Để có cái nhìn toàn diện hơn về những biến động vĩ mô trong thời gian qua, chúng ta cùng nhau xem lại nguyên nhân, diễn biến, con đường đi qua khủng hoảng của các quốc gia châu Á và Nam Mỹ thời gian 1999 -2002.
Em sưu tầm một số nội dung liên quan đến khủng hoảng tài chính và cập nhật để mọi người cùng đọc và nhìn nhận đối chiếu với những gì Việt Nam đang mắc phải. Hy vọng chúng ta sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề này.
NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á 1997
Cho đến nay khi bàn luận về nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng nhiều nhà kinh tế vẫn đưa ra các ý kiến khác nhau song tựu trung lại các nhà kinh tế đều nhận định khủng hoảng Châu Á bắt nguồn một phần từ chính Chính sách kinh tế sai lầm của các nước Châu Á do sự tự mãn thái quá của các Chính phủ trong việc phòng ngừa rủi ro có thể xảy đến cho nền kinh tế.
Vào năm 1997, ở nhiều nước Châu Á, quá trình phát triển thần kỳ châu Á đã nhường đường cho cuộc khủng hoảng châu Á, một sự thay đổi đột ngột từ tăng trưởng cao xuống suy thoái sâu sắc. Bốn nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng, đó là Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan.
Vào thời điểm cuộc khủng hoảng xảy có rất ít cảnh báo đến từ phía các nhà kinh tế đối với sự tăng trưởng mất cân đối của các nước trên. Mặc dù cho đến hiện nay, nhiều nhà kinh tế cho rằng cuộc khủng hoảng này có thể tiên đoán được, và những nền kinh tế châu Á này vào thời kỳ đó đang gánh chịu nhiều vấn đề nghiêm trọng suất phát từ những khiếm khuyết trong mô hình tăng trưởng mà không sớm thì muộn những khiếm khuyết này cũng sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng.
Trong nhiều năm trước cuộc khủng hoảng, 4 nước này đã bị thâm hụt nhiều về cả thương mại lẫn tài khoản vãng lai. Vào năm 1996, 3 trong 4 nước này đã bị thâm hụt thương mại nhiều. Và cả 4 bị thâm hụt tài khoản vãng lai, đi từ 3,3% GDP ở Indonesia đến 8,5% GDP ở Thái Lan.
Thâm hụt nhiều về thương mại hay tài khoản vãng lai thường là dấu hiệu nguy hiểm, cho thấy cần phải điều chỉnh kinh tế vĩ mô, và có thể bao gồm sự giảm giá nội tệ. Tuy nhiên, cho đến trước cuộc khủng hoảng các nước trên vẫn cho rằng thâm hụt thâm hụt thương mại không đáng quan ngại và bỏ qua tín hiệu cảnh báo này.
Trong kinh tế học vĩ mô, cán cân thương mại bằng tiết kiệm tư nhân cộng tiết kiệm nhà nước trừ đi tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Do đó, một sự thâm hụt thương mại có thể do 3 nguyên nhân nền tảng gây ra là tiết kiệm tư nhân thấp, Chính phủ chi tiêu quá mức, hay nói cách khác là thâm hụt ngân sách, đầu tư cao.
Các nước trên đều cho rằng thâm hụt thương mại của nước họ xuất phát chủ yếu từ mức đầu tư cao nên không cần phải lo lắng: đầu tư cao có nghĩa là sản lượng cao trong tương lai và do đó có khả năng hoàn trả trong tương lai.
Vào năm 1996, tỷ lệ đầu tư trên GDP nằm trong khoảng từ 30,8% ở Indonesia đến 41,7% ở Thái Lan. (Để so sánh, tỷ lệ đầu tư trên GDP ở Mỹ năm 1996 là 15%). Ở cả 4 nước, chính phủ cũng đang có thặng dư ngân sách. điều này có nghĩa là nguyên nhân trực tiếp của thâm hụt thương mại là đầu tư cao chứ không phải tiết kiệm thấp. Tuy nhiên tỷ lệ đầu tư cao này thực ra không phải là những tin tốt lành như hầu hết các nha hoạch định chính sách tại các nước này công bố. Về dài hạn tăng trưởng của một quốc gia không thể dựa vào chỉ một mình tăng trưởng vốn đầu tư.
