Bình luận Giao dịch hàng ngày_Đất nước đã bao giờ đẹp thế này chưa !!

Status
Not open for further replies.
Vừa nghe điện thoại của thằng bạn chứng lâu năm... giọng khàn đặc ngẹn ngào...
Hồi đầu tháng vừa ngồi với nhau ra thống nhất tháo hết hàng ngắn dài và chuyển hết tiền sang sọc ps khi vn vượt đỉnh 1179... vậy mà trời xui quỉ khiến nó lại nghe thằng môi giới có chút tiếng tăm trong nghề mua full đòn SSI ACB khi nó mới rơi vài phiên ... thật buồn...
 
chừng nào chưa giải quyết sự bất thường ở VIC cả tt khó mà tạo đáy
Lúc nào cũng một mối lo lắng hoài nghi về quả boom chỉ trực phát nổ
 
Em đang lỗ mà mr Sen hehe
Cái này là tình trạng chung, nên em tếu táo cho đỡ căng thẳng thôi.
Kiên nhẫn chịu thêm vài cú đạp nữa, nói dễ chứ chẳng dễ chút nào.
Market thực sự rất tệ và khó lường...
Anyway, em tắt bảng chạy Grab thoai...:2cool_go:
 
Lạ thế? Nhìn cái chart VN30 thế kia, mà các anh Thần lại hãi? Lại để thắng em solo with love...Thần ơi là Thần...40đ nữa là max chứ gì mà...huhuhu
Daily chart hay hay? T1-2 là lăn quay...:2cool_sexy_girl:
Weekly chart thế nào? Hố đen vẫn đang đào...:2cool_burn_joss_stick:
Monthly chart ra sao? Nhìn rồi tự nhủ...Ôi chao...:2cool_after_boom:
 
Thông tin này đáng giá lắm thầy ơi, khỏi đi thực tế, đi 1 cửa hàng nội suy ra cả hệ thống thì lại mắc sai lầm. Mà đi hết thì ko có time. Thuốc thì như a.chim nói quan trọng là tư vấn và trình độ dược sỹ, giá cả là thứ yếu thôi. Có ai đi mua thuốc mà mặc cả giá đâu. Họ chỉ quan tâm là uống thuốc ở hiệu đó bán có tốt không thôi.

anh nghĩ lại 1 tý thì không phải...

mấy cái viên thuốc cảm cúm hay các thứ đồ ý tế vớ vẩn thì người ta không để ý, có khi mua gấp 3-5 lần giá cũng ok. Ví dụ viên thuốc cảm 1k bán 3k cũng chả thành chuyện. Nhưng mấy bà phụ nữ mà đã để ý soi giá thì sẽ không bao giờ quay lại.

Mấy cái thuốc điều trị chuyên dụng hay mãn tính thì lại khác. Con bệnh và người nhà lâu năm có kinh nghiệm họ có khi còn rành giá thuốc hơn cả cửa hàng nhỏ lẻ. Vì tiêu dùng thường xuyên nên thạo, mà không phải cửa hàng nào họ cũng ghé mua đâu. Mà cái này doanh số mới lớn....

em thấy khu phố nhà em mấy nhà mở hiệu thuốc tâm đắc lắm. Nào là lãi cao, thường gấp đôi. Nào là không lo ế, ế có thể trả lại... đua nhau mở cuối cùng tạch dần hết...
 
Cảm ơn các ace lần nữa,
Mấy tuần nay, gần nhà em có mở cái Long Châu, thấy cũng sáng sủa, đẹp đẽ. Em thì thường hay mua ở cái tiệm to, xa nhà. Nay bỗng nhiên đổi thói quen, chạy sang Long Châu cho gần nhà, giá cả cũng không nhớ để so sánh mắc rẻ???
Em thấy sự trung thành của người tiêu dùng trong mảng nhà thuốc này không cao, có thể chuyển đổi 1 cái roẹt... Thị trường lại bị phân mảnh, na ná cái Điện Máy xanh thời trước...nên manh nha ý tưởng...mà chưa áp số vào tính toán thử xem...haha...
Vụ “phân mảnh” này chính là bí quyết của Mekong Cap anh Cào nhỉ? Thấy bạn ấy khi quyết định đầu tư vào mảng nào đều xem đã có leader chưa?
FPT đầu tư vào Long Châu hay MWG đầu tư vào Phúc An Khang là áp dụng bài học “phân mảnh” của di động hay điện máy vào.
 
