Những Dấu Hiệu Của Overtrading
1. Chỉ sau vài lần thắng, bạn trở nên quá tự tin. Thay vì bỏ tí thời giờ ra phân tích, bạn chỉ muốn trade liên tục. Hơi men chiến thắng làm bạn cảm thấy mình trở nên vô địch. Mọi luật lệ về trading mà bạn đã học, hay thu nhặt được qua kinh nghiệm cá nhân đều được quên hết.
2. Trong trường hợp thứ nhì thì bạn vừa thua vài trades. Bạn cảm thấy mình cần phải gở, và bạn sẵn sàng nhảy vào bất cứ cái trade nào trước mắt miễn sau gở lại số tiền vừa thua thật nhanh. Nói cách khác rằng bạn đang rất nóng lòng để gở. Điều này và điều số một phía trên là hai điều đại kỵ trong trading.
3. Nếu bạn mai mắn thắng được vài cái trades trong lúc này thì nó càng làm cho bạn hăng máu hơn nữa. Thông thường thì bạn rất ít bao giờ mai mắn nhiều lần như thế. Trade kiểu này bạn chỉ có thể gở lại được vài % của số tiền đã thua, nhưng chỉ một vài cái trades sau đó thì bạn lại thua hết lại.
4. Khi thua, bạn rất nóng lòng gở. Bạn nghĩ rằng nếu tôi trade lớn hơn lúc trước thì sẽ gở mau
5. Song song với sự kiện nóng lòng, bạn còn sợ rằng nếu không trade kịp thì mình có thể trễ “chuyến tàu.” Thành ra bạn còn trade mạnh và nhiều hơn nữa.
6. Nếu không trade được thì bạn mất bình tỉnh. Càng mất bình tỉnh thì bạn lại càng muốn trade cho thật mau. Vì trade mau cho nên bạn trade ẩu. Vì trade ẩu cho nên bạn trade thua. Vì trade thua nên càng thêm muốn trade. Nói các khác thì bạn bị xoáy vào một vòng quay điên đảo được điều khiển bởi tình cảm, nhiều hơn là lý trí.
7. Ngược lại, nếu bạn không lọt vào tình trạng bên trên thì bạn có thể là loại người trade để tìm cảm giác mạnh. Bạn trade để tìm cảm giác mạnh như những người đi săn hay những kẽ tìm hứng thú trong hiểm nguy.
Bạn đọc xong bài viết này rồi ngồi xuống xem mình trade vì lý do gì. Sau khi xem xong, có thể nói rằng bạn sẽ thấy rằng mình thuộc về một trong 6 loại người này. Đây là 6 lỗi lầm rất thường xảy ra cho mọi người khi trade. Nhiều người vướng vào đó vẫn không biết tại sao. Một trong những trường hợp account bị cháy là vì phạm một trong 6 lỗi này. Có nhiều người chỉ phạm một hoặc hai. Ngược lại, cũng có nhiều người phạm hết sáu lỗi trên. Phạm lỗi trong trading là một chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, điểm khác biệt của một người trade thành công trong thương trường và người thường thua lỗ khi trade là cách khắc phục những lỗi lầm này.
Phương Cách Sửa Đổi Những Lỗi Lầm Này:
1. Giữ tâm thần cho thật yên tịnh trước khi trade: Tâm thần yên tịnh ở đây có nhiều nghĩa. Yên tịnh ở đây không có nghĩa là bạn vừa cải lộn trước khi trade nên tâm thần còn đang trong trạng thái giận hờn. Yên tịnh ở đây có nghĩa là bạn biết mình làm gì trong market hiện tại. Bạn hãy có một kế hoạch cho từng giai đoạn của thị trường. Thị trường có nhiều giai đoạn. Lúc lên, lúc xuống. Có một kế hoạch cho lúc lên cũng không kém phần quan trọng cho một kế hoạch khi nó xuống. Có kế hoạch khi nó lên cho phép bạn tối ưu hóa lợi nhuận. Kế hoạch khi thị trường xuống giúp bạn giảm thiệt hại tối đa. Một người surfer nhà nghề so sánh financial market và sự giao động của biển nghe rất chính xác. Anh ta nói rằng khi ra biển surf mà gặp cơn sóng lớn. Nếu anh ta bình tỉnh thì anh ta sẽ có từ 45 đến 60 giây để thở và để phản ứng. Ngược lại, nếu anh ta hoảng sợ, bối rối thì anh ta chỉ có từ 5 đến 7 giây để sống còn. Trong financial market cũng thế. Người có kế hoạch cho mọi hoàn cảnh thường có nhiều sát xuất sống còn so với ngườii vào đó với vỏn vẹn hai chữ HY VỌNG thật to.
2. Hãy Phân Tích Từng Cái Trade Một: Hãy hỏi bạn các câu hỏi sau đây:
• Tại sao tôi CẦN trade cái này?
• Sát xuất thành công của tôi trong này cao lắm không?
• Biết đâu rằng sau cái này sẽ có cái khác tốt hơn thì sao?
