Lan man chuyện nghề

Bác LTC ơi, cái code đấy lắp vào chỉ báo Buy và Sell có vẻ chưa ổn, em cũng hiển thị giống bác Blue. Thank bác đã bỏ công chuyển code giúp anh em !
 
Mọi người cho taotho hoi, sao lúc này không thấy ai xài Meta Stock nữa mà toàn xài Ami không vậy? Nó có gì vượt trội hơn MS?
 
Ơ thía kẹp có muốn tớ chỉnh lại để mua phát nào cũng lãi ko :))
Ý em là hiển thị mua bán của cái system này rất ko ổn. Em cũng ko đến nỗi ngu ngơ để kì vọng 1 thứ free có thể kiếm được nhiều xiền mà bác. Hihi, chắc bác hiểu nhầm ý em.
 
Mọi người cho taotho hoi, sao lúc này không thấy ai xài Meta Stock nữa mà toàn xài Ami không vậy? Nó có gì vượt trội hơn MS?

Cũng như nhau thôi bác, chẳng qua nói "tao cháy acc vì con ami chạy system như shit" nghe nó ha-oai hơn tí..

J/k :D
 
Cảm ơn bạn đã giúp lời minh triết. thật an ủi cho tôi :D

Trong đời tôi đã mấy lần kiếm được thật nhiều tiền, rồi lại đem xài tung tóe, vì tôi không hề quý trọng nó.
Lạ lắm, những nghề tôi đam mê và cống hiến được cho đời thì chẳng được bao nhiêu tiền, chỉ được cái rất vui trong lòng.
Còn việc làm ra lắm tiền thì chẳng làm tôi vui tí nào, như việc mua BĐS hoặc CP, rồi cứ việc ngồi chờ khi nó tăng khá thì bán: lãi rất nhiều nhưng có tạo ra giá trị gì cho xã hội đâu ? có gì tự hào đâu ? có gì để vui đâu ?

Vừa qua tôi phải giải thể 2 cty in mà tôi tâm huyết gây dựng từ 20 năm nay, và bỏ cả công việc tạo cảnh quan sân vườn mà tôi rất mê.
Chỉ vì cơn nhân tai do lũ quan tham, chứ nào phải vì mình kém cỏi. Tôi như mất chỗ dựa, mất cả phương hướng.

Mất hơn năm tôi mới bình tâm được, nhưng niềm vui vẫn chưa trở lại, bạn ơi.

20 năm mà phải dứt bỏ thì ai mà không đau. Số bạn bè em bỏ ngành in trong mấy năm vừa rồi cũng khá nhiều, cũng toàn cỡ mười mấy hai chục năm trong nghề cả. Qua những gì em nghe được về ngành này thì với đa số việc rời bỏ thị trường này là quyết định đúng đắn.

Chúc cụ sớm lấy lại cân bằng.
 
Trader và con tằm.

Tri thức là những gì đọng lại sau khi ta đã quên hết những thứ đã học.
Như con tằm ăn dâu rồi nhả tơ. Nếu con tằm lại nhả ra… dâu, thì chắc là chán lắm :D

Kiến thức chỉ có ích khi áp dụng đúng lúc đúng chỗ và đúng người.
Vì thế tôi rất sợ những lời trích dẫn. Tôi thường cố tìm hiểu mỗi câu nói trong 1 ngữ cảnh đầy đủ: lúc nào, ở đâu, với ai...
bởi chân lý nào cũng chỉ đúng trong một khoảng thời gian, không gian cụ thể.

VD: Cá không ăn muói cá ươn. Chân lý đó thời nay còn đúng ít lắm, nay người ta hiếm khi dùng muối, mà cá chẳng ươn bao giờ !

Những phát ngôn bất hủ của các bậc thầy thường được coi là chân lý tuyệt đối, đúng mọi lúc mọi nơi và với mọi người.
Tôi không tin có thứ chân lý tuyệt đối đó.
Chưa kể những lời đó thường quá cô đọng, nên rất dễ bị hiểu sai.
Nếu chỉ cần học thuộc lòng và làm theo đúng các vị thánh Buffet, Livemore, Soros,… thì trên TTTC hẳn đã có rất nhiều vị thánh.

