Bình luận Bình luận giao dịch hàng ngày - Mong manh tình về !!

Status
Not open for further replies.
nói riêng về em ree nhé
kể cả khi trong tk của mình ko có 1 cổ ree nào, hàng tháng mình vẫn đọc và cập nhật profile hoạt động của REE Group gian đởn chỉ bởi thích thôi
Vậy core có gì thay đổi mạnh mẽ theo hướng tốt lên hoặc sẽ tốt lên ko a
 
Bông hồng nước Anh có đoạn bẻ chát Parabol rất là vi diệu :21:
Nhưng thôi, cứ lấy tiền tây phục vụ đất nước là được rồi :24:
Em công nhận trình TA của phi đội Rose quá cao... :21:
Ngồi vọc cổ cánh, toàn thấy mấy con hàng cũ của anh vào vùng phủ sóng của cái Sys cùi...:1:
 
@CACO: bác này lại sang VN. dưng lần này chạt fee của ĐH Fulbright Việt Nam
GS Harvard nói về căn bệnh "già vẫn chưa giàu" của Việt Nam
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam...nh-gia-van-chua-giau-cua-viet-nam-347666.html

---
Việt Nam đang ở đáy của “đường cong nụ cười”

Nhà báo Việt Lâm: Trong báo cáo về kinh tế-xã hội Việt Nam 2006-2016, tính theo mốc từ khi Intel mở nhà máy tại VN, TS Vũ Thành Tự Anh cũng đã chỉ ra nghịch lý là trong khi giỏ hàng xuất khẩu của VN đã có những mặt hàng công nghệ cao thì xét về tổng thể, VN vẫn nằm ở điểm đáy trong chuỗi giá trị gia tăng. Tại sao lại có nghịch lý này?

TS Vũ Thành Tự Anh: Đúng như nhận xét của GS Ricardo Hausman, độ phức tạp của nền kinh tế VN tăng lên rất nhanh trong vòng 20 năm qua. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào bản chất của sự gia tăng này thì sẽ thấy nó chủ yếu nhờ vào nhập khẩu công nghệ và sự hiện diện của các DN FDI. Điều đó có nghĩa là nếu không có các DN FDI như Intel, Samsung, Toyota… thì độ phức tạp của kinh tế VN vẫn dừng lại chủ yếu ở lúa, gạo, tôm, cá, giày dép, may mặc…
Vấn đề nằm ở chỗ là hệ thống sản xuất có năng suất cao và công nghệ cao này lại tương đối tách biệt với hệ thống sản xuất trong nước. Thực tế này được thể hiện rất rõ qua nghiên cứu của chúng tôi trong trường hợp của Intel Products Việt Nam. Cụ thể, tổng giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu Intel mỗi năm khoảng 3,5 tỷ thì chỉ có khoảng 3% đến từ các nhà cung ứng nội địa. Ở Samsung, tỉ lệ cung ứng nội địa từ 8-10%. Tức là ở đây đang tồn tại một sự chia cách giữa khu vực hiện đại có năng suất cao và khu vực năng suất thấp, sử dụng những công nghệ tương đối lạc hậu.

Vấn đề thứ hai cũng quan trọng không kém là không có một sự lan toả về tri thức-kĩ năng như GS Ricardo Hausman nhiều lần nhấn mạnh. Thiếu sự lan toả giữa hai khu vực này thì sẽ rất khó để nâng mặt bằng chung của nền kinh tế lên. Dù cho chúng ta có Intel hay Samsung thì chúng ta vẫn chủ yếu làm gia công, và bởi vậy, vẫn bị kẹt lại trong cái đáy của “đường cong nụ cười”, hay bậc thấp nhất của chuỗi giá trị gia tăng.
 
@Kỷ Sửu : đây là chân dung "tự họa" của 1 bạn làm mảng XNK máy, thiết bị trong công ty.
hôm nay là 1 ngày đặc biệt của bạn í, kỷ niệm 10 năm vươn lên từ bắt đầu 1 ổ lắp xe tàu lậu ( có phần giống a Tiền còi cũng lắp Honda tàu hả :4cool_beauty:)
------
Anh chàng đẹp trai và cái cười khẩy.

Anh sếp đầu tiên của tôi hơn hai mươi năm trước là trưởng phòng Kiểm tra chất lượng của một liên doanh ô tô lớn, anh là người giàu kinh nghiệm, giỏi và điềm đạm. Thời bấy giờ chúng tôi lắp ráp các loại xe BMW ở Việt nam. Tôi, lính mới ra trường, nhìn gì cũng thấy mê, lao vào làm lụng và tìm hiểu, chả mấy chốc mà thông thạo công việc, rồi cộng thêm vốn tiếng Anh kỹ thuật rất tốt, đọc bản vẽ giỏi, tôi được bác Giám đốc kỹ thuật người Phi Luật Tân lấy lên làm trợ lý. Tuổi trẻ, lĩnh lương bằng usd, có tí kiến thức, làm trợ lý cho sếp "tây", tính tự phụ dần ăn vào máu của tôi, anh sếp cũ vẫn nhiệt tình chỉ bảo nhưng với vốn "hiểu biết" của mình tôi vẫn cho là anh xa rời thực tế, rằng anh không hiểu rõ qui trình, tôi cười khẩy. Và rồi một ngày đẹp trời với đúng cái qui trình mà tôi dịch từ trong sách kỹ thuật ra, không biết sai sót từ khâu nào, cửa xe lệch cả vài ly sau khi ráp. Và anh sếp tôi là người xử trí thành công sự sai sót trong qui trình với sự điềm đạm vốn có của anh. Sau lần ấy tôi học được bài học to lắm, còn anh thì thành người thầy, người bạn chí cốt cho tới giờ.