Điều quyết định tỷ lệ tăng trưởng của một nước trong dài hạn chính là tốc độ tiến bộ công nghệ của nước đó khiến cho việc gia tăng sản lượng hàng hóa trở nên bền vững. Một nước mà không có tiến bộ công nghệ thì không thể duy trì tăng trưởng dương mãi mãi. Tuy nhiên tại thời điểm năm 1997 các nước trên đã tham gia vào một cuộc đua tốc độ tăng trưởng trong ngắn hạn bằng việc sẵn lòng đầu tư một cách dồn dập và bất chấp hiệu quả. Điều này giống như một quả bóng bị bơm căng và việc quả bóng này bị nổ là điều hoàn toàn dự đoán trước được.
Gia tăng đầu tư vô tội vạ khiến cho các dự án đầu tư ngày càng trở nên kém hiệu quả và rủi ro nhưng các nhà đầu tư cả trong lẫn ngoài nước vẫn sẵn lòng đầu tư bởi vì họ lạc quan vào một tương lai tươi đẹp do Chính phủ vẽ nên. Các ưu đãi của Chính phủ đã ru ngủ các nhà đầu tư khiến họ cảm thấy chính phủ sẽ cứu họ nếu đầu tư trở nên xấu đi. Vào năm 1997 khi các nhà đầu tư nước ngoài mất lòng tin vào Chính phủ các nước vànhận ra vấn đề của các nước châu Á, họ quyết định vốn ồ ạt và châm ngòi cho cuộc khủng hoảng.
Các bác có thấy mấy nét tương đồng Việt Nam không nhỉ:
- Thâm hụt cán cân thương mại
- Tỷ lệ tiết kiệm thấp
- Tỷ lệ đầu tư trên GDP cao (đầu tư vô tội vạ)
- Không có tiến bộ về công nghệ
...còn tiếp...
Em sưu tầm một số nội dung liên quan đến khủng hoảng tài chính và cập nhật để mọi người cùng đọc và nhìn nhận đối chiếu với những gì Việt Nam đang mắc phải. Hy vọng chúng ta sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề này.
NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á 1997
Cho đến nay khi bàn luận về nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng nhiều nhà kinh tế vẫn đưa ra các ý kiến khác nhau song tựu trung lại các nhà kinh tế đều nhận định khủng hoảng Châu Á bắt nguồn một phần từ chính Chính sách kinh tế sai lầm của các nước Châu Á do sự tự mãn thái quá của các Chính phủ trong việc phòng ngừa rủi ro có thể xảy đến cho nền kinh tế.
Vào năm 1997, ở nhiều nước Châu Á, quá trình phát triển thần kỳ châu Á đã nhường đường cho cuộc khủng hoảng châu Á, một sự thay đổi đột ngột từ tăng trưởng cao xuống suy thoái sâu sắc. Bốn nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng, đó là Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan.
Vào thời điểm cuộc khủng hoảng xảy có rất ít cảnh báo đến từ phía các nhà kinh tế đối với sự tăng trưởng mất cân đối của các nước trên. Mặc dù cho đến hiện nay, nhiều nhà kinh tế cho rằng cuộc khủng hoảng này có thể tiên đoán được, và những nền kinh tế châu Á này vào thời kỳ đó đang gánh chịu nhiều vấn đề nghiêm trọng suất phát từ những khiếm khuyết trong mô hình tăng trưởng mà không sớm thì muộn những khiếm khuyết này cũng sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng.
Trong nhiều năm trước cuộc khủng hoảng, 4 nước này đã bị thâm hụt nhiều về cả thương mại lẫn tài khoản vãng lai. Vào năm 1996, 3 trong 4 nước này đã bị thâm hụt thương mại nhiều. Và cả 4 bị thâm hụt tài khoản vãng lai, đi từ 3,3% GDP ở Indonesia đến 8,5% GDP ở Thái Lan.
