Lan man chuyện nghề

Tôi vốn thích thử những món ăn mới lạ, chưa hề bỏ lỡ dịp nào để nếm những món ăn dù kỳ quặc hay khó ăn tới mấy. nói chung tôi không kén ăn.
Có món tôi phải tập mãi, như món salad của phương tây với hàng chục loại sốt chẳng hạn: mất hơn chục năm mới ăn được, giờ lại thấy nó rất ngon.
Lại có những món tập mãi vẫn không sao thấy ngon, như món thịt cừu nướng hay món mì lạnh của HQ chẳng hạn.


*
Khi mua bán CK cũng vậy, tôi rất thích mua bán qua tất cả thể loại cp. Có cp thích ngay từ lần đầu, lại có cp mãi không sao thích được dù chúng rất hay ho…
Tôi cho đó là cái duyên với một cp.
Chẳng hạn với PVF tôi luôn có lãi ít hay nhiều, nên mấy lần chọn PVF một cách vô thức, mà bỏ qua những cp khác hay ho hơn nhiều.
Trong WL của tôi thường có VCG, HPG, nhưng tới nay chưa 1 lần mua bán... Vì tôi không quen tính cách của chúng ? hay vì cái gì khác ?

• Người cẩn trọng thường thích cp đằm thắm như ACB, người mạnh mẽ thì thích cp dao động lớn như VIS,KBC,ITA,… Ai có tính cờ bạc thì để ý cp rác như SHN,S96 hễ có sóng là kiếm ăn bằng lần... Nhưng có điều rất lạ là có khá ít trader đầu tư vào VNM, dù ai cũng công nhận nó tốt.

Cái duyên có thể từ vài kỷ niệm dễ chịu: ta đã thắng với cp nào rồi thì thấy thích cp đó. Thích rồi cứ theo dõi hoài mà thành hiểu rành tính nết của cp đó, nhờ vậy lại càng dễ thắng, củng cố thêm tình thân.


*
Lý thuyết mà nói thì càng nhảy nhót với nhiều cp càng tốt, ta sẽ học được cách thích nghi rất nhanh với bất kỳ thể loại cp nào (như gã Don Joan có thê chinh phục rất nhanh bất kỳ phụ nữ nào, hehe).
Nhưng trên đời dường như chẳng có nhiều Don Joan ? Mà số đông dường như cũng chẳng thích làm Don Joan ?
Nên dù muốn chơi với mọi cp, thì rốt cuộc mỗi trader đều có riêng một vài cp yêu thích, và hoàn toàn hài lòng với vài cp đó.

Có thể do tính cánh (tôi thích thay đổi), cũng có thể vì tôi là lính mới, chưa quá thân thiết với CP nào, nên hiện vẫn nhảy nhót như chàng Don Joan :D.
Kệ, cứ thử thêm ít lâu nữa, miễn không bị nàng nào đạp từ lầu 3 xuống đất là tốt rồi ! hehe
 
Last edited by a moderator:
TàoTháo dốc toàn lực đi đánh Từ Châu, bỏ trống Hứa Xương .

Trình Dục lo lắng: Nếu Viên Thiệu lợi dụng thời cơ đánh úp Hứa Xương, thì quân ta không còn chỗ mà về!

Tuân Úc nói: Viên Thiệu là kẻ đa nghi, lại thiếu quyết đoán. Hắn tiến thì sợ, lùi thì tiếc.
Lâm trận nếu có 5 phần thắng Thiệu sẽ không đánh, 7 phần thắng hắn cũng không đánh,
10 phần chắc thắng hắn mới dốc toàn lực mà đánh.
Quân cơ trong khoảnh khắc đã biến đổi khôn cùng, làm gì có chuyện 10 phần chắc thắng ?


(phim Tam Quốc chí)

Quả nhiên, Viên Thiệu đã bỏ qua cơ hội tuyệt vời để diệt Tào Tháo.
Sau đó, dù quân tướng đông gấp đôi, lương thảo đất đai dân chúng cũng gấp nhiều lần , cuối cùng hắn đã mất tất cả về tay Tào Tháo.


***
Hôm nay có cơ hội quá tốt để bắt đáy nhiều mã, lại lợi T+ ; vậy mà mình cứ so đo không dám dốc toàn lực ...
Cứ tiếc mãi !
chợt nhớ lại chuyện xưa.
 
Last edited by a moderator:
*
Lý thuyết mà nói thì càng nhảy nhót với nhiều cp càng tốt, ta sẽ học được cách thích nghi rất nhanh với bất kỳ thể loại cp nào (như gã Don Joan có thê chinh phục rất nhanh bất kỳ phụ nữ nào, hehe).
Nhưng trên đời dường như chẳng có nhiều Don Joan ? Mà số đông dường như cũng chẳng thích làm Don Joan ?
Nên dù muốn chơi với mọi cp, thì rốt cuộc mỗi trader đều có riêng một vài cp yêu thích, và hoàn toàn hài lòng với vài cp đó.

Có thể do tính cánh (tôi thích thay đổi), cũng có thể vì tôi là lính mới, chưa quá thân thiết với CP nào, nên hiện vẫn nhảy nhót như chàng Don Joan :D.
Kệ, cứ thử thêm ít lâu nữa, miễn không bị nàng nào đạp từ lầu 3 xuống đất là tốt rồi ! hehe

Don Joan nó là chất chứ có phải muốn là được đâu cụ Cá. Cái tựa tựa như Don Joan thì có thể có nhiều.

Trade cũng vậy. Theo em thì chất trader thực sự không có yêu hay ghét cp (hay bất cứ thứ gì mà họ trade). Có hiểu, có quen, nhưng tình cảm thì không.
 
tôi nghĩ rằng cái chất trader ấy, như mọi tính chất khác của con người, không phân bổ theo cách hoặc có hẳn, hoặc không có hoàn toàn.
Giả sử có thể đo được tính chất ấy như trong vật lý (?) ta có thể thấy người này có 10, 20, 30% chất trader, người kia có 70, 80, 90 %...

Nhìn cách mua bán của nhiều người, và nhìn cách TT dao động, ta thấy rõ là phần lớn trader không có đủ tính chất cần thiết đó.
Nên phần lớn đều cần rèn luyện bồi bỏ thêm.

Nói thêm: nhưng thân thiết đến mức rành rẽ một vài mã nào đó, cũng là một lợi thế đáng kể đó chứ ?
 
ETFs dễ dàng xoay chuyển TT.


TT đang quen dần với cách mua bán “quân tử” của ETFs: Đây, chúng tôi sẽ mua và bán những cp này, trong khoảng thời gian này, với số lượng cụ thể bằng này bằng này… Các bạn đối phó cách nào tùy ý nhé

Mọi người nghĩ: à, đàng nào tây cũng bán, đàng nào giá cũng giảm khá, vậy sao mình không bán trước rồi mua lại sau để hưởng chênh lệch ?
Thế là tranh nhau: tây bán 1 thì ta bán 10, bán 20; tây mua 1 ta tranh mua 20 mua 50.

Nhưng lại có số khác lặng lẽ làm ngược lại, không loại trừ cả những anh tây dấu mặt (?).
Ai khôn ai dại ? thật khó biết trước. Nhưng chúng ta không khỏi khâm phục và yêu thích cách chơi quân tử này: cuộc chơi bỗng trở nên rõ ràng hơn trong những thời điểm các bạn tây cơ cấu danh mục.

Cuối cùng, dù chỉ mua bán một tỷ lệ rất nhỏ, nhưng ETFs có thể điều khiển được giá của mọi cp mà họ mua bán.
Khi những cp họ mua là trụ cột của TT như hiện nay, thì gián tiếp và vô tình, họ đã điều khiển được cả TTCK VN.
Đó mới là điều đáng suy ngẫm.
 
Last edited by a moderator:
tôi nghĩ rằng cái chất trader ấy, như mọi tính chất khác của con người, không phân bổ theo cách hoặc có hẳn, hoặc không có hoàn toàn.
Giả sử có thể đo được tính chất ấy như trong vật lý (?) ta có thể thấy người này có 10, 20, 30% chất trader, người kia có 70, 80, 90 %...

Nhìn cách mua bán của nhiều người, và nhìn cách TT dao động, ta thấy rõ là phần lớn trader không có đủ tính chất cần thiết đó.
Nên phần lớn đều cần rèn luyện bồi bỏ thêm.

Nói thêm: nhưng thân thiết đến mức rành rẽ một vài mã nào đó, cũng là một lợi thế đáng kể đó chứ ?

Do tính chất nghề nghiệp thôi mà cụ Cá.

Tình cảm phát sinh dựa trên quan sát sự việc cụ thể. Nghề trade đặc biệt ở chỗ ngoải bản thân sự việc, điều quan trọng hơn đối với họ là quan sát tình cảm của người khác đối với sự việc đó. Nói cách khác tình cảm của bản thân họ đối với sự việc về cơ bản sẽ là thứ yếu, đôi khi là trở ngại ...

Còn sự hiểu biết thì rõ ràng là lợi thế lớn. Toàn bộ câu chuyện về trade chính là câu chuyện về lợi thế. Em nhất trí với cụ :))
 
@Mèo Tôm : Cho em hỏi lợi thế của trader trên TTCK Vịt ngan nên là những điều gì ?

Đối với nhỏ lẻ thì lợi thế lớn nhất là chỉ có mình mới có thể làm cho mình mất tiền, cho nên có thể linh hoạt và nhẫn nại.

Không sức ép cổ đông, không sức ép mùa vụ, không sức ép cạnh tranh, không sức ép thành tích .v.v. đó là lợi thế.

Từ lợi thế tới chiến thắng còn cả khoảng cách vật vã, nhưng không nắm được lợi thế thì chắc là khó lắm :))
 
Nghề trade đặc biệt ở chỗ ngoải bản thân sự việc, điều quan trọng hơn đối với họ là quan sát tình cảm của người khác đối với sự việc đó. Nói cách khác tình cảm của bản thân họ đối với sự việc về cơ bản sẽ là thứ yếu, đôi khi là trở ngại ...

Trader là kẻ không để cảm tính chi phối mình, và tận dụng được những sai lầm do cảm tính của đám đông… phải vậy không ? :D

***
Nhân bạn nói về lợi thế, tôi thấy nhỏ lẻ còn nhiều lợi thế nữa:

- Danh mục theo dõi rộng gấp nhiều lần BBs: vốn trăm tỉ thì DM chỉ có vài chục BCs, vốn vài chục tỉ thì DM mở ra được trên 100 mã, vốn vài tỉ càng mở rộng thêm nhiều, đến cả những cp rác. (mà sóng BCs thì không thể so được với sóng PSs. Hiện tại mới chỉ BCs tăng mạnh, nhỏ lẻ bấy lâu vẫn đang háo hức chờ thời điểm PSs dậy sóng :D)

- Cơ hội nhiều hơn: một cú hồi nhỏ trong downtrend cũng có thể là cơ hội cho nhỏ lẻ (nếu kỹ năng nhảy nhót tốt). Với BBs thì đây là chuyện vô phương.

- Giá mua bán tốt hơn: nhỏ lẻ có thể cò kè được vài %. Thậm chí chỉ cần một lệnh là mua (bán) đủ chỉ tiêu. Tay to làm sao có được lợi thế đó: họ phải mua (bán) ròng rã nhiều phiên, phải mua (bán) theo vùng giá, thậm chí phải dùng nhiều chiêu đè giá đẩy giá … rất căng thẳng.

- Hành tung của BBs rất khó che dấu, vì thế miếng bánh phải chia sẻ cho nhiều người khác. Còn nhỏ lẻ có thể kiếm ngọt hơn và nhẹ nhàng hơn nhiều.

Tổng kết lại, tỷ suất lợi nhuận của nhỏ lẻ có thể rất cao, mà BB không bao giờ có được.
Một ví dụ: sau con sóng đầu năm, bạn CAGT bên Vfpress lãi được 300%! Sẽ có người cho đó là con số không tưởng, nhưng tôi tin rằng đó không hề là chém gió.
 
Last edited by a moderator:
Cảm ơn bác Tomcat, em hy vọng TTCK sẽ trong sạch như bác nói còn có lẽ nếu chỉ cần làm như bác nói ở VN thì em nghĩ em đang mơ. Em thấy mấy năm trước lắm trò bẩn thỉu lừa lọc quá nên bây h nhắc đến CK ai cũng nhìn với con mắt coi thường như một trò lừa gạt cổ đông nhỏ lẻ, cho dù VNI đã chạy lên kha khá.

Không hiểu, có nói gì tới trong sạch hay lừa gạt đâu?

Thôi bỏ đi vậy.
 
Trader là kẻ không để cảm tính chi phối mình, và tận dụng được những sai lầm do cảm tính của đám đông… phải vậy không ? :D

Vâng nhưng thực ra thì điều đó là tự nhiên thôi, vì trader là kiểu người có thể đặt cảm xúc của mình xuống dưới cảm xúc của thiên hạ.

Nếu em vào SGN bán phở thì em sẽ cho thêm đường, không quan trọng bản thân em có thích điều đó hay không ...

Nhân bạn nói về lợi thế, tôi thấy nhỏ lẻ còn nhiều lợi thế nữa:

- Danh mục theo dõi rộng gấp nhiều lần BBs: vốn trăm tỉ thì DM chỉ có vài chục BCs, vốn vài chục tỉ thì DM mở ra được trên 100 mã, vốn vài tỉ càng mở rộng thêm nhiều, đến cả những cp rác. (mà sóng BCs thì không thể so được với sóng PSs. Hiện tại mới chỉ BCs tăng mạnh, nhỏ lẻ bấy lâu vẫn đang háo hức chờ thời điểm PSs dậy sóng :D)

- Cơ hội nhiều hơn: một cú hồi nhỏ trong downtrend cũng có thể là cơ hội cho nhỏ lẻ (nếu kỹ năng nhảy nhót tốt). Với BBs thì đây là chuyện vô phương.

- Giá mua bán tốt hơn: nhỏ lẻ có thể cò kè được vài %. Thậm chí chỉ cần một lệnh là mua (bán) đủ chỉ tiêu. Tay to làm sao có được lợi thế đó: họ phải mua (bán) ròng rã nhiều phiên, phải mua (bán) theo vùng giá, thậm chí phải dùng nhiều chiêu đè giá đẩy giá … rất căng thẳng.

- Hành tung của BBs rất khó che dấu, vì thế miếng bánh phải chia sẻ cho nhiều người khác. Còn nhỏ lẻ có thể kiếm ngọt hơn và nhẹ nhàng hơn nhiều.

Tổng kết lại, tỷ suất lợi nhuận của nhỏ lẻ có thể rất cao, mà BB không bao giờ có được.
Một ví dụ: sau con sóng đầu năm, bạn CAGT bên Vfpress lãi được 300%! Sẽ có người cho đó là con số không tưởng, nhưng tôi tin rằng đó không hề là chém gió.

Em nghĩ mỗi người có cách nhìn về lợi thế khác nhau, và nói chung nghề này mang tính cá nhân rất cao. Về đại thể thì nhỏ lẻ có rất ít lợi thế để chơi, cho nên quan trọng là phải tìm ra được chiến lược phù hợp với bản thân, cũng khó để nói tổng quát được.

Về lợi nhuận thì em nghĩ nhỏ lẻ không nên bị hấp dẫn bởi những mức lợi nhuận quá cao, mà nên lấy thận trọng làm phương châm chủ đạo. Trade là marathon chứ không phải nước rút 100m, tốc độ không phải là tất cả. 300% nên được coi là exception chứ không phải mục tiêu để theo đuổi.

Cụ Cá chia sẻ rất nhiều cái hay. Cám ơn cụ.
 
Em gửi PM cho anh nhưng không được, bảo là inbox đầy rồi. Anh vào xóa bớt đi em gửi lại cho anh.
 
Last edited by a moderator:
Một trader Úc vào nghề từ 1993, làm việc chuyên nghiệp, pp trade tốt, đã rút 108k trong 6 tháng cuối 2012. Hiện gần như cháy tk 100k, tạm kiếm công việc khác, "khóc lóc" hơi nhiều ở đây ://zenfxtrader.wordpress.com/2013/03/24/a-longer-term-review-of-my-trading/
 
V dạy C phương pháp trading !!!

V: C làm gì thế ???

C: Đang kiếm xiền, vừa mất 400..

V: Này V nói thật là C chơi vàng, fx bị tâm lý nhiều quá. rất bị động và bị nó chi phối. Chơi cờ bạc và Trading nó khác...

V: Chỉ khi nào ngược lại thì C mới thắng được - C phải chi phối nó, phải làm chủ được mình thì mới chơi được.

V: Kể cả thắng hay thua mà tim cứ đập loạn xạ, đầu óc quay cuồng thì sẽ vào lệnh lung tung.

V: Không cần thiết lúc nào cũng phải cắm đầu vào chơi, bất kể công việc nào cũng phải điều phối thời gian hợp lý. Những lúc không chơi chính là lúc lấy lại năng lượng, để dành sức cho trận đấu tiếp theo.

V: Thậm chí nếu không biết sắp xếp thời gian thì sẽ phản tác dụng, giống như 1 người làm việc triền miên đêm ngày không nghỉ thì hỏi có hiệu quả không? buổi trưa chỉ cần ngủ 10 phút thì chiều cũng đã khác.

V: chưa kể ... đi chơi mà mắt cứ dán vào xem Ipad...

C: :(
 
V: C làm gì thế ???

C: Đang kiếm xiền, vừa mất 400..

V: Này V nói thật là C chơi vàng, fx bị tâm lý nhiều quá. rất bị động và bị nó chi phối. Chơi cờ bạc và Trading nó khác...

V: Chỉ khi nào ngược lại thì C mới thắng được - C phải chi phối nó, phải làm chủ được mình thì mới chơi được.

V: Kể cả thắng hay thua mà tim cứ đập loạn xạ, đầu óc quay cuồng thì sẽ vào lệnh lung tung.

V: Không cần thiết lúc nào cũng phải cắm đầu vào chơi, bất kể công việc nào cũng phải điều phối thời gian hợp lý. Những lúc không chơi chính là lúc lấy lại năng lượng, để dành sức cho trận đấu tiếp theo.

V: Thậm chí nếu không biết sắp xếp thời gian thì sẽ phản tác dụng, giống như 1 người làm việc triền miên đêm ngày không nghỉ thì hỏi có hiệu quả không? buổi trưa chỉ cần ngủ 10 phút thì chiều cũng đã khác.

V: chưa kể ... đi chơi mà mắt cứ dán vào xem Ipad...

C: :(
V chuẩn quá...kekeke...nhìn cái ảnh ông ngồi dán mắt vào iPad hài vãi lái...thề luôn....
Giờ cứ lúc nào buồn ngủ tôi giở cái ảnh đấy của ông ra xem...hố hố...
 
Không cần thiết lúc nào cũng phải cắm đầu vào chơi, (…) phải điều phối thời gian hợp lý. Những lúc không chơi chính là lúc lấy lại năng lượng, để dành sức cho trận đấu tiếp theo. Thậm chí nếu không biết sắp xếp thời gian thì sẽ phản tác dụng, giống như 1 người làm việc triền miên đêm ngày không nghỉ thì hỏi có hiệu quả không?
... đi chơi mà mắt cứ dán vào xem Ipad...

Quả đúng tình cảnh của tôi: suốt 4 ngày đi qua nhiều vùng đất với bao sự kiện, mà mắt vẫn không rời cái ipad, tâm trí vẫn ở lại bảng điện!
Đây là chuyến đi chơi nặng nề khắc khoải nhất đời ! :((

Chỉ vì tôi trót lậm vào cuộc chơi.
thoạt đầu nghĩ do mình quá tin vào up trend, và chỉ những mã bị NN bán mới giảm mạnh.
sau ngẫm lại là do quá tự tin sau chuỗi thắng lợi, rồi lờ đi những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng.

Thời điểm mua và những mã đã mua (HSG,LCM,BTP,VSH) không quá tệ, nhưng cũng đủ lấy hết thành quả 2 tháng miệt mài.
Trước đây mình hay chê những ai quá lậm vào cuộc chơi, đâu ngờ chính mình vẫn chưa thoát được ! :(
Một bài học nhớ đời !

Anh đang bị cái full-time trader nó cuốn ạ :">

Tú nói đúng lắm.
Mải lầm lũi mò cua bắt ốc, ta không thể nhận ra nước đang rút dưới chân…
Một con sóng ập vào, thế là mớ cua ốc vụn kia trả lại hết cho biển cả... Chưa mất mạng đã là may! :(
 
Last edited by a moderator:
Qua quá trình chơi em nhận thấy tin tức không quyết định được mấy trong trò trơi này mà ngược lại nó chỉ có tác dụng đưa mọi người vào trap, khi bầy thú đã ăn no nê thì cần phải có thời gian nghỉ ngơi và tiêu hóa, trong thời gian này thì tin tốt ra thì lại là thời điểm để ra hàng bởi vậy nên em mới chúc anh vào lệnh thật ít mà lợi nhuận thật nhiều, muốn được như vậy thì anh nên quan sát lúc nào bày thú đang ăn và lúc nào bầy thú nghỉ ngơi, lúc nào là sóng và lúc nào chỉ là bull trap.:D
 
Có một điều trớ trêu là ta thường thắng trong những vụ có xác suất thắng không cao lắm, và do không chắc ăn ta thường đặt ít, nên thắng cũng ít.
Còn những lần thảm bại lại chính là những “cơ hội ăn chắc”, kích thích ta dồn toàn lực.
Vì sao vậy ?

Chỉ có nhìn qua lăng kính zerosum, mọi thứ mới sáng tỏ:

• Chiến thắng luôn dành cho số ít, nên cơ hội nào dễ thấy quá hoặc nhiều người thấy quá, thì cầm chắc sẽ không thành.
Có những cơ hội tuyệt vời bị đám đông bỏ qua, và sau đó bầy gà ồ lên tiếc rẻ vì đã quá thận trọng, hehe. Nhưng nếu bầy gà bước vào thì cơ sự đã khác: bẫy chắc chắn đã sập xuống.

• Bẫy luôn được giăng ra khắp nơi, và bất tận. Bẫy sẽ ngày càng tinh vi, không phải vì sự tinh khôn hơn lên của kẻ giăng bẫy, mà dựa theo mức tinh khôn của gà (sao cho luôn đảm bảo có thể bẫy được đám đông).
Khi gà nhận diện được nhiều loại bẫy không có nghĩa là sẽ mãi mãi an toàn. Loài cáo tinh khôn không phải do biết trước mọi loại bẫy, mà vì cảm nhận được nguy hiểm nên tránh xa.
Vì thế điều tối cần không phải là kiến thức và kinh nghiệm (luôn lạc hậu), mà là cảm nhận: cảm nhận sự nguy hiểm.
 
Last edited by a moderator:
• Luôn có những thứ để mọi người đặt niềm tin, như FA, TA, tin tức,… (vì nếu không tin thì có ai chịu xì tiền). Và đó cũng chính là những cái bẫy. Thứ nào đúng nhiều nhất, tạo được niềm tin lớn nhất cũng chính là cái bẫy tốt nhất.
Khi mọi dấu hiệu đều đồng thuận chính là lúc cái bẫy lớn nhất đã được giăng ra.

• Bẫy ngày một tinh vi đến vô cùng. Khi cáo tự tin rằng mình đã rành hết các loại bẫy, thì rất có thể sẽ vướng vào một loại bẫy tầm thường nhất.

• Gà chỉ thấy toàn cơ hội. Cáo thì luôn đánh hơi xem bẫy ở chỗ nào, và tìm cách ăn mồi mà không vướng bẫy.

• Tinh khôn mấy vẫn có lúc dính bẫy, phải để lại chút thịt da. Nhưng nếu cố tránh không bao giờ dính bẫy thì lại không được xơi những miếng ngon lành (mồi phải rất thơm ngon mới dụ được gà chứ :D)

• Cái bẫy nào mãi không dụ được gà, hoặc dụ được ít quá, thì đành mất không mồi, phá đi làm bẫy mới. Ai trúng được mồi này là ngọt ngào nhất ! :D
 
Last edited by a moderator:
Back
Top