Thảo luận Các góc nhìn định giá một Doanh nghiệp tiềm năng của Mèo Béo

Sau phiên đầu tuần bà con có vẻ hoang mang từ thông tin ttck toàn cầu giảm, với cá nhân thì:
- Thích các đợt sale off để mua các cp mục tiêu với giá thích hợp
- ảnh hưởng tới tài chính toàn cầu thì còn quá sớm để kết luận cũng như với 1 cty như vậy là ko đủ ảnh hưởng lớn, có chăng hiệu ứng domino thì chuyện khác nhưng khả năng Chị Na sẽ sắp xếp ổn thỏa
 
em chào Anh Mèo ạ, Anh Mèo có view canh mã và ngành nào để mua khi hoảng loạn k ạ? e cám ơn Anh Mèo ạ
 
em chào Anh Mèo ạ, Anh Mèo có view canh mã và ngành nào để mua khi hoảng loạn k ạ? e cám ơn Anh Mèo ạ
Anh xem xét hướng vào các DN có bức tranh khả quan năm 2022. Đầu tư công cũng là 1 lựa chọn tốt
 
Em cám ơn Anh ạ, ý a Mèo là xi măng, nhựa đường phải không ạ?
Xi Măng cũng ổn; China đang thiếu hụt điện do chuyển đổi cơ cấu NLTT, giảm nhiệt điệt, các nhà máy sản xuất thép, xi măng, khoáng sản đang bị giảm công suất làm cho giá các mặt hàng này đang tăng, khả năng sắp tới có thiếu hụt nguồn cung. Đầu ngành chọn HT1, chất lượng sản phẩm nó tốt, nội địa vùng Nam bộ là trọng điểm đầu tư công với hàng loạt dự án cao tốc, sân bay, đường vành đai thì xi măng nó hưởng lợi nhất
Xuất khẩu HT1 cũng hưởng lợi như giả định trên. Anh cần quản trị rủi ro cho tốt khi market đang khó ở
Hãy theo dõi hành vi giá, khối lượng khi market hoảng loạn. Có vẻ như nó ko bị chi phối quá nhiều; tích lũy vùng 21-24 tương đối tốt
 
Em ca
Xi Măng cũng ổn; China đang thiếu hụt điện do chuyển đổi cơ cấu NLTT, giảm nhiệt điệt, các nhà máy sản xuất thép, xi măng, khoáng sản đang bị giảm công suất làm cho giá các mặt hàng này đang tăng, khả năng sắp tới có thiếu hụt nguồn cung. Đầu ngành chọn HT1, chất lượng sản phẩm nó tốt, nội địa vùng Nam bộ là trọng điểm đầu tư công với hàng loạt dự án cao tốc, sân bay, đường vành đai thì xi măng nó hưởng lợi nhất
Xuất khẩu HT1 cũng hưởng lợi như giả định trên. Anh cần quản trị rủi ro cho tốt khi market đang khó ở
Hãy theo dõi hành vi giá, khối lượng khi market hoảng loạn. Có vẻ như nó ko bị chi phối quá nhiều; tích lũy vùng 21-24 tương đối tốt
Em cám ơn Anh Mèo nhiều ạ
 
FRT thực sự đang chiếm trọn niềm tin của cá nhân mình khi dành tỷ trọng khá lớn sau HPG.
1551950919-4020-2-15330950368431090446613.png


Pharmacty vừa huy động vốn thông qua trái phiếu chuyển đổi; Giá chuyển đổi hơn 80K. Hiện Pharmacity đang lỗ khá, lũy kế lỗ hơn 1000 tỷ
Dung lượng thị trường là rất lớn; Chiến lược cũng khác nhau. Long Châu đi chậm và các bước đi đang thực sự vững chắc:
Đầu tiên là mô hình nhà thuốc phù hợp. Long Châu hoạt động theo mô hình nhà thuốc tây, tức chỉ tập trung bán thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. VDSC đánh giá mô hình này là phù hợp nhất đối với người dân Việt Nam. Thực tế cho thấy người dân vẫn còn lạ lẫm với mô hình siêu thị nhà thuốc vốn quen thuộc ở các nước Bắc Mỹ, mà chuỗi Pharmacity là một ví dụ.

