Bình luận Bình Luận giao dịch hàng ngày - Nỗ lực phục hồi, tăng trưởng sau đại dịch trong nhiều thách thức.

BSR- lục lại dữ liệu bài viết của Đại đại ca cựu trào ck gởi anh em đọc chơi đợi Tiết trời thu trăng tròn :)
"...
Về lọc dầu thì ai cũng biết là nhà máy nó sẽ chạy 24/24. Vì vậy không có chuyện nó trực tiếp hút dầu đầu vào hoặc bán xăng đầu ra. Mà tất cả thông qua các hệ thống bồn bể. Đầu tiên là phải có các bể chứa dầu thô. Dầu từ các tàu chở dầu sẽ được bơm từ ngoài biển lên các bể chứa dầu thô đó.

Tiếp đó nhà máy sẽ hút dầu từ các bể chứa dầu thô, chạy qua các phân xưởng xử lý rồi cho ra sản phầm là các loại xăng... Các sản phẩm cũng sẽ được trữ trong các bể chứa xăng dầu. Khi nào có tàu vào mua xăng dầu thì người ta chỉ việc bơm từ các bể chứa xăng xuống tàu chở xăng. Tàu đó lại đi vào các cảng khắp cả nước rồi xuất sang xe bồn.

Như vậy có thể thấy vai trò của các bể chứa dầu thô và bể chứa xăng rất quan trọng. Khi đầu ra nó đầy (gọi là tank top) cũng nguy hiểm vì nhà máy sẽ phải giảm công suất hoặc shutdown vì không còn chỗ chứa. Các bể đầu vào cũng thế, nếu nó cạn dầu thô thì nhà máy hết nguyên liệu nên cũng phải chạy cầm chừng. Đại khái cả bể đầu vào và đầu ra đều rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động của nhà máy.

Vì thế quản lý nhà máy lọc dầu cực kỳ phức tạp, vì nó phải cân đối và có kế hoạch giữa nhập và xuất để duy trì nhà máy hoạt động ở công suất cao nhất thì mới tăng hiệu quả đầu tư. Chứ nay giảm vì đầu ra không ai mua hoặc mai giảm vì đầu vào không có dầu thì sẽ dẫn đến thua lỗ.

Công suất lọc dầu của nhà máy Dung Quất là 6,5tr tấn/năm, tức là khoảng 18k tấn/ngày hay 140k thùng dầu/ngày. (1 tấn dầu = 7.3 thùng)

Quay qua các bể chứa dầu thô và xăng. NMLD Dung Quất có mấy bể chứa dầu thô dự trữ được 10 ngày và bonus thêm 1 chuyến tàu 100k tấn, tức là dùng thêm trong 5 ngày. Có nghĩa là dự trữ của NMLD DunG Quất vào khoảng tổng cộng 15 ngày chạy tối đa công suất. Trong khoảng thời gian đó mà không có tàu cập bến thì nhà máy hết sạch nhiên liệu hoặc phải giảm công suất để cầm chừng.

Tương tự các bể chứa sản phẩm cũng thể tích khoảng chừng đó. Nhưng có điều tàu mua xăng thường nhỏ hơn tàu chở dầu. Tức là các tàu vào mua xăng phải có tần suất lớn hơn tàu chở dầu thô đến. Do đó nếu các tàu mua xăng mà ra vào không kịp hoặc chậm chễ là đầu ra của nhà máy dễ bị đầy ứ xăng trong bể.

Bây giờ bỏ qua yếu tố tranh cãi nhau giữa các bên mua bán xăng dầu không chịu tiêu thụ sản phẩm nội địa. Nhìn qua 1 yếu tố là thời tiết. Tàu chở dầu thường to, nên chịu được bão hoặc sóng gió lớn. Còn các tàu chở xăng thì nhỏ, thường chỉ 20-50.000 DWT, tức là các loại tàu này chỉ chịu đến sóng gió cấp 6-7. Còn sóng cao hơn thì các tàu này phải tránh vùng biển đó. Những hôm bão như này đổ bộ vào biển Đông, các tàu nhỏ không vào mua xăng được, và nhà máy sẽ bị dồn ứ sản phẩm, dẫn đến giảm công suất.
Biển Đông là vùng biển mở, trung bình 1 năm có 8 cơn bão, nhiều là 12 cơn. Mỗi cơn bão nếu sóng cấp 3 thì kéo dài khoảng 15 ngày (7 ngày trước và 7 ngày sau bão), còn nếu sóng cấp 7 thì kéo dài khoảng 4-5 ngày. Như vậy những ngày mưa bão, nhà máy sẽ phải giảm công suất vì tàu không vào cảng mua xăng được. Tính nhẩm ra 8 cơn bão là 40 ngày /365 = 10%. Như vậy dù VN vẫn thiếu xăng dầu, và giả định nhà máy có đủ điều kiện chạy 100% công suất nhưng chỉ cần nhìn yếu tố mưa bão như trên cũng giảm hệ số sử dụng của nhà máy 10%.

Trong vùng có Singapore có đảo chứa xăng dầu và lọc dầu. Tàu vào 1 đầu, tàu ra 1 đầu và nó không có mưa bão mà hệ số hoạt động của nó cũng chỉ khoảng 90%.

Thời gian tới các vấn đề xung quanh lọc dầu DQ chắc sẽ còn xuất hiện nhiều. Nhưng mà càng như vậy mọi người càng hiểu về lọc dầu sẽ càng tốt hơn.
..."
 
