2014 FOMC Meetings

G

GLD

Guest
2013 FOMC Meetings
January 29-30
March 19-20*
April/May 30-1
June 18-19*
July 30-31
September 17-18*
October 29-30
December 17-18*

* Meeting associated with a Summary of Economic Projections and a press conference by the Chairman.
 
FED phát biểu đêm qua có gì không các bác ơi?
Hôm qua Lão Ben vẫn nói với giọng điệu trước đây là chỉ rút QE khi tỉ lệ thất nghiệp ở 6,5%, rồi duy trì lãi suất thấp, rồi mua bonds đến khi nào thị trường nhà đất hồi phục và giải thích rõ hơn cho Quốc hội biết là dept ceiling không hoàn toàn là thêm nợ mà phải nâng trần lên mới có khả năng thanh toán nợ cũ được, rồi lại cảnh báo nếu không nâng trần nợ thì kinh tế mỹ đi vào suy thoái v. .v .v .. nhưng trước khi lão Ben phát biểu thì Ông Obama có speak và khẳng định sẽ không thương lượng với đảng cộng hòa về cắt giảm chi tiêu và nâng trần nợ.

Một động thái khác trong ngày hôm qua là ông Dennis Lockhart, president of the Atlanta Federal Reserve Bank, có nói: "'Open ended' does not mean 'without bound.' The program is not 'QE Infinity,'" he told the Rotary Club of Atlanta.

Event để trade thời gian tới chính là Dept Ceiling ....
 
Last edited:
Thực sự là cái minutes vừa rồi rất confusing, chưa hiểu được Fed đang đánh đi tín hiệu gì. Một mặt thì xác nhận giữ nguyên khối lượng QE, bỏ mốc thời gian và gắn việc dừng QE với tỉ lệ thất nghiệp, mặt khác lại "nhấm nháy" rằng QE có thể kết thúc trong năm 2013! Có thể trong nội bộ Fed quan điểm anti-QE đang có nhiều người ủng hộ hơn, còn việc gắn QE với tỉ lệ thất nghiệp là đã có lịch trình từ trước. Cũng có thể tình hình kinh tế có gì đó mới khiến Fed lo ngại rằng QE kéo dài sẽ không có lợi. Speech hôm qua của Ben cũng chẳng làm rõ thêm điều gì.

Còn cuộc chiến debt ceiling cũng như fiscal cliff đang mới màn dạo đầu, các bên đang đưa ra những quan điểm rất mạnh để lấy thế trước khi bước vào đàm phán thật sự. Obama không coi debt ceiling là vấn đề phải đàm phán, và tách riêng debt ceiling với spending cut, còn bên Cộng hòa thì ngược lại, sẽ chỉ đồng ý nâng trần nợ nếu Dân chủ giảm chi tiêu.
 
Đêm nay 2h15am ngày 31/01/13 FOMC meeting đầu tiên của năm 2013, kỳ họp được đánh giá là vô cùng quan trọng. Nó được coi là bản lề cho chính sách tài chính của Fed, US nói riêng và thế giới nói chung. Trước viễn cảnh ngày càng gần hơn với nhưng thuận ngữ "Currency War", mà khởi đầu được cho là từ Fed, Europe zone và gần đây là Mr. Abe. Chúng ta cùng nhìn lại hành động của Fed từ kỳ hóp trước.

1. Nổi trổi nhất trong kỳ họp trước là có đến 5 thành viên của fed tỏ ra lo ngại về những gói QE liên tiếp của fed và đề nghị stop cuối năm 2013. Dưới đây là bản tóm tắt lần họp trước.

Participants generally agreed that in determining the appropriate size, pace, and composition of further purchases, they would need to carefully assess the efficacy of asset purchases in fostering stronger economic activity and consider the potential risks and costs of such purchases. Several participants questioned the effectiveness of the current purchases or whether a continuation of them would be warranted if the recent moderate pace of economic recovery were sustained. In addition, several participants expressed concerns that sizable asset purchases might eventually have adverse consequences for the functioning of asset markets or that they might complicate the Committee's ability to remove policy accommodation at the appropriate time and normalize the size and composition of the Federal Reserve's balance sheet. A couple of participants noted that an extended period of policy accommodation posed an upside risk to inflation.
...
One member opposed further asset purchases because he viewed them as unlikely to help the Committee achieve its goals and because he thought that purchases of MBS represented inappropriate credit allocation.
Ở những chỗ bôi xanh, trong khi tháng trước chỉ có 1 thành viên phản đối nới lỏng, tháng này có tới vài thành viên đề xuất chấm dứt chương trình mua tài sản (sớm hơn so với kì vọng trước đây) vào cuối năm nay và thậm chí giữa năm 2013.

Vậy Fed đang hé ra khả năng có thể dừng "in tiền" sớm hơn (trước đây nói tới cuối 2014 sang 2015). Gọi là sớm, nhưng sớm nhất cũng phải giữa 2013, mà đấy là trong trường hợp tình hình kinh tế tốt lên, việc làm tốt lên. Có 1 điểm lưu ý, những lý do khiến vài thành viên Fed muốn dừng sớm QE là do lo ngại lạm phát và sự phình to nhanh của balance sheet, nhưng những lo ngại này không mới, và cái quan trọng hơn là lạm phát thì vẫn chưa có dấu hiệu nào là sẽ tăng cả.

2. Với những số liệu tốt xấu đan xen. Với mùa earning quá tốt đã đưa Dj đã tăng lên mức cao nhất kết từ 2007, nhưng số liệu mà fed quan tâm nhất là Unemployment Rate kỳ vừa rồi đã bất ngờ nhảy lên 7,8% đây có thể là cái cớ để Bernanky tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng của mình. Có nhiều đồn đoán kỳ meeting này sẽ lại có thêm thuật ngữ mới hay chiêu mới của fed để thay thế chương trình cũ, như hồi thay OT sang OE. Nếu đúng như vậy thì mọi chuyện lại bắt đầu nhưng câu chuyện đặt ra ở đây là nếu Fed vẫn giữ nguyên chương trình OE mà không có dấu hiệu của chương trình mới thì có phải là dấu hiệu serial QE sắp sửa chấm dứt hay không ???

3. Fiscal Cliff tạm lắng xuống đến tháng 5, nhưng gói tăng thuế của ông Obama đã được thông qua, không hiểu có phải do gói này mà khiến niềm tin của người dân mỹ đang xuống rất thấp hay không??? nhưng ai cũng hiểu gói này nhằm mục đích giảm bội chi ngân sách, mặc dù chẳng đáng là bao so với số nợ khổng lồ của chính phủ Mỹ. Nhớ lần trước chỉ vì số nợ khổng lồ của Mỹ mà hãng sếp hạng tín dụng Standard & Poor's đã hạ mức độ tín nhiệm của mỹ xuống AA+ và cũng chính vì điều này mà chủ tịch của hãng đã phải xin từ chức ngay sau đó. Nếu quốc hội đồng ý nâng mức trần của mẽo lên cao hơn thì điều gì sẽ xảy ra ??? Đây cũng là điều fed phải tính đến nhưng nó còn xa lắm.

4. Lưu ý kỳ họp này: Kỳ họp này cũng bầu ra 4 vị trí chủ chốt của Fed đó là :

a. Esther George, the Kansas City Fed president - Đây là ông chống đối chương trình mua bond của Bernanky
b. Boston's Rosengren;
c. Chicago Fed President Charles Evans.
d. James Bullard, the St. Louis Fed president

KL: Hãy cùng dự hành động tiếp theo của Fed sẽ ntn ???
a. Giữ nguyên
b. Thay bằng chương trình mới
c. Singnal stop QE

Nhưng cho dù Fed có hành động thế nào đi chăng nữa thì trước và sau khi Fed statement chắc chắn TT sẽ biến động mạnh

Một vài suy nghĩ cá nhân ...
 
Last edited:
sao FOMC họp kiểu gì nhi, 20 Feb lại co phiên hop

Trên này thì 20 feb có FOMC meeting và lịch phiên họp tiếp theo là 10/4/2013
http://www.forexfactory.com/#closed

Trên này thì không có phiê họp 20/2 và lịch phiên họp tiếp theo là 19-20/3 và 30/4 -1/5
http://www.federalreserve.gov/monetarypolicy/fomccalendars.htm

Có bác nào giải thích giùm cái. Thks. 8-x\m/

Cái này đơn giản thôi. Ở đây có 2 cái khác nhau: statement và minute. Ngay sau khi FOMC họp thì có statement, sau đó khoảng 20 ngày thì có minute. Ngày 20/2 là FOMC minute của cuộc họp FOMC phiên ngày 29-30/1. Cái ngày 10/4 cũng thế, là minute chứ không phải statement. Cái bác xem trên web của Fed là lịch họp FOMC, còn cái bác xem trên FF là lịch ra minute.
 
Cái này đơn giản thôi. Ở đây có 2 cái khác nhau: statement và minute. Ngay sau khi FOMC họp thì có statement, sau đó khoảng 20 ngày thì có minute. Ngày 20/2 là FOMC minute của cuộc họp FOMC phiên ngày 29-30/1. Cái ngày 10/4 cũng thế, là minute chứ không phải statement. Cái bác xem trên web của Fed là lịch họp FOMC, còn cái bác xem trên FF là lịch ra minute.

Vậy minutes và statement khác nhau ntn, cái statement thì đương nhiên là quan trọng, còn cái minutes thì có gì không bác?
 
