Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Các bác lưu ý từ hôm nay kéo dài thêm thời gian giao dịch, chắc volume cũng sẽ khá hơ

Các bác lưu ý từ hôm nay kéo dài thêm thời gian giao dịch, chắc volume cũng sẽ khá hơn mọi khi và sẽ khó dự hơn trước đây (vì mới nên chưa có dữ liệu lịch sử).
Vì vậy xem vol mà đoán đỉnh là coi chừng bị bệnh
 
Các cụ nhìn VCG thía nào?

cơ mờ nghĩ đến cái cảnh cong đít nhảy xuống rồi lại loay hoay trèo lên mà thấy tội!!
 
VIệc giao dịch đủ ngày, thể hiện cụ thể chủ trương CP là TTCK là kênh huy động vốn trung dài hạn cho nền kte, khi giao dịch đủ 8 giờ, thì CK chính thức mới là một nghề:
khi đó:
+ số nhà đầu tư cá nhân sẽ giảm vì không đủ time bám sàn, tất chuyển qua đầu tư uỷ thác,, tạo tiền đề để quỹ mở phất triển
+ nhưng cái được nhà nước chấp thuận mới quan trọng (*bạn có thể thấy vàng thảm như thế nào khi nhà nước tính liệt vào phi pháp), đó là chính danh
THeo tôi không nên kéo dài quá độ, quá trình dò dẫm đã 10 năm có lẻ, ta thấy TTCK đúng là nguy hiểm nhưng ngay cả việc một cty hoạt động còn nguy hiểm (*01 DN nhà nước tâm huyết là thế mà nó cũng phá sản như thường - ví dụ: vinaxxx)), huống chi là TTCK, nhưng nó còn kém nguy hiểm hơn là loại hình kinh doanh giải trí có thưởng (*cờ bạc)

DO vậy đã kéo thì kéo luôn đến 4 giờ chiều, biên độ có thể căng cỡ 7-10%, giao dịch (T+0, thanh toán t+3)..khi đó khả năng rót vố cho DN thuận lợi hơn nữa.
NB: nếu sợ nguy hiểm, thì sao lại chấp thuận loại hình KD có thưởng, chỉ nhấn nút là bay hết cả gia sản

ok
 
Cổ phiếu ngân hàng dậy sóng
Khớp lệnh hàng chục triệu đơn vị trong nhiều phiên liên tiếp, cổ phiếu HBB, EIB, STB, MBB đang là điểm nóng. Phía sau những phiên giao dịch khủng là nghi án thâu tóm nhà băng.
 
Tâm điểm thị trường dồn vào cổ phiếu Habubank. Chỉ trong 10 phiên gần nhất, HBB đã giao dịch tương đương 30% vốn điều lệ. Đỉnh điểm là ngày 28/2, cổ phiếu này khớp lệnh gần 40,3 triệu đơn vị. Trung bình, từ 20/2 đến 1/3, mỗi phiên HBB được sang tay 14 triệu cổ phiếu qua khớp lệnh trên sàn.

Ồn ào với nghi án thâu tóm, cổ phiếu Sacombank thực tế được mua bán hàng triệu đơn vị mỗi phiên ngay từ những tháng cuối năm 2011. Thậm chí, trong 4 phiên giảm sàn liên tiếp vào giữa tháng 2, STB vẫn được chuyển nhượng trung bình 2,5 triệu đơn vị mỗi phiên. Tuy nhiên, khác với HBB, nhà đầu tư không chỉ đẩy mạnh mua bán dưới hình thức khớp lệnh mà còn chuyển nhượng lô lớn thông qua thỏa thuận. Ngày 1/3, mã cổ phiếu có mức vốn hóa lớn thứ 6 trên HOSE đã chuyển nhượng tới gần 22 triệu đơn vị thông qua thỏa thuận.

Tuy nhiên, quán quân giao dịch thỏa thuận lại thuộc về một mã ngân hàng khác trên HOSE là EIB. Trong 3 phiên gần nhất, cổ phiếu Eximbank đã được sang tay 74 triệu đơn vị. Nếu tính cả lượng khớp lệnh, qua 4 phiên tăng điểm liên tiếp gần nhất của EIB, số cổ phiếu được giao dịch lên tới gần 90 triệu đơn vị.

Giữ nhịp giao dịch sôi động nhất là cổ phiếu Ngân hàng Quân Đội. Chỉ mới chính thức giao dịch từ tháng 11/2011 nhưng MBB đã trở thành cổ phiếu thanh khoản tốt nhất thị trường. Trung bình, trong tháng 2, MBB giao dịch mỗi phiên gần 3 triệu cổ phiếu. Trong phiên cuối cùng của tháng 2, cổ phiếu này thỏa thuận hơn 10,5 triệu đơn vị.

Nhận định về nguyên nhân khiến cổ phiếu ngân hàng giao dịch "nóng" trong thời gian qua, lãnh đạo của một ngân hàng niêm yết cho rằng hiện tượng này phản ánh đúng cung cầu đầu tư của thị trường.

"Sau một thời kỳ trầm lắng kéo dài, thậm chí rơi xuống đáy, thị trường chứng khoán đã bắt đầu khởi sắc trở lại. Những ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên các sở giao dịch đều là những đại diện xuất sắc của ngành, do đó, giao dịch với các mã này sôi động trở lại, thị giá cổ phiếu tăng mạnh trong thời gian qua là xu hướng hợp lý", vị lãnh đạo trên cho biết.

Tuy nhiên, vị này cũng nhấn mạnh không nên đồng nhất việc cổ phiếu được giao dịch số lượng lớn với hoạt động thâu tóm hoặc sáp nhập. "Nhà đầu tư tự do trên thị trường có quyền lựa chọn kênh triển khai vốn hiệu quả trong khuôn khổ của pháp luật. Điều này không đồng nghĩa với quá trình thâu tóm hoặc những tin đồn trên thị trường".

Trong khi đó, trả lời báo chí về nghi án thâu tóm, bà Bùi Thị Mai - Tổng giám đốc Habubank cho biết, nhà băng này chào đón cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư, cổ đông mới vì lợi ích chung. Về khối lượng giao dịch HBB tăng đột biến trong những ngày gần đây, CEO của Habubank cho rằng, điều này có hệ quả từ sự khởi sắc chung của thị trường chứng khoán và cổ phiếu của Habubank cũng nhờ thế được hưởng lợi.
 
“Vốn ngoại đang quay lại chứng khoán Việt Nam”



Thị trường chứng khoán Việt Nam đang thu hút sự quan tâm trở lại của các nhà đầu tư nước ngoài, Reuters cho biết. Tuy nhiên, theo hãng tin này, thị trường Việt Nam cần gia tăng quy mô và tiếp tục được cải cách mới có thể hấp dẫn được nhiều hơn các nhà đầu tư tổ chức dài hạn của khối ngoại.

Từ đầu năm đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường có mức tăng điểm mạnh nhất trên thế giới, với mức tăng trên 20% của chỉ số VN-Index. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng cổ phiếu Việt Nam thời gian qua, một phần nhờ sự cải thiện của môi trường vĩ mô, một phần do tâm lý ham thích rủi ro gia tăng.

“Giá cổ phiếu rẻ và hy vọng về việc Việt Nam sẽ vượt qua được những khó khăn kinh tế trong năm nay đã hấp dẫn các nhà đầu tư mua cổ phiếu”, phóng viên Reuters viết.

Lạm phát và thâm hụt thương mại giảm tốc đang được xem là những tín hiệu về sự chuyển biến kinh tế vĩ mô tích cực của Việt Nam. Hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings hồi đầu tuần này nhận xét, kinh tế Việt Nam đang đi vào bình ổn.

Trao đổi với Reuters, ông Mark Mobius, Chủ tịch điều hành công ty Templeton Emerging Markets Group cho biết, khối ngoại đang dành mối quan tâm trở lại cho thị trường Việt Nam “song song với tâm lý lạc quan ở Việt Nam rằng Chính phủ đang giải quyết hiệu quả những mất cân đối kinh tế”.

Chứng khoán Việt Nam chiếm khoảng 8,5% trong quỹ Templeton Frontier Markets trị giá 843 triệu USD dành cho các thị trường sơ khai (frontier markets) của công ty này.

Ông Mobius, người quản lý số tài sản trị giá 40 tỷ USD tại các thị trường mới nổi, tiết lộ, quỹ của ông đã mua cổ phiếu Việt Nam thuộc các lĩnh vực tiêu dùng và hàng hóa cơ bản.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra lúc này là để duy trì sự tăng điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam cần có độ sâu và độ rộng lớn hơn để tránh những rủi ro xảy ra những đợt điều chỉnh chóng mặt. Cho tới nay, thị trường Việt Nam vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn sau cú sụt giảm 66% trong năm 2008. Năm 2009, chứng khoán Việt Nam tăng 57%, nhưng rồi lại giảm 2% trong năm 2010 và tiếp tục “bốc hơi” 27% trong năm 2011.

Trong số các thị trường chứng khoán ở Đông Nam Á, Việt Nam là thị trường có quy mô khiêm tốn. Giá trị vốn hóa của sàn Tp.HCM chỉ vào khoảng 28 tỷ USD, so với mức trên 351 tỷ USD của thị trường Indonesia và mức hơn 268 tỷ USD của thị trường Malaysia.

Trong nỗ lực tăng cường quy mô thị trường, Việt Nam đã phát đi tín hiệu về việc tái khởi động lại nhiều kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) bị trì hoãn từ lâu của các doanh nghiệp Nhà nước.

Reuters nhận định, bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam cần phải khắc phục một điểm yếu lớn nữa là sự thiếu vắng của các nhà đầu tư tổ chức dài hạn. Việc thu hút các nhà đầu tư này tùy thuộc vào những cải cách tiếp theo của Việt Nam trong các lĩnh vực tài chính công và tăng cường hiệu quả cho các doanh nghiệp quốc doanh có kế hoạch lên sàn.

Ví dụ về một quỹ đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào nhiều thị trường châu Á nhưng vẫn đứng ngoài thị trường Việt Nam là quỹ Aberdeen Asset Management.