Năm 1998, cùng vài người bạn chúng tôi lập công ty chuyên bán xe máy Trung Quốc, khởi đầu chúng tôi bán rất được, ngày phải được trên chục chiếc, chỉ cần giá thấp hơn vài cửa hàng xung quanh là ổn, khách hàng cần giá tốt còn xe Tàu nào chả là xe Tàu. Thời ấy máy Longcin rất được ưa chuộng nhưng chúng tôi lại làm xe có máy Zhongshen, động cơ Zhongshen tốt hơn hẳn nhưng giá thành cao hơn và không được chuộng bằng. Kết quả là lợi nhuận của chúng tôi ít hẳn hơn những cửa hàng khác. Nhưng chúng tôi cho rằng mình thế mới khác biệt, rồi khách hàng sẽ nhận thấy và chúng tôi cảm thấy mình hiểu rất rõ khách hàng, những người khác làm theo số đông theo trào lưu là kém, không thể áp dụng cho thứ chúng tôi đang làm được, chúng tôi mới là đẳng cấp! Có anh bạn thân nói các cậu phải thay đổi hoàn toàn nếu muốn khác biệt chứ cứ nửa nạc nửa mỡ mà nghĩ mình đẳng cấp thì tiêu tùng sớm thôi, chúng tôi cười khẩy. Thực tình, sau này tôi mới hiểu, chúng tôi chả có cái đẳng cấp mẹ gì cả và cũng chẳng hiểu khách hàng tí nào sất. Khi có những lời khuyên chí lý, thay vì xem kỹ để sáng tạo và thay đổi chính mình thì chúng tôi lại cười khẩy, họ sao hiểu được việc mình làm? Và kết quả ra sao thì chắc các bạn cũng đoán được

Các bạn thân mến ạ, khi một ai đó thành công ở một dự án, một công việc hay một lĩnh vực nào đó, tôi chỉ đề cập đến các công việc nghiêm túc, hẳn là họ phải có những sự nỗ lực, tìm tòi, sáng tạo, thay đổi và có những bí quyết nhất định. Mỗi sự thành công đều là bài học quí giá cho chúng ta nhìn vào. Hãy chọn cái hay mà học thay vì cười khẩy: nó không đẳng cấp như mình, hãy tìm hiểu bí quyết thành công của họ thay vì cho rằng họ chỉ ăn may, hãy xem họ nỗ lực ra sao để làm kinh nghiệm thay vì cho rằng lĩnh vực ấy chẳng liên quan đến mình. Và biết đâu đấy lại là tiền đề cho thành công.

Viết cho một năm mới sáng tạo và không định kiến.
 
Last edited:
@CACO: bác này lại sang VN. dưng lần này chạt fee của ĐH Fulbright Việt Nam
GS Harvard nói về căn bệnh "già vẫn chưa giàu" của Việt Nam
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam...nh-gia-van-chua-giau-cua-viet-nam-347666.html

---
Việt Nam đang ở đáy của “đường cong nụ cười”

Nhà báo Việt Lâm: Trong báo cáo về kinh tế-xã hội Việt Nam 2006-2016, tính theo mốc từ khi Intel mở nhà máy tại VN, TS Vũ Thành Tự Anh cũng đã chỉ ra nghịch lý là trong khi giỏ hàng xuất khẩu của VN đã có những mặt hàng công nghệ cao thì xét về tổng thể, VN vẫn nằm ở điểm đáy trong chuỗi giá trị gia tăng. Tại sao lại có nghịch lý này?

TS Vũ Thành Tự Anh: Đúng như nhận xét của GS Ricardo Hausman, độ phức tạp của nền kinh tế VN tăng lên rất nhanh trong vòng 20 năm qua. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào bản chất của sự gia tăng này thì sẽ thấy nó chủ yếu nhờ vào nhập khẩu công nghệ và sự hiện diện của các DN FDI. Điều đó có nghĩa là nếu không có các DN FDI như Intel, Samsung, Toyota… thì độ phức tạp của kinh tế VN vẫn dừng lại chủ yếu ở lúa, gạo, tôm, cá, giày dép, may mặc…
Vấn đề nằm ở chỗ là hệ thống sản xuất có năng suất cao và công nghệ cao này lại tương đối tách biệt với hệ thống sản xuất trong nước. Thực tế này được thể hiện rất rõ qua nghiên cứu của chúng tôi trong trường hợp của Intel Products Việt Nam. Cụ thể, tổng giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu Intel mỗi năm khoảng 3,5 tỷ thì chỉ có khoảng 3% đến từ các nhà cung ứng nội địa. Ở Samsung, tỉ lệ cung ứng nội địa từ 8-10%. Tức là ở đây đang tồn tại một sự chia cách giữa khu vực hiện đại có năng suất cao và khu vực năng suất thấp, sử dụng những công nghệ tương đối lạc hậu.

Vấn đề thứ hai cũng quan trọng không kém là không có một sự lan toả về tri thức-kĩ năng như GS Ricardo Hausman nhiều lần nhấn mạnh. Thiếu sự lan toả giữa hai khu vực này thì sẽ rất khó để nâng mặt bằng chung của nền kinh tế lên. Dù cho chúng ta có Intel hay Samsung thì chúng ta vẫn chủ yếu làm gia công, và bởi vậy, vẫn bị kẹt lại trong cái đáy của “đường cong nụ cười”, hay bậc thấp nhất của chuỗi giá trị gia tăng.

úi giời nghe các ông ấy nói làm gì, quốc gia thịnh vượng tính bằng mấy đời người, làm gì có đường chung

lúc nó thành rồi mới xúm vào khen, thằng Hàn chọn đúng thằng argentina chọn sai

Tóm lại là bình như bình tam quốc diễn nghĩa, luận như hồng lâu mộng cả thôi
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top