Mỗi ngày là một vở kịch

Happy New Year,
Ngày đầu năm mới, thị trường đã có thêm một số tín hiệu tốt khi xuất hiện các BlueChips tích lũy đủ động lượng, hứa hẹn khả năng vào xu thế tăng giá bên cạnh nhóm Tài chính Ngân hàng truyền thống.
Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh thị trường chưa có nhiều thay đổi đáng kể với thanh khoản thấp và sự bất bình thường trong các nhóm ngành. Bởi vậy, trong lúc đợi thị trường cung cấp thêm các dấu hiệu rõ ràng hơn, tôi đề xuất chúng ta giữ quan điểm thận trọng.
 
Thị trường đã có phiên giao dịch đầu năm mới rất tích cực khi nhóm Bank truyền thống của chúng ta thể hiện vai trò dẫn dắt tốt cùng với sự trợ lực của các BCs.
Đã xuất hiện nhiều hơn các mã BCs tích lũy đủ động lượng tăng giá theo kỹ thuật cho thấy khả năn sắp có đợt sóng tăng giá lớn. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường vẫn là vấn đề gây rủi ro nhất lúc này. Động lượng tăng giá phân tán trong một số mã chứ không tập trung theo nhóm/ngành. Do đó, tôi đề xuất chúng ta tiếp tục duy trì chiến lược trading như cũ - thận trọng.
 
Nhóm Bank truyền thống đã có dấu hiệu điều chỉnh đầu tiên sau một phiên mang nhiều đặc điểm của hình thái "mua quá đà". Với việc nhóm dẫn dắt thị trường có vấn đề và chưa có nhóm nào nổi lên thay thế được thì khả năng rất lớn là thị trường cần điều chỉnh để cân bằng trở lại sau thời gian tăng khá nóng vừa qua.
Do vậy, tôi cho rằng chúng ta tạm thời đứng ngoài thị trường đợi xem phản ứng cụ thể tiếp theo của nhóm Bank. Tuy nhiên, theo dự kiến, đợt điều chỉnh này không quá mạnh trong khi dòng tiền nước ngoài vẫn tiếp tục duy trì khá ổn định nên thị trường sẽ vẫn có thể có những cơ hội nhỏ cho các bác thích lướt sóng.
 
Nhóm bank vẫn tiếp tục chứng tỏ sức mạnh để níu giữ thị trường và chưa có nhóm nào có thể nổi lên thay thế. Thanh khoản đã được cải thiện mặc dù chưa rõ ràng. Nhìn chung, thị trường đang được chuyển về trạng thái chung lập nhưng trước tình trạng đang giao dịch biên độ rộng tại vùng đỉnh của của nhóm Bank cho thấy rủi ro hình thành trước Tết chưa hạ nhiệt. Do đó, tôi cho rằng chúng ta tiếp tục duy trì chiến lược như hôm qua - thận trọng.
 
Thị trường diễn biến xấu hơn dự kiến khi nhóm Bank tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh ngày càng mạnh thì các nhóm chủ chốt khác như chứng khoán, BDS lại có những dấu hiệu suy yếu thay vì nổi lên.
Rủi ro thị trường đã tăng lên sau phiên chốt sổ bất ngờ của ETFs MSCI Châu á. Do đó, tôi cho rằng chúng ta tiếp tục giữ quan điểm thận trọng, có lẽ cơ hội giai đoạn này chỉ còn tập trung trong nhóm cổ phiếu có lợi khi ETF tái cơ cấu.
 
Nhóm ngân hàng đã có một phiên điều chỉnh nhẹ nhàng hơn dự kiến. Ít nhất, trong ngắn hạn chưa thấy có lực bán ồ ạt, đây là tín hiệu tích cực cho thị trường. Tuy nhiên, nhóm bank vẫn tiếp tục giao dịch trên vùng đỉnh cũ khá chênh vênh và nhiều rủi ro. Bank đang bị áp lực bán, tuy nhiên, khá may mắn cho thị trường là bên mua vẫn rất tốt. Cho nên, khả năng nếu giữ được nhịp độ này thì bank sẽ giảm từ từ, ko ảnh hưởng quá mạnh đến thị trường. Đây là cơ hội cho các mã khác có thể tách tốp.
Tôi cho rằng chúng ta có thể chấp nhận rủi ro cao hơn chút nữa với danh mục 30-40% cổ phiếu. Tạm thời vẫn nên tránh nhóm bank.
 
Thị trường hôm nay có thể tạm gọi là một phiên bùng nổ cả về giá và thanh khoản khi được sự hỗ trợ rất lớn của VIC và MSN trong khi nhóm bank không có thêm các tín hiệu tiêu cực. Độ rộng thị trường được mở rộng rất nhanh với số mã tăng điểm tăng mạnh và khá đồng loạt.
Mặc dù vẫn còn tồn tại tình trạng phân kỳ khi HNX dù vất vả nhưng chưa thể tích lũy đủ động lượng tăng giá như VNI nhưng qua phiên hôm nay, tâm lý thị trường đã chuyển biến rất tích cực. Tín hiệu MUA đã xuất hiện nhiều hơn cho phép chúng ta có thể chấp nhận mức rủi ro cao hơn để đẩy danh mục cổ phiếu lên 100% (hạn chế margin)
Tuy nhiên, rủi ro hiện hữu của thị trường vẫn không hề giảm bớt, thể hiện qua 02 điểm cơ bản
1. Nhóm Bank tiếp tục giao dịch trên vùng đỉnh cũ với khối lượng khá cao, có chút biểu hiện như xa lầy
2. Nhiều mã tăng giá nhưng không tập trung đồng đều trong một nhóm/ ngành cụ thể. Sự phân hóa quá mạnh không phải là chuyện tốt với xu hướng tăng giá
Do đó, tôi đề xuất chúng ta chuyển đổi qua chiến lược trading mạo hiểm hơn, tăng tỷ trọng cổ phiếu. Nhưng cần đặc biệt lưu ý động tĩnh của nhóm BANK. Khi BANK giảm giá trên 3% với khối lượng lớn thì lập tức cần nhanh chóng thoát khỏi thị trường.
 
Thị trường tiếp tục có phiên giao dịch theo đúng đà "uptrend" khi giá và thanh khoản, độ rộng đồng loạt tăng tiếp. Nhóm bank đã có 15 phút "thử lửa" thực sự giữa phiên và rất may mắn vượt qua được.
Chúng ta cùng đánh giá tiếp tục 02 yếu tố rủi ro của thị trường đã nêu hôm qua
1. Nhóm Bank tiếp tục giao dịch trên vùng đỉnh cũ với khối lượng khá cao, có chút biểu hiện như xa lầy
2. Nhiều mã tăng giá nhưng không tập trung đồng đều trong một nhóm/ ngành cụ thể. Sự phân hóa quá mạnh không phải là chuyện tốt với xu hướng tăng giá
Yếu tố thứ 2 gần như đã được loại bỏ phần lớn khi nhóm BDS và Chứng khoán đồng loạt tăng điểm rất thuyết phục cho phép chúng ta kỳ vọng thị trường có thể tiếp tục đi xa hơn (về lý thuyết đã nêu trước đây, VNI hoàn toàn có thể đạt 630 điểm trong sóng này).
Yếu tố thứ 1 đã qua được 1 phiên thử thách thực sự. Theo tổng hợp từ SSI, VCB và CTG lọt Top ngân hàng giá trị nhất thế giới (Trong bảng danh sách 500 ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới năm 2015 vừa mới được hãng tài chính uy tín Brand Finance công bố đã có sự góp mặt của 2 ngân hàng Việt Nam là Vietinbank và Vietcombank. Cụ thể, Brand Finance định giá Vietinbank có giá trị 197 triệu USD xếp thứ 437, còn với Vietcombank là 157 triệu USD xếp thứ 487). Với tâm lý tích cực hiện tại, nhóm Bank có thể thực hiện cú bứt phá vượt đỉnh trong ngắn hạn.
Mọi thứ đều tỏ ra rất đẹp, ủng hộ cho xu hướng tăng giá thực sự. Tuy nhiên, rủi ro từ nhóm Bank chưa hoàn toàn được loại bỏ. Đo đó, tôi cho rằng chúng ta vẫn phải sẵn sàng cho kịch bản xấu có thể xảy ra khi nhóm Bank tiếp tục xa lầy ở vùng đỉnh và giảm mạnh trên 3% với khối lượng lớn.
Chiến lược chấp nhận mạo hiểm hơn nữa được đề xuất.
 
