68 & 86

  • Thread starter Phát Lộc
  • Start date
TẠI SAO SINGAPORE LẠI CHỌN "PHỦ ĐẦU" VIỆT NAM VÀO LÚC NÀY?

Việc Singapore dùng "chuyện cũ nhắc lại" trong những lời đầu tiên để mở màn cho hội nghị Thượng đỉnh Shangri-La năm nay, cũng có thể ngầm hiểu là một đòn "phủ đầu" ngay trước khi VN đảm nhận ghế Chủ tịch ASEAN và trong bối cảnh "Việt Nam đang chuẩn bị được bầu vào Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc với tư cách là thành viên không thường trực". Ở đây, cần phải nhớ rằng, thời điểm mà ông Lý đưa ra phát biểu chỉ đúng một tuần trước khi Hội đồng Bảo an LHQ bỏ phiếu bầu 5 thành viên không thường trực vào ngày 7/6 và Việt Nam là ứng cử viên duy nhất từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Vậy tại sao Sing lại chọn "phủ đầu" Việt Nam vào thời điểm này?

Để trả lời câu hỏi trên, hãy bắt đầu từ một câu hỏi khác: Vậy giữa Việt Nam & Sing, ai sẽ hưởng lợi nhiều hơn khi cuộc chiến Thương mại Trung – Mỹ nổ ra?

VA CHẠM TRUNG – MỸ VÀ NGƯỜI HƯỞNG LỢI

Về cuộc chiến Thương mại Trung – Mỹ, hiện nay thái độ của các nước ASEAN thực sự khá tinh tế và chia thành nhiều nhóm mục đích.

Thế nhưng, nếu đặt lên bàn cân thì trong cuộc chiến Thương mại Trung – Mỹ này, Việt Nam là người hưởng lợi nhiều nhất. Chỉ riêng trong 4 tháng đầu năm 2019, quy mô đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tăng kỷ lục so với cùng kỳ trong vòng 5 năm trở lại đây. Cùng ngày mà Lý Hiển Long phát biểu, truyền thông Singapore đã dẫn lại một bài viết từ hãng tin Bloomberg, mà qua đó có thể phần nào củng cố cho nhận định trên: "Được lợi từ va chạm thương mại Trung – Mỹ, dự kiến nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua Singapore sau 10 năm nữa". Điều đó khiến Singapore không khỏi chột dạ khi nhìn đến mối nguy cơ tiềm tàng từ Việt Nam trong tương lai.

Xét riêng từ góc độ kinh tế, Singapore là quốc gia có quy mô rất nhỏ, khó có thể hưởng lợi trực tiếp từ việc chuyển giao chuỗi công nghiệp toàn cầu.

VỊ THẾ SINGAPORE

Tuy nhiên, những mối quan ngại về kinh tế chưa phải điều cốt yếu. Như ông Lý Hiển Long nhiều lần nhấn mạnh, điều Singapore lo lắng hơn là cuộc đối đầu chiến lược Trung – Mỹ sẽ dẫn đến căng thẳng theo kiểu Chiến tranh Lạnh. Bởi tác động chính trị của một cuộc đối đầu toàn diện giữa 2 siêu cường sẽ làm suy yếu đáng kể vị thế quốc tế đặc biệt mà Singapore nhờ nỗ lực miệt mài qua nhiều thập kỷ mới có được.

Kể từ khi thành lập đất nước, Lý Quang Diệu đã ý thức rõ một điểm: là quốc gia có diện tích nhỏ nhất ở Đông Nam Á, nền tảng lập quốc của Singapore chắc chắn không phải là thiện chí của các cường quốc láng giềng, cũng không thể nhờ sức mạnh cứng rắn dựa vào thực lực của bản thân. Mà PHẢI là quan hệ chặt chẽ với cộng đồng quốc tế và an ninh do quan hệ đó mang lại. Nếu không thể đại diện cho ASEAN, thì Singapore không là gì cả; nếu chỉ có ASEAN, thì Singapore cũng không là gì trong ASEAN – Lý Quang Diệu đã quán triệt nguyên tắc ngoại giao này cực độ. Cuối cùng, ông đã trở thành người trung gian và nhân tố đảm bảo cho mối quan hệ giữa các cường quốc bên ngoài khu vực và ASEAN; là đồng minh an ninh của Hoa Kỳ trong khu vực; là người đặt cược kinh tế cho Trung Quốc và người phát ngôn ngoại giao của ASEAN. Nhờ đó đã mang lại cho Singapore một vị thế ngoại giao và uy tín quốc tế vượt xa nguồn lực của chính mình.

Nếu Trung và Mỹ đi đến một cuộc đối đầu toàn diện vào thời điểm này, không chỉ làm "môi trường" xung quanh Singapore biến mất, mà đối với một nước theo chủ nghĩa thực dụng như Mỹ, thì vị trí chiến lược của Indonesia và Việt Nam còn cao hơn nhiều so với Singapore. Khi ấy, sợ rằng Singapore sẽ từ vai trò ngọn cờ biến thành khán giả, thậm chí có nguy cơ trở thành quân cờ. Viễn cảnh đó rõ ràng không phải là điều Lý Hiển Long muốn thấy.

VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM

Đối nghịch với sự thất vọng của Sing, từ Shang-ri La 2017, Việt Nam có chiều hướng "tin tưởng" hơn ở Tổng thống Donald Trump. Bởi thông qua Bộ trưởng Quốc phòng James Matis, Mỹ đã có những "đề xuất cụ thể hơn những người tiền nhiệm" trong quan hệ quốc phòng với khối ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.

Việt Nam trong tư cách một quốc gia, cũng hết sức ủng hộ chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mà Mỹ và các nước trong bộ Tứ (Mỹ, Nhật, Ấn, Úc) đã khơi mào từ Shang-ri La 2018, dù chiến lược này chưa có gì rõ ràng lắm.

Ngược lại, Singapore – từ các phát ngôn của chính phủ, giới quân sự, lẫn học giả… lại không ủng hộ chiến lược này. Cơ bản là họ không tin vào một tổng thống Mỹ được cho là "sáng nắng chiều mưa", tính khí thất thường và cho rằng chiến lược này với chủ đích là bao vây Trung Quốc, sẽ gây cạnh tranh và bất ổn cho khu vực. Đây là một thái độ trái ngược với sự ủng hộ nhiệt thành cho chiến lược tái cân bằng về châu Á – Thái Bình Dương của Chính quyền Obama trước đó.

Bên cạnh đó, không thể phủ nhận rằng vị thế của VN trên trường quốc tế đang ngày càng gia tăng. Không phải tự nhiên mà mối quan hệ Việt – Mỹ gần đây ngày càng nồng ấm, không phải đơn giản mà Mỹ chọn VN làm địa điểm cho hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2. Và cũng không phải vô cớ khi Việt Nam trúng cử vào vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (nhiệm kỳ 2020-2021) với tỷ lệ cao khó tin: 192/193 phiếu.

CÂU TRẢ LỜI

Đến đây, câu trả lời cho bài toán "Vì sao Lý Hiển Long lại tấn công Việt Nam vào thời điểm này?" cũng đã phần nào có lời giải. Đó là cố tình nhắc lại quá khứ để gợi lại góc nhìn về một "Tiểu bá" trong khu vực; nhằm gây nghi ngờ, giảm năng lực tập hợp của Việt Nam; hòng tránh sự gần gũi Việt – Mỹ lan vào nghị trình ASEAN 2020 và đồng thời làm giảm vị thế đang lên của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế.

Tóm lại, từ những sự kiện và phân tích trên, có thể nhận thấy đường lối chính trị của Singapore trong thời gian sắp tới sẽ (có thể) xoáy vào 3 điểm chính:

— Có sự đổ vỡ "lòng tin chiến lược" giữa Singapore và người Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.

— Singapore đang dần "xoay trục" về phía Trung Quốc.

— Singapore đang làm giá với cả 3 bên Mỹ, Trung & ASEAN mà phát biểu của Lý Hiển Long chỉ là một phép thử. Tiến trình xoay trục vẫn có thể tiếp diễn (nhiều) lần nữa bởi Sing không hẳn sẽ hoàn toàn ủng hộ TQ, nếu TQ nhất quyết đào kênh Kra – loại bỏ con đường hàng hải qua eo biển Malacca – cũng chính là túi tiền của Sing.

Nhưng cần nói rõ, hành động "tái cân bằng" này của Singapore xuất phát hoàn toàn vì lợi ích quốc gia của họ chứ không phải vì ông Lý Hiển Long hay ¾ người dân Sing có gốc từ TQ. Sự xoay trục của Singapore, nói cho cùng, chỉ là một biểu hiện cụ thể cho đường lối thực dụng nhất quán trong chính trị từ thời Lý Quang Diệu, mà có thể đúc kết như nhận xét của nhà báo lão thành Chin Kah Chong:

— Lý Quang Diệu không tôn thờ chủ nghĩa nào, không ngả hẳn theo bất cứ bên nào. Vào một thời điểm nào đó, điều gì, nước nào có thể mang lại lợi ích cho Singapore là ông ấy làm và xích lại gần thôi. Ông ấy là một người thực tiễn, thực dụng, mà nếu nói là cơ hội thì cũng không quá lời.

Người khôn ngoan thì có thể làm cho những điều nhỏ bé trở nên lớn lao và bài phát biểu của ông Lý Hiển Long không gì khác là một biểu hiện cho cuộc đấu tranh của Singapore, một quốc gia bé nhỏ vì lợi ích của chính mình trong tình hình quốc tế biến đổi liên tục, khôn lường.

Nhưng hãy cẩn thận, toan tính luôn đi kèm với hệ luỵ. Liệu Singapore và ông Lý Hiển Long đã lường hết được những gì sẽ xảy ra với mình trong canh bạc sắp tới hay chưa thì vẫn còn là một ẩn số.

(Lược trích từ The X-File of History)
Pát biểu của cụ lí là thuốc thử nhiều vấn đề:

+ quan ngại V sử dụng asean làm tiểu bá

+ Giờ V dc Anh mỹ, Chị Na ưu ái tất nhiên SIn pải khó chịu. nhắc lại điển tích 79 là nhắc lại việc V bỏ trung lập theo phe chống Chị Na. tuy nhiên giờ chẳng có anh nào như CCP mà theo, ANh Mỹ thì cao bồi, sáng nhậu tối đập. V buộc pải quen vì mâu thuẫn chỉ có thể với Chị Na, nhưng vị thế chị xuống thì ...chẳng còn mâu thuẫn gì trầm trọng. đó là luật tự nhiên, sói bị hổ săn thì gà qué thảnh thơi

+ Kiểm tra quan hệ V Cam: Cam giờ theo Na nhưng Na cũng là pà na sát, Cam nó dư biết. do vậy nó vẫn giữ QH tốt với V. nói chung 15-20 nữa C V chắc không có mâu thuẫn gì pải lên đài

+ QH V Sin: dù Qh với các nước khác ngon, nhưng nguồn đầu tư Sin thuộc loại tốt, vì chính lí do đảo quốc...an ninh SIn như chỉ mành treo chuông. 15 ' là malaysia đư sức oánh úp. kiểu iraq làm cỏ kowait . khoe mạnh nhưng địa lợi thế làm sao mà đảm bảo. Vì vậy V pải dịu xuống để giữ đầu tư SIn, vì chính người SIn có nhu cầu về an ninh. NGười SIn là gốc đông á mệnh phu. mà trong các nước chỉ có V là ngon nhất. Có lẽ cái này Lí mới lo nhất, vì tư bản SIn sẽ sang V ở luôn