Tôi thấy như nhiều hoạt động khác của loài người, trading mang tính cá nhân rất lớn.
Bài học thì có vô vàn, nhưng áp dụng thành công thì bao giờ cũng chỉ vài %.
Một trong những nguyên do lớn là đa số những con tằm ăn dâu rồi chỉ nhả ra… dâu !

Dù tự gọi mình là nhà đầu tư, đầu cơ, hay gì gì đi nữa… thì kết quả cuối cùng của việc mua bán phải là tiền lãi. Đó là tiêu chí tối hậu.
LÃI chính là tơ của con tằm trader.
Trader có thể nhận vào toàn lá dâu chất lượng cao, và sau đó nhả ra nhiều thứ hay ho như kiến thức, kinh nghiệm, nhận định, dự đoán,… thì đó vẫn là lá dâu (mà chất lượng chưa chắc tốt hơn lá dâu đầu vào).

Thứ nên trông đợi nhất là LÃI. không có lãi thì bao nhiêu lá dâu nhận vào có ích gì ? và những lá dâu nhả ra lại, liệu có bao nhiêu giá trị ?
 
Last edited by a moderator:
Trader có thể nhận vào toàn lá dâu chất lượng cao, và sau đó nhả ra nhiều thứ hay ho như kiến thức, kinh nghiệm, nhận định, dự đoán,… thì đó vẫn là lá dâu

Bác caheo đã có sự so sánh rất thú vị! Tks.

Tôi cũng muốn lan man cùng với bác chút xíu...

Như bác nói, trading mang tính cá nhân rất cao, do đó các đức ông Livermore, Soros,... tuy có truyền lại cho hậu thế các bí quyết, nhưng họ vẫn giữ lại điều gì đó mà dù có muốn cũng ko truyền được. Đó là cái PERSONAL của họ.

Traders muốn "nhả ra lãi" một cách ổn định, nhẹ nhàng là rất khó. Nguồn gốc sâu xa của nó, theo tôi nghĩ, chính là cái tôi EGO dẫn đến các hệ quả như tham lam, hy vọng, sợ hãi, thiếu kiên nhẫn. Traders có thể thấy nóng mặt bị lỡ sóng khi giá chạy hay nghe bạn nào đó đang hể hả chém gió...hoặc đánh full tk nhằm gỡ gạc...hoặc bám cứng nhắc vào phân tích/plan của mình. Tâm trí của traders bị dấy động liên tục bởi vô số tác nhân từ thị trường và phi thị trường, tạo ra một khoảng cách giữa cái THẤY và cái HÀNH ĐỘNG, và khi đó tất cả kiến thức không giúp ích được gì nhiều.
 
Đọc bài bác em thấy rất thực, giản đơn, kinh nghiệm, sự quan sát, óc suy luận và đặc biệt rất mê trading nên cái gì cũng đưa về được. Thanks bác nhiều !!!
 
• Ai cũng biết một quỹ đầu tư thường có ít nhất 2 bộ phận tách biệt: phân tích và mua bán.
- phân tích là công việc trí óc. Nó cần sự sáng suốt và khách quan.
- Mua bán là hành động, cần quyết đoán, kiên trì, cả lòng dũng cảm nữa.

Theo tâm lý học, con người có 3 thuộc tính căn bản: lý tính, cảm tính, hành động.
Công việc phân tích tất nhiên phải giao cho người trội về lý tính, còn việc mua bán tất phải giao cho người thiên về hành động.
Cả 2 việc trên đều tối kỵ cảm tính, vì nó làm suy nghĩ méo mó và hành động sai lạc.

• Cá nhân hẳn trăm lần khó khăn hơn tổ chức, ngoại lý do năng lực hạn chế, lý do lớn nữa là họ phải vừa phân tích, lại vừa tự mình mua bán.
Tức là họ phải có cái đầu “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa hiểu việc người” của Gia Cát Lượng, lại phải có tài chinh chiến và lòng dũng cảm của Quan Vũ.
Xưa nay trí dũng song toàn trăm người không có một, nên trader cá nhân thành công làm gì chẳng hiếm ?

Chưa kể, họ phải trade bằng đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình, nên mỗi đồng tiền đều tự động được quy ra tiền ăn, tiền học của vợ con… Cái áp lực ghê gớm đó làm sao dẹp qua một bên khi trade được ?
 
Last edited by a moderator:
• Ai cũng biết một quỹ đầu tư thường có ít nhất 2 bộ phận tách biệt: phân tích và mua bán.
- phân tích là công việc trí óc. Nó cần sự sáng suốt và khách quan.
- Mua bán là hành động, cần quyết đoán, kiên trì, cả lòng dũng cảm nữa.

Theo tâm lý học, con người có 3 thuộc tính căn bản: lý tính, cảm tính, hành động.
Công việc phân tích tất nhiên phải giao cho người trội về lý tính, còn việc mua bán tất phải giao cho người thiên về hành động.
Cả 2 việc trên đều tối kỵ cảm tính, vì nó làm suy nghĩ méo mó và hành động sai lạc.

• Cá nhân hẳn trăm lần khó khăn hơn tổ chức, ngoại lý do năng lực hạn chế, lý do lớn nữa là họ phải vừa phân tích, lại vừa tự mình mua bán.
Tức là họ phải có cái đầu “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa hiểu việc người” của Gia Cát Lượng, lại phải có tài chinh chiến và lòng dũng cảm của Quan Vũ.
Xưa nay trí dũng song toàn trăm người không có một, nên trader cá nhân thành công làm gì chẳng hiếm ?

Chưa kể, họ phải trade bằng đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình, nên mỗi đồng tiền đều tự động được quy ra tiền ăn, tiền học của vợ con… Cái áp lực ghê gớm đó làm sao dẹp qua một bên khi trade được ?

Vậy thì phải làm thế nào bác Caheo...?

Hay là giải bài toán của trader là không cần lấy vợ có con cho khỏi có áp lực thì trade đâu - đúng đó, có phải là không quá hiếm hay sao....hề...hề.

( Hoặc giả bác Caheo đang có tâm sự gì? muốn nhắn gửi VC mem... lập hôi, lập quỹ)....đoán thôi....

Vui....:D

G/L
 
Last edited by a moderator:
Vài suy gẫm vụn vặt:

• Sản phẩm của người phân tích là những báo cáo, đánh giá, nhận định, dự đoán… Đó là đầu vào của traders
Sản phẩm của trader là lệnh mua bán, mà kết quả là lãi lỗ. Đó là đầu ra.
Đầu vào tốt thì mới mong có đầu ra tốt, đầu vào là rác thì đầu ra chỉ có thể là rác.

• Ngay từ đầu cần xác định rõ mình phù hợp với công việc nào: phân tích hay trader.
Nếu là trader thì yếu tố hành động là quan trọng nhất, tức là buộc phải có những đức tính: quyết đoán, dũng cảm, kiên trì.
Nếu không đủ những tính này thì nên làm nhà phân tích, vì khi phải hành động thì những phân tích đúng đắn tới đâu cũng chỉ là đầu vào,
quá trình mua bán tốt hay tệ phụ thuộc lớn vào những đức tính trên.

Là trader cũng phải xác định rõ là trader của khung thời gian nào: ngắn hạn hay trung hạn, dài hạn.
Bởi mỗi khung tg có những yêu cầu khác nhau về: đầu vào (phân tích, tin…), công cụ, tính cách, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng,…

• Phong cách trade một khi đã định hình, thì khó thay đổi lắm.
Mặc dù ai cũng muốn trade theo nhiều phong cách khác nhau, để tận dụng mọi cơ hội, nhưng thay đổi phong cách là xáo trộn tất cả lên, sẽ phải mất thời gian dài để định hình lại. thời gian xáo trộn đó sẽ phải trả giá bằng những cú trade loạn chưởng.
Tuy nhiên, cũng nên biết qua những phong cách trade khác, để hiểu rõ hơn ưu khuyết của phong cách mình.

• Dù theo phong cách nào, cũng rất cần điều hòa cảm xúc.
Vì cảm xúc ảnh hưởng lớn đến kết quả mua bán, bất chấp nhận định đúng tới đâu, hành động mạnh mẽ tới đâu đi nữa.
 
Last edited by a moderator:
Vài suy gẫm vụn vặt:

• Sản phẩm của người phân tích là những báo cáo, đánh giá, nhận định, dự đoán… Đó là đầu vào của traders
Sản phẩm của trader là lệnh mua bán, mà kết quả là lãi lỗ. Đó là đầu ra.
Đầu vào tốt thì mới mong có đầu ra tốt, đầu vào là rác thì đầu ra chỉ có thể là rác.

• Ngay từ đầu cần xác định rõ mình phù hợp với công việc nào: phân tích hay trader.
Nếu là trader thì yếu tố hành động là quan trọng nhất, tức là buộc phải có những đức tính: quyết đoán, dũng cảm, kiên trì.
Nếu không đủ những tính này thì nên làm nhà phân tích, vì khi phải hành động thì những phân tích đúng đắn tới đâu cũng chỉ là đầu vào,
quá trình mua bán tốt hay tệ phụ thuộc lớn vào những đức tính trên.

• Là trader cũng phải xác định rõ là trader của khung thời gian nào: T+3 hay T+10, hoặc trung hạn, dài hạn.
Bởi mỗi khung tg có những yêu cầu khác nhau về: đầu vào (phân tích, tin…), công cụ, tính cách, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng,…
Ngoài ra mỗi khung tg lại có thời điểm trade ít khi trùng nhau.

Phong cách trade một khi đã định hình, thì khó thay đổi lắm.
Mặc dù ai cũng muốn trade theo nhiều phong cách khác nhau, để tận dụng mọi cơ hội, nhưng thay đổi phong cách là xáo trộn tất cả lên, sẽ phải mất thời gian dài để định hình lại. thời gian xáo trộn đó sẽ phải trả giá bằng những cú trade loạn chưởng.
Tuy nhiên, cũng nên biết qua những phong cách trade khác, để hiểu rõ hơn ưu khuyết của phong cách mình.

• Dù theo phong cách nào, cũng rất cần điều hòa cảm xúc.
Vì cảm xúc ảnh hưởng lớn đến kết quả mua bán, bất chấp nhận định đúng tới đâu, hành động mạnh mẽ tới đâu đi nữa.

Tốt nhất là không nên có cảm xúc....tham, sân, si, mạn, tà.....hề...hề.

Góp ý....

G/L
 
Vậy thì phải làm thế nào bác Caheo...?

Hay là giải bài toán của trader là không cần lấy vợ có con cho khỏi có áp lực thì trade đâu - đúng đó, có phải là không quá hiếm hay sao....hề...hề.

( Hoặc giả bác Caheo đang có tâm sự gì? muốn nhắn gửi VC mem... lập hôi, lập quỹ)....đoán thôi....

Vui....:D

G/L

Em nhớ ko nhầm thì BC đã từng nói: Traders là những kẻ cô đơn nhất thế giới..
 
Cảm xúc là động lực quý báu của con người, nhưng lại có những cảm xúc tai hại cho trader.
Làm sao tận dụng được động lực quý báu đó, và làm sao hạn chế những tác hại ?

Tôi sẽ thử lan man về những cảm xúc ấy, dựa trên những nghiên cứu tâm lý của P. Felix Thomas trong sách Huấn luyện tình cảm- Nguyễn Hiến Lê dịch & biên soạn.
(Những trích dẫn từ sách trên sẽ có màu xanh đậm và kiểu chữ nghiêng như thế này).


Trader và sợ hãi

Sợ hãi là bản năng tự vệ, ở thế thụ động
Vậy ra sợ hãi vốn là có ích, giúp trader không mất tiền…
Thế nhưng vì sao sợ hãi lại thường xuyên khiến trader mất tiền nhiều hơn, kiếm tiền thì ít hơn ?
Ở mức nào thì sợ hãi là tốt ? Tới chỗ nào thì sợ hãi bắt đầu có hại cho trader ?

Ta thử đi vào nguồn gốc và tính chất của sợ hãi:
Sợ hãi phần lớn do tính cách, mà tính cách hình thành từ khí chất và giáo dục.
Người dễ cảm dễ lo thì dễ thành nhút nhát. Tính nhút nhát (hoặc dũng cảm) hình thành từ nhỏ.

Đứa bé nhút nhát, chưa té đã sợ té, thì khi té rồi còn sợ hơn nữa.
Người lớn cũng vậy: trader nào nhút nhát thì chưa thua lỗ đã sợ, thua lỗ rồi càng sợ hơn.
Người ít nhút nhát thì càng thua càng lỳ đòn, càng nung nấu quyết tâm để không thua nữa.

Sợ hãi khiến trí tuệ mờ đi, mê loạn, không suy nghĩ được và không nhớ gì được. người rất giỏi mà đã sợ thì không làm được cái gì ra trò cả.
Trong khi trí tuệ mờ loạn thì ý lực cũng yếu đi. Khi ta sợ quá thì hoặc ta trốn chạy (cứ trốn liều, dù trốn có thể nguy hơn là ở lại), hoặc bị tê liệt, không phản ứng được nữa. Cho nên ta thấy những đứa trẻ sợ quá mà nhảy bừa xuống nước hay đâm quàng vào lửa, còn những đứa khác thì đứng yên cam chịu, cong lưng và cúi đầu.


Vậy là rõ rồi: khi sợ hãi thì người khôn ngoan nhất cũng mất sáng suốt, hoặc phản ứng sai (tháo chạy theo mọi người, hoặc tê liệt đứng nhìn đồng tiền bốc hơi).

Không gì dễ lây bằng bệnh sợ: chỉ một tên lính hèn nhát bỏ chạy cũng khiến cho cả toán lính ùa chạy theo.

Hehe, chuyện này thì ai cũng thấy quá nhiều rồi: lực bán của NN hoặc của 1 BBs nào đó cũng khiến TT phát hoảng bán ầm ầm, để rồi hôm sau lại tà tà đi lên !
 
Hay là giải bài toán của trader là không cần lấy vợ có con cho khỏi có áp lực thì trade đâu - đúng đó, có phải là không quá hiếm hay sao....hề...hề.

( Hoặc giả bác Caheo đang có tâm sự gì? muốn nhắn gửi VC mem... lập hôi, lập quỹ)

Chỉ là lan man về cái thuận-nghịch của nghề, cái mạnh yếu của trader thôi (theo ngôn ngữ quản trị là phân tích SWOT :D).
Hiểu để né cái nghịch bổ chỗ yếu, và phát huy cái thuận, chỗ mạnh. vậy thôi mà.

Vợ con là chuyện lớn cả đời, bỏ nghề được chứ không vợ con sao được ? :D
Còn lập quỹ là chuyện của dân chuyên, mình tay mơ chẳng bao giờ nghĩ đến. Chẳng qua thấy căng thẳng quá thì than thở vậy thôi, :D

Tốt nhất là không nên có cảm xúc....tham, sân, si, mạn, tà.....hề...hề.
Là người thì làm sao gạt bỏ cảm xúc được ?
Giả sử có được thì lại thành robot rồi, không vui sướng nữa thì sống cũng chẳng ham, trade cũng chẳng để làm gì…

Tôi thích khái niệm “điều hòa” cảm xúc hơn: nếu ta hiểu cảm xúc nào có hại, hoặc tới mức nào thì có hại, ta có thể điều hòa nó cho phù hợp.
Vả lại, tham- sân- si- mạn- tà có hại cho cuộc sống nói chung chứ nào chỉ hại riêng với trading.
Chẳng qua trong trading cái hại hiện lên rõ ràng hơn, cụ thể hơn thôi… Cũng nhờ trading mà tôi hiểu hơn về chúng, và sửa mình được nhiều hơn :D


Em nhớ ko nhầm thì BC đã từng nói: Traders là những kẻ cô đơn nhất thế giới..
Anh thấy đúng thế thật.
Có lẽ vì trading là công việc trí óc rất căng thẳng, lại mang tính cá nhân rất cao, nên cần yên tĩnh và cô đơn để dễ tập trung và tránh bị ảnh hưởng ?

