Tán gẫu

Vợ:
Mình ơi !
Ðể đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế,
Để đo cường độ dòng điện dùng ampe kế,
Để đo hiệu điện thế dùng vôn kế ...
Ðể đo sự bền vững của con tim, khối óc đàn ông người ta dùng mỹ nhân kế.
Còn để đo sức khỏe của mình thì dùng gì nhỉ ?
Chồng:
- Ðể đo sức khỏe của anh phải dùng.... vợ kế !
 
http://cafef.vn/xep-hang-nen-kinh-t...a-ppp-co-y-nghia-ra-sao-20170208125330859.chn

Lấy tô mì gõ của VN đem so với bát phở trung bình ở Mỹ thì hạng của ta lại càng cao hơn nhiều nữa ấy chứ nhỉ !
Việt nam chuyên tự sướng kiểu này mà bác Tí :21:
Cách đây nhiều năm, chúng ta đã nhận định thế này, giờ chúng ta vượt Nhật bản 7 năm rồi :21:
417_image.jpeg
 
Hôm nay đọc được bài này thấy hợp ý quá.


Năm nào đầu năm cũng có mấy bài kiểu này. Đả phá giải hạn đương niên. Vẫn là giải thích mù mờ khi đứng bên kia bức tường. Ha ha. Tìm đâu ra một người như sư Vạn Hạnh.

https://nghiencuulichsu.com/2013/01/16/thien-su-van-hanh/

"Tư tưởng của Thiền Tông có thể nói gọn là : ” Phật ở trong tâm moi người. Sùng bái giữ giới , khổ hạnh , học vấn , cầu kinh ( nếu chỉ có vậy) thì không có nghĩa ly gì cả . Phải đạt tới GIÁC NGỘ mới là mục đích tối thượng của Phật Tử -đạt được GIÁC NGỘ là PHẬT . Tâm là Phật và Phật chính là Tâm . Tâm an Tĩnh . đó là Niết bàn . Thiền là con đường duy nhất dẫn đến giác ngộ . Thiền không có nghĩa là suy tưởng ; Thiền là thấu đạt chính Phật tính nơi mình “. Sư Tổ đã từng dạy : “Tự thân mê lầm thì chúng sinh tức là Bố Tát , khi tự thân Giác Ngộ thì Bồ Tát là chúng sinh . Mà xưa nay Sư Tổ đem Y Pháp cùng Tăng Pháp phó truyền cho đệ tử thì Pháp là dùng Tâm truyền tâm , điều khiển tự ngộ , tự giải . Từ xưa chư Phật chỉ truyền bản thể , chư tông Sư mật trao bản Tâm , cho nên mới nói ;” Cái Tâm không tín chấp vào đâu cả “.

Vạn Hạnh xuất gia đã vào tuổi trưởng thành , quyết định chọn con đường Phật Giáo của thời đại ma dấn thân .Có thể nói , Vạn Hạnh là nhà trí thức tiên tiến xuất chúng của thời đại bấy giờ . Vạn Hạnh đã ” khởi ” đi vào đời ( xuất thế) bằng Nho , ở lại với đời bằng Lão và đã vươn lên tất cả bằng Phật Giáo. Ở Sư là sự kết tinh tổng hòa nhuần nhuyễn tam giáo để hành sử , thích ứng với đời mà Sư đã sống ."

- http://tinnhanhchungkhoan.vn/xa-hoi/su-that-ve-sao-han-va-dang-sao-giai-han-177613.html
Giải thích như ông này chẳng khác nào...mù chữ..."Nho" và không hiểu gì về Đạo giáo :24:.
Khi đã học thì cố gắng để không còn chấp chước. Đừng vì con chữ mà đánh mất cả sự thật đằng sau. :1:
 
Last edited:
«Kinh Pháp diệt tận» là bộ sách kinh điển của nhà Phật, theo tính toán của tiền nhân thì nó được dịch từ thời Lưu Tống (420 – 479). Nội dung của bộ sách là những dự đoán của Phật Đà về quá trình tiêu vong của Phật Pháp, cũng chính là nói về thời mạt pháp khiến nhiều hiện tượng dị thường xuất hiện
tinhhoa.net-H9HIzI-20160409-loi-phat-giang-ve-thoi-mat-phap-nu-tho-hon-nam-su-tang-vo-dao.jpg

