Thảo luận Các góc nhìn định giá một Doanh nghiệp tiềm năng của Mèo Béo

Đầu tư lâu dài như chọn người yêu :10:/ đối tác làm ăn. Cơ bản là em có thấy hpg thực sự tốt và phù hợp với em (nguồn tiền, khả năng chịu rủi ro, lãi lỗ kỳ vọng...) không còn người khác đánh giá khen chê thế nào thì cứ bỏ qua 1 bên.
Em đừng bao giờ mua cp chỉ vì chuyên gia hay anh A chị B khen tốt vì như vậy sẽ không bao giờ có niềm tin và đủ tự tin để giữ được hàng trong lúc khó khăn ngược gió. Chỉ có tự mình tìm hiểu, đánh giá kỹ lưỡng và thông qua những cái đó xây dựng đủ niềm tin và tự tin để cầm hàng lâu dài được.
Dạ em cảm ơn anh Chimnon ạ !
 
Em chào Anh Sutj và các Anh ạ, Anh có thể làm ơn cho e xin nhận đinh của Anh về PC1 và định giá của Anh được không ạ, em cám ơn Anh rất nhiều
 
Tản mạn ý tưởng đầu tư cho Q3-Q4.....
1. BDS KCN: Nam: BCM - Bắc: VGC
Không phải từ bây giờ 2 cái tên hot của dòng BDS KCN mới được xướng tên, với cách làm nhanh, quyết liệt trong việc thực hiện dự án đang tạo tiền đề để 2 DN này tận dụng được dòng vốn rót vào VN dù vốn đăng ký không tăng trưởng nhiều nhưng vốn thực hiện lại đang tăng khá tốt.
Tỷ lệ lấp đầy vẫn ở mức thấp giúp 2 DN này còn dư địa cho thuê khá tốt.
VND vẫn là đồng tiền giảm giá thuộc top thấp nhất TG so với USD nên dòng vốn đầu tư vẫn rót vào đều đặn
2. Dòng Bán lẻ: DGW - FRT
Dù không còn ở mức tăng trưởng bằng lần và tiềm năng tăng giá x lần nhưng đây vẫn là 2 cơ hội đầu tư tiềm năng trong giai đoạn khó khăn của Market. Ngoài ra còn có ngành du lịch hồi sinh mạnh mẽ nhưng size đều rất bé không phù hợp nên không xướng tên.
Q3 và cuối năm luôn là mùa làm ăn dòng bán lẻ, Quý 3 là mùa tựu trường. DGW đã đặt kế hoạch tăng trưởng tới 87% trong Q3 là con số ấn tượng nếu hoàn thành.
Long châu vẫn mở rộng chuỗi cửa hàng mạnh mẽ và hứa hẹn gặt hái thành quả trong tương lai, ngắn hạn ICT sẽ là bầu sữa nuôi dưỡng.
3. Bank: STB
Đại diện bank cá nhân chỉ ưa thích STB vì nhiều lý do, có lẽ Quý 4 và 2023 là thời điểm cho con tàu STB giăng buồn vượt sóng lớn
.......................................
Sorry anh Sụt em bị tắt thông báo trên app 2 tháng nay :v, chưa khắc phục được


Sent from my iPhone using Tapatalk
 
10 năm qua, bán lẻ luôn tạo ra siêu cổ phiếu chất lượng, từ MWG, PNJ, DGW, FRT.... lý do tại sao?
Có thể nói phần lớn đến từ cơ cấu dân số vàng ở độ tuổi đẹp nhất 18-40; Sức mua, tiêu dùng của độ tuổi này cũng rất cao.
Vậy 10 năm tới đây, khi nhóm 30-40 đều đã ở độ tuổi của 45-50 thì nhóm cổ phiếu nào có thể có nhiều cơ hội tạo ra các siêu cổ phiếu.
1 nhóm xác suất cực cao đó là y tế và chăm sóc sức khỏe
 
Thị trường đã đạt đáy hay chưa?
(Bài viết nặng về phân tích đồ thị) ——————
- Thị trường chứng khoán Mỹ đang có một đợt phục hồi (rally) dài nhất kể từ đầu năm 2022. Chỉ số SP500 tăng hơn 18% kể từ đáy giữa tháng 6, hiện tại đang đóng ở con số 4300.
Về mặt kỹ thuật (technically), chỉ cần SP500 tăng thêm 2% nữa (tổng cộng 20%) đạt ngưỡng 4400 là có thể được xem đã bước sang chu kỳ tăng điểm mới (nghĩa là: đã phục hồi hoàn toàn và đáy hồi tháng 6 là cái đáy sau cùng).
Nhưng đó chỉ là về mặt kỹ thuật, còn về lý thuyết nền tảng (fundamental) và vĩ mô (macro) thì định nghĩa của ‘phục hồi’ có chút khác biệt. Theo đó, chúng ta có 2 loại ‘phục hồi’ chính: phục hồi từ từ (Gradual) và phục hồi cấp tốc (Spike).
- Phục hồi từ từ (Gradual) xảy ra khi thoả mãn 2 điều kiện sau: 1/Thị trường phải thử lại (re-test) đáy thêm 1 hoặc nhiều lần trong một giai đoạn nhất định trước khi đi lên từ đó. (Cái này bạn nào có nghiên cứu về Wyckoff Consolidation là rõ nhất, có cơ hội mình sẽ giới thiệu về lý thuyết này). 2/Nguyên nhân của đợt phục hồi phải là sự ‘kiệt quệ’ của lực ba'n (selling exhausted), hết người ba'n làm cho giá cả tìm được điểm hỗ trợ và phục hồi từ đó.
- Phục hồi cấp tốc (Spike) xảy ra với 2 điều kiện hoàn toàn ngược lại:
1/Thị trường phục hồi nhưng không bao giờ thử lại (re-test) đáy. (Chạm đáy một lần và lên luôn từ đó, ví dụ đợt thị trường sụp đổ vì dịch covid tháng 3/2020 là điển hình nhất).
2/Sự phục hồi này phải được gây ra bởi một yếu tố vĩ mô (catalyst news), cụ thể là sự thay đổi về chính sách của FE'D (còn gọi là FE'D Pivot). Cũng với ví dụ đợt phục hồi sau covid, khi đó FE'D tung một gói cứu trợ thị trường khổng lồ chưa từng có trong lịch sử đồng thời cắt lãi suất xuống zero. Thị trường sau đó chỉ cần vài tháng là thiết lập được đỉnh mới (ATH). Ví dụ của 2 loại ‘phục hồi’ trên trong hình đính kèm. ——————
- Như vậy, đợt rally hiện tại của SP500 có thể được xếp vào loại nào trong 2 loại kể trên?
- Không có re-test nên tuyệt nhiên không phải là phục hồi từ từ (Not Gradual), chỉ còn có thể là phục hồi cấp tốc (Spike) Nhưng nếu nói là phục hồi cấp tốc thì nó vẫn thiếu một ‘thành tố’ quan trọng nhất đó là FE'D Pivot: FE'D vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi chính sách lãi suất của họ, FE'D hiện tại không đứng về phía thị trường (như hồi đối phó với đại dịch); ngược lại, thị trường đang ‘đối chọi’ với FE'D để tìm lẽ sống cho chính nó. Do đó, nếu không có sự ‘xác nhận’ của FE'D thông qua một thay đổi về chính sách, sẽ là một sự bất cẩn tai hại nếu cho rằng chúng ta đã phục hồi hoàn toàn.
- Lập luận trên chỉ ra rằng, đợt phục hồi hiện tại mà thị trường đang ‘hưởng thụ’ không gì hơn ngoài một đợt ‘bear market rally’ (nghĩa là phục hồi nhẹ trong môi trường bear market).
- Có thể bạn sẽ thắc mắc phục hồi tới 18-20% mà bảo nhẹ cái gì? Thực tế, những đợt phục hồi nhẹ như thế này là không hiếm nếu nhìn vào các đợt sụt giảm của thị trường trước đây.
Ví dụ: 1/ Vào thời điểm Dot Com bubble (2000) thị trường trước khi thật sự chạm đáy đã có tổng cộng 4 đợt phục hồi nhẹ (bear market rally) lần lượt tăng điểm là: 11%, 22%, 25% và 25%. Nếu để ý sẽ thấy càng về sau thì sự ‘phục hồi nhẹ’ ấy càng xảy ra với cường độ mạnh hơn. Nhưng điều đáng sợ hơn là những đợt ‘sập trở lại’ (pull-back) ngay sau đó cũng một kiểu cường độ tăng dần như vậy: -22%, -28%, -35% và -18% là đợt pull-back sau cùng (là đáy đó người ơi) trước khi thị trường phục hồi hoàn toàn.
2/ Thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 cũng có khoảng 4 đợt phục hồi nhẹ với con số tăng lần lượt: +15%, +10%, +20% và +27%. Pull-back ngay sau các đợt rally đó tương ứng là: -17%, -36%, -26% và -30% (đợt giảm sau cùng này mới là đáy thật sự). - Tại thời điểm ‘bear market’ hiện tại chúng ta đã có cả thẩy 3 đợt phục hồi nhẹ (kể từ đầu năm), tương ứng: +9%, +13%, và +18%. So sánh với 2 ví dụ kể trên thì vẫn còn ít ỏi lắm. Nhưng có một điểm tương đồng là càng về sau thì rally càng mạnh hơn, và pull-back (‘sập lại’) ngay sau đó cũng như vậy. Hai lần pull-back gần nhất tương ứng giảm: -10% và -18%. Không biết đợt pull-back tiếp theo (nếu thật sự xảy ra) sẽ là con số âm bao nhiêu % đây? Nếu có, chắc chắn nó sẽ không dễ thở với nhiều người trong chúng ta.
- Tóm lại, không ai có thể nhìn trước tương lai, càng không ai có đủ khả năng để khẳng định hiện tại thị trường đã hết ‘bear market’ hay chưa. Tất cả chỉ là xác suất và không có gì là chắc chắn, nên nếu bạn thấy ai cứ khăng khăng khẳng định một điều gì đó về thị trường, khả năng cao là họ đang đoán mò mà thôi.
- Có câu nói: ‘Don’t fight the FE'D’ (Dịch: Đừng chống lại ngân hàng trung ương). Cho đến khi FE'D đưa ra chỉ dấu nghiêm túc về sự thay đổi trong chính sách lãi suất (legitimate pivot) của họ (cụ thể là chuyển hướng từ đối phó lạm phát sang đối phó suy thoái), và cho đến khi chúng ta thấy rủi ro về suy thoái không còn nữa, thì mọi đợt rally trước đó vẫn chỉ là ngắn hạn và tạm bợ. Mọi giao dịch của người đầu tư như chúng ta cũng nên giữ một lập trường và mindset như thế.
Source: A3mlem
upload_2022-8-17_19-42-33.png
 
Quan điểm cá nhân về TT giai đoạn hiện tại---------------
1. TT vẫn đang ở sóng hồi trong giai đoạn downtrend.
2. Sóng hồi đã kết thúc chưa => khả năng nhịp chỉnh này ngắn và sẽ hồi phục tiếp
3. Bao giờ TT tạo đáy => Khi nào Fed quay xe không còn tăng lãi suất nữa, các nền kinh tế bắt đầu tung các chương trình kích thích để nền kinh tế chuyển từ giai đoạn thu hẹp sang giai đoạn phục hồi
4. TT hồi phục mạnh => Trong các nhịp giảm của TT không thiếu các pha hồi phục > 20%; Giai đoạn này có thể dòng tiền trong xã hội sau 1 thời gian dài bơm tiền vẫn còn mạnh => sẽ suy yếu dần.
5. Giai đoạn TT đi xuống luôn là giai đoạn tìm kiếm các công ty có thể chống chịu rủi ro tốt, giành được thị phần và tiềm năng trở thành các cổ phiếu hàng đầu trong giai đoạn phục hồi
299109641_10218197688612031_4228267352258904312_n.jpg
 
NT2: Phòng thủ liệu có phải là tấn công trong giai đoạn hiện tại ( bài viết hơi muộn so với diễn biến giá CP)
Tiềm năng tổng quan khái quát qua các bức hình sau:
1. Tình hình nợ vay về mức không còn ảnh hưởng KQKD
upload_2022-9-19_10-52-2.png
2. Thay đổi về chất trong KQKD
upload_2022-9-19_10-52-45.png
3. NVL đầu vào xu hướng giảm
upload_2022-9-19_10-53-9.png

4. Tiềm năng 2023
Lanila có thể tiếp tục kéo dài hết năm 2022, Năm 2023 cos lẽ là câu chuyện của Elnino và khi đó điện khí sẽ được huy động tốt hơn
Sau đại tu, công suất NT2 tăng thêm 24mw
 
Đầu vào NT2 giảm
NT2 tiểu tu từ 1/9 đến 13/9
trong 2 ngày 14-15/9 NT2 vẫn chạy đc 67.43 triệu Kwh
15 ngày còn lại T9 ước chạy thêm đc 180 triệu kwh
nếu lấy theo giá điện tháng 8/2022: Doanh thu tháng 9 khoảng 521 tỷ
doanh thu quý 3 khoảng 2060 tỷ đồng
lợi nhuân nếu theo biên lãi quý 2 thì Lợi nhuận khoảng 280 tỷ
Đi ngang với Quý 3/2021 nhưng triển vọng quý 4/2022 lợi nhuận sẽ gấp 3 lần-3.5 lần
triển vọng 2023 sẽ sáng hơn
Hiện tài sản cố định của NT2 đang còn 3000 tỷ
khấu hao mỗi quý là 300 tỷ
như vậy Nt2 còn hơn 2 năm nữa sẽ hết khấu hao
khi đó lợi nhuận sẽ tăng thêm mỗi quý 300 tỷ
NT2 còn 400 tỷ tỷ giá
EVN sẽ trả lại trong 2022-2023
kỳ vọng ghi nhaanjn 2022 khoảng 200 tỷ
nếu vậy con số lợi nhuận Q4 có thể gấp 5 lần cùng kỳ
 
Anh Sutj cho e hỏi chút là cái EVN trả lại đó thì ghi nhận cho pow hay nt2 ạ, vì khi đưa NT2 vào hoạt động thì chưa có cái hợp đồng PPA với evn, k biết pow hay nt2 hưởng lợi ạ. Em cám ơn Anh
 
Anh Sutj cho e hỏi chút là cái EVN trả lại đó thì ghi nhận cho pow hay nt2 ạ, vì khi đưa NT2 vào hoạt động thì chưa có cái hợp đồng PPA với evn, k biết pow hay nt2 hưởng lợi ạ. Em cám ơn Anh
Của NT2 thì NT2 hưởng lợi chứ
 
Back
Top