Bình luận Giao dịch hàng ngày_Đất nước đã bao giờ đẹp thế này chưa !!

Status
Not open for further replies.
Hình như lâu rồi em không nhìn MACD nữa, dù trước vẫn dùng :1:
Ca này khó mợ ạ, chart chỉ dùng được đôi chút, như bác Chim còn chật vật kìa.
Em nghĩ cách tạo đáy của phần lớn CP đều giống nhau, khi thanh khoản cạn kiệt.
Ào ào nháo nhào thì giống với cào cao hơn :4:
ngắn hạn thì khó thật nhưng dài hơn chút tính bằng tuần thì vẫn dùng được. lần trước cú bull tới 24 đã nghĩ chart vứt đi , xong vẫn được. lần này lại chờ xem vụ macd có đúng kg. mình cũng ít để í macd nhưng nếu in out thì vẫn view cùng các loại khác.
Riêng sbt thì kg chơi nhưng thấy mọi người hay nhắc tới thì để í xem nó có vận động có theo chart kg thôi
 
Mùa đông Matxcova nhìn lãng mạn quá, chưa được đi Nga lần nào hic
8-4-1340470.jpg

https://dulich.tuoitre.vn/matxcova-ngoai-kia-tuyet-roi-day-20180206110530203.htm
 
Lượm bên nhà Thuân béo :cute_smiley85:

XU HƯỚNG ĐẦU TƯ NGÀNH 2018: Hôm nay mới có thời gian tóm tắt một số điểm quan trọng về thuyết trình của StoxPlus tại Hội thảo M&A cho 150 nhà đầu tư đồng tổ chức với Singapore Business Group:

1. Xu hướng đầu tư: bên cạnh các ngành truyền thống là "consumerism" vẫn sôi động nhất cho NĐTNN thì xu hướng trong năm tới 2018 và các năm tới đây sẽ là renewable energy/năng lượng tái tạo (mặt trời và điện gió; nông nghiệp Agribusiness và 3F (Feed-Farm-Food); hạ tầng cứng và mềm và Utilities.

Đơn cử nếu nhìn vào danh mục các dự án Renewable Engery đã cấp phép của Việt Nam sau khi Chinh phủ nâng giá lên US$9.35 cents/kwh cho điện mặt trời thì tổng vốn đầu tư cần cho Việt Nam sẽ khoảng 6-7 tỷ USD. Các chủ đầu tư trong nước chắc chắn sẽ cần tìm vốn và công nghệ của NĐT nước ngoài vì chủ yếu họ có vốn "quan hệ"!

Hoặc ngành cấp nước của Việt Nam sẽ là ngành sẽ rất hot vì ngành này đang rất có lãi cao và có nhiều cơ hội từ việc cải thiện và tư nhân hóa các công ty cấp nước địa phương. Hiện nay lượng tiêu thụ nước ở VN, kể cả các thành phố còn rất thấp và hạ tang cần phải đầu tư nhiều, cho cả các khu công nghiệp lớn. Hiện chỉ mới 35% người Việt dùng tapped water!

2. Có nhiều thương vụ đã và sẽ thực hiện từ việc cổ phần hóa, thoái vốn (cả trên sàn) và tái cấu trúc DNNN. Thực tế chỉ hơn 500 DNNN sẽ cổ phần hóa nhưng vấn đề và cũng là cơ hội là Nhà nước vẫn sở hữu bình quân tới gần 40% trong các công ty đã cổ phần hóa và còn chi phối trong rất nhiều ngành! Chỉ tính riêng số vốn nhà nước từ các công ty đại chúng mà NN sở hữu trên 50% thì đã lên tới 45 tỷ USD. Các NĐT trong và ngoài nước sẽ còn tranh nhau miếng bánh này trong vòng 5-10 nữa! Tiến trình này dài hơn quá trình tư nhân hoá bên nước Nga những năm 90s của Putin nhiều!

3. Các ngành như ngân hàng, tài chính tiêu dùng và đặc biệt là thương mại và thanh toán điện tử sẽ cũng trở lại khi mà ngành ngân hàng vẫn cần 3-5 năm nữa để "dọn dẹp" tiếp và cho KHÔNG ĐỒNG exit.

Với tài chính tiêu dùng và e-payment, cả thị trường tập trung phát triển cho vay cá nhân không đảm bảo trong khi mà trả góp qua kênh POS với Thế giới Di Động, FPT Shop, Nguyễn Kim, v.v. đã hết đất diễn. Nhất là thanh toán điện tử và trung gian thanh toán - vì sau 10 năm trước là giai đoạn khởi sự và chọn lọc và giờ giá trị Gross Merchandise Value qua các e-payment platform tăng gần gấp đôi mỗi năm do giới trẻ Việt Nam bắt đầu shopping thật thay vì đọc "đâm chém giết hiếp" và chatting trên mạng! Và các định chế tài chính muốn mở rộng sang cho các sản phẩm cá nhân, thẻ, doanh nhiệp siêu nhỏ, hộ gia đình thì không có cách nào khác là phải go online và phát triển được database để ứng dụng data analytics! Sẽ không có mô hình hàng trăm điểm bán lẻ hoặc outlets tư vấn tài chính cá nhân nữa...ông nào mở rộng rồi sẽ phải thu hẹp, MOMO là một case điển hình!!!!

4. Khác với mấy năm trước khi mà nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn không chỉ về tài chính và distressed cả về hoạt động, thì đinh giá các thương vụ M&A giờ đã trở lên đắt đỏ hơn. Số liệu của StoxPlus chỉ ra nó đắt hơn bình quân 50% cổ phiếu niêm yết cùng ngành và một số ngành có EV/EBITDA còn gấp đôi so với thị trường niêm yết! Đây là cơ hội tuyệt vời cho thoái vốn Nhà nước giải quyết ngắn hạn thâm hụt ngân sách, cho các ông chủ của công ty gia đình thực hiện sucession planning hoặc chuyển hướng kinh doanh qua việc chuyển nhượng cho chủ mới, nhất là nước ngoài!
anh tóm dùm em mỗi ngành 3 chữ cái với :cute_smiley20:
 
Cảm nhận cá nhân, khi có các cú rơi kiểu bầu Kiên hay biển Đông, chạy luôn phiên đầu thì đúng, nhưng k chạy kịp thì cũng k sao, còn cố chạy khi đã giảm 2, 3 phiên thì lõm là chắc, cốt lõi vẫn là tiền vay hay tiền thật, cổ loại gì. K biết lần này có đúng k?
Từ giờ đến Tết âm thì thị trường k có j để nói, các Anh muốn lên thì lên, muốn xuống cũng chả sao, cảm nhận khá an toàn và phụ thuộc nhiều vào bên ngoài.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top