Thanh khoản của thị trường tiếp tục duy trì tốt, phát đi những tín hiệu khả quan mới. Tuy nhiên, kịch bản không mong muốn nhất đã xảy ra - BANK điều chỉnh. Sức ảnh hưởng của Bank lên thị trường rất lớn khiến đà "quật khởi" của nhóm PV không phát huy nhiều tác dụng
Trước mắt, chưa có bất cứ nhóm nào thay thế được bank nên tôi đề xuất chiến lược trading chủ đạo của chúng ta là BÁN, không mua mới cho đến khi Bank tìm được điểm cân bằng.
 
Thanh khoản của thị trường tiếp tục duy trì tốt, phát đi những tín hiệu khả quan mới. Tuy nhiên, kịch bản không mong muốn nhất đã xảy ra - BANK điều chỉnh. Sức ảnh hưởng của Bank lên thị trường rất lớn khiến đà "quật khởi" của nhóm PV không phát huy nhiều tác dụng
Trước mắt, chưa có bất cứ nhóm nào thay thế được bank nên tôi đề xuất chiến lược trading chủ đạo của chúng ta là BÁN, không mua mới cho đến khi Bank tìm được điểm cân bằng.
Chuyện đẹp xấu thì mỗi người thấy 1 cách khác nhau nên không bàn. Nhưng việc banks điều chỉnh là hiển nhiên mà, em tưởng càng sớm càng tốt chứ, sao lại nói là ko chờ đợi.
 
Thị trường tiếp tục diễn biến trong trạng thái khá tiêu cực khi nhóm Bank tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh mạnh. Thanh khoản tụt giảm trở lại mức trung bình cho thấy các tín hiệu tích cực phát đi phiên trước đó chưa được củng cố
Do đó, tôi cho rằng chiến lược ngắn hạn của chúng ta không thay đổi : BÁN giật lùi (có thể canh được giá tốt) và không mua thêm/mới.
 
Chuyện đẹp xấu thì mỗi người thấy 1 cách khác nhau nên không bàn. Nhưng việc banks điều chỉnh là hiển nhiên mà, em tưởng càng sớm càng tốt chứ, sao lại nói là ko chờ đợi.
Thị trường diễn biến khó lường mà mà Bác, em tiếp tục Bán đây :57:
 
Nhóm Bank trở lại quá trình điều chỉnh giảm và chưa có nhóm nào thay thế được. Do vậy, chiến lược của chúng ta không thay đổi : Bán/ không mua mới, đứng ngoài đợi thị trường xuất hiện các tín hiệu mới. Vùng điều chỉnh dự kiến của VNI là vùng 575-585, tuy nhiên, trước khi thị trường cho các tín hiệu mới để có lời giải rõ ràng hơn, các mốc này chỉ mang tính tham khảo.
 
Thị trường được tạo đà với STB và nhóm Bank nhưng cũng ngay lập tức bị các BCs PV cản lại. Thanh khoản giảm tại thời điểm này cho thấy lực bán cũng không quá mạnh mẽ và chúng ta có thể kỳ vọng thị trường nhanh chóng lấy lại cân bằng quanh vùng điểm này. Do ko có thay đổi gì đáng kể nên tôi cho rằng chúng ta tiếp tục giữ chiến lược như cũ: ĐỨNG NGOÀI quan sát hoặc tối đa 20% (đã mua hôm qua).
 
Thị trường chưa có những thay đổi đáng kể, tuy nhiên, sau 5 phiên giảm điểm vừa qua, thanh khoản sụt giảm mạnh gần như cạn kiệt hôm nay cho thấy lực bán/ tháo chạy tạm thời không có. Mặc dù chưa xuất hiện các cổ phiếu dẫn dắt mới đủ sức mạnh để kéo thị trường nhưng phản ứng của nhóm Bank có thể cho phép chúng ta mạo hiểm hơn một chút trong ngắn hạn.
Với các bác bám bảng, đánh nhanh, tôi cho rằng có thể nâng trạng thái danh mục cổ phiếu lên 40-50%. Với các bác còn lại, tôi đề xuất có thể bắt đầu tham gia thí điểm với mức 20% tài khoản.
 
VNM ETF đã chính thức chốt danh mục và có 2 điểm bất ngờ rất lớn
1. Số lượng cổ phiếu Bank bị bán VCB, STB cao hơn mức dự đoán của thị trường khá nhiều (hơn 5 triệu cổ ở mỗi mã)
2. Thêm mới 20 triệu KBC 9 triệu KDC do đột ngột tăng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam lên 77.5% danh mục
Như vậy, trong tuần tới khi cả 2 ETFs đồng thời chốt sổ, thị trường sẽ có biến động theo hướng tiêu cực do nhóm Bank vẫn đang là nhóm dẫn dắt thị trường. Khả năng CTG BID sẽ bị ảnh hướng khá nặng từ việc VCB STB bị bán nhất là khi 2 mã này vẫn chưa thoát được khỏi vùng đỉnh cũ.
Ở phía ngược lại, KBC được đánh giá là cơ hội lớn nhất do động lượng tăng giá vẫn rất mạnh (như đã nêu trong các bản tin trước) và nếu không có gì bất ngờ, KBC hoàn toàn có thể đạt tới 22-25. KDC được đánh giá mạo hiểm hơn do hiện tại ko có động lượng tăng giá và vùng cản 50-52 rất mạnh so với khối lượng gần 9 triệu cổ phiếu được VNM ETFs mua.
Do đó, tôi cho rằng tuần tới chúng ta cần giữ quan điểm thận trọng với thị trường.
 
Phiên đầu tiên VNM ETFs tái cơ cấu danh mục đã cho thấy tác động tiêu cực lên thị trường khi hầu hết các cổ phiếu bị bán ra là Big Blue và Bank. KBC và KDC lại chưa thể đủ sức mạnh để đỡ tâm lý thị trường. Giai đoạn này, khả năng thị trường sẽ đi theo chuyển biến tâm lý ngẫu nhiên rất khó dự đoán. Do đó, tôi đề xuất chiến lược trading tiếp theo của chúng ta là : Cẩn trọng, không mua mới, giảm tỷ trọng các mã.
 
Ngày thứ 2 của ETFs diễn ra bình yên hơn khi lực bán VCB được giảm bớt cộng với tâm lý của thị trường dường như đã ổn định trở lại trước thông tin các ETFs bán hàng loạt các mã Big Blue. VNI đã giữ được vùng hỗ trợ 575-585 nên cũng bảo toàn được động lượng tăng giá.
Trong tuần này, thị trường tiếp tục ở trạng thái khó xác định khi không thể đoán trước kế hoạch bán/mua của ETFs trong từng phiên và phản ứng tâm lý của thị trường. Do đó, tôi đề xuất chúng ta tiếp tục giữ chiến lược như cũ: Thận trọng và tận dụng các cơ hội nhỏ nếu có thể. Chiến lược này bao gồm các việc xem xét bán các mã không nằm trong danh mục khuyến nghị hàng ngày bởi việc xác định khả năng chịu đựng của chúng trong thị trường hỗn loạn này rất khó khăn.
 
Một lần nữa nhóm PV lại trở thành nguyên nhân chủ đạo "phá đám" thị trường, đặc biệt áp lực bán rất mạnh trên PVD. Nhóm bank giảm mạnh hơn dự kiến và nhóm CK đang thực sự suy yếu. Với 2 trụ cột chủ chốt của thị trường này mất phương hướng, tương lai những phiên còn lại của tuần tái cơ cấu danh mục ETFs trở thành cuộc chơi rủi ro cao và không đoán được kết quả cho đến phiên ATC ngày thứ 6. Dĩ nhiên, VNI vẫn chưa mất động lượng tăng giá nên các cơ hội vẫn liên tục xuất hiện và để nắm bắt được nó yêu cầu chúng ta cần phản ứng nhanh chóng, mua/bán dứt khoát, sẵn sàng chấp nhận rủi ro
Do đó, tôi cho rằng chiến thuật thận trọng như ngày hôm qua tiếp tục nên giữ nguyên. Với các bác lướt sóng, các cơ hội tiếp tục xuất hiện đều đặn nhưng cần lưu ý tuân thủ kỷ luật cut loss nghiêm ngặt.
 
Back
Top