Thâm hụt nhiều về thương mại hay tài khoản vãng lai thường là dấu hiệu nguy hiểm, cho thấy cần phải điều chỉnh kinh tế vĩ mô, và có thể bao gồm sự giảm giá nội tệ. Tuy nhiên, cho đến trước cuộc khủng hoảng các nước trên vẫn cho rằng thâm hụt thâm hụt thương mại không đáng quan ngại và bỏ qua tín hiệu cảnh báo này.
Trong kinh tế học vĩ mô, cán cân thương mại bằng tiết kiệm tư nhân cộng tiết kiệm nhà nước trừ đi tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Do đó, một sự thâm hụt thương mại có thể do 3 nguyên nhân nền tảng gây ra là tiết kiệm tư nhân thấp, Chính phủ chi tiêu quá mức, hay nói cách khác là thâm hụt ngân sách, đầu tư cao.
Các nước trên đều cho rằng thâm hụt thương mại của nước họ xuất phát chủ yếu từ mức đầu tư cao nên không cần phải lo lắng: đầu tư cao có nghĩa là sản lượng cao trong tương lai và do đó có khả năng hoàn trả trong tương lai.
Vào năm 1996, tỷ lệ đầu tư trên GDP nằm trong khoảng từ 30,8% ở Indonesia đến 41,7% ở Thái Lan. (Để so sánh, tỷ lệ đầu tư trên GDP ở Mỹ năm 1996 là 15%). Ở cả 4 nước, chính phủ cũng đang có thặng dư ngân sách. điều này có nghĩa là nguyên nhân trực tiếp của thâm hụt thương mại là đầu tư cao chứ không phải tiết kiệm thấp. Tuy nhiên tỷ lệ đầu tư cao này thực ra không phải là những tin tốt lành như hầu hết các nha hoạch định chính sách tại các nước này công bố. Về dài hạn tăng trưởng của một quốc gia không thể dựa vào chỉ một mình tăng trưởng vốn đầu tư.
Điều quyết định tỷ lệ tăng trưởng của một nước trong dài hạn chính là tốc độ tiến bộ công nghệ của nước đó khiến cho việc gia tăng sản lượng hàng hóa trở nên bền vững. Một nước mà không có tiến bộ công nghệ thì không thể duy trì tăng trưởng dương mãi mãi. Tuy nhiên tại thời điểm năm 1997 các nước trên đã tham gia vào một cuộc đua tốc độ tăng trưởng trong ngắn hạn bằng việc sẵn lòng đầu tư một cách dồn dập và bất chấp hiệu quả. Điều này giống như một quả bóng bị bơm căng và việc quả bóng này bị nổ là điều hoàn toàn dự đoán trước được.
Gia tăng đầu tư vô tội vạ khiến cho các dự án đầu tư ngày càng trở nên kém hiệu quả và rủi ro nhưng các nhà đầu tư cả trong lẫn ngoài nước vẫn sẵn lòng đầu tư bởi vì họ lạc quan vào một tương lai tươi đẹp do Chính phủ vẽ nên. Các ưu đãi của Chính phủ đã ru ngủ các nhà đầu tư khiến họ cảm thấy chính phủ sẽ cứu họ nếu đầu tư trở nên xấu đi. Vào năm 1997 khi các nhà đầu tư nước ngoài mất lòng tin vào Chính phủ các nước vànhận ra vấn đề của các nước châu Á, họ quyết định vốn ồ ạt và châm ngòi cho cuộc khủng hoảng.
Các bác có thấy mấy nét tương đồng Việt Nam không nhỉ:
- Thâm hụt cán cân thương mại
- Tỷ lệ tiết kiệm thấp
- Tỷ lệ đầu tư trên GDP cao (đầu tư vô tội vạ)
- Không có tiến bộ về công nghệ
...còn tiếp...
Last edited by a moderator: