Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Giá xăng tăng khó làm thay đổi xu hướng đi lên của TTCK





Khả năng tăng giá chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến thị trường một vài phiên, nhưng sẽ không đủ để làm thay đổi xu hướng đi lên của thị trường.
Việc tăng giá xăng đã được dự báo, vì vậy, dù ảnh hưởng đến TTCK một vài phiên, nhưng sẽ không đủ làm thay đổi xu hướng đi lên của thị trường.
Ông Phạm Lưu Hưng, chuyên viên cao cấp, Khối phân tích tư vấn đầu tư, CTCK Sài Gòn (SSI)
Giá xăng tăng thêm 2.100 đồng/lít lúc 16h ngày 07/3/2012 đúng với dự đoán mà CTCK SSI đã từng tính tới khi thực hiện báo cáo cập nhật về lạm phát ngày 14/2/2012.
Theo chúng tôi, với mức tăng giá xăng này, lạm phát của Việt Nam sẽ khó ở mức dưới 1 con số. “SSI đã từng nêu con số lạm phát của Việt Nam trong năm 2012 ước 12% là có tính đến mức xăng tăng này.
Chúng tôi cho rằng, mức tăng giá xăng này là đã đủ đảm bảo cho các doanh nghiệp trong ngành xăng dầu không lỗ. Đây cũng là mức tăng có thể chấp nhận được trên cơ sở so sánh với giá xăng dầu thế giới.
Việt Nam đang nỗ lực kiềm chế lạm phát dưới 10% nhằm giữ giá tiền đồng. Vì thế, tôi không nghĩ, sẽ có thêm một đợt tăng giá xăng dầu tiếp tục dù có ý kiến cho rằng, giá xăng phải tăng thêm 4.000-6.000 đồng/lít thì mới gọi là tính đủ, tính đúng.

Bản tin Công ty Chứng khoán HSC ngày 6/3
Chính phủ không muốn lạm phát tăng trở lại và khả năng khả dĩ nhất là cho phép tăng giá xăng ở mức độ vừa phải để ảnh hưởng tăng giá không làm lạm phát bùng phát trở lại.
HSC trước đây đã dự báo giá xăng sẽ tăng 5-10% trong năm nay và chúng tôi đã có tính đến yếu tố này trong dự báo lạm phát năm 2012 của mình.
Trong mô hình của mình, HSC dự báo nếu giá xăng tăng 1% thì CPI sẽ tăng thêm 0,33%, kéo dài trong từ 2-3 tháng (gồm cả ảnh hưởng tăng giá trực tiếp và gián tiếp). Khả năng tăng giá chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến thị trường một vài phiên, nhưng sẽ không đủ để làm thay đổi xu hướng đi lên của thị trường.
Ông Huỳnh Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Chứng khoán SJC
Giá xăng tăng chắc chắn ảnh hưởng đến lạm phát, nhưng ảnh hưởng đến mức độ nào lại phụ thuộc vào việc kiểm soát của Chính phủ ,đến việc tăng giá các dịch vụ hàng hóa bị ảnh hưởng bởi xăng là nguyên liệu đầu vào chứ không chỉ là hạn chế cung tiền. Vì thực tế là một số mặt hàng tăng ăn theo giá xăng một cách vô lý.
Tăng giá xăng cũng sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, nhưng theo tôi thị trường khó giảm sâu một cách vô lý. Thực tế giao dịch ngày 7/3, thị trường giảm do EIB và STB giảm sàn. Có vẻ như việc giảm này là có chủ đích đè thị trường. Nếu EIB giảm sàn ngày 8/3 nữa chắc chắn sẽ có lượng tiền đã chốt lời đổ vào mua.
Mặt khác, quan sát thấy giá giao dịch thỏa thuận lô lớn của cổ phiếu này đã tương đương mức giá hiện nay. Năm nay là năm bản lề của TTCK, vì sẽ khó có kênh đầu tư nào hấp dẫn hơn. Trên thị trường đã có dòng tiền lớn đổ vào. Lượng tiền của nhà đầu tư cũ quay trở lại thị trường có, nhưng không nhiều đến mức tạo ra các giao dịch khủng như vậy. Vì vậy tôi tin là thị trường khó giảm sâu.
Theo Ngọc Thủy - T
Hàng Chuẩn ITA, IJC, OGC, HLA, UNI, V15
 
Khối lượng cổ phiếu được chuyển nhượng khoảng 100 triệu cổ phiếu tương đương với giá trị giao dịch1414 tỷ đồng.

Tương tự chỉ số HNX INDEX giảm 0.17 điểm (0.23%) xuống 75.03 điểm, khối lượng chuyển nhượng khoảng 118 triệu cổ phiếu tương đương với giá trị giao dịch là 1054 tỷ đồng.

Thị trường sụt giảm mạnh ở đầu phiên với rất nhiều mã nằm sàn, tuy nhiên lực cầu giá thấp khá mạnh khiến thị trường hồi phục trở lại và chỉ giảm nhẹ vào cuối phiên.

Một số mã tiếp tục có giao dịch khá ấn tượng, với khối lượng khớp khủng như HBB và SHB và giá tiếp tục có dư mua trần khối lượng lớn vào cuối phiên. Các mã có hoạt động trầm lắng những phiên trước cũng góp phần tạo điểm sáng cho phiên giao dịch như SBT, BMP…vv

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 07/03/2012 cả 2 sàn kết thúc phiên chỉ suy giảm nhẹ, đồng thời có những lúc giá giảm khá sâu trong phiên cùng với khối lượng giao dịch vẫn được duy trì ở mức cao. Điều này cho thấy có khả năng nhịp điều chỉnh sẽ kết thúc sớm trong một vài phiên tới nếu như mốc 72-73 của HNX index không bị xâm phạm. Chúng tôi có khuyến nghị mua lại nếu như giá tăng trở lại và bứt phá qua mốc 76 theo chỉ số của sàn HNX.
 
5 tiên đoán của Alan Phan về kinh tế Việt


Nếu sống thực trong một xã hội đụng chạm với thực tế hàng ngày, như các doanh nghiệp tư nhân nhỏ vừa hay các nhân viên sống nhờ đồng lương, họ sẽ nhận ra vài điều đáng buồn.

Như thông lệ mỗi đầu năm, chúng ta đã được đọc rất nhiều bài viết về những dự đoán cho nền kinh tế Việt Nam trong 2012. Từ các chuyên gia có giấy phép và ăn lương chính phủ (trực tiếp hay gián tiếp) đến những định chế tài chính nước ngoài có họat động tại Việt Nam, tất cả đều đưa ra những chỉ số hay bối cảnh tương đối giống nhau. Hai lý do chính: một là mọi người đều dựa vào các số liệu thống kê cung cấp bởi chính phủ và vì tương lai làm ăn của họ cũng tùy thuộc vào chính phủ.

Kết quả của các tiên đoán trong quá khứ

Hôm nọ, có chút thì giờ rảnh rỗi, tôi hỏi anh sinh viên trợ lý, lục soát lại các dự đoán kinh tế về Việt Nam trong 5 năm vừa qua, nhất là vào thời điểm Quý 1. Tôi nhờ anh chia ra 3 kết quả: các dự đoán đúng trên dưới 10%, trên dưới 50% và sai bét. Tỷ lệ cho thấy số sai bét chiếm 46% và số sai trên dưới 50% là 39%. Con số đúng chỉ được 15%. Tuy nhiên, thầy bói vẫn là một nghề đông khách dù có nói trúng hay trật. Và ít người biết được một xảo thuật kiếm tiền của nghề thầy bói là phải "coi mặt mà bắt hình dong". Tiên đoán một tương lai sáng ngời cho mọi ông bà chi tiền sộp là có kỹ năng tiếp thị cao.

Tôi thường không tham dự vào các cuộc tiên đoán hàng năm. Dựa trên thống kê (phải trừ bớt những thổi phồng) hay các trải nghiệm quá khứ (con người luôn luôn tái diễn lịch sử qua các hành động ngu xuẩn về lâu dài) và dựa trên trực giác (rất giống các bà có chồng ngoại tình), tôi hay đưa ra những khuynh hướng (trend) của nền kinh tế vĩ mô hơn là những dự đoán ngắn hạn và không ổn định. Tuy nhiên, hôm nay, nghe lời khích bác của vài anh bạn, tôi thử dùng 3 nguyên tắc nói trên coi các tiên đoán của mình có chính xác hơn không. Nó cũng sẽ định hướng tương lai nghề làm thầy bói của tôi.

Trong các dự đoán thịnh hành, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6% trong 2012, lạm phát xuống còn 9%, tỷ giá đứng yên, cán cân mậu dịch cải thiện 23%, dự trữ ngoại hối tăng 18% v.v... Tóm lại, một nền kinh tế vĩ mô khá ổn định và ấn tượng so với sự suy thoái chậm chạp của toàn cầu.

Những thực tế

Tuy nhiên, nếu các vị quan và các chuyên gia này sống thực trong một xã hội đụng chạm với thực tế hàng ngày, như các doanh nghiệp tư nhân nhỏ vừa hay các nhân viên sống nhờ đồng lương, họ sẽ nhận ra vài điều đáng buồn. Chẳng hạn, nhập siêu giảm mạnh không phải vì xuất khầu tăng vượt tốc, mà vì nhu cầu tiêu dùng cũng như các hoạt động sản xuất đã ngừng trệ. Đây cũng là lý do tỷ giá USD đã không tăng như dự đoán vì người dân đã hết tiền để trữ đô la hay xài hàng nhập khẩu. Khi nền kinh tế suy thoái trầm trọng, lượng cầu tiêu dùng giảm mạnh và lạm phát cũng như lãi suất sẽ giảm theo. Đây không phải là những dấu hiệu tích cực để lạc quan.