“Về triển vọng dài hạn, thị trường Việt Nam rất hứa hẹn. Việt Nam có dân số đông và còn đang ở vào giai đoạn phát triển đầu tiên. Tuy nhiên, Việt Nam cần độ chín muồi trong các chính sách quản lý và thêm nhiều công ty niêm yết, thay vì chỉ có các công ty quốc doanh”, ông Christopher Wong, một nhà quản lý quỹ cấp cao của Aberdeen tại Singapore, nhận xét.

Ngân hàng Citigroup của Mỹ mới đây cũng khuyến nghị các nhà đầu tư nên xem Việt Nam là một thị trường quan trọng trong danh mục đầu tư vào các thị trường sơ khai, một phần vì giá cổ phiếu ở Việt Nam đang rẻ. Mặc dù có mức tăng điểm vượt xa so với mức tăng 3% của chỉ số MSCI Frontier Markets kể từ đầu năm, giá cổ phiếu của Việt Nam vẫn đang rẻ.

Reuters dẫn số liệu từ công ty StarMine cho thấy, hệ số giá/thu nhập (P/E) của thị trường Việt Nam đang là 11 lần, thấp hơn so với một số thị trường khác như Indonesia nơi P/E đang là 18 lần.

Theo dữ liệu từ công ty EPFR Global, từ đầu năm đến ngày 22/2, thị trường Việt Nam đã thu hút được số vốn ròng trị giá 32,2 triệu USD từ các quỹ ngoại, nhiều hơn lượng vốn ròng chảy vào các thị trường khác trong khu vực. Chẳng hạn, thị trường Malaysia chỉ thu hút được 12,2 triệu USD.

Quỹ trị giá 45,7 triệu USD đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam của GlobalLion là một trong những nhà đầu tư tổ chức hưởng lợi từ sự tăng điểm từ đầu năm tới nay của VN-Index. Lợi nhuận của quỹ này trong tháng 1 là 12,3%, vượt mức tăng 10,4% của VN-Index trong tháng.

“Các cổ phiếu mà chúng tôi đánh giá tích cực đều thuộc lĩnh vực tiêu dùng. Chúng tôi bi quan về ngành bất động sản do nguồn cung dư thừa và các biện pháp hạn chế cho vay địa ốc của Ngân hàng Nhà nước”, LionGlobal nhận xét về thị trường Việt Nam trong một báo cáo được Reuters trích dẫn.

Mặc dù có quan điểm trung tính về các cổ phiếu tài chính ở Việt Nam, GlobalLion vẫn đưa cổ phiếu Bảo Việt và Sacombank vào nhóm những cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục. Quỹ này còn đang nắm cổ phiếu của Masan Group.
 
Tái cấu trúc ngân hàng: Sức hấp dẫn với vốn ngoại

Cuối tuần qua Thủ tướng đã ký quyết định phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” trong đó nêu cụ thể nhiều giải pháp. Một cơ chế đáng chú ý là xem xét cho phép TCTD nước ngoài mua lại, sáp nhập TCTD yếu kém của Việt Nam và tăng giới hạn sở hữu của TCTD nước ngoài tại các NHTMCP yếu kém được cơ cấu lại.

Một nguồn tin cho biết, hiện Oceanbank đang đàm phán với một đối tác châu Âu mua 15-20% cổ phần ngân hàng, cử đại diện tham gia vào ban lãnh đạo của ngân hàng.
.................................................. ....................
.................................................. ................

Vì vậy đừng hỏi tại sao BB nội đang ra tay trước khi nước ngoài xuống tiền. Hãy đọc kĩ dòng bôi đỏ trên và suy ngẫm về thời điểm mở room

Ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc biệt, là mạch máu của cơ thể nên không dễ dàng để đổ vỡ. Đây là ngành có sự đặc biệt quan tâm của Trung tâm đầu não. Ngân hàng mà yếu kém thì doanh nghiệp không thể khỏe được..... Vì vậy, Nhà nước đã ra tay cứu cả TTCK, cứu các ngân hàng. Các NH lớn trong nước sẽ xúc trước khi Khoai Tây múc.

Có thể nhận thấy sóng ngân hàng đợt này sẽ rất dài, đừng hỏi tại sao các cổ phiếu ngân hàng lại tăng như chưa bao giờ được tăng, ngân hàng lớn nhỏ đều tăng hết. ACB trước đây là vua bê tông cốt thép thế mà bây giờ vưỡn phi ầm ầm, chả lẽ lại không muốn tăng để cho ngân hàng rơi vào tay người khác sao ?
 
Vietnam Century Fund đăng ký mua 11 triệu cổ phiếu HAG






Jaccar Capital Fund, một quỹ đầu tư khác thuộc Tập đoàn Jaccar, hiện đang nắm giữ 4,2% cổ phần của Hoàng Anh Gia Lai.
Quỹ đầu tư Vietnam Century Fund đã đăng ký mua thêm 11 triệu cổ phiếu HAG trong thời gian từ 9/3-9/4.
Nếu thực hiện mua hết như đăng ký, quỹ này sẽ nắm giữ 15,56 triệu cổ phiếu, tương đương 3,33% vốn điều lệ của HAGL.
Đại diện của Vietnam Century Fund là bà Võ Thị Huyền Lan, thành viên HĐQT HAGL.
Vietnam Century Fund là một quỹ đầu tư trực thuộc tập đoàn Jaccar. Một quỹ đầu tư khác thuộc Jaccar là Jaccar Capital Fund hiện cũng đang nắm giữ 4,19% cổ phần của HAGL.
 
Hôm nay chủ đích đè các mã trụ để ăn hàng !
Tuy nhiên lại đè quá mức trên HNX > khiến nhiều mã nằm sâu so với quân bình giá.
Ví dụ ACB khép phiên là 27., nhưng giá bình quân là 28 !
Mai đè chỉ có tiêu !
Lại đua CE !
 
HAG: Vietnam Century Fund đăng ký mua 11 triệu cp
Vietnam Century Fund đăng ký mua 11 triệu cp CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) từ ngày 09/03 đến 09/04.

Nêu giao dịch diễn ta thuận lợi, tổ chức này sẽ sở hữu 15,563,153 cp, tỷ lệ nắm giữ tăng từ 0.97% lên 3.33%.

Được biết, bà Võ Thị Huyền Lan, Thành viên HĐQT HAG là nhân viên tại Vietnam Century Fund.
 
Khối lượng cổ phiếu được chuyển nhượng khoảng 154.4 triệu cổ phiếu tương đương với giá trị giao dịch 2164 tỷ đồng.

Tương tự chỉ số HNX INDEX giảm 0.58 điểm (0.77%) xuống 75.2 điểm, khối lượng chuyển nhượng khoảng 183 triệu cổ phiếu tương đương với giá trị giao dịch là 1652 tỷ đồng.

Thị trường gia tăng mạnh đầu phiên, sau đó bất ngờ đảo chiều mạnh khi áp lực cung quá lớn. Mặc dù có sự nỗ lực phục hồi 2 lần trong phiên nhưng các chỉ số vẫn đóng cửa trong sắc đỏ, đặc biệt VN INDEX giảm tới 12.21 điểm.

Rất nhiều cổ phiếu có dư mua trần cứng ngày hôm qua đều chuyển sang trạng thái chốt lời rất mạnh. Toàn sàn chỉ có một số mã vẫn có tình trạng đầu cơ quá mức như HBB, SHB, BGM… dư trần đến tận cuối phiên.
 
Bắt đầu làn sóng Công ty Nhật thâu tóm các doanh nghiệp niêm yết trên sàn CK Việt nam, săn các cổ phiếu niêm yết.
http://cafef.vn/20120307081933268CA3...u-niem-yet.chn
Khối ngoại sẽ tiếp tục giải ngân mạnh
Các doanh nghiệp trong nước sẽ lo phòng thủ.
Như vậy ai sẽ được lợi?
TT sẽ tăng mạnh và nhà đâu tư cầm cổ sẽ được lợi.
 
TTCK Việt Nam: Cải tổ hay là chết?


Việt Nam có thể thu hút thêm nhiều nhà đầu tư và TTCK có thể bật lên được hay không còn phụ thuộc vào các chính sách cải cách nền tài chính công của Việt Nam hiệu quả tới đâu.
TTCK Việt Nam là một trong những thị trường sôi động nhất thế giới tính tới 2012. VN-Index đã tăng 20,5% tính đến thứ tư tuần trước. Vấn đề mấu chốt là việc duy trì được phong độ hiện tại, thị trường cần phải mở rộng và tập trung hơn để tìm hướng thoát khỏi tình trạng thị trường đầu tư mạo hiểm.

Từng là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư, nhưng hiện TTCK Việt Nam vẫn chưa thể khôi phục hoàn toàn sau khi chỉ số tụt tới 66% năm 2008 trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Năm sau đó, chỉ số đã khôi phục 57% nhưng tới năm 2010, một năm nặng nề với thị trường châu Á, chứng khoán Việt Nam đã giảm 2% và sụt tiếp 27% vào năm 2011.

Tín hiệu tích cực là lạm phát ở Việt Nam sau khi tăng tới 23% (tính đến tới tháng 8 vừa qua), hiện đã có dấu hiệu giảm xuống và chỉ còn 16,4% vào hồi tháng 1/2012. Các nhà kinh tế hy vọng rằng chính phủ sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay nếu giá dầu không tiếp tục tăng và lại gây ra lạm phát.

Mới đây, Fitch nhận định, lạm phát giảm và cán cân thương mại dần được cải thiện, cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang vào tầm kiểm soát.

Giải quyết mất cân bằng

Ông Mark Mobius, Giám đốc Điều hành tập đoàn Templeton Emerging Markets, cho biết Việt Nam đã lấy lại được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. "Nhiều người lạc quan tin rằng, chính phủ đang giải quyết một cách hiệu quả các điểm mất cân bằng của nền kinh tế."

Trong danh mục đầu tư 843 triệu USD của quỹ Templeton Frontier Markets có 8,5% là đầu tư vào Việt Nam. Ông Mobius quản lý các tài sản trị giá hơn 40 tỉ USD cho biết, Templeton đã đầu tư vào cổ phiếu tiêu dùng và cổ phiếu thường ở Việt Nam.