+ Tóm lại V kiên trì nhẫn nhịn, cảnh báo tiểu bá của cụ lí không hẳn không hữu ích
 
Kênh Kra khỉ gì đó ...thì là chuyện của thai thôi. thực ra kênh đó mở ra thì biển thai lan ô nhiễm, nhưng nguy nhất là kênh này rộng tới 200-500 m, mà nam thai land thì thai land không tự tin kiểm soát cho lắm. mối lo timor leste là có thật.
Chắc còn khó lắm, chỉ khí kte thai xuống dốc thì họa ra mới làm
 
thầy (cô) có biết nước nào không bỏ không??? hiiiiii
+ theo như hành lang bên lê thì cambodia bắt tay lia lịa, V cám ơn rối rít chắc hông phải
+ Sin cũng đến chúc mừng, khoe bỏ cho V chắc hông phải luôn
Vậy không biết là nước nào? chẳng nhẽ là taiwan ?? chắc không phải luôn dâu rể vài trăm ngàn, pong chen, ve dan...khác gì họ hàng xa hiiiiii
dạ cô ạ :))
192/193 nước voted,
còn phiếu cuối cùng là ông V ko bầu cho chính mình :)))
 
dạ cô ạ :))
192/193 nước voted,
còn phiếu cuối cùng là ông V ko bầu cho chính mình :)))
cũng có cái mà tự hào, tuy rằng hai nước còn lại cũng có 191 vote hiiii:21:
NB: thầy Tom ý nói Tom bậc thầy (thầy giáo) , thầy (cô) ý nói là Bon bậc thầy nhưng là cô giáo, viết chữ thầy không là đủ nhưng sợ bác mới nhầm nên viết vậy :21::21::21:
 
cũng có cái mà tự hào, tuy rằng hai nước còn lại cũng có 191 vote hiiii:21:
NB: thầy Tom ý nói Tom bậc thầy (thầy giáo) , thầy (cô) ý nói là Bon bậc thầy nhưng là cô giáo, viết chữ thầy không là đủ nhưng sợ bác mới nhầm nên viết vậy :21::21::21:
thầy là dt chung
thầy (cô): danh từ riêng of chung :)))))
 
notes lại dự đoán từ tháng 9/2019 thì phải (anh @HOANGLINH )
- trước ngay kỳ bctc và đhcđ thì range 8xx-9xx dự từ lâu sẽ bị phá. VNIndex sẽ nhiều khả năng xuyên xuống kênh 8xx-68x ngay trc mùa đhcđ thường tổ chức vào cuối quí 1, đầu quí 2/2020.
- sau đó sẽ từ đáy đi lên xuyên phá BO 1000point từ mùa đhcd vào đầu quí 2/2020
 
notes lại dự đoán từ tháng 9/2019 thì phải (anh @HOANGLINH )
- trước ngay kỳ bctc và đhcđ thì range 8xx-9xx dự từ lâu sẽ bị phá. VNIndex sẽ nhiều khả năng xuyên xuống kênh 8xx-68x ngay trc mùa đhcđ thường tổ chức vào cuối quí 1, đầu quí 2/2020.
- sau đó sẽ từ đáy đi lên xuyên phá BO 1000point từ mùa đhcd vào đầu quí 2/2020
 
