Cu Lì
Well-Known Member
Ngụy biện có rất nhiều kiểu khác nhau. Sự phân loại ngụy biện đầu tiên được Aristote tiến hành. Ông chỉ ra 13 loại ngụy biện, hay nói chung là sai lầm logic, khác nhau. Các nhà logic học về sau này xác định thêm hàng chục loại ngụy biện khác nữa...
1. Ngụy biện dựa vào uy tín cá nhân
Trong kiểu ngụy biện này, đáng lẽ phải đưa ra dẫn chứng, đưa ra chứng cứ cho lập luận của mình, thì nhà ngụy biện lại dựa vào uy tín của người khác để thay thế. Làm như vậy là ngụy biện, bởi vì uy tín của một người không đảm bảo chắc chắn rằng tất cả những điều mà người đó nói đều đúng. Không phải uy tín làm cho câu nói của người ta đúng, mà ngược lại, chính cái đúng của những câu nói của một người tạo nên uy tín cho người đó.
Ví dụ 1. Khi giáo viên nói rằng hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau, có học sinh nghi ngờ điều đó và đòi hỏi phải được giải thích. Sau khi cố gắng giải thích mà không đạt và học sinh đó vẫn chưa chịu công nhận, giáo viên bèn nói: “Euclide đã khẳng định như vậy, em không tin Euclide hay sao?”
###
Bài tập:
TXT sinh năm 1966, lá thư "tự thú" có ghi: Hà Nội, 17h ngày 31/7/2017 (trong đó, cần chú ý chỗ 17h có dấu hiệu bôi xóa). Không trích lược ý kiến của người nổi tiếng, các anh/chị và các bạn hãy đưa ra ý kiến cá nhân, dựa trên những bằng chứng có thật. Mục tiếu: Bác bỏ loại "ngụy biện" nêu trên.
1. Ngụy biện dựa vào uy tín cá nhân
Trong kiểu ngụy biện này, đáng lẽ phải đưa ra dẫn chứng, đưa ra chứng cứ cho lập luận của mình, thì nhà ngụy biện lại dựa vào uy tín của người khác để thay thế. Làm như vậy là ngụy biện, bởi vì uy tín của một người không đảm bảo chắc chắn rằng tất cả những điều mà người đó nói đều đúng. Không phải uy tín làm cho câu nói của người ta đúng, mà ngược lại, chính cái đúng của những câu nói của một người tạo nên uy tín cho người đó.
Ví dụ 1. Khi giáo viên nói rằng hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau, có học sinh nghi ngờ điều đó và đòi hỏi phải được giải thích. Sau khi cố gắng giải thích mà không đạt và học sinh đó vẫn chưa chịu công nhận, giáo viên bèn nói: “Euclide đã khẳng định như vậy, em không tin Euclide hay sao?”
###
Bài tập:
TXT sinh năm 1966, lá thư "tự thú" có ghi: Hà Nội, 17h ngày 31/7/2017 (trong đó, cần chú ý chỗ 17h có dấu hiệu bôi xóa). Không trích lược ý kiến của người nổi tiếng, các anh/chị và các bạn hãy đưa ra ý kiến cá nhân, dựa trên những bằng chứng có thật. Mục tiếu: Bác bỏ loại "ngụy biện" nêu trên.
Last edited: