Chủ đề tuần: BDS Khu công nghiệp - Phần 1
______________________
LỢI THẾ của Việt Nam trong phát triển khu công nghiệp
Chi phí hoạt động thấp và nhiều ưu đãi về thuế sẽ là nhân tố giúp Việt Nam hấp dẫn. Dù giá thuê đất khu công nghiệp tại Việt Nam tăng mạnh từ năm 2019, nhưng với mức giá 108 USD/m2/kỳ thuê tại quý I/2021 vẫn là mức thấp thứ hai trong khu vực, chỉ cao hơn giá thuê đất tại Myanmar. Tại Việt Nam, lương công nhân thấp hơn nhiều so với Thái Lan và Malaysia. Trong khi đó, chỉ có Indonesia có mức giá điện thấp hơn so với Việt Nam
Chính sách thu hút: Việt Nam đã cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ mức 22% xuống mức 20% vào năm 2016 cho tất cả các công ty trong nước và nước ngoài để tăng cường thu hút sản xuất. Ngoài ra, các công ty tại các khu công nghiệp còn được hưởng các ưu đãi khác như miễn/giảm thuế và miễn thị thực. Các ưu đãi thuế phổ biến dành cho các công ty ở các khu công nghiệp bao gồm miễn thuế trong 2 đến 4 năm, giảm thuế trong 3 đến 15 năm và miễn thuế nhập khẩu. Các chiến lược ưu đãi cho FDI, đồng bộ phát triển hạ tầng, mạng lưới giao thông nhằm kết nối các KCN, cụm kinh tế, thuận tiện trong điều phối giao vận hàng hóa.
Vị trí địa lý tuyệt vời: Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với đường bờ biển dài hơn 3.000 km. Hàng năm hệ thống cảng biển Việt Nam thông quan tới 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Việt Nam chiếm giữ đường bờ biển phía đông của bán đảo Đông Nam Á và có chung đường biên giới trên bộ với Trung Quốc ở phía bắc và Lào và Campuchia ở phía tây. Đường bờ biển này giúp tiếp cận trực tiếp với Vịnh Thái Lan và Biển Đông, thuận tiện với giao thương quốc tế cả về đường biển và đường bộ
Đặc điểm phân bố dân cư: Mật độ dân số tập trung, nhất là khu đồng bằng, tạo điều kiện cho phát triển khu công nghiệp, nhất là xu thế KCN tiến ra biển ngày càng nở rộ. Địa phương có hệ thống giao thông đồng bộ, kết nối các cụm kinh tế và cảng tốt sẽ ngày càng phát triển.
Cơ cấu dân số trẻ: Việt Nam có dân số 90,73 triệu người (lớn thứ 13 trên thế giới), dự kiến sẽ tăng lên 100 triệu người vào năm 2020 với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 1,2%. 70% dân số trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ trẻ em phụ thuộc là 33%, tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc là 11%.
Vĩ mô và chính trị ổn định: tỷ giá và lãi suất rất hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển. Sau 40 năm hòa bình và phát triển, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến đầu tư tin cậy của nhiều quốc gia do sự ổn định và nhất quán về chính trị. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để các doanh nghiệp FDI lựa chọn đầu tư vào Việt Nam là vấn đề an ninh.
Độ mở của nền kinh tế: Hiện Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 172 quốc gia, ký kết 55 hiệp định đầu tư song phương và 58 hiệp định đánh thuế hai lần với các quốc gia và vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu hàng hóa.
Quỹ đất dồi dào: Tính đến cuối năm 2020, cả nước có 381 khu công nghiệp tổng diện tích quy hoạch 114.000ha. Định hướng trong 10 năm tới quy hoạch diện tích đất khu công nghiệp dự kiến tăng thêm 115.000ha, đạt 205.800ha, đặc biệt là các khu công nghiệp vệ tinh, các cụm kinh tế ven biển.
Nguồn: Face Trường