BSR- lục lại dữ liệu bài viết của Đại đại ca cựu trào ck gởi anh em đọc chơi đợi Tiết trời thu trăng tròn :)
"...
Về lọc dầu thì ai cũng biết là nhà máy nó sẽ chạy 24/24. Vì vậy không có chuyện nó trực tiếp hút dầu đầu vào hoặc bán xăng đầu ra. Mà tất cả thông qua các hệ thống bồn bể. Đầu tiên là phải có các bể chứa dầu thô. Dầu từ các tàu chở dầu sẽ được bơm từ ngoài biển lên các bể chứa dầu thô đó.

Tiếp đó nhà máy sẽ hút dầu từ các bể chứa dầu thô, chạy qua các phân xưởng xử lý rồi cho ra sản phầm là các loại xăng... Các sản phẩm cũng sẽ được trữ trong các bể chứa xăng dầu. Khi nào có tàu vào mua xăng dầu thì người ta chỉ việc bơm từ các bể chứa xăng xuống tàu chở xăng. Tàu đó lại đi vào các cảng khắp cả nước rồi xuất sang xe bồn.

Như vậy có thể thấy vai trò của các bể chứa dầu thô và bể chứa xăng rất quan trọng. Khi đầu ra nó đầy (gọi là tank top) cũng nguy hiểm vì nhà máy sẽ phải giảm công suất hoặc shutdown vì không còn chỗ chứa. Các bể đầu vào cũng thế, nếu nó cạn dầu thô thì nhà máy hết nguyên liệu nên cũng phải chạy cầm chừng. Đại khái cả bể đầu vào và đầu ra đều rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động của nhà máy.

Vì thế quản lý nhà máy lọc dầu cực kỳ phức tạp, vì nó phải cân đối và có kế hoạch giữa nhập và xuất để duy trì nhà máy hoạt động ở công suất cao nhất thì mới tăng hiệu quả đầu tư. Chứ nay giảm vì đầu ra không ai mua hoặc mai giảm vì đầu vào không có dầu thì sẽ dẫn đến thua lỗ.

Công suất lọc dầu của nhà máy Dung Quất là 6,5tr tấn/năm, tức là khoảng 18k tấn/ngày hay 140k thùng dầu/ngày. (1 tấn dầu = 7.3 thùng)

Quay qua các bể chứa dầu thô và xăng. NMLD Dung Quất có mấy bể chứa dầu thô dự trữ được 10 ngày và bonus thêm 1 chuyến tàu 100k tấn, tức là dùng thêm trong 5 ngày. Có nghĩa là dự trữ của NMLD DunG Quất vào khoảng tổng cộng 15 ngày chạy tối đa công suất. Trong khoảng thời gian đó mà không có tàu cập bến thì nhà máy hết sạch nhiên liệu hoặc phải giảm công suất để cầm chừng.

Tương tự các bể chứa sản phẩm cũng thể tích khoảng chừng đó. Nhưng có điều tàu mua xăng thường nhỏ hơn tàu chở dầu. Tức là các tàu vào mua xăng phải có tần suất lớn hơn tàu chở dầu thô đến. Do đó nếu các tàu mua xăng mà ra vào không kịp hoặc chậm chễ là đầu ra của nhà máy dễ bị đầy ứ xăng trong bể.

Bây giờ bỏ qua yếu tố tranh cãi nhau giữa các bên mua bán xăng dầu không chịu tiêu thụ sản phẩm nội địa. Nhìn qua 1 yếu tố là thời tiết. Tàu chở dầu thường to, nên chịu được bão hoặc sóng gió lớn. Còn các tàu chở xăng thì nhỏ, thường chỉ 20-50.000 DWT, tức là các loại tàu này chỉ chịu đến sóng gió cấp 6-7. Còn sóng cao hơn thì các tàu này phải tránh vùng biển đó. Những hôm bão như này đổ bộ vào biển Đông, các tàu nhỏ không vào mua xăng được, và nhà máy sẽ bị dồn ứ sản phẩm, dẫn đến giảm công suất.
Biển Đông là vùng biển mở, trung bình 1 năm có 8 cơn bão, nhiều là 12 cơn. Mỗi cơn bão nếu sóng cấp 3 thì kéo dài khoảng 15 ngày (7 ngày trước và 7 ngày sau bão), còn nếu sóng cấp 7 thì kéo dài khoảng 4-5 ngày. Như vậy những ngày mưa bão, nhà máy sẽ phải giảm công suất vì tàu không vào cảng mua xăng được. Tính nhẩm ra 8 cơn bão là 40 ngày /365 = 10%. Như vậy dù VN vẫn thiếu xăng dầu, và giả định nhà máy có đủ điều kiện chạy 100% công suất nhưng chỉ cần nhìn yếu tố mưa bão như trên cũng giảm hệ số sử dụng của nhà máy 10%.

Trong vùng có Singapore có đảo chứa xăng dầu và lọc dầu. Tàu vào 1 đầu, tàu ra 1 đầu và nó không có mưa bão mà hệ số hoạt động của nó cũng chỉ khoảng 90%.

Thời gian tới các vấn đề xung quanh lọc dầu DQ chắc sẽ còn xuất hiện nhiều. Nhưng mà càng như vậy mọi người càng hiểu về lọc dầu sẽ càng tốt hơn.
..."
Múc BSR à anh ơi
 
Back
Top