh và những lời nói sâu sắc — lại sống với một người phụ nữ luôn thử thách sự kiên nhẫn của ông? Vợ ông nổi tiếng với chiếc lưỡi s.ắc b.én, tính cách thích làm chủ mọi thứ với những cơn thị.nh n.ộ. Mỗi sáng, bà đẩy ông ra khỏi nhà khi mặt trời mọc, và ông chỉ trở lại khi mặt trời sắp lặn.
Tuy nhiên, bất chấp tính cách khó khăn của bà, Socrates luôn nói về bà với sự tôn trọng và thậm chí là lòng biết ơn. Ông từng thừa nhận rằng một phần sự khôn ngoan của ông có được nhờ bà, bởi nếu không có những thử thách hàng ngày như vậy, ông sẽ không bao giờ học được rằng trí tuệ thực sự sống trong sự im lặng, và bình an được tìm thấy trong sự tĩnh lặng.
Một ngày, khi ông ngồi cùng các học trò, bà lại bắt đầu la mắng ông như thường lệ — nhưng lần này, bà đổ nước lên đầu ông. Không nao núng, Socrates chỉ lau mặt và bình tĩnh nói, “Chà, sau tiếng sấm, mưa là điều dễ hiểu.”
Câu chuyện của bà kết thúc đột ngột. Trong một cơn gi.ận d.ữ khác, khi Socrates, như mọi khi, vẫn giữ sự bình tĩnh và im lặng, cơn thị.nh n.ộ của bà đã áp đảo. Bà bị đ.ột qu.ỵ và qu/a đ/ời ngay đêm đó. Trong khi bà bùng lên như một cơn bão, Socrates vẫn là một biển cả bình yên.
***
Thiền nhập thế, nghe tiếng mắng chửi cả ngày, vẫn thấy an bình, vẫn cảm ởn và trân trọng. Ông này đã Giác Ngộ là đúng hay không đúng?
Socrates ít khi bàn về vũ trụ, vật lý, hay những chuyện siêu hình xa vời; ông quan tâm đến đạo đức, lẽ phải, và cách con người nên sống để đạt đến đức hạnh (virtue). Phương pháp giảng dạy của ông chủ yếu là “phương pháp Socrates” (Socratic method): đặt hàng loạt câu hỏi, tạo ra tình huống “mổ xẻ” tư duy, buộc người đối thoại phải tự nhận ra mâu thuẫn, qua đó “sinh ra” chân lý mới.
***
Cái đậm này, chính là phương pháp Thiền Quán, khác ở chỗ, 1 bên hướng nội, 1 bên hướng ngoại. Giống ở chỗ, khoá đối tượng nghiên cứu, loại định kiến xã hội / người có tầm ảnh hưởng, mổ xẻ vấn đề bằng cách tự phản biện niềm tin “tạm thời” của mình, để tìm ra chân lý (tức là niềm tin “lâu dài” - Giác Ngộ).
Last edited: