Thế thì làm thế nào với phân tích tài chính? Như đã trình bày dài dòng ở bài trước, báo cáo tài chính không phản ảnh hết và ngay lập tức mọi thông tin liên quan đến tình hình tài chính của công ty. Hôm nay ngồi với Arrow, được biết thông tin cho vay mua nhà lãi suất có 10%. Nhà thì đang ế, mà có mấy thằng dám cho vay mua nhà. Lãi suất 14% còn rẻ hơn cả lãi suất cho vay ưu tiên, nhẽ đâu lại thế? Chuyên gia Arrow bảo, thực ra NH cho vay mua nhà là chính là mua cái dự án nó đang siết nợ của chủ dự án, và nợ này sẽ chuyển từ chủ dự án sang người mua căn hộ. Từ câu chuyện này suy rộng ra, thị trường đang ế ẩm mà có chú bổng dưng báo cáo tiêu thụ được lô hàng lớn cũng phải dè chừng. Năm 2009, xi măng Cẩm phả bắt đầu cho ra lò lô xi măng đầu tiên và lợi nhuận công ty mẹ (VCG) tụt dốc thảm hại vì phải bù lỗ và khấu hao cho Cẩm Phả. 3-4 lần VCG công bố bán nhà máy cho đối tác khác với giá 13-14, tức là lãi tầm 30% là 3-4 lần VCG có sóng. Bán cho ai khi nhà máy lỗ, và còn lỗ lâu dài vì ngành xi măng đang dư thừa vốn+ khoản vốn vay bằng ngoại tệ ngày càng phình to do tỷ giá tăng? Không hạch toán đủ giá trị của khoản đầu tư cho Cẩm Phả, nhưng cái kim giấu mãi cũng lòi bọc ra. Năm 2012 VCG bắt buộc phải trích dự phòng cả nghìn tỷ cho Cẩm phả, chấp nhận thực tế khoản đầu tư này mất khoảng 1/3.
Những thứ linh tinh liên quan đến phải thu, phải trả, mua bán nội bộ, phương pháp kế toán, hạch toán các khoản đầu tư chứ không phải phân tích hệ số tài chính hay những kỹ thuật phức tạp hơn giúp chúng ta hiểu được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Không phải ngẫu nhiên mà các công ty đầu tư, chứng khoán, hay quỹ đều chia nhỏ nhóm chuyên gia phân tích theo các ngành. Mỗi ngành đều có đặc thù riêng, và phải tìm hiểu kỹ doanh nghiệp, thông tin về doanh nghiệp trước khi quay sang phân tích và định giá.
Năm 2006, BDI tăng từ mức ổn định khoảng 1200 điểm lên đến đỉnh điểm 11000 điểm. Các công ty vận tải biển lãi lớn. BDI mặc dù chỉ phán ánh giá cước vận chuyển của các loại hàng khô chở xô trên phạm vi toàn cầu, nhưng nó cũng cho thấy vận tải đường biển nói chung qua mấy năm khủng hoảng đã nhanh chóng trở lại thời kỳ hưng thịnh. Ngành tàu biển có đặc trưng riêng, khi mà sản lượng phụ thuộc vào vài hãng lớn, và công suất bị giới hạn trong ngắn hạn (bởi đóng mới 1 chiếc tàu không nhanh như làm 1 cái laptop) nên giá dễ dàng tăng mạnh khi nhu cầu quay trở lại. Hầu hết các donh nghiệp tàu biển Việt Nam đều có lãi lớn, như Việt Hải bấy giờ nhanh chóng đạt EPS 10k. IPA nhờ mối quan hệ thân tình, được ưu ái trở thành cổ đông chiến lược với 20% cổ phần, giá đâu khoảng 180k (90k sau vài lần chia tách). Do tiềm lực có hạn, đội tàu Việt Nam đa phần cũ nát, liên tục bị giữ, phạt tại cảng nước ngoài, lao động năng suất thấp, thiếu chuyên môn, không thể cạnh tranh được ở bất cứ đâu, kể cả trong nước, nhưng với mức cước liên tục phi mã, tự nhiên đội tàu có giá, thanh lý 1 chiếc tàu hàng rời lãi vài chục tỷ là chuyện rất thường, còn nhàn nhã thì cho thuê khô cũng rất phổ biến. Giá cước lên nhanh, rồi xuống nhanh khi công suất được cải thiện và suy thoái kinh tế 2008 bắt đầu. Sau 2 năm phồn thịnh, giá cước quay về cái máng lợn ngày xưa, hàng loạt doanh nghiệp thua lỗ thảm hại. IPA phải thanh lý cổ phiếu với giá bằng 1/3 giá mua và đến trước khi bị hủy niêm yết bắt buộc giá CP VSP chỉ còn 2000 đồng.
Tuy nhiên tàu biển là ngành có chu kỳ dài, tương đối dễ nhận thấy nếu chịu khó đọc báo. Những ngành nguyên liệu cơ bản như thép hay cafe chu kỳ tăng giảm rất thất thường và khó dự báo. Năm 2008, KKC 6 tháng đầu năm có EPS cũng 10k, như buôn thuốc phiện (6 tháng đã hoàn vốn). Về lý thuyết, 1 công ty như KKC khá an toàn vì nó chỉ buôn sắt vụn, được giá thì nhập, không được giá thì chơi, muốn ăn đậm thì găm hàng. Năm đó, 6 tháng đầu năm giá thép tăng khoảng 60%, găm hàng càng nhiều càng có lãi. Gần như ngay lập tức, bước sang tháng 7 giá bắt đầu chững và tụt, nguy hiểm hơn là không tiêu thụ được sản phẩm. Dù có 20 năm trong ngành thép phế liệu, KKC cũng chịu chung số phận. Một đồng chí bạn, cũng từng kinh doanh ngành thép, thấy mềnh băn khoăn liên dẫn đến gặp 1 đồng chí bạn khác đang làm chủ 1 DN thép tương đối để mở mang đầu óc. Kết luận lại, đồng chí bạn của bạn kia bẩu, thằng nào làng nhàng thì làng nhàng, thằng nào lãi lớn như thằng kia tổng kết cuối năm hòa vốn là may. Phá sản thì vô số. Vì tính ăn đậm. Rồi tong tả chạy đi mất. Đi tìm khách hàng để bán thép... 3 tháng sau, KKC còn 12 nghìn, so với giá 110k trước đấy.
Một câu chuyên khác. Liên quan đến cafe. Và nhiều thứ khác nữa.