Từ góc nhìn này, tôi sẽ đánh liều và tiên đoán các sự kiện nổi bật sau đây của 2012 và vài năm tới:

1. Nhà nước sẽ can thiệp mạnh hơn vào vận hành kinh tế:

Thay vì tiến về nền kinh tế thị trường và để mặc cho mọi thành phần tự điều chỉnh theo khả năng, chính phủ sẽ sử dụng mọi biện pháp hành chính để lèo lái con tàu kinh tế như việc ra quyết nghị cứu thị trường chứng khoán bằng "tái cấu trúc" toàn diện cơ chế. Việc đổ tiền để vực dậy giá trị bất động sản đang được nghiên cứu, cũng như phương thức thu góp hết vàng trong dân để chuyền thành ngoại hối hay tiền đồng.

Để tránh những bất ổn xã hội, khuynh hướng kiểm soát giá cả sẽ gia tăng và xăng dầu cũng như điện nước sẽ được tiếp tục hỗ trợ (subsidy).

Ngân sách nhà nước sẽ tăng thay vì giảm, nợ công tiếp tục tăng vì đầu tư công vào các dự án khủng hay cơ sở hạ tầng cần được duy trì để tạo bộ mặt bền vững.

Đây cũng là tin khá tốt cho nền kinh tế dựa vào chi tiêu công và quan hệ thân hữu. Doanh nghiệp nhà nước sẽ dồi dào nguồn vốn và tha hồ lợi dụng lợi thế của mình. Doanh nhiệp tư nhân làm ăn nhiều với chính phủ có thể hưởng tăng trưởng tốt trong những năm suy thoái tới.

2. Vàng và dầu sẽ gây lao đao cho tỷ giá và lạm phát

Tuy nhiên, các động thái can thiệp nói trên sẽ không có ảnh hưởng lâu dài vì hai yếu tố toàn cầu: giá vàng và dầu hỏa. Việc in tiền của Ngân hàng Trung ương Âu châu (ECB) để cứu các ngân hàng lớn trong khối Euro và gói kích cầu số 3 (QE 3) của Cơ quan Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục đẩy giá vàng và dầu hỏa lên và giá trị các bản vị USD hay Euro sẽ từ từ hạ giá, dù suy thoái toàn cầu sẽ làm quá trình này chậm lại. Một biến cố lớn ở Trung Đông hay Trung Quốc sẽ thay đổi hoàn toàn mọi dự đoán.

Tương tự, nền kinh tế suy thoái của Việt Nam sẽ giúp lạm phát và tỷ giá không gia tăng nhiều. Tuy nhiên, khi dòng tiền nhàn rỗi chạy theo cơn sốt vàng và dầu hỏa, các biến động và ảnh hưởng trên mọi hoạt động kinh tế tài chính sẽ khó cân bằng. Những chính sách nghị quyết sẽ bay theo mộng tưởng. Tất cả mọi chỉ tiêu về vĩ mô cũng như cán cân thương mại và các gói kích cầu hỗ trợ ngân hàng, chứng khoán và bất động sản sẽ trở nên bất khả thi và tương lai tùy thuộc vào "may rủi" nhiều hơn là hoạch định.

3. Các phi vụ M&A sẽ gia tăng mạnh

Một điều chắc chắn là trong tình trạng bất ổn, lĩnh vực thu tóm và sát nhập công ty sẽ tăng trưởng tốt. Thị trường tài chính thế giới luôn luôn có những dòng tiền mặt khá lớn để mua tài sản bán tháo. Phần lớn các nhà đầu tư nội địa, từng đổ tiền vào chứng khoán và bất động sản các năm trước, sẽ tham gia hăng hái vào cuộc săn đuổi này. Do đó mà tại sao tôi nói là trong 10 năm tới, rất nhiều tài sản sẽ đổi chủ và sẽ có những đại gia mới của Việt Nam lợi dụng cơ hội để kiếm tiền siêu tốc. Và ngược lại, nhiều siêu sao đang cháy sáng lúc này sẽ đi vào quên lãng.

Dù họ rất sẵn tiền, nhưng tôi nghĩ các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham dự các phi vụ M&A một cách giới hạn. Các rào cản về thủ tục pháp lý, về lối thoát (exit), về quản trị địa phương và về bất ổn vĩ mô vẫn còn nhiều và sự thiếu minh bạch của các đối tác điều hành vẫn gây nhiều lo ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài.

4. Hàng Trung Quốc sẽ tràn ngập gây khó khăn cho hàng nội địa

Trung Quốc hy vọng sẽ chỉ giảm tăng trưởng GDP xuống 7.5% so với 9.2% năm 2011. Sản xuất công nghiệp sẽ chịu nhiều tác động nhất vì sự đầu tư vào các nhà máy gần đây luôn vượt quá nhu cầu của thế giới, nhất là các hàng tiêu dùng và điện tử. Trong khi đó, với suy thoái tại Âu Châu và Nhật Bản và "dậm chân tại chỗ" của kinh tế Mỹ, những nơi còn lại để Trung Quốc bán tháo hàng rẻ tiền là các quốc gia mới nổi, nhất là các láng giềng.

Ba lợi thế cạnh tranh đáng kể của hàng Trung Quốc: (a) tỷ giá RMB dưới giá trị thực khoảng 26% (trong khi VND trên giá trị thực gần 14%) tạo một khác biệt chừng 40% trên giá thành; (b) hệ thống tiếp liệu các linh kiện và hiệu năng sản xuất cùng công nghệ hiện đại tạo một thành phẩm có giá trị cao; và (c) thị trường nội địa Tàu rộng lớn tạo lợi điểm chuyển giá theo nhu cầu và đặc điểm của thị trường xuất khẩu.

Mặc cho khẩu hiệu "người Việt dùng hàng Việt", khách hàng trong thời buổi kiệm ước sẽ lựa chọn túi tiền và các nhà sản xuất Việt có sản phẩm tương tự như Trung Quốc sẽ gặp khốn khó.

5. Thị trường bất động sản có thể thoát hiểm với luật đất đai mới

Việc không áp đặt luật về hộ khẩu và những cải tổ sâu rộng về luật bất động sản bên Trung Quốc khiến nhiều đại gia Việt hưng phấn chờ đợi. Tôi nghĩ đây là một cú hích quan trọng có thể gây một cơn sốt mới cho giá trị bất động sản ở Việt Nam vì lý do đơn giản là người có tiền ở Việt Nam không có nhiều lựa chọn về đầu tư. Hai yếu tố quan trọng khác là sự thu hút đầu tư mới của Việt kiều và các quỹ nước ngoài.

Thêm vào đó, hiện các nhóm lợi ích trong ngân hàng, quỹ đầu tư, tập đoàn kinh tế, tổng công ty... đang nắm giữ một số lượng tài sản rất lớn liên quan đến địa ốc. Việc tăng giá trị bất động sản xuyên qua việc thay đổi luật nhà đất là một việc mọi người mọi nhóm đều nhất trí đoàn kết để đạt mục tiêu. Chuyện oái oăm là nếu không nhờ cái luật nhà đất bất công ngày xưa, các nhóm này đã không giàu và quyền lực như ngày nay. Dù sao, qua sông rồi thì phải đắm đò, Tôn Tử dạy thế.

Tuy nhiên theo nhận xét cá nhân về quy trình để thay đổi luật lệ tại Việt Nam, tôi thấy thủ tục cũng nhiêu khê và đòi hỏi rất nhiều quyết đoán từ các cấp lãnh đạo. Tôi không lạc quan như các đại gia bất động sản, nhưng dù là cơ hội thay đổi có ít hơn 50%, đây cũng có thể là một cú ngoặt đáng kể trong sự phát triển kinh tế.

Tóm lại, đó là 5 sự kiện tôi cho là sẽ đánh dấu ấn trên nền kinh tế tài chính của Việt nam trong 2012.(Nguồn: VEF)
 
Nghi vấn quanh vụ chuyển nhượng 15,42 triệu cổ phiếu SJS
Trong 2 ngày, một nhà đầu tư cá nhân đã mua tới hơn 15,4 triệu cổ phiếu SJS, tương đương khoảng 430,8 tỷ đồng.

Ngày 7/3/2012, Sở GDCK TP. HCM đã có thông báo về việc một cổ đông cá nhân là ông Đỗ Văn Bỉnh đã mua vào hơn 15,42 triệu cổ phiếu SJS, nâng tổng lượng nắm giữ lên 15.793.340 cổ phiếu, tương đương 15,79% cổ phần của CTCP Đầu tư và phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico).

Cụ thể, trong ngày 2/3, ông Bỉnh đã mua 10.220.340 cổ phiếu và ngày 5/3 mua 5,2 triệu cổ phiếu. Nếu căn cứ theo giá đóng cửa 2 ngày nói trên, tổng giá trị chứng khoán được chuyển nhượng lên tới 430,8 tỷ đồng.

Đáng chú ý là giao dịch với khối lượng lớn như trên nhưng trên dữ liệu giao dịch của HOSE không ghi nhận (trong 2 ngày này, chỉ có 202.610 cổ phiếu SJS được chuyển nhượng trên sàn).

Bên cạnh đó, trước đó cũng không có cổ đông lớn nào đăng ký bán một lượng lớn cổ phiếu SJS như quy định về việc công bố thông tin. Một số chuyên gia chứng khoán dự đoán, có khả năng đây là giao dịch trực tiếp tại Trung tâm Lưu ký (VSD).