Chiến lược mở cửa hàng bài bản. Tương tự các lĩnh vực bán lẻ khác, vị trí cửa hàng là điều tối quan trọng để có được lưu lượng khách. Do đó, không như Pharmacity tiến hành mở ồ ạt, Long Châu mới bước đầu mở các cửa hàng lớn tại các địa điểm chiến lược như góc giao lộ, nhiều mặt tiền, gần chợ, bệnh viện hay khu dân cư để tìm ra công thức thành công. Sau giai đoạn này, chuỗi mới tiếp tục mở thêm các cửa hàng vệ tinh với quy mô nhỏ hơn. FRT cũng có thể hỗ trợ mặt bằng thông qua việc chuyển đổi một số cửa hàng Fshop thành Long Châu nếu cần thiết.

Cửa hàng đáp ứng các nhu cầu tiên quyết của người tiêu dùng. Theo tìm hiểu từ khách hàng và các chủ nhà thuốc, có 3 yếu tố chính người tiêu đùng mong muốn: (1) mua được thuốc cần mua, (2) chất lượng thuốc tương đương nhưng mua được với giá rẻ hơn, và (3) nhận được tư vấn tốt từ người bán.
1551950919-1457-1-1533095014461937812986.png
 
FRT thực sự đang chiếm trọn niềm tin của cá nhân mình khi dành tỷ trọng khá lớn sau HPG.
1551950919-4020-2-15330950368431090446613.png


Pharmacty vừa huy động vốn thông qua trái phiếu chuyển đổi; Giá chuyển đổi hơn 80K. Hiện Pharmacity đang lỗ khá, lũy kế lỗ hơn 1000 tỷ
Dung lượng thị trường là rất lớn; Chiến lược cũng khác nhau. Long Châu đi chậm và các bước đi đang thực sự vững chắc:
Đầu tiên là mô hình nhà thuốc phù hợp. Long Châu hoạt động theo mô hình nhà thuốc tây, tức chỉ tập trung bán thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. VDSC đánh giá mô hình này là phù hợp nhất đối với người dân Việt Nam. Thực tế cho thấy người dân vẫn còn lạ lẫm với mô hình siêu thị nhà thuốc vốn quen thuộc ở các nước Bắc Mỹ, mà chuỗi Pharmacity là một ví dụ.

Chiến lược mở cửa hàng bài bản. Tương tự các lĩnh vực bán lẻ khác, vị trí cửa hàng là điều tối quan trọng để có được lưu lượng khách. Do đó, không như Pharmacity tiến hành mở ồ ạt, Long Châu mới bước đầu mở các cửa hàng lớn tại các địa điểm chiến lược như góc giao lộ, nhiều mặt tiền, gần chợ, bệnh viện hay khu dân cư để tìm ra công thức thành công. Sau giai đoạn này, chuỗi mới tiếp tục mở thêm các cửa hàng vệ tinh với quy mô nhỏ hơn. FRT cũng có thể hỗ trợ mặt bằng thông qua việc chuyển đổi một số cửa hàng Fshop thành Long Châu nếu cần thiết.

Cửa hàng đáp ứng các nhu cầu tiên quyết của người tiêu dùng. Theo tìm hiểu từ khách hàng và các chủ nhà thuốc, có 3 yếu tố chính người tiêu đùng mong muốn: (1) mua được thuốc cần mua, (2) chất lượng thuốc tương đương nhưng mua được với giá rẻ hơn, và (3) nhận được tư vấn tốt từ người bán.
1551950919-1457-1-1533095014461937812986.png
E thấy Anh tâm đắc Frt và Long châu. E từng đi nghe buổi hội thảo do vcsc ( sailing tower q1)tổ chức và trực tiếp nghe pgđ frt thuyết trình về các sp của long châu và tiềm năng tt dược. Ngoài ra chia sẻ của 1 bạn gdv từ banks thì dthu / cửa hàng và dòng tiền về của long châu là rất tốt.
=> tin tưởng là strategy của blđ frt sẽ cho kq tốt trong tương lai. Ủng hộ Anh Mèo nhé, ms bị covid xong nên miss nhiều info hấp dẫn của Vc quá.
 