Nhưng anh cũng thấy trader rất cần cộng đồng để chia sẻ cảm nghĩ, để trao đổi thông tin học hỏi lẫn nhau,…
Những tổ chức giàu mạnh nhất TG còn sai lầm thường xuyên, thì chẳng cá nhân nào đủ sáng suốt và mạnh mẽ để đúng mãi.
Vì thế thật may mắn cho trader nào có một nhóm bạn thân thiết trong công việc, phải không ?

Tuy tung loai trader thoi....

Trader trong một tổ chức, và trade bằng tiền người khác, thì chẳng cô đơn chút nào nhỉ ?
 
Last edited by a moderator:
Anh thấy đúng thế thật.
Có lẽ vì trading là công việc trí óc rất căng thẳng, lại mang tính cá nhân rất cao, nên cần yên tĩnh và cô đơn để dễ tập trung và tránh bị ảnh hưởng.

Nhưng anh cũng thấy trader rất cần cộng đồng để chia sẻ cảm nghĩ, để trao đổi thông tin học hỏi lẫn nhau,…
Đó là lý do vì sao anh em VCHN liên tục off bác ợ...:D
 
Đó là lý do vì sao anh em VCHN liên tục off bác ợ...:D
Cần xem lại việc ọp ẹp của vchn chú nhể. Có vài tay chém gió mà sụp hầm thị trường ngàn tỷ thì kinh quá. Đặc biệt là chủ tỵt, thò tay vào con nào là con đó ầm ỹ kèn trống ra đồng, khứa khứa... Đề nghị chủ tỵt kiềm chế trong hành vi...
 
Là người thì làm sao gạt bỏ cảm xúc được ?
Giả sử có được thì lại thành robot rồi, không vui sướng nữa thì sống cũng chẳng ham, trade cũng chẳng để làm gì…

Tôi thích khái niệm “điều hòa” cảm xúc hơn: nếu ta hiểu cảm xúc nào có hại, hoặc tới mức nào thì có hại, ta có thể điều hòa nó cho phù hợp.
Vả lại, tham- sân- si- mạn- tà có hại cho cuộc sống nói chung chứ nào chỉ hại riêng với trading.
Chẳng qua trong trading thì cái hại nó hiện lên rõ ràng hơn, tác hại cụ thể hơn thôi…
Cũng nhờ trading mà tôi hiểu hơn về chúng, và sửa mình được nhiều hơn :D

Nhưng anh cũng thấy trader rất cần cộng đồng để chia sẻ cảm nghĩ, để trao đổi thông tin học hỏi lẫn nhau,…
Những tổ chức giàu mạnh nhất TG còn sai lầm thường xuyên, thì chẳng cá nhân nào đủ sáng suốt và mạnh mẽ để đúng mãi.
Vì thế thật may mắn cho trader nào có một nhóm bạn thân thiết trong công việc, phải không ?

Trader trong một tổ chức và trade bằng tiền người khác, thì chẳng cô đơn chút nào nhỉ ?

Giữa muôn người vẫn có thể cô đơn. Một mình trên núi vẫn có thể đầy đủ. Cảm xúc nếu cho rằng chỉ do khách quan đem lại thì chưa đủ ...

Trong thiền có khái niệm khởi tâm. Đôi khi cần sự tiết chế của khách quan (cho nên có khái niệm về giới), nhưng cũng có thể hoàn toàn là do chủ quan. Để khởi tâm thiện (theo nghĩa nó là tích cực, không phải nghĩa thiện ác ngoài đời) đôi khi chỉ cần nhìn sâu vào cảm xúc là đủ - không trốn chạy, cũng không để bị chìm đắm.

Nếu biết chơi trong sợ hãi thì bất lợi, vậy sao còn phải sợ hãi hay căng thẳng :))

Là em cũng chia sẻ câu chuyện hay hay của cụ, không hẳn là nói về riêng em hay cụ hay bất cứ ai ...
 
Back
Top