Hiện cổ đông lớn nhất của Sudico là Tập đoàn Sông Đà với 36,3% vốn điều lệ.

Tính đến ngày 7/3, cổ phiếu SJS đã tăng kịch trần phiên thứ 3 liên tiếp, đóng cửa ở mức 31.700 đồng/CP. Trong phiên giao dịch sáng nay (8/3), SJS vẫn đang tăng trần lên mức 33.200 đồng/CP và hiện còn dư mua trần 237.570 cổ phiếu.

Trong thời gian qua, rất nhiều thông tin liên quan đến việc thâu tóm công ty, khiến giá nhiều cổ phiếu trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu cơ và liên tục tăng trần.
 
Tiếng nói từ giới ngân hàng......


Sáng 9/3 :
Nhiều các chuyên gia tài chính và lãnh đạo ngân hàng khi được hỏi đều nói thời điểm này chưa đủ điều kiện để hạ trần lãi suất huy động tiền đồng. Có ba lý do chính, đó là thanh khoản hệ thống ngân hàng chưa được cải thiện, nợ xấu tăng nhanh và lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại.



Theo nhận xét của một số lãnh đạo ngân hàng, hiện nay thanh khoản của phần lớn ngân hàng thương mại nhà nước và một số ít ngân hàng thương mại cổ phần là tương đối ổn. Số còn lại, đặc biệt các ngân hàng nhóm 3, 4 còn rất khó khăn.



Trong khi đó, với mức trần lãi suất huy động 14%/năm, vốn huy động tháng 1-2012 vẫn giảm 3,29% so cuối năm trước. Bên cạnh đó, nợ xấu của nhiều ngân hàng trong hai tháng đầu năm đang tiếp tục tăng cao. Vốn huy động ít, nợ không thu hồi được đầy đủ, nếu hạ trần lãi suất huy động hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục khó khăn về thanh khoản và thiếu vốn cho nền kinh tế.



Tuy nhiên, chính những người chưa muốn hạ trần lãi suất huy động cũng phải công nhận khách hàng không thể chịu được mức lãi suất vay cao như hiện nay. Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Việt Nam, đã từng nói tại một cuộc hội thảo rằng lãi suất cho vay phải về mức khoảng 9%/năm thì doanh nghiệp mới sản xuất kinh doanh có lãi. Còn nếu cứ đi vay với mức lãi suất cao như hiện nay thì “có ngày mở cửa ra ngân hàng thấy xác doanh nghiệp chất thành đống”.



Nhiều ý kiến cũng cho rằng lạm phát chưa được kiềm chế ổn định để giảm lãi suất. Theo Tổng cục Thống kê, CPI cả nước tháng 2 tăng 1,37% so với tháng trước và tăng 16,44% so với cùng kỳ năm 2011. Tháng 2 cũng đánh dấu mức tăng chỉ số giá tiêu dùng cao nhất kể từ tháng 5-2011 và là tháng thứ 5 liên tiếp chỉ số này không giảm tốc. Chưa hết, mấy ngày vừa qua thị trường lại sôi động với việc tăng giá xăng dầu, gas và giá nhiều loại dịch vụ ở TPHCM và Hà Nội. Trên thế giới nhiều dự báo cho rằng giá dầu sẽ tăng trong năm 2012. Tất cả những điều này làm dấy lên mối lo ngại là lạm phát sẽ quay lại.
 
1 - Xác suất hôm nay, dự báo 60 % thị trường theo hướng sau :

Nhiều khả năng HN-INDEX trên đường về 70 sẽ bật trở lại và xác định đợt tăng tiếp theo.

VN-INDEX trên đường về 420 ( giảm nhiều hơn HN-INDEX) cũng sẽ bật tăng trở lại.

2 - 40 % 2 - Nếu Phá mốc 420 / 70,0 thì thị trường sẽ xuống tiếp sâu hơn
 
Hôm nay tiết cung
Trước 9h30-10h thị trường trong tình trạng đỏ (để làm tý)
Sau 10h, thị trường bắt xanh trở lại
Từ 10h15-10h30 xanh mạnh
Sau đó cung tăng do nhiều người muốn thoát vì sợ, thị trường sẽ giảm xanh nhẹ
Chiều: Xanh đẹp, tăng nhẹ nhàng 5-7 điểm
 
Bgm

BGM đang sở hữu khối tài sản khổng lồ trị giá hàng ngàn tỉ VNĐ

Trữ lượng quặng của 15 mỏ đồng ghi trong giấy phép khoảng 1.6 triệu tấn, thời gian khai thác hơn 10 năm. Một số thông tin khác thì trữ lượng thực sự 5 - 6 triệu tấn http://cafef.vn/BGM-62652/bgm-dat-ke...t-nam-2011.chn

Giả định trung bình 3 - 4 triệu tấn quặng, hàm lượng đồng tinh chế 1.5% >>>>>>>>> Có thể chế biến từ 50 - 60 ngàn tấn đồng tinh chất 99.9%

Tính theo giá bán đồng 99.9% 8500$/tấn lợi nhuận ròng sẽ là 4000$/tấn

Lượng đồng tinh chế sẽ cho doanh thu 450 - 500 triệu $$$ >>>>> Lãi ròng từ 200 - 240 triệu $$$ ~ 4200 - 5000 tỉ VNĐ

Tính theo trữ lượng thấp nhất 1.6 triệu tấn cũng cho doanh thu 210 triệu $$$ >>>>> Lãi ròng 100 triệu $$$ ~ 2100 tỉ VNĐ
 
Mấy phiên trước MSN được đánh tăng thốc lên theo xu hướng tăng của TT, khối lượng GD tăng, NN vơ vét thêm được kha khá hàng trôi nổi.
3 phiên vừa qua MSN được cố tình dìm xuống để vét thêm khi TT đỏ lửa.
Hôm nay, khi 4 triệu CP được GDTT xong lúc 13h36' giá TC thì cùng lúc đó giá trên sàn cũng tăng lên CE.

Thực sự nếu không có 4 triệu CP kia thì từ thứ 2 làm gì có nhiều người bán ra để quỹ nọ mua được 3.5 triệu, không những thế trong quá trình đó NN sẽ còn vét thêm được nhiều nữa từ những nhà ĐT trong nước.

Tại sao quỹ nọ không gom luôn 4 triệu trên sàn.
Đơn giản chỉ thống nhất được gom 3.5 triệu thôi, còn nửa triệu kia đợi đến khi lên tới đỉnh trao tay nốt để hưởng phần lời khủng chênh lệch từ 113 + 24 phiên tăng liên tiếp...

Đừng bảo MSN hôm nay đỡ TT nhé.
Tuần sau 2 sàn vẫn tèo như thường.

Nhưng BVH se tăng
 
Tư nhân xóa hơn 100 tỷ euro nợ cho Hy Lạp
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp (giữa). Ảnh chụp ngày 08/03/2012
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp (giữa). Ảnh chụp ngày 08/03/2012
Reuters
Mai Vân

Sau nhiều tháng đàm phán gay go, Hy Lạp đã được đại đa số các chủ nợ tư nhân chấp nhận xóa bỏ một phần và triển hạn món nợ khổng lồ mà nước này còn thiếu. Thỏa thuận đạt được sẽ mở đường cho việc thực hiện kế hoạch cứu trợ thứ hai đã được Liên Hiệp Châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đồng ý.

Trong một bản thông báo ngày 09/03/2012, bộ Tài chánh Hy Lạp cho biết giới chủ nợ tư nhân của Hy Lạp đã chấp nhận đánh đổi 83,5% trái phiếu cũ mà họ đang nắm giữ để đổi lấy trái phiếu mới có mệnh giá thấp hơn, chỉ bằng 53,5% giá trị cũ. Điều này tương đương với việc đồng ý xóa bỏ gần một nửa số nợ.

Tính ra thì các chủ nợ tư nhân của Hy Lạp đã phải chịu mất hơn 100 tỷ euro. Phát biểu trước Quốc hội Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp, Evangélos Vénizélos, tỏ ý hết sức vui mừng : « Nếu không có gì trở ngại, ngày mai chúng ta có thể loan báo là nhân dân Hy Lạp đã giảm được 105 tỷ euro nợ… Lần đầu tiên số nợ của chúng ta đã giảm thay vì tăng. »

Trong một bản thông cáo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp còn lên tiếng cám ơn các chủ nợ đã « ủng hộ chương trình cải cách và điều chỉnh kinh tế đầy tham vọng » của Hy Lạp và đã « chia sẻ sự hy sinh của người dân Hy Lạp trong nỗ lực lịch sử của mình ».

Ông Charles Dallara, đứng đầu Viện Tài chính Quốc tế (IIF), người từ nhiều tháng nay đã thay mặt cho các ngân hàng để thương thuyết với chính phủ Hy Lạp về việc trao đổi trái phiếu, cũng hoan nghênh thỏa thuận đạt được. Theo ông, sự kiện này cho phép « giảm nguy cơ lây lan trong thị trường, tạo điều kiện cho Hy Lạp tiếp tục các nỗ lực cải cách. » Ngay từ hôm nay 09/03/2012, khu vực sử dụng đồng euro có thể quyết định khởi động kế hoạch cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp, cung cấp cho nước này khoảng 130 tỷ euro tín dụng từ nay đến năm 2015.
 
