Tích phân lung tung

hayate

Well-Known Member
Em xin miếng đất tập tành "tích phân".
Đọc báo thấy gì thì viết đó, không theo trình tự.
Các cụ ném đá thẳng mặt em:bangin:
 
Xếp cục gạch hóng hàng ngon cụ chân dài.
Dưng mà sao lại để ở chuyện bên lề nhỉ, em tưởng phải để ở chỗ ăn chơi không khóc nhè?
 
Xếp cục gạch hóng hàng ngon cụ chân dài.
Dưng mà sao lại để ở chuyện bên lề nhỉ, em tưởng phải để ở chỗ ăn chơi không khóc nhè?
Em lại thích cụ ấy để ở mục này hơn cái mục không khóc kia, vô tư, thoải mái, chém gì thì chém..và có quyền khóc huhu :D
 
Xếp cục gạch hóng hàng ngon cụ chân dài.
Dưng mà sao lại để ở chuyện bên lề nhỉ, em tưởng phải để ở chỗ ăn chơi không khóc nhè?
À, vì không phải trading, chỉ là tích phân BCTC, nghiệp vụ linh tinh nên em không biết quăng vô đâu:D
 
Bác @hayate có rành về ngân hàng không? Bác có thể nhận định giúp em về MBB, ACB, EIB và STB được không? Vì em thấy bác mua MBB. Thanks bác:4:
Sẵn bác cho em hỏi phương pháp định giá bank, hè hè:1:
 
Bác hỏi rộng quá. Em sẽ trả lời từ từ.

Về tiền gửi:

MBB có nhiều lợi thế. Rất nhiều doanh nghiệp quân đội, nhà nước, công nhân viên mở tài khoản thanh toán qua MBB nên số dư tiền gửi không kỳ hạn của MBB lớn. Cụ thể, 100 đồng tiền gửi thì MBB có 45 đồng là KKH; Ngân hàng EIB, STB, ACB là 13-14 đồng; còn TCB là 16 đồng --> Cái sướng lớn nhất.

Cũng là tiền gửi, tỷ trọng tiền gửi bằng USD của MBB là 25%; Eximbank khoảng 13-15%, các ngân hàng ACB, EIB, STB, Techcombank khoảng 10-11%. MBB tiền gửi USD nhiều chắc không khó để hiểu. Báo cáo của MBB cho thấy số dư bảo lãnh, L/C nằm ngoại bảng gấp vài lần các ngân hàng khác.

Trong 100 đồng tiền gửi của MBB thì 64 đồng của doanh nghiệp; EIB là 35 đồng; STB và ACB là 16-17 đồng; TCB là 30 đồng. Số dư tiền gửi cá nhân của MBB thấp hơn nhất trong 5 nh.

--> Giá vốn của MBB thấp tẹt.

Quan điểm cá nhân: MBB có sẵn lợi thế rồi hưởng --> Em không đánh giá cao. Qua nhiều năm vẫn loay hoay với tăng trưởng dựa vào doanh nghiệp. Mảng cá nhân dậm chân tại chổ.

Ngon lành là ACB và STB. Tiền gửi cá nhân nhiều vô đối, gấp vài lần MBB, EIB --> Vĩ mô chút là hoạt động đúng tính chất ngân hàng: Huy động tiền nhàn rỗi từ cá nhân, không phải nơi chứa tiền của doanh nghiệp.

1 ngân hàng ngon là phải gọi được dân gửi tiền vô. Điểm này ACB em đánh giá cao, nhất là sau sự cố T8/2012, chỉ trong vài tháng ACB đã khôi phục hoàn toàn số dư tiền gửi vài chục ngàn tỷ bị rút trước đó.

Gõ mệt phết, mai viết tiếp, hàng mới mua lỗ vài line rồi:6.jpg:
 
Last edited by a moderator:
Quan điểm cá nhân: MBB có sẵn lợi thế rồi hưởng --> Em không đánh giá cao. Qua nhiều năm vẫn loay hoay với tăng trưởng dựa vào doanh nghiệp. Mảng cá nhân dậm chân tại chổ.