Bà Nguyễn Vũ Ngọc Trinh, Giám đốc Đầu tư của Công ty Quản lý quỹ Manulife cho rằng nền kinh tế được kiểm soát với mức lạm phát hợp lý "sẽ tạo nền tảng phát triển ở Việt Nam."

Ông Nguyễn Hoàng Long, Giám đốc Đầu tư Công ty Chứng khoán An Bình thì cho rằng, nhờ có chính sách kiên quyết của chính phủ về giải quyết lạm phát và cơ cấu lại nền kinh tế nên "dòng tiền lại tiếp tục đổ vào thị trường chứng khoán trên cả mong đợi, dù nền kinh tế vĩ mô vẫn đang dưới vực thẳm."

Bà Trinh cho rằng, các nhà đầu tư nên chú ý tới tình hình tài chính và tiêu dùng của các công ty mà họ muốn đầu tư dài hạn. Một trong những vấn đề chính tại thị trường Việt Nam là thiếu các nhà đầu tư dài hạn.

Cần cải cách mạnh tay

Việc Việt Nam có thể thu hút thêm nhiều nhà đầu tư hay không còn phụ thuộc vào các chính sách cải cách nền tài chính công của Việt Nam hiệu quả tới đâu. Bên cạnh đó, cũng cần liệt kê và dần loại bỏ các doanh nghiệp nhà nước có nhiều nợ xấu và hoạt động không hiệu quả.

Để phát triển thị trường, lãnh đạo Việt Nam cho biết sẽ tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trở lại đối với một số doanh nghiệp và một số doanh nghiệp nhà nước lớn sẽ bị bán.

Việt Nam đang có kế hoạch cho các quỹ đầu tư tín thác (ETF) và các quỹ mở được phép hoạt động trong nước. Một ví dụ điển hình, Quỹ Quản lý Đầu tư Aberdeen đã đầu tư trực tiếp vào nhiều thị trường châu Á nhưng chưa đầu tư vào Việt Nam.

Ông Christopher Wong, Quản lý Đầu tư cấp cao của Aberdeen tại Singapore nhận định, "Về dài hạn, Việt nam là một thị trường hứa hẹn, có dân số đông và đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Tuy nhiên Việt Nam cần chuyên nghiệp hơn trong quản lý và cần thêm nhiều công ty ngoài quốc doanh."

Citigroup khá lạc quan về Việt Nam. Trong bản báo cáo công bố hôm 22/2, Citigroup nhận định,Việt Nam sẽ là một trong những thị trường sơ khai cốt lõi đối với giới đầu tư, với viễn cảnh kinh tế dài hạn rất hấp dẫn dựa trên dân số tăng nhanh cùng nguồn nhân công dồi dào giá rẻ.

Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng 3% theo chỉ số MSCI Fontier Markets, nhưng nhìn chung giá cổ phếu trên TTCK Việt Nam vẫn được xem là rẻ.


Thua kém các thị trường lân cận

Theo dữ liệu của StarMine, cổ phiếu Việt Nam được giao dịch ở mức gấp 11 lần lợi nhuận, mức này thấp hơn nhiều so với cổ phiếu ở các thị trường lân cận. Tại Indonesia, trong năm 2010, cổ phiếu giao dịch trên TTCK tăng 46% trong năm 2010 và tăng 3% năm 2011 trước khi hạ nhiệt vào năm nay, hiện cổ phiếu Indonesia có giá giao dịch gấp 18 lần lợi nhuận.

Bất chấp sự hồi phục trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh, so với các thị trường khác, TTCK Việt Nam vẫn còn kém. Năm ngoái, chỉ số chứng khoán của Việt Nam giảm 27%, so với mức sụt giảm 22% trong chỉ số MSCI Frontier Markets và 18% trong chỉ số MSCI châu Á.

Tổng giá trị giao dịch tại sàn giao dịch Hồ Chí Minh mới đạt mức gần 28 tỷ USD, ít hơn rất nhiều so với các thị trường khác ở Đông Nam Á. Trong khi đó, chỉ trưa ngày thứ 5 tuần trước, sàn giao dịch Indonesia đạt tổng giá trị giao dịch là 351.5 tỷ USD còn Malaysia là 268,4 tỷ USD.

Tính đến hết ngày 22/2, Việt Nam đạt mốc thu hút 32,3 triệu USD dòng tiền đầu tư ròng từ các quỹ đầu tư. Dựa trên dữ liệu của EPFR Global, cùng thời điểm, tại thị trưởng khác như Malaysia chỉ có 12,2 triệu USD.

Quỹ đầu tư Việt Nam LionGlobal là một trong những nhà đầu tư có lãi khi đạt được 12,3% lợi nhuận vào tháng 1. Mặc dù khá trung lập trong các chính sách tài chính, LionGlobal đánh giá cổ phiếu của Công ty bảo hiểm Bảo Việt và ngân hàng Sacombank là một vài trong những cổ phiếu hàng đầu của mình. LionGlobal còn góp vốn vào Tập đoàn thực phẩm Masan.

Ông Nguyễn Hoàng Long, Giám đốc Đầu tư Công ty Chứng khoán An Bình cho rằng nên đầu tư vào cái ngân hàng lớn của Việt Nam và cổ phiếu của các công ty lâu đời, uy tín, có thu nhập ổn định, dòng tiền lớn, và không có nợ quá hạn (blue chip) Petrovietnam, Tập đoàn Hóa chất và Phân bón Việt Nam và FPT.

Theo Ngọc Trần (theo Reuters)
VEF
 
Từ đầu năm 2012 đến nay Tây giao dịch rất ít, mua bán cân bằng. Hôm nay Tây đã thấy mùi HBB . Đã mua ròng hơn 2 triệu, chắc đóng cửa hôm nay phải đến 3 triệu. Chúc mừng ACE có cổ HBB
 
Nơi nương náu cuối đời của các cụ cô đơn

Nơi nương náu cuối đời của các cụ cô đơn


Đây là nguồn an ủi của các Cụ già. Nhờ chốn này mà nhiều Cụ sống thêm ít năm cuối cùng cuộc đời. Nhà Chùa làm được việc phước thiện là rất đáng quý, vì lẽ ra, đây là nhiệm vụ của nhà cầm quyền.
Tuy nhiên, có một điểm tôi muốn nhấn mạnh là, không nên kỳ thị dù là khác tôn giáo với nhau. Hoan-nghênh nhiệt liệt sáng kiến và hành động của những người có từ tâm.

MINH-HÙNG

image
Bại liệt, câm điếc, lú lẫn, không nơi nương tựa, hằng trăm cụ già ngoài 70 tuổi đã đến nương náu trong vòng tay của các sư cô chùa Lâm Quang, quận 8, TP HCM từ gần 20 năm nay.

Ngụ tại 301/117H 70 bến Bình Đông, phường 14 (TPHCM), 17 năm nay, chùa Lâm Quang là nơi nhận tất cả các cụ già không người thân, đặc biệt là những cụ bị bệnh tật.

"Nếu không có nhà chùa, chúng tôi có lẽ đã chết bờ chết bụi từ lâu rồi", một cụ bà thều thào nói.

Mỗi ngày, các cụ được đánh thức từ 6h30. Đến cứ 7h30, những bệnh nhân được người của chùa và những người làm công quả pha nước, tắm rửa, thay quần áo.

Việc vệ sinh thân thể được làm 2 lần trong ngày. Những cụ bị sốt hoặc sức khỏe không tốt thì nằm luôn trên giường để được chăm sóc.

Người của chùa luôn có mặt để lắng nghe và giúp đỡ mỗi khi có ai đó kêu lạnh, than khó thở hoặc bệnh trở nặng. Bệnh nhân ở đây là người mắc chứng tim mạch, huyết áp, tiểu đường, liệt người. Hầu hết đều không tự chăm sóc được cho bản thân.

Trụ trì chùa Lâm Quang, ni sư Thích Nữ Huệ Tuyến cho biết, chùa chỉ chăm sóc chứ không có lương y. "Mỗi khi có người trở bệnh, chúng tôi sẽ đưa đến bệnh viện và thanh toán viện phí", bà nói.

Theo sư cô Diệu Sơn, người gắn bó với các cụ, chăm người già đã vất vả, chăm hàng mấy chục cụ già mắc bệnh càng vất vả hơn. "Điều quan trọng nhất là động viên chăm sóc sao cho các cụ vui".

"Không có con cái, ngày trước tôi phải đi xin để kiếm ăn, may mà nhà chùa có lòng từ bi đưa về nuôi nấng", một cụ bà sống 5 năm tại chùa cho biết.

Theo các sư cô, sạch sẽ, ngăn nắp là điều mà nhà chùa luôn quan tâm, bởi không khéo, các cụ có thể nhiễm bệnh và lây cho nhau. Quần áo luôn được giặt sạch, đồ của ai dùng riêng cho người ấy.

Thức ăn dành cho người lớn tuổi cũng phải chọn lọc và chế biến kỹ. Món măng luộc dù mềm vẫn cũng phải được đập dập trước khi chế biến. "Cứng tí là các cụ không nuốt trôi", một sư cô nói.




Không chỉ chăm sóc, khi ai đó qua đời, việc hậu sự cũng được nhà chùa lo tươm tất. Chiều 16/2, một người trong số họ ra đi sau gần 10 năm được chăm sóc. "Ai già mà không ra đi, hơn nữa chúng tôi lại có bệnh. Nếu không có các sư cô, nhiều người trong chúng tôi có lẽ đã chết từ lâu rồi", một bệnh nhân nói.

Ngoài những nữ bệnh nhân cao tuổi, chùa còn nhận chăm sóc cho những người cao tuổi không có gia đình. Hiện có 115 người đang được cưu mang. Những người muốn vào ở với chùa phải được chính quyền địa phương xác nhận "không có người thân".

Độc giả quan tâm xin liên hệ:
Trụ trì Ni sư Thích Nữ Huệ Tuyến,
điện thoại 0838.549.467
 
Nhà đầu tư cá nhân truyền miệng thông tin cổ đông sáng lập của Ngân hàng Sacombank và nhóm cổ đông đại diện là Eximbank đã đạt được thỏa thuận về phân chia ghế trong HĐQT sắp được bầu lại tại ĐHCĐ kỳ tới.

Diễn biến Ván cờ thâu tóm Sacombank

Theo các nguồn tin riêng của Đầu tư Chứng khoán, Temasek Holdings đã bán 21,9 triệu cổ phiếu STB, tương đương 2,04% vốn cổ phần Ngân hàng Sacombank. Giao dịch trị giá hơn 500 tỷ đồng được thực hiện bằng giao dịch thỏa thuận vào cuối tuần trước.
Tài khoản bán tại một CTCK có trụ sở chính tại quận 3 (TP. HCM) và tài khoản mua thuộc về một CTCK có trụ sở chính tại quận 1 (TP. HCM).

Như vậy, sau Dragon Capital, Ngân hàng ANZ và CTCP Cơ điện lạnh, lần lượt trong vòng 6 tháng qua, một loạt các cổ đông lớn, tổ chức đầu tư nước ngoài đã thoái vốn khỏi Sacombank.

Các giao dịch lớn tại Sacombank gần đây được thị trường đặc biệt quan tâm do liên quan đến nghi vấn bị thâu tóm và động thái phòng thủ chống thâu tóm.

Trong một diễn biến khác, theo ghi nhận của phóng viên Đầu tư Chứng khoán, tại các sàn giao dịch ở TP. HCM ngày 7/3, nhà đầu tư cá nhân truyền miệng thông tin cổ đông sáng lập của Ngân hàng Sacombank và nhóm cổ đông đại diện là Eximbank đã đạt được thỏa thuận về phân chia ghế trong Hội đồng quản trị sắp đượ bầu lại tại ĐHCĐ kỳ tới.

Thông tin truyền miệng này nhằm lý giải hiện tượng giá cổ phiếu của STB và EIB đều giảm sàn trong phiên giao dịch ngày 7/3.

Nhà đầu tư không còn mặn mà với hai cổ phiếu này ngoài lý do chốt lời còn vì lập luận cho rằng, không phe nào tranh mua cổ phiếu STB để tăng tỷ lệ sở hữu hoặc tranh mua EIB để tăng tầm ảnh hưởng nữa thì cổ phiếu không còn động lực tăng.

Trong khi đó, cổ phiếu HBB sau khi giảm sàn lại được gom mua mạnh mẽ và đẩy giá tăng trần 7.500 đồng/cổ phiếu trở lại vào phiên giao dịch chiều nay (7/3) với 27,3 triệu cổ phiếu được giao dịch. Lý do cũng là xuất hiện tin đồn, một đại gia đã sở hữu lượng lớn cổ phiếu HBB và tham gia vào hoạt động điều hành của ngân hàng này. (VietF.vn)
 
Khối lượng cổ phiếu được chuyển nhượng khoảng 100 triệu cổ phiếu tương đương với giá trị giao dịch1414 tỷ đồng.

Tương tự chỉ số HNX INDEX giảm 0.17 điểm (0.23%) xuống 75.03 điểm, khối lượng chuyển nhượng khoảng 118 triệu cổ phiếu tương đương với giá trị giao dịch là 1054 tỷ đồng.

Thị trường sụt giảm mạnh ở đầu phiên với rất nhiều mã nằm sàn, tuy nhiên lực cầu giá thấp khá mạnh khiến thị trường hồi phục trở lại và chỉ giảm nhẹ vào cuối phiên.

Một số mã tiếp tục có giao dịch khá ấn tượng, với khối lượng khớp khủng như HBB và SHB và giá tiếp tục có dư mua trần khối lượng lớn vào cuối phiên. Các mã có hoạt động trầm lắng những phiên trước cũng góp phần tạo điểm sáng cho phiên giao dịch như SBT, BMP…vv

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 07/03/2012 cả 2 sàn kết thúc phiên chỉ suy giảm nhẹ, đồng thời có những lúc giá giảm khá sâu trong phiên cùng với khối lượng giao dịch vẫn được duy trì ở mức cao. Điều này cho thấy có khả năng nhịp điều chỉnh sẽ kết thúc sớm trong một vài phiên tới nếu như mốc 72-73 của HNX index không bị xâm phạm. Chúng tôi có khuyến nghị mua lại nếu như giá tăng trở lại và bứt phá qua mốc 76 theo chỉ số của sàn HNX.
 
8 điểm lý do khiến chứng khoán hấp dẫn nhà đầu tư lúc này
(08-03-2012)

CTCK Bản Việt tính toán, cuối tháng 2/2012, các chỉ số định giá thị trường vẫn ở mức rẻ tương đối so với quá khứ, khi chỉ số P/E trung bình trên HOSE khoảng 9 lần và P/B vào khoảng 1,48 lần.


“Thị trường đầu cơ sinh ra trong sự ảm đạm, lớn lên bằng sự hoài nghi…”, câu nói của Sir John Templeton có đúng với diễn biến TTCK Việt Nam thời gian qua, hay sự phục hồi của thị trường là do nhiều yếu tố cơ bản hỗ trợ? ĐTCK đã ghi nhận được 8 yếu tố hỗ trợ cho TTCK.