Trả Caesar những gì của Caesar



Ðằng sau câu Kinh Thánh




Không phải tự dưng người viết bài này mang chuyện Caesar ra kể với bạn đọc. mà có hai nguyên do: thứ nhất trong tháng 3 này, ngày 15, vào năm 44 trước Tây lịch, Julius Caesar bị người bạn thân và đồng nhóm gồm 17 người (có sách nói 23 người), cầm dao đâm chết, mỗi người một nhát; thứ hai, một ông tân Caesar, tiếng Nga là Czar, hay Tsar, hôm Chủ Nhật 4 tháng 3 vừa tuyên bố trở thành tổng thống nước Nga.

Julius Caesar bị đâm chết tại Nghị Viện La Mã, tranh Vincenzo Camuccini.

Trước ngày bầu cử, hàng vạn người đã biểu tình ở Mạc Tư Khoa tố cáo đảng ông gian lận. Song có những người khác ủng hộ ông, cho rằng Vladimir Putin đã đem nước Nga trở lại vị thế một cường quốc sau những năm xáo trộn thời ông Yelstin. Ông từng là tổng thống, và bốn năm qua đã phải lui xuống làm thủ tướng, nay bầu ông trở lại làm tổng thống thêm ít nhất là 6 năm nữa, nếu không là 12 năm, chỉ là chuyện “Hãy trả lại Caesar những gì thuộc Caesar,...” có gì đâu mà phải chống? (1)

Caesar là tên một gia tộc thượng lưu ở La Mã. Từ Julius Caesar (102-44) và người cháu (con trai của cô em gái) là Hoàng đế Augustus, Caesar gợi cho người ta nghĩ đến một nhân vật xuất chúng, hiệp liệt. Sau Ðế quốc La Mã, tiếng Caesar trở thành “kaiser” đối với người Ðức, và Czar hay Tsar đối với người Nga. Nhân vật kiệt xuất đó cầm quân viễn chinh qua phương Tây, đặt xứ Gaul (Pháp) dưới sự cai trị của mình, mang hàng chục chiến thuyền đổ bộ Anh quốc; đánh qua phương Ðông thì cặp kè với Hoàng hậu Cleopatra, giúp nàng trị vì đất nước. Julius Caesar vừa là một vị tướng đa mưu, vừa là một chính khách khôn ngoan. Ông phù giúp Pompey trở thành tư lệnh tối cao của quân đội, tạo lập liên minh quyền thế và liên kết với giới giàu có. Ông đưa ra những cải cách được dân chúng tán thành và có giá trị lịch sử. Phát minh lịch Julian là một đóng góp vĩ đại của ông.

Thanh thế lên cao, binh lực bành trướng, Caesar trở thành nhà chỉ huy quân sự La Mã vĩ đại của mọi thời. Nhưng sau cùng, cũng vì tham vọng và tài năng vượt bực, Nghị Viện La Mã thấy nguy, quyết định giải tán quân đội dưới quyền Caesar, song ông được sự ủng hộ của hai đồng minh thế lực là Marc Antony và Quintus Cassius Longinus, đối nghịch với thông gia và đồng minh cũ, Pompey. Ðược toàn thể quân đội ủng hộ, Caesar chống lại Nghị Viện. Năm 49 ông vượt dòng Rubicon trở về Ý, làm chủ La Mã, và gây ra cuộc nội chiến trong đất nước mình. Không ai địch nổi ông. Pompey thua, chạy qua Ai cập, Caesar đuổi kẻ thù tới tận Ai cập. Pompey chết tại đây và Caesar trở thành người tình của Nữ hoàng Cleopatra, giúp nàng nắm vững ngai vàng. Ông ở lại Ai cập một thời gian. Cuộc đời Julius Caesar tới đây đã làm tốn biết bao xương máu, và giấy mực, cho lịch sử và văn chương nghệ thuật.

Trở về La Mã, Caesar cải thiện đời sống dân chúng và tới năm 44 trở thành nhà độc tài tuyệt đỉnh. La Mã trở thành quốc gia giàu mạnh nhất thế giới. Ông không lên làm vua nhưng phong cho người cháu, Gaius Octavius là người sẽ kế vị ông! Người ta thấy rõ ông đang xây dựng một đế quốc cho riêng gia đình mình. Ngôi vị độc tôn và tham vọng bá quyền đã khiến ông trở thành mục tiêu của một âm mưu ám sát, mà những kẻ đầu não lại là bạn ông. Họ gồm 60 người, các nghị sĩ và các thành phần cộng hòa...

Khoảng 11 giờ sáng ngày 15 tháng 3, 44, Caesar tới Nghị Viện, theo sau là Marc Antony. Có người gọi giật Antony lại, Caesar đi trước. Ngay khi vào trong nghị trường, Caesar bị bao vây bởi nhóm mưu sát, gồm 23 người, cầm đầu bởi Casca, kẻ đầu tiên rút dao găm đâm vào thân thể ông. Ông bị đâm 23 nhát dao tất cả. Mới đầu ông còn chống đỡ, nhưng khi thấy người bạn thân nhất là Brutus rút dao ra, Caesar sững sờ kêu lên: “Et tu, Brutus!” và buông xuôi. Ông chết dưới chân bức tượng Pompey.

Với cái chết của Julius Caesar, quyền lực La Mã truyền qua tay Gaius Octavius, Lepidus, Marc Antony. Chỉ một thời gian ngắn, cuối cùng Octavius nắm trọn quyền hành, đổi tên thành Gaius Julius Caesar Octavianus (hay Octavian), sau đổi tên thành Hoàng đế Augustus, và La Mã ngày càng phát triển, ngày càng giàu có.

Các sự việc xảy ra sau đó:

Năm 42 trước Tây lịch, Brutus và Cassius thua trận ở Philippi, tự tử chết.

Năm 40, Herod được chỉ định làm vua Judaea ở La Mã.

Năm 38, Marc Antony trở lại Ai Cập (sống với Cleopatra).

Năm 31, Octavian kéo quân đi đánh Marc Antony và Cleopatra, đụng trận ở Actium, cặp này tự tử chết, Ai Cập trở thành một tỉnh của La Mã.

Năm 30 trước Tây lịch, Octavian đổi tên thành Hoàng đế Augustus, trị vì lâu bền tới năm 14, sau Tây lịch.

Julius Caesar là người tài ba quán thế, sống một cuộc đời huy hoàng, hậu thế không ngừng nhắc đến tên ông, ca ngợi các chiến công của ông, những canh tân luật lệ nhân sinh ông đã thực hiện cho La Mã, mà ít nhắc đến hai bộ sách lớn ông để lại cho đời sau: 7 cuốn binh bị về cuộc chiến tranh Gallic (đánh Gaul (Pháp) và Anh, và 3 cuốn về Cuộc Nội Chiến ở Ý. Cuốn Columbia Từ điển Bách khoa thu gọn gọi những cuốn sách mà Caesar là tác giả là “Tuyệt phẩm Văn chương và đồng thời cũng là Tài liệu Binh bị Cổ điển.” Ông lấy vợ 3 lần, với Cornelia, Pompeia và Calpernia. Cuộc đời ấy lại rất ngắn ngủi: lúc bị ám sát chết, ông mới 56 tuổi. Một năm trước, năm 45, Caesar đã được nước Ý tôn vinh là “Người cha của dân tộc.” Ðến Chúa Jesus cũng đã lên tiếng bênh vực ông, thì đủ biết. Dù bị giết, song Ðế quốc La Mã mà ông xây dựng đã thành hình, và tồn tại với người con trai của cô em gái trở thành Hoàng đế Augustus, trị vì qua tới thế kỷ I của Tây lịch. (05.03.2012)

Chú thích:

1. “Render therefore unto Caesar the things which are Caesar's, and unto God the things that are God's.” (Matthew 22:11). Câu này do Chúa Jésus phán cùng mấy người Pharisees khi họ hỏi rằng có nên đóng thuế cho Caesar không, trong khi họ đang tiêu những đồng tiền có hình Caesar trên đó. Nghe câu đó, họ ngỡ ngàng bỏ ngài mà đi. Sự liên tưởng của người viết không ở nội dung câu chuyện, mà chỉ xin coi như một câu văn dùng để mở đầu câu chuyện.

2. Sách tham khảo:

-The Great Moments in History, S. Nisenson &A. Parker, Grosset &Dunlap, 1932;

-Timetables of History, Bernard Grun, Touchstone Book, 1946;

-The Cambridge Biographical Encyclopedia, 1994;

-The Columbia Encyclopedia, 1983.
 
Những giờ phút cuối cùng của Kadhafi

(Dịch từ Paris Match)

Chỉ đến lúc những cơn mưa đạn trút xối xả lên các bức tường nhà, Kadhafi mới quyết định chạy trốn. Đến phút chót, ông vẫn còn muốn kháng cự. Trong « Khu số 2 » nằm ở trung tâm thành phố Syrte điêu tàn vì bom đạn, gần như không còn thức ăn và rất ít nước uống, trong nhiều tuần vị lãnh chúa thất thế vẫn tin là có thể tổ chức phản công. Nhưng giờ đây quân nổi dậy đã tiến sát bên. Phe Kadhafi chỉ còn lại có ba dãy nhà, và sống trong nỗi ám ảnh bị NATO không kích.

Được Moatassem - người con trai hăng hái nhất của Kadhafi - chỉ huy, họ chỉ còn lại chừng hơn trăm người, hợp nên vòng cố thủ cuối cùng. Đóng rải rác trong những đống đổ nát, núp trên mái những ngôi nhà còn đứng vững, họ là vòng đai bảo vệ trung thành cuối, chống lại cơn say trả thù của người Libya.

Tối thứ Tư, Moatassem cho chất lên các xe tải nhẹ vũ khí và xăng nhớt để cố phá vòng vây. Mỗi chiếc xe được cho đậu trong sân hay giấu trong các đống gạch vụn. Sáng sớm thứ Năm 20/10, đoàn xe khoảng 40 chiếc bắt đầu chạy trốn. Trang bị vũ khí đến tận răng, các chiến binh hy vọng sẽ lách qua được các phòng tuyến, trong lúc quân nổi dậy còn say ngủ.

Mansour Daw, cánh tay phải của nhà độc tài và là một trong những người hiếm hoi còn sống sót trong đoàn xe, cho biết : « Chiếc xe mà tôi cùng với ông Kadhafi leo lên chạy ở phía cuối của đoàn xe. Chiếc Toyota Land Cruiser này không có gì đặc biệt, ngoài lớp vỏ chống đạn nhẹ ». Gần như là không phải nổ súng, đoàn xe thoát được ra khỏi khu trung tâm thành phố.

Nhưng nếu những tuyến đầu tiên của quân nổi dậy - mệt mỏi sau nhiều tuần lễ chiến đấu - không trông thấy, thì một chiếc máy bay không người lái của Mỹ đã phát hiện được đoàn xe đang chạy trốn. Đoàn người hy vọng đến được ngôi làng quê hương của Kadhafi, mà theo truyền tụng, thì ông đã sinh ra trong một căn lều của người Bédouin, ở rìa sa mạc, cách đây 69 năm.

Tuy nhiên, tại vùng ngoại ô Syrte, chiếc máy bay không người lái Predator đã bắn một hỏa tiễn xuống, trúng vào ba chiếc xe trong đoàn. NATO chưa biết đây là đoàn xe của Kadhafi, và hỏa tiễn không rơi trúng xe ông ta. Nhưng sức ép đã làm bung các túi khí trong xe, và Mansour Daw bị dính đạn trái phá.

Không phải vì số người chết quá nhiều mà đoàn xe dừng lại – họ để lại phía sau hàng dãy xác chết, mà là báo động đã lan đi. Lúc này là 9 giờ sáng, quân nổi dậy đã thức giấc. Xui xẻo hơn nữa, đoàn xe của Kadhafi đã chọn con đường phía tây, hy vọng đến được sa mạc để phóng thẳng về phía nam, chỗ các bộ lạc Touareg.

Nhưng mặt trận phía tây do quân nổi dậy từ Misrata trấn giữ. Đây là thành phố duyên hải đã bị quân Kadhafi tấn công trong nhiều tháng liền. Những người sống sót trở thành các chiến binh hăng máu nhất trong phe nổi dậy. Chính họ đã làm đảo lộn tình thế cuộc chiến ở Tripoli, khiến Kadhafi phải chạy ra khỏi thủ đô hồi tháng 8. Thay cho tên gọi « Thành phố tử đạo », họ thích gọi là « Misrata : cơ xưởng làm nên những người đàn ông ».

Cũng tại Misrata, người chỉ huy cao cấp của phe nổi dậy đang giữ Mansour Daw ở một địa điểm bí mật được canh gác cẩn thận, để tránh bị đám đông hành quyết như Moatassem. Bị bắt sống hôm thứ Năm, nay xác Moatassem đang nằm cạnh người cha. Một trong các chỉ huy mà chúng tôi đã tiếp xúc hồi tháng 4 trong lúc Misrata còn đang bị bao vây, đã chấp nhận cho chúng tôi gặp Mansour.

Vốn là thủ lãnh đội cận vệ trong nhiều năm, được xem là nhân vật số ba của chế độ Tripoli, Mansour Daw là một trong những người từng gieo rắc kinh hoàng. Những người chỉ huy phe nổi dậy khi nói chuyện với ông ta vẫn còn một chút e dè, một ít tôn trọng đối với một kẻ thù đã không chịu bỏ cuộc. Sau bấy nhiêu căm ghét, nay họ chăm sóc ông già và đảm bảo rằng ông sẽ được xét xử công tâm.

Người trợ thủ trung thành kể lại những mẩu chuyện về những tuần lễ cuối cùng của vị bạo chúa. Mansour nói : « Người ta nói tôi đã chạy sang Niger sau khi Tripoli thất thủ, điều đó là sai. Tôi luôn luôn ở bên cạnh ông Kadhafi ». Ngược với những điều được đồn đãi, cả nhóm không còn tiền mặt lẫn vàng thỏi. Mansour khẳng định : « Chúng tôi đã rời Tripoli vội vã cho đến nỗi chỉ kịp mang theo những gì mang được mà thôi ».

Rút về Beni Oulid, cách thủ đô 170 km về phía nam, Kadhafi đã chào vĩnh biệt gia đình vào cuối tháng 8. Một đoàn xe đã đưa vợ, con gái của ông, và hai người con trai khác không cần thiết cho cuộc chiến đấu, lẻn đi về phương nam để đến biên giới Algérie. Saïf al-Islam, người con trai đóng vai trò quan trọng nhất, vẫn ở lại để cố tổ chức phản công. Còn Kadhafi đi thẳng về Syrte, được Moatassem và đám vệ binh hộ tống. « Đã nhiều tháng qua, chúng tôi nói ông nên từ chức và rời Libya. Nhưng không một giây phút nào ông muốn ra đi ».

Trốn trong những căn nhà bình thường ở Syrte « vì không còn có bunker nào », nhóm Kadhafi không có được tin tức nào từ bên ngoài. Quân của Moatassem tổ chức đánh trả ở khu vực chung quanh, nhưng không bao giờ đến gần Kadhafi. « Tuy chúng tôi có một chiếc điện thoại vệ tinh thật đấy, nhưng không mở máy để người Mỹ không dò ra được ».

Trong ngôi nhà cuối cùng, chỉ còn khoảng hơn chục người xung quanh vị lãnh tụ. Khi người đầu bếp bị thương vì đạn rốc-kết, họ thay phiên nhau nấu nướng : cơm và mì được chia thành khẩu phần dè sẻn. Thực phẩm cạn đi nhanh chóng. « Ông Kadhafi vẫn là lãnh tụ, nhưng trong nhà thì chúng tôi đều bình đẳng » - Mansour kể rằng cuối cùng cả nhóm chỉ còn chia nhau bánh mì và nước có pha đường. « Lãnh tụ đọc kinh Coran, và hầu như không còn nói gì nữa ».

Trong nhiều tuần lễ, Kadhafi vẫn tin rằng có thể huy động được những người trong bộ lạc của mình là Kadhafa, và lại nắm quyền được. Tại Syrte, họ có khoảng 400 người, kiểm soát khu trung tâm. Nhưng mỗi ngày lại có một số tử thương. Mỗi đêm, hai hoặc ba người bỏ trốn. Mansour nhớ lại : « Những người Kadhafa đã bỏ rơi chúng tôi. Họ dùng xe hơi trốn đi với các phụ nữ, giả dạng làm thường dân ».

Chỉ đến đầu tháng 10, khi quân nổi dậy tràn đến được vào khu trung tâm Syrte, thì Kadhafi mới ý thức được là thất bại sắp đến. Thế là hết, và từ đó ông chờ đợi tử thần ! Nhưng Moatassem từ chối xuôi tay chịu chết. Chính anh ta hôm thứ Năm đã thuyết phục cha leo lên chiếc xe cuối cùng. Giữa tiếng súng càng lúc càng dày đặc, sau khi bị chiếc máy bay bắn vào, đoàn xe chạy được vài trăm mét nữa. Cả đoàn ngoặt về phía đường lớn, băng qua một cánh đồng đầy cát.
 
Gần như là đã ra khỏi Syrte, tại vùng ngoại ô Mazrat Zafaran cách trung tâm 5 km, họ đụng nhằm cứ điểm của Khatibat Nimr, « Biệt đội Hổ». Đây là một trong những đơn vị thiện chiến nhất của Misrata, và « đội quân Hổ » đã chặn đoàn xe lại dưới một làn mưa đạn. Cả đoàn xe bèn quây lại thành một vòng tròn để bảo vệ cho thủ lãnh.

Cuộc chiến đấu vô cùng dữ dội, kéo dài cho đến trưa. Những hàng cây khuynh diệp quanh đó đều bị xén đứt ngang. Phe nổi dậy gần hết đạn, phải cầu viện đến một đội khác là Khatibat al-Khirane, gồm các tân binh đến từ một ngôi làng nghèo khó của Misrata. Trang bị thiếu thốn, gần như không có đồng phục, đơn vị thứ hai này có nhiệm vụ bao vây và sau đó lùng sục trong khu vực.

Khi những chiếc phi cơ phản lực Pháp thuộc lực lượng NATO bay đến can thiệp, lúc đó là gần 11 giờ sáng. Mansour Daw kể : « Họ đã thả xuống hai quả bom vào ngay giữa đoàn của chúng tôi. Đúng là một cuộc thảm sát !». Nằm trên một tấm nệm bẩn thỉu, trong một ngôi nhà ở Misrata được dùng làm nhà giam, người tay chân trung thành nhất trong số những người trung thành với Kadhafi, có khuôn mặt sưng phù vì đạn trái phá, và nhiều miểng nhỏ ở lưng và cánh tay. Ông ta giải thích : « Do các xe đều chở đầy xăng và đạn dược, nên tất cả đều bốc cháy ».

Tại Mazrat Zafaran, có thể trông thấy một chiếc hố rộng như miệng núi lửa trên nền cát, do một hỏa tiễn Pháp gây ra. Khoảng hai chục xác xe cháy đen, lật ngửa, nằm chồng chất xung quanh. Vẫn còn những xác người trong một số chiếc xe, bị cháy đen trong các tư thế kinh hoàng, khi họ toan chạy trốn. Một người bị đứt rời một chân, đã để lại một vệt máu dài, khi nhảy ra khỏi vùng lửa đỏ và các két đạn sắp nổ. Anh ta ngã quỵ cách đó vài mét, đôi mắt giương to đau đớn.

Ở phía trung tâm, quân nổi dậy đã thu nhặt 40 xác, cho vào các bao vải dù lớn màu trắng. Mặc cho mùi hôi thối và những đàn ruồi, Ali el-Ozli, một chiến binh người Benghazi, lần lượt mở từng bao để nhìn từng khuôn mặt đã bị giòi bâu. Anh nói : « Tôi làm việc này không phải để giải trí, mà để tìm người anh họ. Anh ấy là bác sĩ, phe Kadhafi đã bắt theo làm bia đỡ đạn khi rút lui ».

Bị thương ở đầu sau vụ nổ, Kadhafi chảy máu nhiều. Ông vẫn còn đứng được nhưng không chạy nổi. Người con trai Moatassem và những người còn lành lặn bỏ rơi ông để lo chạy trốn, bị « Biệt đội Hổ » đuổi theo sát nút. Mansour Daw ở lại với chủ. « Tôi đỡ lấy vai ông, chúng tôi cố đi bộ qua những hàng cây ». Xung quanh nhà cựu độc tài, chỉ còn lại có Abou Bakr Younis Jabr – người chỉ huy đội bảo vệ an ninh cho ông, và một nhúm cận vệ.

Đi được khoảng 140 bước về hướng bắc, họ đến gần một con đường rộng chạy lên cao. « Trông thấy những người phe nổi dậy vừa tiến gần vừa bắn, tôi bèn đẩy ông Kadhafi vào trong đường ống để trú ẩn ». Thật ra đây là hai ống thoát nước lớn chạy xuyên qua dưới mặt đường. Bakr Younis Jabr chui vào ống bên trái, Mansour và Kadhafi đường ống bên phải. « Nhưng hai người cùng vào thì quá chật, nên tôi đành quay lại trong khi ông Kadhafi lom khom bò đến phía đầu đường ống bên kia ».

Sau bốn mươi hai năm nắm giữ quyền hành tuyệt đối, nay thì nhà độc tài Libya hoàn toàn cô độc. Bò bốn chân như một con chuột trong ống cống, mà mới cách đây vài tháng ông còn dọa sẽ tống quân nổi dậy vào đấy. Trên mặt đường, những chiến binh của toán quân thứ hai, Khatibat al-Khirane, tiếp tục trừ khử những người còn lại của phe Kadhafi.

Omar Shebani, 37 tuổi, chỉ huy toán quân nổi dậy này – vốn là kỹ sư dầu hỏa – kể lại : « Lúc đó đạn nổ rất dữ ». Các cận vệ của Kadhafi mặc đồ dân sự, và Omar không biết mặt họ. « Một trong số những người này treo chiếc khăn choàng đầu lên khẩu kalachnikov để đầu hàng. Nhưng khi chúng tôi đến gần, thì những người khác đã bắn hạ anh ta và bắn vào chúng tôi ».

Sau vài phút, một trong số các kẻ thù cũng giao nộp vũ khí. Để cứu mạng mình, anh ta chọn lựa sự phản bội. « Anh ta nói với chúng tôi : Saïdi, Saïdi (thưa các ngài), ông ấy ở trong đường cống ». Lúc ấy Omar vẫn chưa hiểu, nghĩ chắc đây là một sĩ quan của Kadhafi. « Trong một trận đánh như thế, chúng tôi không thể kiểm tra được hết mọi thứ. Nhưng tôi đã quyết định gởi một toán lính đến để xem xét dưới ấy có gì ».


Sáu chiến binh tiến gần đầu bên kia đường ống. Nabil Darwish, 24 tuổi, thợ cơ khí trong đời thường, kể lại: “Thành thật mà nói, lúc ấy tôi sợ gần chết ! ». Khi đến sát đường ống bên trái, họ bị Bakr Younis Jabr vãi đạn ra như mưa, và sau đó đã bắn hạ hắn ta. Omrane Shaabane, sinh viên ngành điện 21 tuổi, cho biết : « Tiếp theo, tôi thấy có ai đó trong đường ống bên phải nhưng không thấy đạn bắn, nên tôi đến xem ».

Ahmed Ghazal, 21 tuổi, trước đây chuyên bán món thịt nướng kể tiếp : « Chúng tôi nghe tiếng la : Đó là Muammar, đó là Muammar ! Tôi không tin!». Trong lúc tranh sáng tranh tối, Omrane Shaabane ngay lập tức tước lấy khẩu súng mà Kadhafi đang cầm bằng tay phải, nhưng không bắn. “Tôi nắm lấy cổ áo ông ta lôi ra ngoài”. Khẩu súng nhỏ hiệu Smith & Wesson của Kadhafi - một khẩu súng lục Magnum 357 - vẫn còn ba viên đạn trong ổ.

Lúc đã đưa ra bên ngoài, toán quân vẫn còn hoang mang, khám xét người tù mới. Nay thì tại trụ sở ở Misrata, họ trưng ra những gì đã lục soát lấy được: một khẩu Browning bằng vàng chạm trổ tinh xảo vốn được Kadhafi đeo bên hông, một khẩu kalachnikov, một khẩu súng trường FN Fal tìm thấy trong đường cống, và chiếc giày bốt ngắn mang bên chân trái của nhà độc tài. Cũng như Mansour Daw, họ cho biết lúc đó Kadhafi chỉ có một vết thương nặng nhất ở thái dương trái do mảnh đạn mà thôi. Mohamed Lahwek, đội trưởng của toán sáu người lính trên, nhớ lại: “Ông ta chảy máu nhiều, và có vẻ không được tỉnh táo lắm”. Toán lính kéo Kadhafi đến chiếc xe để đưa đi nơi khác.

Nếu các đoạn video quay bằng điện thoại di động nhanh chóng được đưa lên internet sau đó cho thấy những cảnh hành hạ Kadhafi, Mohamed Lahwek và những người còn lại khẳng định không phải do họ. Xem hình, có thể đoán là Kadhafi van nài xin tha. Nhưng cả sáu người cùng khẳng định, những lời nói rõ ràng nhất của ông Kadhafi khi bị bắt, được nói ra lúc vừa ra khỏi đường ống. Omrane Shaabane kể: “Ông ta chớp mắt và nhìn chúng tôi, với vẻ rất bối rối và chỉ nói: “Kheir, kheir. Chenou fi? Những lời nói cuối cùng này của nhà độc tài có nghĩa : “Nào, thôi mà, các anh muốn gì ở tôi?”

Đoạn tiếp theo khá nhập nhằng. Viên chỉ huy Omar Shebani khẳng định: “Đến lúc đó thì hầu như không có phát đạn nào nữa”. Cho dù chính quyền Hội đồng Quốc gia Chuyển tiếp sau đó tuyên bố nhà cựu độc tài đã chết vì đạn lạc trong những giây phút cuối cùng của trận chiến. Mohamed Lahwek - mà trong nhiều đoạn video cho thấy đã cố bảo vệ Muammar Kadhafi trước đám đông phẫn nộ - cho biết Kadhafi vẫn còn nửa tỉnh nửa mê khi được đưa lên xe. Cả Lahwek lẫn những người lính của anh đều không muốn giải thích về hai viên đạn đã găm vào lá phổi bên phải của nhà cựu độc tài.

Với cái nhìn có đôi chút tránh né, họ khẳng định không nhớ gì về những cú đấm, cú đá trút xuống người Kadhafi, trong một băng video được lén lút chuyền tay ở Misrata. Không nhớ những bàn tay kéo từng chùm tóc trên đầu tóc đẫm máu của nhà cựu độc tài đang trong tư thế quỳ, hộc ra từng búng máu. Hoặc về một chiến binh nổi dậy trẻ tuổi, trong một băng video khác đã khẳng định mình đã nhắm bắn thẳng vào Kadhafi. Mohamed Lahweh, vốn đã chuyển giao Kadhafi vẫn còn sống cho chiếc xe cấp cứu đầu tiên, giải thích: “Cần phải hiểu rằng, đã bốn mươi hai năm qua, ông ta xử sự còn tệ hại hơn cả quỷ sứ. Đối với chúng tôi, ông ta không còn là con người nữa”.

Khoảng 12g30, gần lối ra khỏi Syrte, Holly Pickett, nữ phóng viên ảnh tự do người Mỹ, trông thấy một chiếc xe cứu thương ken đặc người chạy qua. Cô cho biết: “Quân nổi dậy chen chúc bên trong xe, một số ngồi lên người Kadhafi. Họ nói rằng ông ta đã chết, nhưng tôi không thể kiểm chứng được”. Cô thấy chiếc xe dừng lại trước bệnh viện công gần nhất. Thay vì đưa Kadhafi ra khỏi xe, các nhân viên cứu thương phe nổi dậy lại lái xe diễu vòng vòng trong sân, rồi lại chạy đến bệnh viện thứ hai, cách đó đến 50 km, trên đường đến Misrata.

Họ dừng lại ở bìa thành phố duyên hải này, trước ngôi chợ rộng lớn của Souk al-Arab. Nơi đây, xác của Kadhafi được đặt trong một kho lạnh chứa thịt gia súc. Hàng trăm người Libya xếp hàng để diễu qua xem cái xác đã vàng ệch. Ông Kadhafi được đặt trên một tấm nệm, thân trên để trần, đầy những đường rạch và vết bầm tím, bên cạnh là xác của người con trai Moatassem và thủ lĩnh cận vệ của ông, Abou Bakr, hai cái xác này trông còn thê thảm hơn.

CNT khẳng định muốn giao trả xác của nhà cựu độc tài cho gia đình, nhưng hầu như mọi người đều nghĩ là ông ta sẽ bị đem chôn vội vã trong sa mạc. Chủ nhật, chính quyền lâm thời chính thức tuyên bố Libya hoàn toàn giải phóng, và tốt nhất là cái xác của Kadhafi nên biến đi…

Trước đường ống cống nơi nhà cựu độc tài đã sống qua những giây phút cuối cùng, những chiến binh quân nổi dậy vội chen chúc đến chụp ảnh kỷ niệm. Ahmed Amari, một cậu thợ hớt tóc trẻ tuổi quê ở Benghazi, đứng tạo dáng trước đường ống, một tay cầm khẩu kalachnikov, tay kia cầm điện thoại di động, trong khi các bạn anh quay phim. Ahmed nhắn nhủ với Bachar el-Assad - Tổng thống Syria - từ nhiều tháng qua cũng đã nhấn chìm làn sóng nổi dậy tại nước mình trong biển máu. “Hãy nhìn cái lỗ cống này, ông Bachar: đó là nơi chốn tận cùng của các nhà độc tài. Và người sắp tới chính là ông đó!”.
 
thu 2 :nhiều con hàng thứ 2 các bác cắt là hợp lý vì cửa lên lại là quá xa vời. Nhưng những hàng cơ bản tốt thì các bác cứ yên tâm mà nắm giữ. Vừa nhận được tin là sang tuần hàng giá trị sẽ lên ngôi
 
Tính toán về cuộc chiến với Iran đang làm đau đầu Tổng thống Mỹ

Mấy ngày qua tổng thống Obama chắc chắn mất ngủ vì sự hối thúc và gây sức ép của đồng minh Irael đòi tấn công Iran. Nhưng tấn công Iran là điều mà Mỹ biết trước là thất bại hơn là chiến thắng. Vì sao? Bởi mấy lẽ sau đây:

1. Iran một cường quốc đáng gờm của Mỹ tại Trung đôn

So về sức mạnh quân sự với Mỹ – cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, Iran chắc chắn không thể sánh được. Tuy nhiên, các nhà phân tích tin rằng đánh Iran, Mỹ sẽ phải đối đầu với đối thủ mạnh nhất trong số những đối thủ mà nước này từng đối mặt trong vài thập kỷ qua và là một trong số ít các quốc gia trong thế giới Hồi giáo có được thực lực quốc phòng thực sự đáng nể.

Theo Global Fire Power – GFP, trang web đánh giá sức mạnh quân sự của các nước trên thế giới, Iran được xếp vị trí thứ 12 về sức mạnh quân sự, chỉ đứng sau những siêu cường quân sự như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ… Quân số chính thức của quân đội Iran là 545.000 người, quân dự bị 650.000 người, được chia làm 3 bộ phận bài bản gồm: Lục quân, Hải quân và Không quân. Lục quân Iran là lực lượng hùng hậu nhất của quân đội Iran và là lớn nhất trong khu vực vùng Vịnh với số lượng vũ khí ấn tượng. Hiện Iran có khoảng 2.000 xe tăng và 500 thiết giáp với các loại tăng chủ yếu là T-72 và T- 72Z. Số còn lại là xe tăng MK3, MK5 hay M47, M48, M60 của Mỹ và Anh được nhập khẩu trước năm 1979. Bộ binh Iran còn sở hữu 5.000 súng cối và nhiều tên lửa mặt đất do chính Iran sản xuất theo khuôn mẫu tên lửa “Salyut” của Nga và loại TOW của Mỹ.

Hải quân Iran có 261 tàu chiến, 3 cảng chính, không có tàu sân bay, 3 tàu khu trục, 19 tàu ngầm, 5 tàu khu trục nhỏ… Tuy nhiên, sức mạnh của lực lượng này chủ yếu được dồn cho 3 chiếc tàu ngầm 877 EKM do Nga sản xuất, có thể sánh ngang với tàu ngầm Dolphin của Israel. Hải quân của Iran có thể tiến hành các hoạt động quân sự khá hiệu quả khi nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của các dàn phóng tên lửa HY-2 Sikworm, YJ-2 (còn gọi là S-802) được bố trí dọc bờ biển. Không lực của Iran có 1.030 máy bay, 357 trực thăng và 319 sân bay có thể hoạt động. Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là kho vũ khí tên lửa của Iran. Nước CH Hồi giáo sở hữu một loạt tên lửa đạn đạo Shahab-1, Shahab-1, Shahab-3… với tầm bắn từ 300km đến hàng nghìn km. Các chuyên gia ước tính, hiện tại Iran đang sở hữu những tên lửa có tầm xa nhất lên tới gần 2.500km. Với những tên lửa loại này, Iran có thừa khả năng để tấn công Israel và Châu Âu. Tuần trước, Phó Thủ tướng Israel Moshe Yaalon còn cho biết Iran đang tìm cách chế tạo một loại tên lửa có tầm bắn lên tới gần 10.000km, có thể tấn công đến tận nước Mỹ.

Iran có sức mạnh quân sự đứng hàng đầu trong khu vực về thực lực vũ khí, Iran còn thua kém xa so với Mỹ và phương Tây nhưng Iran có thừa khả năng để gây khó dễ lâu dài cho các cường quốc nếu họ định mạo hiểm tấn công nước CH Hồi giáo. Với một Libya yếu hơn nhiều so với Iran mà Mỹ và phương Tây còn phải mất nhiều tháng mới đánh bại thì cuộc chiến ở Iran với họ sẽ khó khăn hơn gấp nhiều lần, nhất là trong bối cảnh Mỹ còn đang mắc kẹt trong cuộc chiến ở Afghanistan và đang phải cắt giảm quy mô quân đội nhằm thắt chặt ngân sách quốc phòng. Hơn nữa, Iran còn có lợi thế về vị trí địa lý. Máy bay và bộ binh các nước khó có thể đổ bộ vào Iran từ vịnh Ba Tư mà không phải hứng chịu những tổn thất nghiêm trọng bởi lực lượng phòng ngự ven biển Iran rất giỏi, có đủ khả năng để đẩy lùi bất kỳ cuộc tấn công đầu tiên nào từ đường biển.

Việc giành quyền kiểm soát không phận của Iran cũng không hề dễ dàng bởi nước CH Hồi giáo sở hữu những hệ thống phòng không hiện đại và hiệu quả như Fateh-110, Shahab-2, Zubin, Zelzal…

Chưa hết, Iran còn có những đồng minh đáng gờm như phong trào Hamas ở Palestine và Hezbollah ở Lebanon. Đây là những lực lượng vốn coi Mỹ là “kẻ thù không đội trời chung” và có khả năng tiến hành những cuộc tấn công trả đũa có sức tàn phá lớn. Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến tinh thần dân tộc của người dân Iran. Hiện tại, người dân Iran có thể có sự chia rẽ, mâu thuẫn giữa các phe nhóm nhưng trước một kẻ thù chung là Mỹ, họ có thể đoàn kết lại, tạo thành một sức mạnh khó chống. Theo một cuộc thăm dò dư luận mới đây, người dân Iran cho biết, họ tin là đất nước họ có thể đánh bại cường quốc số 1 thế giới. Người ta còn nhớ khi chính phủ của tổng thống Iraq Sadam Hoetsen với kho vũ khí hầu như chẳng có gì bị thổi phồng để có cớ để Mỹ tấn công mà sau đó Mỹ đã thất bại thảm hại, hàng ngàn lính Mỹ đã chết và hơn 600 tỷ đô-la bị huy động cho cuộc chiến này. Ngày nay người Mỹ cũng không muốn nói tới nó nữa vì đồng nghĩa với thua trân hơn là kẻ chiến thắng. Vậy cuộc chiến tranh với Iran một đất nước hùng mạnh là kẻ đáng gờm thì chắc chắn tổng thống Obama buộc phải cân nhắc không thể cứ nhắm mắt ấn nút theo sự xúi giục của đồng minh Irael được.

2. Hậu quả từ một cuộc tấn công Iran

Mặc dù rất khó chịu với chương trình hạt nhân của Iran nhưng phần lớn các chuyên gia tin rằng, Mỹ sẽ không dại gì tấn công Iran. Ngoài việc dè chừng sức mạnh quân sự của nước CH Hồi giáo, còn có rất nhiều lý do để Mỹ không dám đi nước cờ mạo hiểm là đánh Iran.

Tehran từng cảnh báo, sự đáp trả của họ đối với bất kỳ cuộc tấn công nào vào đất nước họ là vô cùng “đau đớn” và thảm khốc. Đây không phải là lời đe dọa suông. Iran có khả năng để đóng cửa Eo biển Hormuz – một trong những tuyến đường biển quan trọng hàng đầu thế giới trong một thời gian đủ dài để gây tổn thất cho thế giới. 1/3 nguồn cung cấp dầu mỏ cho thế giới đi qua đây nếu tuyến đường này bị chặn đứng thì thế giới sẽ phải đối mặt với hậu quả như thế nào khi bị mất 1/3 nguồn cung cấp dầu mỏ.

Không chỉ gây ảnh hưởng về kinh tế, việc Mỹ và phương Tây phát động một cuộc tấn công vào Iran còn có khả năng phá hoại hình ảnh của những cường quốc này trong mắt người dân thế giới. Người ta đã quá chán ngán với hình ảnh những siêu cường hàng đầu thế giới đi gây chiến khắp nơi, một cuộc chiến nữa có thể sẽ khiến cho uy tín của các nước này sụp đổ.

Ngoài những hậu quả chung đối với thế giới và nước Mỹ nói riêng, một cuộc tấn công vào Iran có gây ảnh hưởng đến cá nhân Tổng thống Barack Obama khi ông này đang chuẩn bị tham gia tái tranh cử nhiệm kỳ mới.
 
3. Kinh phí cho cuộc chiến với Iran sẽ gấp 5 đến 10 lần so với cuộc chiến Iraq va trong hoàn cảnh kinh tế Mỹ đang loạng choạng nghiêng ngả đi theo dạng chân chữ bát. Ông Obama vừa phải kết thúc cuộc chiến ở Iran và đang nỗ lực giảm dần sự dính líu vào cuộc chiến ở Afghanistan để xoa dịu người dân Mỹ. Người dân ở cường quốc số một thế giới đang bất mãn vì những khoản chi tiêu khổng lồ cho chiến tranh của Mỹ trong khi nền kinh tế trong nước đang lao đao, loạng choạng và các đồng minh ở châu Âu đang phải đối phó với nền kinh tế khủng hoảng thì chẳng thể tiền hô hậu ủng được. Cuộc chiến này sẽ đơn lẻ và cô độc không có mấy người ủng hộ. Một cuộc chiến tranh mới với Iran chắc chắn sẽ là dấu chấm hết cho sự nghiệp của ông Obama và càng giúp Trung quốc tăng cường thế mạnh trên trường quốc tế sớm trở thành cường quốc số một là điều dễ thấy.

4. Việc tấn công Iran không có nghĩa là các cường quốc có thể phá hủy hoàn toàn chương trình hạt nhân của nước này cũng như ngăn chặn được tham vọng hạt nhân của họ mà chỉ kìm hãm nền kinh tế của quốc gia này vài năm, chỉ làm chậm quá trình nước này có được vũ khí nguyên tử nhưng nó sẽ khiến quyết tâm của nước CH Hồi giáo trong việc sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt lại càng trở nên mạnh mẽ hơn. Chính các quan chức Mỹ từng thừa nhận điều này.

Tại sao Mỹ phải mền mỏng thậm chí bị Israel gây sức ép trong hồ sơ tấn công Iran?

Ai cũng biết Irael là đồng minh thân cận nhất của Mỹ và mỗi năm đều đặn nhận được 4 tỷ đô-la của nước đàn anh này viện trợ cho mình cùng nhiều vũ khí hiện đại nhất khác. Tại sao lại có chuyện như vậy khi mà 40 % người dân Mỹ đang sống dưới mức nghèo khó và hàng ngày có 4 triệu người phải xếp hàng nhận đồ ăn? Ngoài lý do lịch sử là người Mỹ và người Do thái đã bị buộc chặt trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 chống phát xít Đức, những nhà doanh nghiệp giầu có, những nhà khoa học người Do thái đã góp phần rất đáng kể làm nên sức mạnh Mỹ trong nhiều thập kỷ qua. Nhưng điều đáng nói là hiện nay hầu như trong bất kỹ nghành nào quan trọng nhất của Hoa kỳ đều chịu sự chi phối của người Mỹ gốc Do thái kể cả bộ máy nhà nước và quốc hội.

Một điều đáng nói là Irael là đồng minh duy nhất của Mỹ tại Trung đông và chính các cuộc chiến tranh giữa quốc gia này với tất cả các quốc gia láng giềng xung quanh đã khiến cho nhiều quốc gia dầu mỏ giầu có phải mua vũ khí của Mỹ đã đem lại cho người đàn anh 200 tỷ mỗi năm. Vì thế một mặt Mỹ luôn bị bẽ mặt trước quốc tế về sự xâm chiếm đất đai va đàn áp người Paletine của Irael nhưng đổi lại cũng chính vì điều này lại có lợi cho Hoa kỹ để có cớ can thiệp vào Trung đông và đem về nguồn tiền khổng lồ về việc bán vũ khí ở khu vực này. Cho nên người ta không ngạc nhiên khi ông Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã lớn tiếng không ngần ngại cảnh báo tổng thống Obama rằng nước này sẽ không chấp nhận tồn tại trong sự lo ngại về một Iran có vũ khí hạt nhân.

Ông thủ tướng này cũng không ngần ngại phản ứng mạnh mẽ tổng thống Mỹ khi nói rằng: “Thật không may, chương trình hạt nhân của Iran vẫn đang tiếp tục. Israel đã chờ đợi giải pháp ngoại giao phát huy hiệu quả, chúng tôi cũng đã chờ cho những lệnh trừng phạt có được kết quả mong muốn. Nhưng không ai trong số chúng tôi có thể chờ lâu hơn nữa”, AFP dẫn lời ông Netanyahu phát biểu tại hội nghị thường niên của Ủy ban các vấn đề công chúng Mỹ – Israel (AIPAC) ở Washington vào tối muộn ngày hôm qua. Là thủ tướng của Israel, tôi sẽ không để người dân của mình sống trong bóng tối của sự diệt vong”, ông Netanyahu nhấn mạnh.

Chính quyền Obama vẫn không tin rằng Iran sẽ quyết định phát triển một vũ khí hạt nhân trong thời gian này, cũng như không cho rằng đây là lúc thích hợp cho một hành động quân sự. Cơ quan tình báo CIA Mỹ công bố rõ ràng điều này nhưng mặc dù vậy Irael rất lo lắng nếu một ngày nào đó Iran có vũ khí hạt nhân trong tay thì tương tai của quốc gia này thực sự không thể có gì để đảm bảo. Cho nên mặc dù Mỹ vẫn theo đuổi việc chờ đợi những lệnh trừng phạt nhằm vào Iran phát huy tác dụng và Tổng thống Obama đảm bảo với ông Netanyahu rằng Mỹ luôn ủng hộ Israel, nhưng các nhà lãnh đạo Irael vẫn như không nguôi lo sợ bị quốc gia này tiêu diệt mình. Nguời ta đều biết nặc dù các quốc gia trong vùng Vịnh và ở Trung Đông mâu thuẫn nhau, tỵ hiềm nhau, nghi kỵ nhau nhưng đều căm ghét nhà nước Do thái bởi nhiều lý do nhưng lý do chính vẫn là việc người anh em Paletine của họ luôn bị nhà nước này xâm chiếm đất đai và kìm kẹp. Cho nên mặc dù Washington mong giải quyết vấn đề Iran bằng cấm vận và bằng giải pháp ngoại giao, nhưng người Irael không ngần ngại tuyên bố thẳng thừng là họ không chờ lệnh Mỹ cho phép tấn công vào cơ sở hạt nhân của Iran. Trong bài phát biểu sau cuộc gặp gỡ, Netanyahu nói với Obama: “Israel phải có được khả năng luôn tự bảo vệ được chính mình trước mọi hiểm họa. Đó là lý do tại sao trách nhiệm tối cao của tôi trong vai trò thủ tướng của Israel là đảm bảo rằng đất nước tôi luôn làm chủ vận mệnh của mình”. Nhưng oái ăm thay điều mà ai cũng biết là một khi Irael ném bom Iran chẳng thể làm tan vỡ quốc gia này nhưng chắc chắn hàng ngàn hỏa tiễn Iran tấn công trả đũa sẽ buộc Mỹ phải tham chiến cứu họ và nghiễm nhiên trở thành đối đầu trực tiếp với Iran. Cho nên Tổng thống Mỹ mới đây cảnh báo một cuộc tấn công quá sớm nhằm vào Iran sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường và không muốn uống thuốc đắng. Nhưng nước Mỹ vẫn không thể không có nhà nước Do thái và Irael không thể xa Hoa kỳ dù chỉ là một ngày.
 
Tin xấu:
- Chủ yếu là giá xăng dầu tăng rồi cũng đi vào lãng quên giống như gas và điện thôi
- Lạm phát tháng 3 có thể tăng chút ít nhưng kg quá lo
- Tâm lý nhà đt chưa tốt vì luôn xem TTCK là cơ hội đánh bạc, đánh nhanh ăn nhanh.

Tin tốt:
- Ngân hàng NN đã đi tiên phong hạ lãi suất.
- Sẽ kg còn cảnh đua nhau đẩy LS huy động lên cao vì NHNN đã đưa ra hàng rào phân nhóm NH.
- Máu đang liên tục thay đổi trên TTCK
- Hàng SS gần như đã bị khóa mõm
- Trung bình khối lượng gd hiện nay là phân phối đỉnh của 2 năm trước, chứng tỏ tiền đang khéo léo nhồi lên nhồi xuống để tay to gom được hàng giá cp ở vùng trũng. Vì vậy đừng có dại mà buông hàng
- Đừng đọc và nghe những thông tin nhận định mà tự mình nhìn nhận thực tại và cơ hội trên TTCK
- Giá xăng tăng được mấy ngày rồi mà chưa thấy chuyện tát nước theo mưa giá xăng, chứng tỏ tình hình hàng hóa buôn bán rất khó khăn nên người bán bị mất tâm lý đẩy giá theo giá xăng tăng, có thể cước vận tải sẽ tăng nhẹ
 
Back
Top