Cảm ơn Bon.
anh có thể tính hòm hòm, canh ngược từ thời điểm quí 2/2020 (mùa đhcđ) ngc trở lại để tính khoảng trũng đó nhe.
PS: như bon đã nt, anh canh giá (nến) tại ngưỡng 847 nếu có signal và confirm thì đừng chần chừ nhé, nhưng phải chờ confirm, ít nhất là phải có HH (đỉnh cao hơn) và HL (đáy cao hơn) trong intraday charts.
nếu 847 ko ổn thì 823
 
http://vneconomy.vn/cu-roi-200000-t...ZmsHQJAPwqxj98wDMfKyJIJ5nnAUl3oxCP-Z9ZmjczK4A

mình ko chơi ck nữa, nhưng quan điểm of mình là: từ khi mình dự TT sẽ down về giao dịch trong kênh 8xx-9xx (base) sau khi VNIndex đạt đình 1211 từ cuối 2018 cho đến khi VNI nhú lên vài lần 1000p và rùi lại quay về chui vào kênh này. Đợt tăng vừa rồi là cú đẩy thiếu động lực đi dài và bền vững khi BO khỏi kênh base trên, lẽ tất yếu thì VNI sẽ phải quay đầu vì hổng chân, sự sụt giảm mạnh và bất ngờ xuất phát từ tính chất lack demand hổng chân này, gãy đổ là điều hiển nhiên.

trong bất kỳ sự moving of giá mạnh và đột ngột thì luôn có sự quá đà vì moment trớn rất mạnh dẫn theo chạm nhiều ngưỡng Call margin của traders. hiệu ứng sụt giảm càng bị gia tăng.

vì thế mà VNI sẽ trở về lại kênh base cũ trên, với sự quá đà, giá sẽ xuyên các ngưỡng để tiến về gần lower lines của kênh ở mức 8xx. Cần xét tới các yếu tố chính trị, cs tiền tệ, nền kt hàng xóm & TG lúc này để review lại liệu kênh 8xx-9xx dựa trên nền tảng kt và các dữ liệu kt của 1 năm trước còn giữ dc ko. Nếu đã có các số liệu và dữ liệu xấu đi so với khi VNI về kênh này từ 2018, thì lẽ tất yếu, VNI sẽ xuyên break down kênh để tìm điểm tương ứng cân bằng mới tại kênh 8xx-68x.

Theo dự đoán của Bon, trước thời điểm đhcđ và bctc cuối quí 1 đầu quí 2/2020, VNIndex sẽ đi xuống giao dịch trong kênh 8xx-68x mới này, sau đó nhờ động lực bctc/đhcđ sẽ tăng lên lại có thể BO 1000p.
 
...ngoài ra, trong tương lai tầm trung & dài hạn, bđs sẽ được phân ra theo dạng "chứng chỉ" or quyền theo units, sẽ hút khá nhiều tiền vào kênh mới khá hấp dẫn này. vì traders lúc đó ko cần phải có cả tỷ mà vẫn có thể đầu tư bđs và sở hữu 1 phần căn nhà or bđs trong 1 DA mơ ước nào đó....
 
xa hơi xa...về trade war:
giai đoạn 1 đã ký, ttkt sẽ tạm ổn cho đến khi bầu cử mĩ done. lúc đó, trade war X-Trump sẽ bước lên level 2: là level sẽ gây rối loạn chưa nói là "náo loạn" sự ổn định XH.
khoảng thời gian nghỉ giải lao giữa các giai đoạn có thể dc xem là gđ đẩy để ra hàng or đảo hàng cho 1 chu kỳ mới.
W&C giai đoạn 2 nhiều bất ngờ này !
 
xa hơi xa...về trade war:
giai đoạn 1 đã ký, ttkt sẽ tạm ổn cho đến khi bầu cử mĩ done. lúc đó, trade war X-Trump sẽ bước lên level 2: là level sẽ gây rối loạn chưa nói là "náo loạn" sự ổn định XH.
khoảng thời gian nghỉ giải lao giữa các giai đoạn có thể dc xem là gđ đẩy để ra hàng or đảo hàng cho 1 chu kỳ mới.
W&C giai đoạn 2 nhiều bất ngờ này !
...trong 1 lần đọc bài phân tích of bác Hải (ACB) và chat với vài ng bạn quan tâm về cuộc chiến trade war giữa china-us, m có viết 1 lời bình tại thời điểm đó là cách làm cho china yếu đi đó là sự phân mảnh. hãy xé nhỏ & phân mảnh....
hiện tại, đường đi nc bước đang dần lộ diện, và hk là mũi tên đầu tiên....
 