Thần Phật từ bi dõi mắt nhìn chúng sinh. (Ảnh: Internet)

Phật Pháp tại thế phân thành 3 thời kỳ, các kinh thuyết có chỗ không giống nhau. «Kinh đại bi» cho rằng Chính Pháp có một nghìn năm, Tượng pháp một nghìn năm, mạt pháp mười nghìn năm. «Kinh đại tập nguyệt tàng kinh», «Kinh hiền kiếp»«Kinh ma gia» thì thuyết rằng Chánh Pháp có năm trăm năm, Tượng Pháp có một nghìn năm, mạt Pháp mười nghìn năm. Theo «Kinh Pháp diệt tận», xã hội loài người sẽ xuất hiện rất nhiều hiện tượng dị thường, ví dụ như khí hậu biến hóa bất thường, thiên tai nhân họa liên tiếp, thời gian nhanh hơn…


Trong bài này xin kể về chuyện “nam nữ thọ mệnh” và “trạng thái của hòa thượng” trong thời kỳ Pháp diệt tận.

Nam thọ ngắn, nữ thọ dài

«Kinh Pháp diệt tận» viết: “Kiếp dục tận cố, nhật nguyệt chuyển đoản, nhân mệnh chuyển thúc: tứ thập đầu bạch, nam tử dâm điệt, tinh tận yểu mệnh, hoặc thọ lục thập; nam tử đoản thọ, nữ nhân thọ trường, thất bát cửu thập, hoặc chí bách tuế. Đại thủy hốt khởi, thốt chí vô kỳ, thế nhân bất ngôn, cố vi hữu thường. Chúng sinh tạp loại, bất vấn hào tiện, một nịch phù phiêu, ngư miết thực đạm”.

Giải thích: Đại kiếp sắp đến giới hạn cuối cùng, mặt trăng mặt trời luân chuyển làm thời gian ngắn hơn, vì thế tuổi thọ con người nhanh hơn. 40 tuổi đã đầu bạc, già trước tuổi. Nam giới vì dâm dục phóng túng nên tinh lực cạn kiệt mà chết yểu, sống đến 60 là khó. Nam thọ ngắn thì nữ lại thọ dài, có thể sống đến 70, 80, 90, thậm chỉ 100 tuổi.

Lũ lụt sẽ đến bất ngờ, thường xuyên hơn, không theo quy luật rõ ràng. Người đời không tin đây là hiện tượng mạt Pháp, vì thế xem là bình thường. Chúng sinh sống tạp loạn cùng nhau, bất kể giàu sang hay nghèo hèn đều bị chìm trong nước chứ không nổi, làm mồi cho cá và ba ba.


tinhhoa.net-I7AitR-20160409-loi-phat-giang-ve-thoi-mat-phap-nu-tho-hon-nam-su-tang-vo-dao.jpg

«Kinh pháp diệt tận» viết: Xã hội loài người sẽ đến thời kỳ thường xuyên gặp thiên tai nhân họa. (Ảnh: Internet)

Cầu nhờ cửa Phật, không tu giới luật

«Kinh Pháp diệt tận» viết: “Tự cung vu hậu bất tu đạo đức, tự miếu không hoang, vô phục tu lý, chuyển tựu hủy hoại. Đãn tham tài vật, tích tụ bất tán, bất tác phúc đức; phán mại nô tì, canh điền xung thực, phần hủy sơn lâm, thương hại chúng sinh, vô hữu từ tâm; nô vi tì khưu, tì vi tì khưu ni, vô hữu đạo đức, dâm điệt trọc loạn, nam nữ bất biệt. Lệnh đạo bạc đạm, giai do tư bối; hoặc tị huyện quan, y ỷ ngô đạo, cầu tác sa môn, bất tu giới luật, nguyệt bán nguyệt tận, tuy danh tụng giới, yếm quyện giải đãi, bất dục thính văn, sao lược tiền hậu, thiết hữu đậu giả, bất thức tự câu, vi cường ngôn thị, bất tư minh giả, cống cao cầu danh, hư hiển nha bộ, dĩ vi vinh ký, vọng nhân cung dưỡng”.