Các anh chị em ở Miền Trung và Miền Bắc, cho em hỏi thăm tẹo ạ:
1. Ngoài đấy các ace thường mua thuốc tây như thế nào?
2. Ưu tiên mua thương hiệu to hay mua gần nhà?
3. Có quan tâm đến giá thuốc tăng giảm ra sao không?
4. Có phải chờ đợi quá lâu khi mua thuốc không?
5. Có biết thương hiệu Long Châu không?
Cảm ơn các ace nhiều ạ!!!
Miền trung thì :
1 . vô nhà thuốc nhỏ tẹo mua hoy :)).
2. Mua hiệu quen :))).
3 Hổng để ý giá vì ít khi phải mua :v.
4 Không phải chờ lâu
5 hẻm biết anh ạ =)).
 
Mua thuốc đông khách hay không ngoài giá nó còn phụ thuộc vào tư vấn cặn kẽ và chu đáo của Trình dược viên bán hàng. Gần nhà anh có 1 hàng nổi tiếng với chất lượng và giá, nhân viên thực sự có chuyên môn cao và nhiệt tình nên đông khách lắm. Lúc nào cũng có 3-4 nhân viên bán hàng và tư vấn cùng 1 lúc từ 6h sáng đến 23 giờ đêm nên chủ giàu vãi.
Em thấy bán thuốc , tư vấn chuẩn với cả bán "mát tay" là bán chạy lắm, gấu em đi thực tập chỗ đấy kể khách đông từ sáng tới đêm xếp hàng mua, mặc dù chỉ là nhà thuốc nhỏ.
 
Chao ôi, giờ mới về mở bảng ra nhìn mà kinh hoàng luôn.
Kiểm tra quân lương thì NAV còn 5.488. So với đầu năm 5.657 đã bị thiệt hại 169 triệu, tương đương xấp xỉ 3%.
So với cuối tháng 1 thì thiệt hại là 719 triệu, tương đương 11.6%.
Còn nếu tính tại đỉnh của từng cổ phiếu riêng lẻ thì con số thiệt hại tạm tính là 977tr.
Như vậy khi tăng thì NAV thua xa VNI, nhưng khi giảm thì quyết không chịu thua về tốc độ.
Kiếm tiền ngày càng khó. Người nông dân như mình biết phải làm sao? :105:
 
5. Có biết thương hiệu Long Châu không?
Cảm ơn các ace nhiều ạ!!!
Kể câu chuyện nhà thuốc Long Châu:
-Long Châu là tên nhà thuốc do Bố Vợ của mình đặt khi vợ chồng em vợ mình mới tự lập ra làm ăn ...
Nhà thuốc đó nằm đối diện chợ Hoà Hưng.
Kinh doanh nhà thuốc vô cùng vất vả đối với những ai ít vốn,vì thế các cặp vợ chống mới lập nghiệp đứng ra kinh doanh cực kỳ lao đao...Cô em vợ mình khi có nhà thuốc mới có 1 cháu gái,nhưng hơn 3 năm làm nhà thuốc ...muốn có thêm 1 cháu nữa mà ko đc...thế là vợ chồng nó quyết định sang nhà thuốc lại cho anh Cường-chồng cũ của Nhà thuốc Mỹ Châu...
Vậy mà ngay sau đó 1 năm vợ chồng em vợ mình có thêm 1 câu con trai,đủ 10 điểm :1 trai,1 gái.
Sau này anh Cường mở thêm và chuyển các nhà thuốc của anh ấy trên đường Hai Bà Trưng thành thương hiệu Long Châu.
 
