Ví dụ của ma đầu Soros:
Lần đầu tiên tôi ứng dụng mô hình này là cú Conglomerate boom (sự bùng nổ các Tập đoàn), vào những năm cuối của thập kỷ 60. Tôi đã kiếm bộn tiền từ cả hai phía: Up & down.
Đây là những lập luận chủ yếu của tôi lúc đó:
- Yếu tố cốt lõi của cú Conglomerate boom là những nhận thức sai lầm đang thịnh hành thời đó. Đám đông nhà đầu tư đã ưa thích sự tăng trưởng EPS nhưng lại phớt lờ cách thức tăng trưởng phía sau là gì. Một vài doanh nghiệp đã thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận thông qua nghiệp vụ mua lại (acquisitions). Một khi thị trường bắt đầu tán thưởng cho những doanh nghiệp có hiệu quả tốt, thì nhiệm vụ của họ trở nên dễ dàng hơn: Doanh nghiệp có thể phát hành thêm cổ phiếu giá cao, rồi lấy tiền đó tài trợ cho nhiều nghiệp vụ mua lại khác.
- Chúng ta giả định rằng, tất cả các công ty liên quan đều có mức tăng trưởng lợi nhuận như nhau, nhưng cổ phiếu của công ty đi thâu tóm đang được chào bán ở mức giá gấp đôi so với công ty bị thâu tóm (at twice the earnings multiple). Về mặt lý thuyết, quá trình sẽ diễn ra như sau: Nếu quy mô công ty đi thâu tóm tăng gấp đôi thông qua nghiệp vụ mua lại, thì EPS và tỷ lệ tăng trưởng sẽ là 50%.
- Trong thực tế, những tập đoàn đầu tiên đạt được tốc độ tăng trưởng cao, đã được thị trường tán dương nhiệt liệt, biểu hiện thông qua các hệ số rất cao (High multipes). Một số tập đoàn đã mở đường cho sự bùng nổ này là những doanh nghiệp công nghệ cao, mà ở đó Ban lãnh đạo đã thừa nhận tốc độ tăng trưởng trong quá khứ không thể tồn tại mãi mãi, tiêu biểu như: Textron, Teledyne, Ling-Temco-Vought (sau này là LTV),... Những tập đoàn này bắt đầu tiến hành các nghiệp vụ mua lại ngày càng trần tục hơn (more mundane), nhưng, khi tốc độ tăng trưởng lợi nhuận gia tăng, các hệ số cũng tăng lên thay vì hạ thấp.
Thành công của họ đã lôi kéo một đám ăn theo tham gia trò chơi, bọn bắt chước, và sau đó, những thằng tầm thường nhất cũng cũng có thể đạt được hệ số cao bằng cách tiến hành thâu tóm bạo tay. Ví dụ, phần lớn thu nhập của Ogden được bắt nguồn từ kinh doanh phế liệu kim loại; tuy nhiên, các cổ phiếu được bán tại hơn hai mươi lần thu nhập ở đỉnh cao của nó. Thậm chí, thời đó, chỉ bằng cách hứa suông rằng: Kết quả sẽ tốt lên bằng cách sử dụng nghiệp vụ mua lại, một doanh nghiệp cũng có thể đạt được hệ số khá cao.
- Ban lãnh đạo đã sáng tạo ra những chiêu trò kế toán đặc biệt nhằm tăng cường tác động của nghiệp vụ mua lại. Họ cũng giới thiệu những thay đổi trong các công ty được mua lại, hợp lý hóa các hoạt động yếu kém, thanh lý tài sản không hiệu quả, và nói chung, tập trung vào việc làm tăng lợi nhuận ròng trong báo cáo kết quả kinh doanh. Thế nhưng, những thay đổi này lại kém quan trọng hơn so với tác động lên EPS của chính bản thân các vụ mua lại.
- Nhà đầu tư phản hồi cuồng nhiệt. Lúc đầu, kết quả của mỗi công ty được đánh giá dựa trên thành tích của riêng mình, nhưng dần dần các tập đoàn được công nhận là một nhóm. Một xu hướng mới của các nhà đầu tư nổi lên, THP cái gọi là go-go fund managers, hoặc gunslingers, những người đã phát triển mối quan hệ đặc biệt với Ban lãnh đạo của các tập đoàn. Đường dây trực tiếp với các nhà đầu tư đã được mở ra, gọi là "letter stock". Cuối cùng, các tập đoàn đã học được cách thức để quản lý giá cổ phiếu cũng như thu nhập của họ.
- Sự kiện theo trình tự mô tả trong mô hình của tôi. Hệ số tiếp tục mở rộng và cuối cùng thực tế không thể được duy trì như mong đợi. Ngày càng có nhiều người nhận ra quan niệm sai lầm của sự bùng nổ. Nghiệp vụ mua lại phải được diễn ra với quy mô lớn hơn để duy trì động lực, và cuối cùng nó cũng đã chạm tới các giới hạn về quy mô. Cao trào là sự kiện Saul Steinberg cố gắng mua lại Chemical Bank.
- Khi giá cổ phiếu bắt đầu giảm, suy thoái tự động gia tăng một cách mạnh mẽ. Những tác động tích cực của nghiệp vụ mua lại nhằm gia tăng EPS đã bị giảm đi, và cuối cùng thực hiện mua lại là một điều không thể xảy ra. Các vấn đề nội bộ đã được che giấu trong giai đoạn tăng trưởng bắt đầu lộ diện. Báo cáo thu nhập tiết lộ những bất ngờ theo chiều hướng tiêu cực. Các nhà đầu tư đã vỡ mộng và Ban lãnh đạo đã trải qua cuộc khủng hoảng riêng của họ. Tình hình đã trầm trọng hơn do suy thoái kinh tế, và rất nhiều các tập đoàn đã tan rã. Các nhà đầu tư đã chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận những điều tồi tệ nhất, và một số trường hợp tồi tệ nhất đã thực sự xảy ra. Với một số người còn lại, thực tế hóa ra là tốt hơn so với kỳ vọng ban đầu, và cuối cùng tình hình đã ổn định trở lại với các công ty còn sống sót; với sự quản trị mới, từ từ họ đã thoát ra khỏi đống đổ nát.