E thấy Anh tâm đắc Frt và Long châu. E từng đi nghe buổi hội thảo do vcsc ( sailing tower q1)tổ chức và trực tiếp nghe pgđ frt thuyết trình về các sp của long châu và tiềm năng tt dược. Ngoài ra chia sẻ của 1 bạn gdv từ banks thì dthu / cửa hàng và dòng tiền về của long châu là rất tốt.
=> tin tưởng là strategy của blđ frt sẽ cho kq tốt trong tương lai. Ủng hộ Anh Mèo nhé, ms bị covid xong nên miss nhiều info hấp dẫn của Vc quá.
Oh Chúc mừng anh vượt qua được bệnh dịch. Cố gắng bồi bổ cơ thể anh nhé
 
ĐỪNG BỎ LỠ NHỮNG VIÊN KIM CƯƠNG
MỘT ĐẤT NƯỚC NÔNG NGHIỆP, CÀNG NGÀY CÀNG ĐỀ CAO NÔNG NGHIỆP, MỘT SẢN PHẨM CẦN THIẾT ĐỂ ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC CHO BẤT KỲ ĐẤT NƯỚC NÀO. VÀ CHÚNG TA CÓ DCM & DPM ĐỂ NHẮC TỚI …
I. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT PHÂN BÓN :
Theo hiểu biết hạn hẹp của mình PHÂN BÓN có 3 nhóm nguyên liệu chính chủ yếu từ Apatit, Than & Khí. Và mình chỉ ưu tiên nguyên liệu từ khí là DCM & DPM . Nó có lý do rất rõ ràng về số liệu từng DN, về đặc thù cũng như ưu điểm & hạn chế của nguyên liệu đầu vào là Khí , Apatit & Than ..ở Việt Nam, về năng lực 2 nhà máy này cũng như thực tế của mỗi nguyên liệu đầu vào là 3 nhóm nguyên liệu trên.
Nói sơ qua về 3 nhóm nguyên liệu chính sx ra Phân Bón, đương nhiên 3 nhóm sẽ sản xuất ra các dòng sản phẩm khác nhau và mỗi dòng có thị trường riêng và không thể thay thế cho nhau :
1. APATIT : Nguyên liệu chính từ quặng APATIT loại 3 được cty APATIT Việt Nam thuộc Vinachem(tổng hóa chất) khai thác . Là mỏ quặng độc quyền và duy nhất tại Lào Cai của cty này cung cấp cho cả Việt Nam để từ nguyên liệu này sản xuất ra các loại phân bón chứa Lân (supe lân, DAP, NPK…). Đây là sản phẩm chính của các nhóm cty thuộc Tổng Hóa Chất là DDV & LAS . Cho tới hiện tại nguyên liệu mỏ APATIT loại 3 đã cạn và các Doanh Nghiệp cần nguyên liệu này đa số chỉ sản xuất đ ược hết tháng 10, cố lắm sang tháng 11 là đóng cửa nếu không có quyết định mới về tận d ụng APATIT đã trình chính phủ.. … Vậy nhóm liên quan nguyên liệu APATIT là loại đi ha . Và cũng không qua quan tâm vì DAP, Lân không đ ụng thị trường của nhóm URE. Chỉ viết để mọi người hiểu thêm về Phân bón mà thôi .
Để tiếp tục có đủ nguyên liệu cho nhóm này thì chờ THỦ TƯỚNG phê duyệt vét tiếp, mà có phê duyệt thì cũng nhiều vấn đề thời gian tới do cung nguyên liệu đã cạn dần . RỦI RO VỚI NHÓM NÀY .