Giải thích: Phật Pháp thời tận diệt, bọn sư sãi ma quỷ sau khi tạo nghiệp vẫn không dùng tâm tu đạo đức, chùa chiền thành nơi của con buôn, thậm chí hoang phế mà không ai thèm tu chỉnh, cuối cùng bị hủy hoại hết.

Chúng sinh chỉ tham tiền tài vật chất, tích lũy để giàu có, không tu cho có phúc đức chân chính. Có kẻ còn quá quắt buôn bán nô tì, bắt nô tì cày ruộng trồng trọt, tích lũy để giàu có. Ngoài ra còn đốt hủy rừng, làm tổn hại sinh mạng súc vật, không còn một chút thiện tính từ bi.

Đến thời đại này, chúng sinh trở thành nô lệ cho đồng tiền hoặc danh lợi lại xuống tóc đi tu trở thành sư hoặc ni cô, không những vô đạo đức mà còn dâm dục phóng túng, hành vi hỗn loạn bẩn thỉu, tăng nhân nam nữ chung sống với nhau, không còn băn khoăn về lễ độ luật pháp. Chính đạo suy yếu đều vì đám sư sãi ma quỷ này.

Có kẻ vì trốn quan trường truy xét mới nương nhờ cửa Phật, cầu nơi dung thân, họ trở thành thầy tu nhưng không thể giữ được giới luật, tuy bề ngoài vẫn tụng niệm giới luật nhưng trong lòng chán ngán, buông thả, cơ bản là không muốn nghe Phật Pháp, hoặc lược bớt nội dung, không dám nói hết.

Thêm nữa không thể học thuộc kinh điển, cho dù thỉnh thoảng có người đọc được nhưng lại không thể hiểu chữ nghĩa và câu cú, người béo phệ mặt to phù, vì nói mình thông hiểu kinh sách mà không thể đi tham khảo ý kiến người minh trí, tự cao tự đại, ham danh tiếng mà làm ra những trò hư ngụy, cố ra vẻ tao nhã, tự cho mình vinh quang, hy vọng người khác đến phụng dưỡng mình.
 
Last edited:
Ông chồng đi suốt đêm Giao thừa và về nhà lúc sáng sớm đầu năm, bà vợ hỏi:
- Superman, anh đi đâu cả đêm qua?
- Tụi anh ngồi uống bia với nhau chờ đón năm mới.
- Superman, sau đó anh làm gì?
- Tụi anh lại uống mừng năm mới. Mà sao hôm nay cô lại gọi tôi là Superman vậy?
- Vì chỉ có Superman mới mặc quần xip ngoài quần dài thôi !
 
Tháng 2/2015, Tòa phúc thẩm TAND tối cao (nay là TAND cấp cao) tại TP.HCM đã tuyên hủy một phần bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM để điều tra lại nhằm làm rõ hành vi tham ô tài sản của Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm trong việc chiếm đoạt số tiền 1.085 tỉ đồng.

Tuy nhiên, ngày 13/2 phát biểu với báo chí, lãnh đạo TAND TP.HCM cho biết, cơ quan này đang thụ lý và chuẩn bị đưa ra xét xử vụ án Huỳnh Thị Huyền Như giai đoạn 2. Theo đó, căn cứ vào kết quả điều tra lại, VKSND Tối cao vẫn tiếp tục bảo lưu quan điểm truy tố Huỳnh Thị Huyền Như về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chứ không phải về tội tham ô tài sản như quan điểm của bản án phúc thẩm. Vậy, thực chất việc Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt số tiền 1.085 tỉ đồng trong vụ đại án này, là hành vi tham ô hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản ? Và tại sao các cơ quan tiến hành tố tụng lại có quan điểm khác nhau trong việc xác định tội danh đối với hành vi phạm tội này ?

Để trả lời các vấn đề trên, trước hết cần xác định, tài sản mà Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt, thực chất là của ngân hàng hay của những đơn vị, tổ chức, cá nhân đã mở tài khoản hoặc gửi tiền vào ngân hàng này ?

Chúng ta đều biết, trên thực tế, cho dù khách hàng có mở tài khoản hay gửi tiền vào bất kỳ một ngân hàng nào, thì bản thân họ cũng không phải là người trực tiếp nắm giữ tài sản là số tiền đó. Trái lại, chính ngân hàng mới là người có quyền quản lý, điều phối và sử dụng số tiền trên trong hoạt động kinh doanh của mình.