Chao ôi, giờ mới về mở bảng ra nhìn mà kinh hoàng luôn.
Kiểm tra quân lương thì NAV còn 5.488. So với đầu năm 5.657 đã bị thiệt hại 169 triệu, tương đương xấp xỉ 3%.
So với cuối tháng 1 thì thiệt hại là 719 triệu, tương đương 11.6%.
Còn nếu tính tại đỉnh của từng cổ phiếu riêng lẻ thì con số thiệt hại tạm tính là 977tr.
Như vậy khi tăng thì NAV thua xa VNI, nhưng khi giảm thì quyết không chịu thua về tốc độ.
Kiếm tiền ngày càng khó. Người nông dân như mình biết phải làm sao? :105:
Người nông dân này mắc hai lỗi:
- Chọn phải hạt giống không phù hợp thổ nhưỡng( hoặc không đúng mùa vụ) vẫn cố chấp không chịu thay đổi giống cây trồng!( Vụ này người ta trồng lạc cứ trồng khoai cho đẳng cấp)
- Khi trồng được đúng thì lại hay để cây quá vụ không chịu thu hoạch dẫn đến mất ăn, thua lỗ.
Kết luận đây là công chúa chứ ko phải nông dân, Nếu là nông dân phải nhớ mùa vụ và giống:1::1::1:
 
Last edited:
Thông tin này đáng giá lắm thầy ơi, khỏi đi thực tế, đi 1 cửa hàng nội suy ra cả hệ thống thì lại mắc sai lầm. Mà đi hết thì ko có time. Thuốc thì như a.chim nói quan trọng là tư vấn và trình độ dược sỹ, giá cả là thứ yếu thôi. Có ai đi mua thuốc mà mặc cả giá đâu. Họ chỉ quan tâm là uống thuốc ở hiệu đó bán có tốt không thôi.
Em lại nghĩ kg phải. đối với các loại thuốc thông thường kg sử dụng định kì thì giá cả kg quan trọng. Thuốc cảm cúm kháng sinh, đau bụng đi ngoài, mắt mũi ho hen vv mua đâu cũng khỏi care đắt rẻ vài k.
nhưng các loại biệt dược sử dụng định kì như thuốc thận, tim ,gan, huyết áp.bảo vệ dạ dày. xưong khớp , thậm chí các loại vitamin thực phẩm chức năng ,thuốc bổ phải uống định kì thường xuyên thì giá cả khá quan trọng.Mà các loại thuốc này mới đem lại doanh thu lớn cho nhà thuốc.
vd khi mẹ chồng em còn sống , bị huyết áp, tim tiểu đường. bs kê đơn lần đầu ra cổng viện hết 4,3 tr. tháng nào cũng đơn đó, em phải đi tìm hiệu thuốc tốt , rẻ . cũng đơn thuốc đó. đúng biệt dược luôn mua tại nhà thuốc Đức hết 3.8 tr. vậy một năm giảm được 6 tr tiền thuốc.
Cái thứ 2 là hiệu thuốc có trình dược viên tốt. tư vấn dùng loại nào khác biệt dược nhưng vẫn cùng thuốc gốc quốc tế thì người mua sẽ tin tưởng và mua lâu dài.
kg nhiều người biết rằng tên thuốc gốc và tên biệt dược là khác nhau vì thế đây cũng là kẽ hở để bs kết hợp với hiệu thuốc đẩy bệnh nhân phải mua thuốc với chi phí cao hơn nhiều so với nhu cầu và tác dụng.Cho dù từ tháng 5/2016 bộ y tế đã ra văn bản yêu cầu bs phải kê đơn bằng tên thuốc gốc quốc tế nhưng nhiều nơi bs vẫn kê tên biệt dược để bệnh nhân phải mua thuốc theo đơn.
Vì thế em thấy yếu tố giá cả và sự tư vấn là quan trọng để giữ chân người mua bất kể hiệu thuốc đó lớn hay bé, gần hay xa nhà. Nhưng thường tiệm lớn , doanh thu tốt sẽ có tiềm lực nhập nhiều loại biệt dược đắt tiển kể cả thuốc mồ côi.
 