Ngon lành là ACB và STB. Tiền gửi cá nhân nhiều vô đối, gấp vài lần MBB, EIB --> Vĩ mô chút là hoạt động đúng tính chất ngân hàng: Huy động tiền nhàn rỗi từ cá nhân, không phải nơi chứa tiền của doanh nghiệp.

1 ngân hàng ngon là phải gọi được dân gửi tiền vô. Điểm này ACB em đánh giá cao, nhất là sau sự cố T8/2012, chỉ trong vài tháng ACB đã khôi phục hoàn toàn số dư tiền gửi vài chục ngàn tỷ bị rút trước đó.

Gõ mệt phết, mai viết tiếp, hàng mới mua lỗ vài line rồi:6.jpg:

Súc tích dễ hiểu quá bác Te ơi, đội ơn Bác!
Hay em mời bác Te 1 vé đi giải mệt lấy sức tối gõ tiếp nhé :emoticon-00182-poolparty:, câu chuyện đang hay, đợi tới mai lâu quá.
 
Súc tích dễ hiểu quá bác Te ơi, đội ơn Bác!
Hay em mời bác Te 1 vé đi giải mệt lấy sức tối gõ tiếp nhé :emoticon-00182-poolparty:, câu chuyện đang hay, đợi tới mai lâu quá.
Em đang không ở Sài Gòn từ 2-3 tháng @Yara ơi! Hẹn cụ làm ly cà phê lúc khác nhé:emoticon-00162-coffee:
 
Phê quá, tiếp đi cụ Tê ơi, sẵn cụ nói luôn cái Thông tư 02 về dự phòng rủi ro ảnh hưởng thế nào đến các ngân hàng cuối năm nay với.:4:
 
Súc tích dễ hiểu quá bác Te ơi, đội ơn Bác!
Hay em mời bác Te 1 vé đi giải mệt lấy sức tối gõ tiếp nhé :emoticon-00182-poolparty:, câu chuyện đang hay, đợi tới mai lâu quá.
Em đang không ở Sài Gòn từ 2-3 tháng @Yara ơi! Hẹn cụ làm ly cà phê lúc khác nhé:emoticon-00162-coffee:
2 cụ cafe lúc nào ới em trước 2h nhé, em vô tiếp 2 cụ.HN trở gió ho quá khụ khụ khụ.
 
Lót dép ngồi hóng[emoji11]
Cụ có nhà mới rồi, nhưng thỉnh thoảng cũng ghé nhà em cho vài đường gió nhé[emoji4]
 
Em không viết theo trình tự mà nghĩ gì, thấy gì viết đó nhé.:53.jpg:

Thông tư 02/2013/TT-NHNN ( và Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi), có hiệu lực từ 1/6/2014 có ảnh hưởng ntn đến ngân hàng.

1) Tài sản phải phân loại và trích lập dự phòng:

Trước, ngân hàng phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích dự phòng và Quyết định 780/2012/QĐ-NHNN về cơ cấu nợ. Đối tượng được phân loại và trích lập dự phòng là: Cho vay, cho thuê tài chính, bao thanh toán, chiết khấu giấy tờ có giá.. --> Toàn bộ các hình thức cấp tín dụng không bao gồm trái phiếu DN.

Thông tư mới, đối tượng cần phân loại và trích lập dự phòng bao gồm:
- Các hình thức cấp tín dụng thông thường (giống quy định cũ)
- Trái phiếu doanh nghiệp
- Cho ngân hàng khác vay; Gửi tiền tại ngân hàng khác
....
--> Đối tượng áp dụng rộng hơn. --> Khả năng trích lập dự phòng nhiều hơn --> Lợi nhuận giảm.

2) Cách phân loại nợ và trích lập dự phòng

Quy định cũ và mới đều có 2 cách phân loại: Định tính và định lượng. Chọn 1 trong 2.

- Định lượng: Dựa vào số ngày quá hạn của khoản nợ để phân loại vào nợ nhóm 1, 2, 3, 4, 5 và trích dự phòng theo quy định.

- Định tính: Ngân hàng tự xây dựng phương pháp phân loại nợ dựa vào tính chất có khả năng thu hồi của khoản nợ. Phương pháp này phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.

--> Quy định cũ và mới đều có 2 phương pháp phân loại nợ, nhưng những điều khoản phân loại trong quy định mới khắt khe hơn nhiều so với quy định cũ --> Khả năng nợ nhóm 2-5 tăng mạnh --> Dự phòng tăng --> Giảm lợi nhuận.

Khi Thông tư 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực, mặc nhiên Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 780/2012/QĐ-NHN về cơ cấu nợ hết hiệu lực. Điều này cần lưu ý là Quyết định 780 đã không còn hiệu lực nên nhiều bài báo viết là các ngân hàng tiếp tục cơ cấu nợ theo Quyết định 780 là sai.

Quan điểm cá nhân: Quy định phân loại mới giúp bảng cân đối kế toán của ngân hàng dễ nhìn hơn.

Chú ý trong Thông tư mới vẫn có một điều được thể chế hóa thành luật (để các bác khỏi thắc mắc vì sao):
"Đối với khoản nợ mà việc cho vay, cấp tín dụng thực hiện theo chấp thuận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể."

--> Trường hợp Vinashin, Vinalines...

Phía trên toàn lý thuyết, đọc lằng nhằng. Tiếp theo em sẽ dẫn chứng trường hợp cụ thể để dễ hiểu hơn.:welcome:
 
Last edited by a moderator:
Về FA
Có nhiều trường phái, thể loại, chủng loại, hình thức:D
Công ty chứng khoán FA một kiểu, bộ phận đầu tư của ngân hàng FA một kiểu. Rồi tùy thuộc vào quy mô size, mục đích FA (mua, bán, cầm cố, mua thâu tóm, bán toàn bộ...) mà FA.:fight:

Nhỏ lẽ như em, để tiết kiệm thời gian, mở báo cáo tài chính kéo vù xuống để xem các mục chính:
- Vốn điều lệ (Để biết quy mô công ty)
- Doanh thu, giá vốn, lợi nhuận, EPS. Coi làm ăn ngon không.
- Nợ vay, chi phí lãi vay...
- Có là công ty độc quyền ngành không (mấy em dầu khí)
- Google xem ngành thằng này làm ăn còn khả năng phát triển không. Ví dụ: Ngành phân đạm hết (DPM), ngành khoan dầu (PVD) mênh mông --> Cái này vĩ mô, báo chí viết sao đọc vậy, không biết nhiều.
Doanh thu, lợi nhuận ngon lành, khả năng phát triển ok. Hàng cơ bản là đây chứ đâu.
Cơ bản nhưng giá cao thì vứt. Định giá như thế nào.....Nhiều phương pháp: Chiết khấu cổ tức, dòng tiền, EVA, P/E, P/B...linh ta linh tinh. Em không xài, vì khó, không tin và không nhớ công thức.
Nên làm nhanh gọn: Lấy EPS nhân với P/E ước tính --> Xong cái giá dự đoán.:muzik:
Rồi hợp lý thì mở chart ra TA ngay. Cơ bản tốt mà chart thấy gớm thì cứ chờ đợi :fishing:

Nói chung, nhỏ lẻ thì đơn giản hóa FA cho nhanh gọn. Vác nguyên cái sơ đồ FA thần thánh của các cụ vào dễ loạn chưởng.
 
Last edited by a moderator:
Về FA
Có nhiều trường phái, thể loại, chủng loại, hình thức:D
Công ty chứng khoán FA một kiểu, bộ phận đầu tư của ngân hàng FA một kiểu. Rồi tùy thuộc vào quy mô size, mục đích FA (mua, bán, cầm cố, mua thâu tóm, bán toàn bộ...) mà FA.:fight:

Nhỏ lẽ như em, để tiết kiệm thời gian, mở báo cáo tài chính kéo vù xuống để xem các mục chính:
- Vốn điều lệ (Để biết quy mô công ty)
- Doanh thu, giá vốn, lợi nhuận, EPS. Coi làm ăn ngon không.
- Nợ vay, chi phí lãi vay...
- Có là công ty độc quyền ngành không (mấy em dầu khí)
- Google xem ngành thằng này làm ăn còn khả năng phát triển không. Ví dụ: Ngành phân đạm hết (DPM), ngành khoan dầu (PVD) mênh mông --> Cái này vĩ mô, báo chí viết sao đọc vậy, không biết nhiều.
Doanh thu, lợi nhuận ngon lành, khả năng phát triển ok. Hàng cơ bản là đây chứ đâu.
Cơ bản nhưng giá cao thì vứt. Định giá như thế nào.....Nhiều phương pháp: Chiết khấu cổ tức, dòng tiền, EVA, P/E, P/B...linh ta linh tinh. Em không xài, vì khó và chẳng nhớ nỗi công thức. Nên làm nhanh gọn: Lấy EPS nhân với P/E ước tính --> Xong cái giá dự đoán.:muzik:
Rồi hợp lý thì mở chart ra TA ngay. Cơ bản tốt mà chart thấy gớm thì cứ chờ đợi :fishing:

Nói chung, nhỏ lẻ thì đơn giản hóa FA cho nhanh gọn. Vác nguyên cái sơ đồ FA thần thánh của các cụ vào dễ loạn chưởng.
- FA theo em nghiên cứu nhiều cụ, thì tạm phân ra làm 02 loại: FA bạo lực (có tác động mạnh để làm thay đổi FA theo chủ đích), FA tình cảm (tác động nhẹ, hoặc không tác động mà tận dụng sự hoảng loạn để nhặt hàng).
- Trải qua nhiều sách của các FA gộc: B.Graham, W.Buffet + C.Munger, W.Schloss, J. GreenBlatt, D.Einhorn,... thì cuối cùng lựa chọn em thích nhất là Buffet + Munger. Rất mệt mỏi, nhưng túm lại ý chính thì có 3 chữ theo thứ tự quan trọng sau:
1. Moat: Lợi thế kinh tế vượt trội? (Tăng trưởng t.gian dài, không thay đổi ngành nghề mới, lạm phát cao ít tác động, tỷ lệ lãi gộp, ROE cao, Nợ trả lãi thấp).
2. Growth: Có Moat rồi, xét đến mức tăng trưởng trong tương lai, cái này nắm vững doanh nghiệp mới hiểu được và ước đoán...Bởi thế mới có câu của cụ Buffet: Thà đúng mù mờ còn hơn là sai lầm chắc chắn.
3. Value: Cái này chỉ có mô hình FCFE/FCFF là chuẩn => Mô hình này giống như cái Black Box, tham số phải update liên tục, nhức cái đầu, nhưng được cái là bao quát các yếu tố ảnh hưởng đến D.thu và L.Nhuận.
=> Theo cái này thì chắc phải đợi thị trường sập hoặc DN có vấn đề ngắn hạn mới có cơ hội lượm hàng thỏa Margin of Safety, bình thường thì chẳng bao giờ có...:(
 
Các bác cho em hỏi, em chuẩn bị làm luận văn. Em đang chọn phân tích, định giá và đánh giá cơ hội đầu tư cổ phiếu.
Em phân vân giữa việc chọn: Masan Group (MSN) hoặc ngân hàng Á Châu (ACB). Các bác giúp em:
- Nếu là MSN: MSN em nên phân tích theo khung sườn như thế nào? Có giống phân tích công ty bình thường không? Và quan trọng nhất là phương pháp để định giá MSN? Vì em thấy MSN EPS rất thấp, P/E trên trời.
- Nếu là ACB: Phân tích ngân hàng cần chú trọng những gì? Chỉ có báo cáo tài chính có phân tích được không? Và cũng như MSN, có thể định giá ngân hàng bằng các phương pháp FCFF, FCFE, DDM, P/E được không?
Vì em chỉ có thể chọn 1 trong 2 nên nhờ các bác, anh chị giúp đỡ, tư vấn. Em cám ơn rất nhiều.
Nếu em post sai, thì nhờ mod đừng ban nick em và tha cho lần này.
 
Xét về lực để đẩy Index, giờ chỉ còn Ngân Hàng là hội đủ,...nên em bám càng ra Hà Nội chơi với mấy Anh thử phát xem sao, nếu die chắc cũng die không nhiều cụ nhỉ !!!
Ý cụ là đã lên tàu SHB?:4:
Ngân hàng chỉ chờ dòng tiền kéo đến. Còn về cơ bản thì rất ổn rồi.
ps: Sory em mang qua đây vì bên kia là PTKT.:4:
 
Back
Top