Vậy minutes và statement khác nhau ntn, cái statement thì đương nhiên là quan trọng, còn cái minutes thì có gì không bác?

Statement là cái thông báo ngắn, nêu lên kết luận chủ chốt của cuộc họp, được ra ngay sau khi kết thúc họp. Statement nói chung không thay đổi nhiều qua các cuộc họp, thường chỉ vài chữ chỗ này, 1-2 câu chỗ kia.

Minute là biên bản của cuộc họp, liệt kê nội dung cuộc họp khá chi tiết. Xem minute thì biết được nhiều hơn các vấn đề cũng như quan điểm thái độ của các thành viên Fed. Vì minute qua các kì họp thay đổi nhiều hơn, và phải được sự thống nhất của các thành viên Fed tham dự họp nên phải 20 ngày sau mới có.
 
Statement là cái thông báo ngắn, nêu lên kết luận chủ chốt của cuộc họp, được ra ngay sau khi kết thúc họp. Statement nói chung không thay đổi nhiều qua các cuộc họp, thường chỉ vài chữ chỗ này, 1-2 câu chỗ kia.

Minute là biên bản của cuộc họp, liệt kê nội dung cuộc họp khá chi tiết. Xem minute thì biết được nhiều hơn các vấn đề cũng như quan điểm thái độ của các thành viên Fed. Vì minute qua các kì họp thay đổi nhiều hơn, và phải được sự thống nhất của các thành viên Fed tham dự họp nên phải 20 ngày sau mới có.

Thks bác, cái minutes quan trọng phết, hôm 3 jan, thị trường sụt mạnh vì cái minute.
 
Bác Apprentice cho cái nhìn tổng quát với. Em không nắm bắt được tình hình hiện tại, nhưng cảm thấy có gì đó đang chuyển động.
 
Bác Apprentice cho cái nhìn tổng quát với. Em không nắm bắt được tình hình hiện tại, nhưng cảm thấy có gì đó đang chuyển động.

Tôi cũng chưa hiểu rõ tình hình lắm, nhưng tôi đang ngắm nghía AUD. Cái RBA statement vừa rồi rất dovish, cả retails và housing đều không tốt, PPI lại giảm nên RBA càng dễ cut rate. Trước giờ rate của Úc vẫn cao nhất nên được mua nhiều, giờ mà RBA cut rate, các carry trades mà unwinding thì AUD dễ xuống phê lắm.
 
Tôi cũng chưa hiểu rõ tình hình lắm, nhưng tôi đang ngắm nghía AUD. Cái RBA statement vừa rồi rất dovish, cả retails và housing đều không tốt, PPI lại giảm nên RBA càng dễ cut rate. Trước giờ rate của Úc vẫn cao nhất nên được mua nhiều, giờ mà RBA cut rate, các carry trades mà unwinding thì AUD dễ xuống phê lắm.

Còn đang chờ gió đông các bác ạ. Các quỹ vốn bảo thủ, nên để có bấm nút xả hàng thì phải có cớ. Chính vì vậy tui ăn được một lượt
AU mà lại chết lượt sau vì các fund còn chưa muốn cho AU xuống. Đến khi cả lũ buông tay mới thủng được cái đáy 103050
 
2h00 đêm nay 20/02/13 Fed minute. Lần trước là 5 ông vote bỏ QE. Lần này là mấy ông ???
 
Fed minute hôm qua cho thấy:
- Một vài thành viên cho rằng Fed nên bắt đầu cân nhắc việc thay đổi liều lượng QE (hiện cố định ở mức $85b/tháng). Ngầm ý ở đây là có thể giảm bớt QE.
- Vài thành viên cho rằng có thể giảm dần QE mà không cần đợi đến khi tỉ lệ thất nghiệp được cải thiện. Quan điểm này là hoàn toàn mới và đột ngột, khi Fed vừa mới khẳng định cách đây 2 tháng rằng sẽ chỉ xem xét giảm nới lỏng khi tỉ lệ thất nghiệp xuống 6.5%. Điều này hé mở khả năng Fed sẽ giảm nới lỏng sớm hơn nhiều so với dự đoán trước đây.
- Vài thành viên cho rằng QE quá lâu đang tạo ra nhiều vấn đề phức tạp khi Fed muốn unwind. Cái này cho thấy Fed đang thực sự nghiêm túc xem xét đường rút QE.

Cả 3 điều trên thể hiện Fed đang có sự thay đổi, đảo chiều về quan điểm, và có lẽ đây nhiều khả năng là vùng đỉnh của QE.
 
Vấn đề cửa lần này là từ "some". Em đang tìm xem những ai mà chưa thấy. Nếu có mặt 1 trong 3 trụ của QE thì xong đời QE.
 
Back
Top