Mặt khác, cái gọi là “tài sản” của một cá nhân hay đơn vị tổ chức nào đó khi mở tài khoản tại ngân hàng, thực chất chỉ là một “quyền về tài sản”. Còn trên thực tế, họ hoàn toàn không phải là người trực tiếp chiếm hữu, quản lý hay sử dụng đối với tài sản là số tiền này.

Chẳng hạn, Nguyễn Văn A có tài sản là số tiền một tỷ đồng. A mang số tiền trên đến gửi tại một ngân hàng. Như vậy, kể từ thời điểm A nộp tiền vào tài khoản ngân hàng, số tiền này không còn thuộc quyền sở hữu của A nữa mà đã được chuyển sang ngân hàng.

Ngân hàng có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với số tiền trên. Còn bản thân sẽ được ngân hàng xác nhận bằng một chứng thư, ghi nhận A có số tiền một tỷ đồng gửi tại ngân hàng trên. Chứng thư xác nhận này là cơ sở pháp lý để A thực hiện quyền tài sản của mình, cũng như giấy vay nợ là cơ sở pháp lý để thực hiện quyền đòi nợ trên thực tế.

Như vậy, không thể cho rằng, số tiền của các đơn vị, tổ chức, cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt là tài sản của các tổ chức cá nhân này, để từ đó xác định Huỳnh Thị Huyền Như có hành vi lừa đảo các tổ chức, cá nhân này để chiếm đoạt tài sản, mà cần phải xác định, đây chính là số tiền của ngân hàng bị Như chiếm đoạt.

Và như vậy, hành vi phạm tội của Như có đủ yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản theo quy định tại điều 278 BLHS 1999.

Sẽ là điều phi lý và không có cơ sở khoa học, khi xác định hành vi chiếm đoạt số tiền 1.085 tỷ đồng của Như là phạm tội lừa đảo, và những đơn vị, tổ chức, cá nhân gửi tiền vào tài khoản của ngân hàng bị Như chiếm đoạt là người bị hại trong vụ án.

Vì trên thực tế, số tiền trên không thuộc quyền sở hữu của họ, cái mà họ đang sở hữu, thực chất chỉ là một quyền về tài sản thuộc phạm vi “trái quyền” (hay còn gọi là quyền đối nhân).

Tức là quyền được yêu cầu ngân hàng tính lãi hay giải ngân vào một thời điểm nhất định, chứ không phải “vật quyền” (hay còn gọi là quyền đối vật) là quyền trực tiếp chiếm giữ và hành xử trên vật (tài sản).

Trong khi đó, khách thể của tội lừa đảo nói riêng và các tội phạm có tính chất chiếm đoạt nói chung, được xác định là chính đối tượng tài sản, chứ không phải quyền về tài sản. Nhất là, đối với các quyền về tài sản thuộc phạm vi quyền đối nhân, thì lại càng không thể trở thành khách thể hay đối tượng chiếm đoạt của loại tội phạm này.

Trong vụ án này, Huỳnh Thị Huyền Như không trực tiếp nhận tài sản từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân, mà chỉ dẫn dụ họ tham gia gửi tiền vào tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng.

Và, chỉ sau khi họ đã hoàn tất các thủ tục gửi tiền vào ngân hàng này, thì Như mới lập các chứng từ giả, chữ ký giả của chủ tài khoản, sau đó dùng quyền của Trưởng phòng giao dịch để chuyển tiền sang tài khoản của Như.

Vì vậy, không có cơ sở để truy tố Như về hành vi lừa đảo chiếm đoạt số tiền 1.085 tỷ đồng của các tổ chức, cá nhân tham gia gửi tiền vào tài khoản thanh toán của ngân hàng.

Việc Huỳnh Thị Huyền Như lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trực tiếp chiếm đoạt số tiền 1.085 tỷ đồng đang thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của ngân hàng, hoàn toàn thỏa mãn các dấu hiệu cơ bản của tội tham ô tài sản theo quy định tại điều 278 BLHS 1999.

Vì vậy, cần phải truy tố và xét xử Huỳnh Thị Huyền Như về tội danh này đúng theo quy định của pháp luật.

http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/t...ai-doan-2-du-yeu-to-cau-thanh-toi-356588.html
 
Bức ảnh đáng yêu ghi lại khoảnh khắc cậu bé nhặt ve chai ở nhà thờ Đức Bà đang sắp xếp lại dép cho các bạn học sinh đi dã ngoại, bất chợt khiến người ta mỉm cười vì sự hồn nhiên của trẻ thơ. Nhưng cũng chính cái hình ảnh vô tư của em bé đó làm nhiều người lớn phải giật mình nhận ra rằng đôi khi có những điều chúng ta học được từ một đứa trẻ.

photo-0-1488763898854.jpg


Người mẹ mồ côi từng muốn bỏ con vào trại trẻ
Buổi trưa ngày chủ nhật, tôi đến Bưu điện Thành phố để tìm gặp cậu nhóc trong tấm ảnh. Chú bảo vệ quán ăn gần đó cười bảo: "Ngày nào mẹ con nó cũng qua đây, thằng nhóc lanh lợi lắm, ai cũng mến. Ngồi đợi một xíu đi, chắc mẹ con nó sắp đến rồi đó".

Gần 11h trưa, một người phụ nữ đen nhẻm tay cầm bao tải dẫn theo một cậu nhóc đi về hướng bưu điện. Người mẹ ngồi xuống gốc cây trò chuyện với tôi, trong lúc cậu nhóc tung tăng bay nhảy hết chỗ này đến chỗ khác, dường như chẳng lúc nào đứng yên một chỗ. Chị Nguyễn Thị Phương Linh (26 tuổi, Quảng Ngãi) bảo, thằng bé mới 5 tuổi thôi mà hiếu động lắm.

Tôi bắt đầu câu chuyện bằng việc kể cho chị nghe về tấm ảnh đang nổi như cồn trên mạng xã hội. Chị Linh cười bảo: "Hôm bữa có chú nào đó chụp hình của bé rồi đăng lên mạng. Người nhà tôi ở dưới quê gọi vào hỏi ủa sao hai mẹ con đi lượm ve chai. Tôi giấu, không cho dưới quê biết mình đi lượm ve chai, sợ mọi người lo lắng. Giờ thì cả nhà đều biết rồi".

Chị vào Sài Gòn đã 6 năm nay, trước đó chị làm công nhân, nhưng thời gian gần đây công ty gặp vấn đề nên chị chuyển sang đi nhặt ve chai và làm mướn theo giờ để kiếm sống.
photo-1-1488763898903.jpg


Còn thằng nhóc, nó tên là Nguyễn Danh Thành Đạt (5 tuổi) - một cái tên mang thật nhiều sự kỳ vọng. "Cái tên này là do bà cố nuôi đặt cho nó. Tôi với chồng chia tay nhau lâu rồi, anh ấy suốt ngày chỉ biết rượu chè, cờ bạc, không biết làm việc để chăm lo cho gia đình" - chị Linh chạnh lòng khi nhắc về cha của Đạt.
photo-2-1488763898905.jpg


Chị Linh vốn mồ côi cha mẹ, được một gia đình người Quảng Ngãi nuôi nấng. Khi ly hôn với chồng, nhóc Đạt cũng chỉ mới 1 tháng tuổi, chị Linh ẵm bé vào trại trẻ mồ côi với mong muốn gạt bỏ gánh nặng, quên đi quá khứ.
"Nhưng khi đến nơi, nhìn những đứa nhỏ trong trại, tôi không đành lòng để con ở lại. Thế là quyết định đưa con về, bằng giá nào cũng phải nuôi nó khôn lớn, không để nó phải chịu cảnh mồ côi giống như bản thân mình đã từng phải trải qua" - chị Linh nói.

photo-4-1488763898910.jpg


"Đi học được cô giáo dạy phải ngăn nắp, về nhà nó làm y chang"

Nhóc Đạt càng lớn càng lanh lợi, chị Linh đi làm công nhân, góp nhặt từng đồng cũng đủ tiền để cu cậu đến trường học như chúng bạn. Chị vui vẻ khoe: "Đi học được cô giáo dạy phải ngăn nắp, lịch sự là về nhà làm y chang. Quần áo là tự xếp bỏ vào tủ, bộ nào đi chơi xếp riêng, bộ nào đi học xếp riêng, bộ nào đi lượm ve chai cũng xếp riêng. Giày dép cũng vậy, đôi nào cũng phải xếp gọn gàng. Ăn cơm xong là tự động đem chén đi rửa chứ không đợi mẹ nhắc".

photo-5-1488763898900.jpg


Tôi quay sang chọc nhóc Đạt: "Bữa thấy giày dép để lung tung quá, nên con tới xếp lại phải không?". Đạt rụt rè trả lời: "Con đâu có để dép vào trong tấm bạt đâu, con để ở ngoài mà!". Tôi tiếp: "Ừ thì con xếp ở bên ngoài, nhưng xếp cho ngay ngắn hơn đúng không?". Thằng nhỏ gật gật đầu, cười cười rồi chạy đi chơi.

Chị Linh kể thêm, nhóc Đạt thường vậy, đi nhặt ve chai cùng mẹ mà thấy rác là cu cậu lại đem đến thùng rác để gọn gàng. Đạt hiếu động nhưng biết nghe lời nên rất được lòng các cô chú ở khu vực bưu điện thành phố.

photo-6-1488763898912.jpg


Thế nhưng cuộc sống của hai mẹ con chẳng phút nào thôi sóng gió. Trước Tết, công ty chị Linh đang làm gặp sự cố, nên công nhân đều mất việc. Chị giấu bà ngoại nuôi, đi nhặt ve chai và làm mướn theo giờ để nuôi con. Thu nhập chỉ đủ chi tiêu hằng ngày, nên nhóc Đạt phải nghỉ học. Chị kể: "Mấy tháng trước tôi nói với con là nhà không còn tiền, thôi con nghỉ học, mai mốt có tiền mẹ lại cho con đi học, thằng nhỏ cứ khóc đòi đi học miết".

photo-7-1488763898923.jpg


Hai mẹ con ở trọ tại Thủ Đức, cứ mỗi sáng lại đi xe bus đến bưu điện thành phố để nhặt ve chai đến chiều lại đón xe bus về. Cơm nước xong xuôi, nhóc Đạt đi ngủ thì chị Linh lại tiếp tục đi làm mướn đến 2h đêm. Chị cười kể: "Sáng nay nó nói với tôi là: Mẹ ơi bữa nay Chủ nhật thôi mẹ con mình nghỉ đi lượm ve chai một bữa, mẹ con mình đi chơi đi. Tôi nói vậy thôi bữa nay con ở nhà chơi đi, để mẹ đi lượm một mình. Nó xị mặt, rồi hai mẹ còn đi lượm chung luôn, khỏi nghỉ chủ nhật".

Tôi hỏi: "Chị có bao giờ giận hay oán trách chồng mình không?". Chị lau vội giọt nước mắt, rồi lắc đầu: "Không!".

Trời cũng đã quá trưa, hai mẹ con lại tiếp tục cuộc mưu sinh của mình. Giữa chốn thị thành, hai mẹ con tựa vào nhau sống những ngày bình dị mà vui đến lạ. Ngày cuối tuần chỉ có mẹ và con.
photo-8-1488763898924.jpg


http://cafef.vn/gap-me-con-cau-be-l...ng-be-di-hoc-no-cu-khoc-20170306083734879.chn
 
20170305104720-cau-be-nhat-rac-4-1488796962858.jpg

...
Những bức ảnh của nhà báo Phan Nghĩa đã khiến vạn người thương. Những bức ảnh này cũng được chia sẻ rộng rãi trên cộng đồng mạng. Theo tác giả những bức ảnh khi trả lời một số báo khác, nhiều người mong muốn được giúp đỡ cậu bé.

Và, một kết thúc có thể gọi là truyện cổ tích có thật ở thời hiện đại: công ty Vinamilk đã nhận mẹ bé đi làm, còn cậu bé thì được hiệu trưởng hai trường học tài trợ ăn học miễn phí.

Một tương lai, ít nhất là tốt hơn hiện tại đến với mẹ con cậu bé.
...
http://cafef.vn/chi-mot-nghia-cu-nh...ieu-khach-hang-tiem-nang-2017030617460627.chn
 
Ở làng nọ, có một gia đình rất nghèo, cuộc sống vô cùng khổ cực. Một phú hộ trong làng thấy vậy đã động lòng thương cảm và muốn giúp đỡ gia đình nghèo. Phú hộ tặng gia đình nghèo một con bò, chúc họ khai hoang tốt, đợi mùa xuân đến gieo hạt giống, mùa thu là có thể thoát nghèo.

Người nghèo cảm thấy hi vọng tràn trề và bắt đầu phấn đấu với mong muốn thoát nghèo. Nhưng chỉ sau vài ngày, bò vẫn muốn ăn cỏ, người lại muốn ăn cơm, cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi nhu cầu tối thiểu không thể đáp ứng được.

Người nghèo bèn nghĩ ra cách bán bò đi, mua mấy con dê vì dê rẻ hơn bò rất nhiều. Trước tiên, người nghèo sẽ giết một con để ăn, những con còn lại giữ để nuôi cho đến khi sinh con, đợi dê con lớn lên rồi mang ra chợ bán lấy vốn mua tiếp lứa sau. Như thế sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.

Nghĩ là làm, người nghèo tiến hành theo đúng kế hoạch đã định. Sau khi ăn hết một con dê, người nghèo chăn thả những con dê còn lại để chúng sớm sinh con. Tuy nhiên, do chỉ được ăn cỏ nên những con dê còn lại cứ còi cọc mãi và không sinh sản được. Cuộc sống của người nghèo tiếp tục lâm vào khó khăn.

Trong khi đó, người nghèo vẫn cần có cơm ăn mỗi ngày để lấy sức chăn đàn dê và làm việc. Vì thế, anh ta quyết định giết tiếp con dê thứ 2 để lấy thức ăn.

“Tiếp tục như thế này sẽ không ổn. Chi bằng đem dê đi bán, sau đó lấy tiền mua gà. Giá gà rẻ hơn dê hàng trăm lần, đã thế chúng lại đẻ trứng rất nhanh, trứng gà có thể lập tức bán được tiền, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn” – người nghèo nghĩ.

Cảm thấy hy vọng tràn trề, người nghèo lại tiếp tục thực hiện kế hoạch, bán dê để lấy tiền mua gà. Nhưng gà thì không thể ăn cỏ chăn thả trên những cánh đồng được. Gà cần ăn cơm hoặc gạo. Người nghèo cơm còn không đủ ăn, thì lấy đâu cơm gạo cho gà ăn. Vậy là những chú gà tiếp tục chết đói, còi cọc và không đẻ trứng được.

Cuộc sống của người nghèo tiếp tục lâm vào bế tắc. Khi trong nhà chẳng còn gì, người nghèo quyết định giết gà để ăn.

Cuối cùng tài sản duy nhất còn lại của người nghèo là một chú gà, không có gạo để ăn, không thể đẻ trứng. Ước mơ làm giàu của người nghèo hoàn toàn sụp đổ. Người nghèo thất vọng nghĩ: “Làm giàu thật khó, thà đem con gà còn lại đi bán, mua một bình rượu uống cho say để không còn phải lo lắng về cuộc sống nữa”.

Mùa xuân năm đến, phú hộ nọ hào hứng mang hạt giống đến cho người nghèo gieo trồng vì nghĩ rằng người nghèo đã dùng bò để khai hoang thành công. Tuy nhiên, trước mắt phú hộ là túp lều trống trơn, người nghèo thì đang vật vã trong hơi men rượu.

Phú hộ lắc đầu và chán nản quay đi. Người nghèo vẫn tiếp tục say xỉn.

Trong cuộc sống, rất nhiều người nghèo đã từng mơ ước, thậm chí có cơ hội và hành động nhưng họ đã không kiên trì đến cùng.

Một nhà đầu tư nổi tiếng từng chia sẻ bí quyết thành công của ông là: “Lúc không có tiền, cho dù khó khăn cũng nên tiết kiệm và đầu tư. Áp lực sẽ khiến bạn tìm được phương pháp kiếm tiền mới, giúp bạn trả hết nợ. Đó là một thói quen tốt .”

Tính cách hình thành thói quen, thói quen quyết định thành công.
Kẻ mạnh không phải là không có nước mắt mà là kìm nén nước mắt không rơi. Kẻ yếu không phải ở vẻ bề ngoài mà là ở tinh thần suy sụp.

Trong cuộc sống, không ai có thể tránh khỏi khó khăn và thất bại. Nếu bạn có thể đứng lên từ thất bại, kiên trì theo đuổi mục tiêu, tương lai chắc chắn sẽ thành công. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể kiên trì thực hiện ước mơ.
 
Back
Top