Em lại thấy băn khoăn với những cú trade chỉ để ăn 2.5%. Nó đòi hỏi phải ra đòn chuẩn xác mà điều này lý thuyết và thực tiễn đều chỉ ra rằng nó là nhiệm vụ bất khả thi trong 1 thời gian dài.
À, các cụ có đọc bài đố toán của GS. Ngô Bảo Châu không? Ngộ nhỉ.
Thôi chị,cô thương mà,tài giỏi chi...!
BẮN CUNG
Eugen Herrigel đã học cùng một Thiền sư. Ông ấy học nghệ thuật bắn cung trong ba năm. Và thầy bao giờ cũng nói, "Thế là tốt rồi. Bất kì điều gì ông đang làm cũng đều tốt, nhưng không đủ." Bản thân Herrigel trở thành thầy về bắn cung. Ông ấy bắn trúng đích 100 phần trăm hoàn hảo, và dầu vậy thầy vẫn nói, "Ông làm tốt lắm, nhưng vẫn chưa đủ."
"Với một trăm phần trăm hoàn hảo!" Herrigel nói. "Thế thì trông đợi của thầy là gì? Làm sao bây giờ tôi có thể đi xa hơn được? Bắn chính xác một trăm phần trăm rồi, làm sao thầy còn trông đợi gì hơn nữa ở tôi được?"
Thiền sư tương truyền đã nói, "Ta không quan tâm tới nghệ thuật bắn cung hay việc bắn trúng đích của ông. Ta quan tâm tới ông. Ông đã trở thành nhà kĩ thuật hoàn hảo. Nhưng khi mũi tên của ông rời khỏi cung, ông không nhận biết về bản thân mình, cho nên điều đó là vô tích sự! Ta không quan tâm tới mũi tên đạt tới mục tiêu. Ta quan tâm tới ông! Khi mũi tên trên cung được nhắm đích, bên trong, tâm thức của ông cũng phải nhắm đích. Ngay cả khi ông bắn trượt mục tiêu, điều đó cũng không khác biệt gì, nhưng mục tiêu bên trong phải không bị trượt, và ông lại trượt cái đó đấy. Ông đã trở thành nhà kĩ thuật hoàn hảo, nhưng ông là người bắt chước." Nhưng với tâm trí phương Tây hay, thực sự, với tâm trí hiện đại - và tâm trí phương Tây là tâm trí hiện đại - thì khó mà quan niệm được điều này. Nó dường như vô nghĩa. Cung thuật có liên quan tới tính hiệu quả đặc biệt của việc nhắm đích.
Dần dần Herrigel trở nên thất vọng, và một hôm ông ấy nói, "Bây giờ tôi đi đây. Điều đó dường như là không thể được! Điều đó là không thể được! Khi anh nhắm vào cái gì đó, nhận biết của anh đi tới mục tiêu, tới đối thể, và nếu anh là một cung thủ thành công, anh phải quên đi bản thân mình - chỉ nhớ mục tiêu, cái đích, và quên mọi thứ đi. Chỉ mục tiêu phải có đó." Nhưng Thiền sư vẫn tiếp tục buộc Herrigel tạo ra mục tiêu khác bên trong. Mũi tên này phải là mũi tên kép; hướng tới mục tiêu bên ngoài và liên tục hướng tới bên trong - cái ta.
Herrigel nói, "Bây giờ tôi đi đây. Điều đó là không thể được. Điều kiện của thầy không thể nào được hoàn thành." Và cái ngày ông ấy ra đi, ông chỉ ngồi. Ông ấy đã tới để xin phép thầy ra đi, và thầy đang nhắm tới mục tiêu khác. Ai đó khác đang học, và lần đầu tiên Herrigel không tham gia. Ông ấy chỉ tới để xin phép đi; ông ấy ngồi đó. Khoảnh khắc thầy vừa kết thúc việc dạy, Herrigel sẽ xin phép rồi đi.
Nhưng thế rồi, đột nhiên, ông ấy trở nên nhận biết về thầy và tâm thức mũi tên kép của thầy. Thầy đang nhắm. Trong ba năm liên tục Herrigel đã ở cùng thầy, nhưng ông ấy quan tâm với nỗ lực của mình. Ông ấy chưa bao giờ thấy con người này, điều người này làm. Lần đầu tiên ông ấy thấy và nhận ra - và bỗng nhiên, một cách tự phát, chẳng nỗ lực gì, ông ấy đi tới thầy, cầm mũi tên từ tay thầy, nhắm đích và thả mũi tên ra. Và thầy nói, "Được đấy! Lần đầu tiên anh đã làm được nó. Ta thật sung sướng."
Ông ấy đã làm gì? Lần đầu tiên ông ấy đã định tâm vào bản thân mình. Mục tiêu có đó, nhưng ông ấy cũng có đó - hiện diện.
Cho nên bất kì điều gì bạn làm - bất kì cái gì; không cần cung thuật nào cả - bất kì cái gì bạn làm, ngay cả chỉ ngồi thôi, hãy là mũi tên kép. Hãy nhớ điều đang diễn ra bên ngoài và cũng nhớ ai đang ở bên trong.
_________________