Vụ “phân mảnh” này chính là bí quyết của Mekong Cap anh Cào nhỉ? Thấy bạn ấy khi quyết định đầu tư vào mảng nào đều xem đã có leader chưa?
FPT đầu tư vào Long Châu hay MWG đầu tư vào Phúc An Khang là áp dụng bài học “phân mảnh” của di động hay điện máy vào.
Sau một ngày tìm hiểu thông tin về ngành bán lẻ-y tế (chủ yếu là trên mạng, Bản Cáo Bạch viết có mấy dòng), thì cục hứng nó bị tuột xuống tới tận cái lưng quần rồi chị May ơi (khác hẳn với cái deal Điện Máy Xanh). Vài lí do:
1. Ngành này khó ăn vãi, nhưng may mà chị Điệp đã nhận diện khá đầy đủ. Câu hỏi: liệu có phải bị hiệu ứng Amazon nên lao vào không? Rõ ràng chị nói TGDD có lẽ đang từ bỏ, khi mà lượng sở hữu Phúc An Khang dưới mức 49%, TGDD tập trung phát triển ngành thực phẩm (có lẽ BHX).
2. Giả sử cho thành công luôn đi, với con số doanh thu dự kiến 20k tỷ tại năm 2022, thì giá FRT hiện nay vẫn chưa đủ hấp dẫn. Xét thêm FPT (sở hữu 47% FRT), thì cũng không thêm được là bao, nên FPT cũng không hưởng lợi mấy từ cái phi vụ Long Châu này.
=> Nhẩm sơ sơ, FRT phải về dưới 100k/cổ, thì mới có sự hấp dẫn. Từ giờ đến đó, tha hồ mà tìm hiểu thêm thông tin.
Ps: Hình như có điềm gì đó, sáng nay đi làm, gặp ngay đội hình các bé xinh tươi, đạp xe đạp ra đường quảng cáo Long Châu...hihihi
 
Gud morning cả nhà,
Sáng sớm em mời cả nhà ly riệu rắn...cho cảm hứng nó dâng trào...hihi
ruou-ran.JPG
 
Em lại nghĩ kg phải. đối với các loại thuốc thông thường kg sử dụng định kì thì giá cả kg quan trọng. Thuốc cảm cúm kháng sinh, đau bụng đi ngoài, mắt mũi ho hen vv mua đâu cũng khỏi care đắt rẻ vài k.
nhưng các loại biệt dược sử dụng định kì như thuốc thận, tim ,gan, huyết áp.bảo vệ dạ dày. xưong khớp , thậm chí các loại vitamin thực phẩm chức năng ,thuốc bổ phải uống định kì thường xuyên thì giá cả khá quan trọng.Mà các loại thuốc này mới đem lại doanh thu lớn cho nhà thuốc.
vd khi mẹ chồng em còn sống , bị huyết áp, tim tiểu đường. bs kê đơn lần đầu ra cổng viện hết 4,3 tr. tháng nào cũng đơn đó, em phải đi tìm hiệu thuốc tốt , rẻ . cũng đơn thuốc đó. đúng biệt dược luôn mua tại nhà thuốc Đức hết 3.8 tr. vậy một năm giảm được 6 tr tiền thuốc.
Cái thứ 2 là hiệu thuốc có trình dược viên tốt. tư vấn dùng loại nào khác biệt dược nhưng vẫn cùng thuốc gốc quốc tế thì người mua sẽ tin tưởng và mua lâu dài.
kg nhiều người biết rằng tên thuốc gốc và tên biệt dược là khác nhau vì thế đây cũng là kẽ hở để bs kết hợp với hiệu thuốc đẩy bệnh nhân phải mua thuốc với chi phí cao hơn nhiều so với nhu cầu và tác dụng.Cho dù từ tháng 5/2016 bộ y tế đã ra văn bản yêu cầu bs phải kê đơn bằng tên thuốc gốc quốc tế nhưng nhiều nơi bs vẫn kê tên biệt dược để bệnh nhân phải mua thuốc theo đơn.
Vì thế em thấy yếu tố giá cả và sự tư vấn là quan trọng để giữ chân người mua bất kể hiệu thuốc đó lớn hay bé, gần hay xa nhà. Nhưng thường tiệm lớn , doanh thu tốt sẽ có tiềm lực nhập nhiều loại biệt dược đắt tiển kể cả thuốc mồ côi.

Mợ Mèo rất chuẩn
Đúng là thu nhập tăng, nhưng cái chi tiêu không tăng, như tiền gạo, tiền rau muống, một số cái khác tăng mạnh như chi y tế, du lịch, công nghệ... ĐIều này giải thích tại sao bán thực phẩm chức năng đa cấp lại nở rộ :100::100::100::100::100:

Nhưng không có nghĩa người ta vì tính mạng không care đến giá mà care từng đồng luôn, bởi bệnh nan y, bệnh mãn tính đòi hỏi chi phí thường xuyên và lâu dài... gọi là sống chung với bệnh... chứ không như mua cái bcs hay mấy viên cảm cúm. Bất kỳ người nào mắc mấy cái bệnh đó đọc vanh vách tên thuốc, chỗ nào rẻ, chỗ nào đắt, chỗ nào có hàng thường xuyên, chỗ nào cắc bụp

Mô hình chuỗi cửa hàng dược về lý thuyết sẽ giúp con bệnh có chỗ mua hàng uy tín, không sợ hàng giả hàng nhái... nhưng 1 ông dược sỹ bán thuốc bách hóa chắc gì đã am hiểu chuyên môn và mua hàng bằng 1 con bệnh trên 1 năm kinh nghiệm công với sự cố vấn đông đảo của người nhà và các thể loại bác sỹ :21::21::21::21::21::21:

Trích báo cáo của FPTS

trên thực tế, tại Việt Nam đang tồn tại hai hệ thống chợ sỉ chuyên buôn bán các mặt hàng dược phẩm tại 2 thành phố lớn nhất là Tp.HCM (chợ sỉ Tô Hiến Thành và chợ sỉ Lý Thường Kiệt) và Hà Nội (chợ sỉ Ngọc Khánh và chợ sỉ Láng Hạ). Trong đó nổi tiếng nhất là chợ sỉ Tô Hiến Thành (số 134/1 đường Tô Hiến Thành). Chợ này được thành lập từ năm 2007 với diện tích khoảng 14.000m2 , chợ chia làm nhiều khu, tổng cộng có 270 quầy thuốc của hơn 140 công ty tham gia kinh doanh theo số đăng ký chính thức, còn theo con số thống kê chưa chính thức, có khoảng hơn 300 nhà cung cấp - bao gồm các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia của Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan.... (có cả Zuellig Pharma, Mega Product, Diethelm) cùng hơn 800 nhà phân phối trong nước thông qua các quầy thuốc ở chợ, đưa thuốc đến các nhà thuốc, bệnh viện, phòng mạch tư. Bình quân mỗi ngày, có khoảng 5.000 lượt người vào chợ giao dịch, mua bán.
Bán lẻ
Theo ông Ngô Chí Dũng, Tổng giám đốc ECO Pharmacy, đầu tư cho hệ thống chuỗi nhà thuốc có các điểm đáng chú ý sau
 ECO khoảng 3 – 4 tỉ đồng, nhà thuốc Mỹ Châu
(Long Châu bây giờ đấy) là 5 tỉ đồng mỗi nhà thuốc, gồm tiền thuê mặt bằng, cơ sở vật chất, đào tạo nhân viên và chi phí mua hàng.
 V-Phano nếu không tính chi phí đào tạo, chỉ tính riêng thuê mặt bằng, nhân lực và chi phí mua hàng là 1 - 3 tỉ đồng/nhà thuốc tùy quy mô.
 Yêu cầu bắt buộc của kinh doanh dược phẩm tại nhà thuốc là người bán hàng ít nhất phải đạt trình độ dược tá và có kiến thức chuyên môn nhất định về dược phẩm, do đó, chi phí cho đội ngũ dược sĩ đứng quầy của các nhà thuốc cũng cao hơn khá nhiều so với các hình thức bán lẻ khác.
 Thời gian thu hồi vốn bình quân từ 1 – 3 năm tùy theo quy mô của nhà thuốc.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top