Việt Nam:
Như các bạn đã biết để hợp với xu hướng tăng CPI, tích cực kích cầu để ko rơi vào tình trạng Giảm Phát trên toàn cầu trong tháng 3/2015 chúng ra đã có hành động quyết liệt là tăng giá xăng 1.600k; giá điện 7,5%; giá gas 5k/bình và đã có kết quá ngay tức thì CPI HN; HCM đều tăng như dự báo và mới đây là GDP quý 1 > 6.0.... thật là những con số biết nói trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế của LĐ chúng ta.....
Quay lại với thời kỳ đen tối... bong bóng BĐS dẫn đến Nợ xấu trong khối NH... kéo theo một loạt LĐ NH phải trả giá cho sự bồng bột và mất kiểm soát trong chính DN của mình. Điều này đã gây ra rất nhiều hậu quả và hệ luỵ cho đến tận bây giờ... rất may cho chúng ta "Thời thế tạo anh hùng". Thống đốc NHNN đã có 1 loạt những bước đi mà không phải ai cũng có thể làm được mặc dù có thể nhận ra:
1. Ổn định TT vàng.
2. Ổn định TT ngoại hối.
3. Giải quyết Nợ Xấu, thanh trừng môn hộ.
và một loạt những bước đi mà theo tôi rất phù hợp với chúng ta trong hoàn cảnh như vậy.
Thông tư, nghị định:
Thiệt tình làm LĐ ở 1 nước còn nghèo khó và yếu ớt như chúng ta thật là khó (tầm cỡ như thống đốc nhà ta mà sang nhật giúp ông Abe chắc nước nhật đã thoát khỏi suy thoái từ lâu rồi. :D jking). Có thể nói chúng ta có công cụ gì thì đã sử dụng hết rồi và chỉ còn chờ nó tác động ntn đến nền kinh tế cũng như sự ổn định của hệ thống NH. Tiềm lực tài chính của chúng ta không dồi dào như Nhật; Hàn; Trung quốc hay Thái lan nên không thể có QE, dư địa giảm lãi suất vẫn còn nhưng dường như công cụ này không thích hợp và cũng không có tác động nhiều đến nền kinh tế vì Kinh tế của chúng ta đang gặp vấn đề khác. Vấn Đề Chuyển Đổi Tư Duy.
Nói thật là quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đang tiền triển rất tích cực nhưng quá đen cho cái vận là yếu tố Ngoại Lai lại xảy đến. Oil giảm mạnh; $index tăng mạnh; trong khi đó nền kinh tế của chúng ta lại là nền kinh tế "Xuất Khẩu Phụ Thuộc". Tại sao lại vậy vì chúng ta toàn xuất thô nhập tinh và cái quan trọng hơn nữa là tỉ trọng xuất khẩu chủ yếu là nhóm FDI. haizzzz nên vụ việc giữ nguyên tỉ giá vào thời điểm này theo tôi là quyết định hết sức lý trí và cân não.
Một loạt các nước giảm lãi suất, hạ giá đồng tiền để kích thích xuất khẩu. Đúng ra chúng ta cũng nên làm vậy để theo xu hướng, nếu vậy chúng ta đã vô tình tham gia cuộc chiến tiền tệ một cách thụ động và xét đặc thù nền kinh tế thì việc tách khỏi cuộc chiến đó là một bước đi sáng suốt.
KTVN; DNVN như con Hổ mới ốm dậy trên đường đi của đàn bò rừng đang ganh đua, chỉ sức gió của đàn bò đó thôi đã đủ làm con Hổ ngã gục chứ không nói đến việc đuổi theo bắt kịp. Nhưng trong muôn vàn khó khăn đó TĐ vẫn đưa ra được cái Lợi và cái Ko Lợi để lựa chọn con đường đi đến đích.
TT36:
Chỉ cần nhìn thấy nó thôi rân chứng đã sợ và xỉ vả.... về cơ bản TT36 chú trọng vào 2 vấn đề:
1. Hạn chế dòng vốn chảy vào TTCK và sở hữu chéo giữa các NH.
2. Giới hạn dòng vốn đầu tư vào TPCP.
Ban đầu thì điều này được cho là xấu nếu không muốn nói là quá xấu nhưng đó là đứng về khía cạnh NH và TTCK nhưng xét về khía cạnh toàn cục trong một gia đình nghèo mà lại đông con thì không thể cho bọn nó đi học hết được mà phải chọn ra đứa giỏi nhất cho nó đi học để sau này còn có cơ sở để nhấc mấy thằng còn lại. Đó là tôi liên tưởng vậy, vì tìền thì ít trong khi đó tiền gửi vào hệ thống NH ko có phương án tối ưu để đưa vào lưu thông trong nền kinh tế (cái này có rất nhiều lý do nhưng chắc chắn là cho vay ra ngoài rất ít) từ đó dòng tiền "Thừa" đã chảy vào 2 kênh được cho là anh toàn và sinh lời nhanh tức là TPCP và cho vay margin TTCK. Thiệt tình 1 hệ thống tài chính tiền tệ mà bế tắc đến độ không có chỗ giải ngân để rồi quay ngược lại TPCP là điều cực kì vớ vỉn, trường hợp này rất giống vụ TPCP Đức; TP khu vực eurozone thời kì đó lãi suất của TPCP Đức và Eurozone còn âm mà tiền cứ chảy vào ầm ầm điều này nói lên độ rủi ro của nền kinh tế và sự bế tắc trong định hướng Dòng Tiền. Trường hợp VN theo tôi cũng vậy và LĐ cũng đã nhận ra điều đó và việc TT36 ra đời để Nắn Chỉnh lại dòng vốn là điều đúng đắn và cần thiết, còn việc để tiền đổ vào CK thì ai cũng rõ là không hế tốt nên tôi ko đi chi tiết. Điều chúng ta quan tâm là
Dòng Tiền Được Nắn Chỉnh vào đâu (điều này tôi sẽ viết ở phần sau).
Các Nghị định 58; 210; PPP
Trong phần này tôi ko phân tích chi tiết vì nó chưa được ban hành nhưng đây là dấu hiệu tiếp theo để quản lý và thu hút dòng tiền mới.
Thằng 58.... chưa bàn.
Thằng 210 đây có lẽ là lý do trào lưu đầu tư vào Nông nghiệp như một cái mốt.
PPP thằng này đã khá rõ khuyến khích nhà đầu tư tư nhân kết hợp với NN với tỉ lệ 30 : 70 miễn sao dự án đó không liên quan đến an ninh quốc phòng,..... nhiều người cho rằng đây là quá trình tư nhân hoá ....
Mệt quá nghỉ chút.