(... )
Các thày dạy tài chính thường dùng những chỉ số rắc rối để chỉ ra bí quyết tài chính, nào là muốn an toan thì hệ số nợ, hệ số thanh toán nhanh phải thấp, muốn lãi to thì phải cơ cấu tài chính tối ưu, quay vòng vốn nhanh, rồi là chiếm dụng vốn thằng khác nhưng không cho thằng khác chiếm dụng vốn của mình vv... Nhưng làm thế nào để được như thế? các thầy không nói (mà chắc là không biết, anh đoán thế). Anh cũng không biết hí hí.
Theo kinh nghiệm mù mờ của anh, môi trường kinh doanh là quan trọng nhất trong phân tích đầu tư. Năm 2006, hơn chục công ty Sông đà lên sàn. Theo các nhà phân tích, bọn SĐ lúc đó rặt mùi lừa đảo, làm ăn cực bố láo và giải tán lúc nào không biết. Sao lại thế? vì lớn nhất trong số đó, SD7 , SD9 chỉ có tầm hơn chục tỷ (bằng tiền mua 3 cái xe thi công chuyên dụng), nhưng vay nợ lớn gấp 3-50 lần (cỡ 3-400 tỷ). 1 chú như SD9 sở hữu hơn 500 đầu xe máy chuyên dụng bằng tiền vay, rủi ro vô số. Không chấp nhận được. Không quỹ nào hay công ty CK nào bỏ vốn vào SĐ thời điểm 2 năm kể từ khi được niêm yết. Cái không chấp nhận này hóa ra lại rất được. Khoảng 1 năm sau khi lên sàn, giá CP SDx tăng khoảng 15 lần (dĩ nhiên cùng thời điểm cũng nhiều chú đạt mức tăng 10-15 lần, nhưng tăng cỡ đó cả chùm thì thật quá đáng). Chẳng có chú nào phá sản cả. Lý do đơn giản, là từ năm 200 mấy chả biết, CP có nghị định mả mẹ gì đấy ưu đãi các công ty đầu tư dự án thủy điện cơ chế vay vốn đặc biệt, giá rẻ, dài hạn, đại khái chỉ cần có dự án được phê duyệt là được NH cho vay vốn ngay từ khi khởi công. SĐ vừa là chủ đầu tư, vừa là đơn vị thi công, đơn giá tốt, lãi suất lúc đó lại thấp, làm đến đâu được thanh toán đến đấy, làm gì chả lãi, tội gì không vay 40-50 lần vốn chủ sở hữu? Làm 1 nhà máy thủy điện, dù nhỏ cũng 4-5 năm không hết việc, to như Sơn La làm hơn 10 năm, 1/2 đơn vị thành viên xúm vào làm chưa xong, quả là các công ty khác có mơ cũng không thấy. 3-4 năm như thế, SDx dần dần cơ cấu lại vốn bằng cách phát hành CP, rồi sẵn tiền nhảy vào BĐS. Báo cáo tài chính trở lên rất đẹp, các nhà phân tích tài chính bắt đầu khuyến nghị đầu tư, và giá CP bắt đầu đi xuống về gần với mức ban đầu trước kia (cũng có nhiều CP đi xuống cũng nhanh, nhưng về tổng thế nhóm SD nhanh nhất). Lý do đơn giản là nghị định kia không còn, thủy điện cũng cạn dự án và bị phê phán vì nhiều lý do + bất động sản xuống dốc.
Đấy là một ví dụ. Những khía cạnh khác và thị trường, công nghệ, thì nhiều. Ngành cáp viễn thông là 1 ví dụ về thị trường suy thoái. Ngành xi măng là ví dụ về vay nợ, tỷ giá, đặc trưng sản phẩm và cung cầu. Cả hai ngành đều là ví dụ của tình trạng bầy đàn trong đầu tư: 1 DN nhìn thấy nhu cầu và cơ hội, nhưng 10 doanh nghiệp cùng nhảy vào, nhu cầu còn đó nhưng cơ hội đi đâu mất. Cảng biển, như GMD với Dung Quất là sai lầm chiến lược, với Cái Mép là lỡ thời cơ. Tàu bè, như Vinalines kiểm điểm, là lỗi (rủi ro) suy thoái (bên cạnh những vấn đề khác). MSN, VNM, những doanh nghiệp định giá không bao giờ rẻ lại tăng giá khoảng 5 lần trong khủng hoảng, có lẽ nhờ chiến lược Mkt và quản trị tốt (cái này anh không biết, đoán bừa). Phân tích tài chính ở đâu trong lựa chọn đầu tư nếu chỉ dựa vào mấy cái hệ số tài chính thuần túy trong các trường hợp trên?