xa hơi xa...về trade war:
giai đoạn 1 đã ký, ttkt sẽ tạm ổn cho đến khi bầu cử mĩ done. lúc đó, trade war X-Trump sẽ bước lên level 2: là level sẽ gây rối loạn chưa nói là "náo loạn" sự ổn định XH.
Đánh nhau to cũng phải phát triển thôi. Mỹ - Trung sẽ là đối thủ cạnh tranh kinh tế với nhau trong thế kỷ này. Mình tin nếu kinh tế Mỹ chùn xuống thì cũng chỉ là giai đoạn ngắn hạn mà thôi, sau đó sẽ tiếp tục kéo dài thời gian tăng trưởng này. Chưa đến giai đoạn đại bàng gây ra cuộc khủng hoảng như năm 2008. Kịch bản kinh tế Mỹ suy thoái nhẹ mình đoán Việt Nam không chịu quá nhiều ảnh hưởng. Nếu binh tốt, thậm chí ko nước nào gây sức ép (Mỹ - Trung), Việt Nam cơ hội nhiều hơn nguy cơ, đơn giản nền tảng vĩ mô của chúng ta đang rất tốt và các bác lãnh đạo hiện giờ có tầm nhìn, tư duy tốt.
 
Đánh nhau to cũng phải phát triển thôi. Mỹ - Trung sẽ là đối thủ cạnh tranh kinh tế với nhau trong thế kỷ này. Mình tin nếu kinh tế Mỹ chùn xuống thì cũng chỉ là giai đoạn ngắn hạn mà thôi, sau đó sẽ tiếp tục kéo dài thời gian tăng trưởng này. Chưa đến giai đoạn đại bàng gây ra cuộc khủng hoảng như năm 2008. Kịch bản kinh tế Mỹ suy thoái nhẹ mình đoán Việt Nam không chịu quá nhiều ảnh hưởng. Nếu binh tốt, thậm chí ko nước nào gây sức ép (Mỹ - Trung), Việt Nam cơ hội nhiều hơn nguy cơ, đơn giản nền tảng vĩ mô của chúng ta đang rất tốt và các bác lãnh đạo hiện giờ có tầm nhìn, tư duy tốt.
Tổng kết năm nay GDP Vn lại 6.9%-7.xx% cho coi
nói chung là ngay cả các cụ L D cũng không hiểu bản chất vì sao???
nguyên nhân sâu xa chính là từ khi thừa nhận kinh tế TN là quan trọng. kte là hoạt động tự do cạnh tranh cao, do vậy ktnn sẽ bị chính các luật rào cản kìm lại....theo thời gian anh a anh b lên đườn. do vậy trong phong ba chẳng dại gì mà chui ra ăn đập
Chỉ có kttn với sự tự chủ hoàn toàn, mới dám làm vì càng làm thành quả dc hưởng càng nhiều. càng rủi ro LN càng cao
trade war vì thế chính là cơ hội để chúng ta tỏa sáng
tổng kết trade war:
+ số hàng bị đáng thuế vẫn 250 tỷ
+ số hàng TQ hứa mua 200 tỷ là nông sản...
+ Do vậy hàng chất lượng cao, công nghệ sẽ ưu thế nhập vào mỹ
+ trung quốc nhập nông sản mỹ nhiều, chúng ta phải chuẩn bị thị trường cho nông sản vn. mà mỹ xuất cao thì thị trường mỹ chính là thị trường nông sản thay thế tq. muốn thế chúng ta phải nâng cao quy trình làm nông sản chất lượng, sạch
2018 đại thành công
2019 quá thành công
tiến lên cho giống football
2020 thành công lại về

:1178::1178::1178:
 
Back
Top