2. THAN : Nguyên liệu từ than để sản xuất phân bón có Than Đá, Than Cám, Than Bùn… Mình chỉ viết về THAN ĐÁ vì than cám và bùn là công nghệ trộn để sản xuất ra phân vi sinh với công nghệ đon giản và thị trường riêng ...có thể sản xuất thủ công và công nghệ đều được, các loại phân này có thị trường riêng của nó và mỗi loại nếu có thời gian sẽ nói rõ lợi thế và yếu điểm của chúng . Mình chỉ nhắc tới nhóm nguyên liệu THAN ĐÁ , là một trong 2 loại nguyên liệu sản xuất ra URE và cần công nghệ hiện đại. Hiện tại có 2 DN lớn nhất mà mọi người có thể tìm hiểu là Hà Bắc và Ninh Bình thuộc Tổng Hóa Chất, 2 trong 4 DN SX URE lớn nhất nước hiện tại và đều phía Bắc . Mấy ô này không nhiều vấn đề về nguyên liệu như các bạn APATIT nhưng chết ở chi phí đầu vào là giá than và công nghệ rất hiện đại của TQ, đôi lúc sửa hoài…kaka
3. KHÍ : Khí lấy từ mỏ dầu khí để sx ra URE có DCM & DPM, là 2 DN đầu ngành của tập đoàn dầu khí. CÂU CHUYỆN của nhóm đạm khí này mới là thứ cần phải biết rất rõ, hiểu rất sâu để các bạn đọc báo đôi lúc nó thấy vui vui, hay hay .. HAY là ở chỗ này :
II. CHUYỆN CỦA NHÀ ĐẠM KHÍ
Chuyện bắt đầu từ khủng hoảng KHÍ, THAN ….và THẾ GIỚI CẦN, VIỆT NAM đang CÓ !!
Giá Khí EU cao và khan hiếm khiến có những nhà máy đạm phải đóng cửa. Châu Âu là nơi cung cấp khoảng 8% đạm trên toàn cầu và giờ có nhu cầu nhập khẩu để bù đắp thiếu hụt trong nước. Châu Âu rất hạn chế dùng nguyên liệu than vì vấn đề về môi trường, khí thải và thuế CARBON bên đó chịu không nổi nếu ô nào chơi THAN, do vậy ngành CN nặng họ rất hạn chế THAN và chủ yếu dùng KHí, trong cả sx Phân, Thép, Hóa Chất… Mà đạm thì là ngành rất thiết yếu vì không có đạm là chết nuôi trồng, cạn lương thực. Nếu khủng hoảng an ninh lương thực thì là câu chuyện lớn của tất cả các nước đó ha ..
Ở Trung Quốc, nơi cung ứng Đạm lớn nhất trên TG. Trong đó nhiều năm qua và hiện nay Việt Nam vẫn nhập khẩu URE từ a này do giá vốn a tốt hơn các DN trong nước…NHƯNG do yêu cầu cắt giảm khí thải , thiếu hụt điện & thiếu hụt nguồn than trầm trọng khiến nhiều ngành công nghiệp nặng trong đó có hóa chất, phân đạm, thép... phải cắt giảm công suất. Chính phủ TQ trong tháng 9 đã có chỉ thị hạn chế xuất khẩu ĐẠM(chưa cấm). Hiện tại khu vực có nhu cầu lớn về URE , gần Việt & Tàu nhất là Đông Nam Á chỉ có 3 nước tự cung cấp được URE là Việt Nam , Indo, Malay. Riêng Thái Lan và các nước còn lại là hoàn toàn nhập khẩu ( Ô Thái nhu cầu URE khoảng 2,5 triệu tấn, Philip hơn 1 triệu..).. Với hình trạng cung cầu hiện tại của Khí, Than(nguyên liệu đầu vào sx URE) khiến giá URE tăng chóng mặt, cộng thêm siết nguồn cung từ EU & TQ khiến lợi thế tự sản xuất được URE của Việt Nam đang là một lợi thế rất lớn.
III. CHUYỆN CỦA RIÊNG DOANH NGHIỆP :
Không nhiều người hiểu được khí Việt Nam khác khí EU và trên TG thế nào nên mới có bài báo viết giá khí lên bào mòn LN doanh nghiệp Phân bón trong đo nhắc tới DCM & DPM. Do vậy mình rất thích những giai đoạn cần nhiều kiến thức và hiểu biết để ra đòn như giai đoạn này. Giống như mình đã quay lại thép 1 tháng qua khi thấy TQ thiếu điện & EU thiếu khí …
Giá vốn đầu vào : DCM & DPM có lợi thế là ở Việt Nam & cty trực thuộc PVN , tất cả khí đều mua qua tổng GAS ở 2 nguồn khí chính là mỏ Bạch Hổ và Nam Côn Sơn, với công thức tương tự nhau, cố định neo theo giá dầu. Với công thức là 46% * MF0 + phí vận chuyển hầm bà lằng gì đó, chi tiết mọi người tự tìm hiểu ha .
Việt Nam hiện tại không thiếu khí để cung cấp cho các nhà máy đạm và giá khí bán ra trong nước cũng thấp hơn nhiều so với EU hay nhiều nước khác . Trên Thế giới, đặc biệt là giai đoạn hiện tại giá khí các khu vực chênh lệch nhau rất lớn. Hiện tại EU đang giao dịch giá khí ở mức giá dầu khoảng 180-190 USD/Thùng . Ở Việt Nam giá khí là đúng giá dầu khoảng 80 USD(giá trên bảng điện các bạn xem đó), EU cao gấp 2,5 lần do vậy lợi thế về đầu vào là quá lớn.Nếu được xuất khẩu thì DCM & DPM sẽ có lãi như các DN thép do giá vốn hiện tại của 2 DN này chỉ khoảng 3xx-3xx USD/tấn nhưng giá giao dịch URE trên thế giới có nơi như Ấn Độ phiên mở thầu mua URE gia tháng 10 & 11/2021 đã ở mức 665 USD/tấn với số lượng rất nhỏ, số lượng lớn còn lại 700-720 USD/tấn . Cảng Nola Mỹ giá 650 USD/ tấn. Ai Cập giao tháng 10/2021 giá 700 USD/tấn ... Trong nước bán rất thấp so với TG, chỉ khoảng 550-570 USD, và dự báo sắp tới đây là là giá bán tại nhà máy, giá bán lẻ cộng thêm 10-15% giá này ha . Với giá bán hiện tại biên lãi ròng của DCM & DPM có giảm nhưng sẽ tăng ,VÌ SAO ???
Thực tế là với công suất sản xuất của 4 ông lớn gồm DCM, DPM, Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình , nhu cầu trong nước là đáp ứng được, không cần nhập khẩu NHƯNG giá bán trước sau gì cũng liên thông giá Thế Giới khi hết giãn cách và nhu cầu vụ Đông Xuân sắp tới sẽ không hề nhỏ đâu.
Và thật may cho DPM thì 3 nhà máy kia có ông DCM có lịch bảo dưỡng định kỳ lớn ngay trong quý 4/2021 , tối qua mình nằm mơ, nghe đâu 1 trong 2 ông kia cũng bảo dưỡng định kỳ ., thế mới đau... . Thực tế DCM đã sản xuất cơ bản đủ tồn kho phục vụ cho mùa vụ Đông Xuân nhưng Hà Bắc và Ninh Bình tồn kho không còn nhiều. Với khả năng tăng giá hiện tại thì với DN có sản lượng tốt nhất, Nhà máy ổn định nhất với công nghệ hoàn toàn Châu Âu(3 bạn kia là TQ hết đó ha)... và đã bảo dưỡng ở Quý 2/2021 thì MÙA GẶT HÁI đang tới với DPM ...
Câu chuyện của URE sẽ kéo dài cả năm sau, giá cổ phiếu biến động chỉ là nhất thời, DPM có thể lên 40 rồi về 35-36 nhưng câu chuyện DPM lập KHKD quý 4 chỉ bằng năm 2020 là chuyện của lãnh đạo DN. Và năm trước cũng vì BOOK lãi thấp mà Thanh tra chính phủ đã lôi ra 294 tỷ phải book quý 2 vừa qua đó. Cứ thử book thấp phi thục tế xem nào ?? Quý 4 có nhắm mắt thì DPM cũng lãi không thể kém Quý 3 và câu chuyện tìm cách giảm lãi muốn kéo dài không dễ đâu . NHÉ !!!
Những Viên Kim Cương 2022 vẫn phải gọi tên DCM & DPM !!!
 
Back
Top