Các câu hỏi này dùng để đánh vào tâm thức bạn để cho bạn có một khoảng thời gian suy nghĩ. Hy vọng rằng trong khoảng thời gian dùng để trả lời câu hỏi này, bạn kịp nhận thức rằng bạn không cần phải trade cái này. Nói cách khác rằng cái trade này tuy có tốt, nhưng chưa tốt đủ để bạn phải trade liền. Đây là một điều khá sâu sắc mà người mới học trade khó nhận thức được. Traders gọi nó là TRADE SELECTION.
Trade selection là một cách thức dùng để gạn lọc và để giữ cho người traders đừng overtrade. Người mới học trade thường quan niệm rằng nếu cái trade đó tốt thì mình PHẢI trade liền. Vì họ chỉ nghĩ đến cái thắng mà thôi. Họ quên rằng cái thắng mà họ đang nghĩ đến trong cái trade này có một sát xuất thành công khá thấp. Ngược lại, nếu họ chịu khó dùng các câu hỏi phía trên để thật sự hỏi chính bản thân mình rằng cái trade ấy có thật sự đáng trade hay không thì có thể nói rằng hơn 80% của những cái gì mà người ta thấy NGAY LÚC đầu, và tự cho là tốt, là đáng trade…..thật ra chỉ là một loại trades với một sát xuất thành công khá thấp.
3. Hãy tạo cho mình một chương trình mà mình phải bắt buộc làm theo đó hằng ngày:
Từ lâu rồi các nhà khoa học gia đều biết rằng con người là một động vật thích làm theo thói quen (creature of habit). Nếu người trader muốn thành công thì phải bắt buột bản thân mình làm một số công việc hàng ngày. Công việc ở đây không có nghĩa là các công việc không dính líu gì đến trading. Công việc ở đây có nghĩa là các hành động gì cần làm để nâng cao khả năng thành công của mình trong trading. Thí dụ như đọc các bài research hay ngồi xuống dò tin tức v…v…..Những việc này nói nghe thì rất dể nhưng trên thật tế không mấy ai làm hằng ngày. Người trade dựa vào sự phân tích thường rất ít khi trade ẩu. Lý do là họ đã bỏ quá nhiều công lao vào việc phân tích. Họ không còn bị tâm thần chi phối nhiều khi nhìn giá lên xuống, hay giao động hằng ngày. Mỗi một cái trade sẽ trở thành một sự chọn lựa khá kỹ càng. Khi việc làm nào được cân nhắc một cách kỹ lưỡng thì sát xuất thành công sẽ cao. Bạn có biết rằng 80% của tât cả các trades mà chúng ta trade hằng năm đều không đáng để trade không?
Hãy nghe nhà toán học Aristotle nhận định về con người: "We are what we repeatedly do. Therefore, excellence is not an act, but a habit." Tạm dịch rằng: “Chúng ta thường làm theo thói quen. Cho nên, tuyệt diệu không phải là một hành động, mà là một thói quen.”
4. Bình Tĩnh –Đợi Cơ Hội Thuận Tiện Nhất.
Đây là một chân lý hay nhất trong trading. Nếu bạn không học được điều gì tại đây thì chỉ nên nhớ điều này. Người Mỹ thường ví von rằng: There are a lot more fishes in the sea. Nghĩa là nếu hôm nay không trade được (bad trade selection) thì hãy đợi vì “cá vẫn còn mà.” Người VN thì có câu: Non xanh còn đó lo gì thiếu củi đun.” Cả hai câu đều là chân lý, nói lên cái đức tánh tối cần thiết trong trading. Đó là: Kiên Nhẫn.
5. Hãy giữ nhật ký trading:
Trong đó, bạn viết lại những suy nghĩ riêng của mình về từng cái trade một. Cố gắng trả lời từng câu hỏi. Chẵn hạn như: Tại sao tôi trade, tôi vô ở giá nào, và tôi ra ở giá nào. Những câu hỏi mà bề mặt xem rất thường, rất hiển nhiên; nhưng khi được đào sâu thì sẽ thấy tâm tư của mình trong đó. Mình sẽ thấy lại mình, thấy lại từng hành động, từ lối suy nghĩ, hay thấy rỏ lại cái dở của mình. Để rồi từ đó mỗi khi mình muốn trade thì tự nhiên nhớ lại lỗi xưa. Rồi cứ thế mà tự sửa cho đến khi số lỗi giảm dần, và kinh nghiệm từ đó lại tăng lên. Tiền trong account cũng vì thế mà tăng dần. Trading, nói một cách ngắn gọn, chỉ có bao nhiêu đó thôi.
8. Hãy nhớ rằng trading là một quá trình. Nó cần thời gian để trau chuốt. Không thể làm xong trong vòng một sớm một chiều được. Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc cũng đâu có xây được trong vòng một ngày.
6. Tự thưởng mình khi bạn trade đúng phương pháp do mình đặt ra.
Lời nói nghe có vẻ khôi hài. Nhưng con người thường thích được khen ngợi. Cho dù người khen mình chính lại là mình. Khi được khen, thói thường người ta vẫn thích. Cho nên con người tự cố gắng để làm đúng, và để được khen. Cái này giúp cho cá nhân đừng làm sai những gì đã học được từ những nhận thức của nhật ký trading.
Cuối cùng thì bạn hãy nhớ câu này: Trading thì đơn giản lắm, nhưng không có dể. Điều khó nhất trong trading là phải tuân theo một số luật đơn giản với một kỷ luật sắt đá.