1. Giá cổ phiếu xuống rất thấp


Trong báo cáo chuyên đề “TTCK Việt Nam tìm kiếm những NĐT mạo hiểm”, CTCK Bản Việt thống kê tại thời điểm cuối năm 2011, có hơn một nửa trong số 700 mã chứng khoán niêm yết có thị giá thấp hơn mệnh giá, 80% cổ phiếu giao dịch dưới giá trị sổ sách (P/B). Trong lịch sử sàn HOSE, chỉ số P/B trung bình dao động từ 1,20 lần đến 4,59 lần. Cuối năm 2011, chỉ số này là 1,23 lần, chỉ cao hơn một chút so với mức đáy 1,20 lần vào tháng 2/2009. Tương tự, chỉ số P/B trung bình của sàn HNX vào cuối năm 2011 là 0,71 lần, thấp nhất trong lịch sử (cao nhất là 5,38 lần).


Hiện tại, dù thị trường phục hồi rất mạnh, thậm chí nhiều mã chứng khoán đã tăng trên 100%, nhưng CTCK Bản Việt tính toán, cuối tháng 2/2012, các chỉ số định giá thị trường vẫn ở mức rẻ tương đối so với quá khứ, khi chỉ số P/E trung bình trên HOSE khoảng 9 lần và P/B vào khoảng 1,48 lần. TTCK Việt Nam chịu nhiều sức ép trong cả năm 2011, đặc biệt là áp lực bán của các CTCK và ngân hàng nhằm thu hồi nợ cuối năm, nên sự phục hồi mang tính kỹ thuật sau khi đã giảm rất sâu cũng là điều bình thường.




2. NĐT nước ngoài lạc quan


Hành trình đi lên vừa qua của thị trường chủ yếu được dẫn dắt bởi khối ngoại. Tính riêng trong tháng 2, khối ngoại đã mua ròng gần 60 triệu USD, tập trung vào 24 cổ phiếu blue-chip trong “rổ” VN30. Sự hưng phấn này giảm sút vào những ngày đầu tháng 3, khi thị trường tăng mạnh. Nhưng trong một thời gian ngắn liên tục xuất hiện các dự báo lạc quan cho TTCK Việt Nam. Nhật báo Phố Wall chạy tít: “Buy now… or you will be sorry” (tạm dịch: Không mua bây giờ sẽ hối hận”), với những lời có cánh: “TTCK Việt Nam được coi như là một điểm sáng trong những thị trường sơ khai trong năm 2012, kể cả khi mức giá các cổ phiếu đã tăng 20% từ đầu năm thì giá hiện tại vẫn là rất thấp”.


Không chỉ giới truyền thông lạc quan, Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Rating vừa nâng mức xếp hạng kinh tế Việt Nam lên B+, với đánh giá triển vọng kinh tế ổn định, dựa trên yếu tố lạm phát hạ nhiệt và sự cải thiện của cán cân thương mại. Áp lực thoái vốn của khối ngoại vẫn hiện hữu và gây áp lực không nhỏ trong trung hạn, nhưng trong ngắn hạn, một số quỹ đóng đã chuyển đổi thành công thành quỹ mở và quay lại thị trường.



3. Cổ phiếu ngân hàng hâm nóng thị trường


Tâm điểm chú ý của thị trường vài tuần gần đây là nhóm cổ phiếu “vua” - ngân hàng với những câu chuyện về chủ đề thâu tóm. Sẽ không hợp lý khi áp đặt câu chuyện này với nhóm cổ phiếu “vua”, do Sacombank là ngân hàng hội tụ nhiều yếu tố ngẫu nhiên để rơi vào hoàn cảnh hiện tại. Tuy nhiên, “hiệu ứng Sacombank” tác động đến nhóm cổ phiếu đang chiếm tỷ trọng lớn trên TTCK ở một khía cạnh khác: tâm lý phòng thủ của một số ngân hàng niêm yết để tránh gặp phải tình trạng giống như Sacombank, do cổ phiếu lùi quá sâu dưới mệnh giá; nhóm NĐT ăn theo trên thị trường hy vọng có một Sacombank thứ hai; động thái chạy đua ghế HĐQT nhằm kiểm soát quyền lực giữa các nhóm cổ đông lớn trong ngân hàng trước kỳ ĐHCĐ khiến giá cổ phiếu tăng mạnh… Bên cạnh Sacombank liên quan đến hoạt động thâu tóm, nhiều cổ phiếu “vua” khác phục hồi là bệ đỡ quan trọng cho thị trường.




4. Các kênh đầu tư khác bế tắc


Phần lớn kênh đầu tư đang tỏ ra thất thế so với chứng khoán. Tỷ giá USD/VND khá ổn định trong nhiều tháng qua. Giá vàng chủ yếu đi ngang trong thời gian dài, khiến giới đầu cơ mất một kênh “lướt sóng”. Thị trường BĐS vẫn rơi vào trạng thái tê liệt thanh khoản, nên không thu hút được dòng tiền nhàn rỗi. Tiền gửi ngân hàng vẫn đang là kênh đầu tư có vị thế lấn lướt, nhưng ưu thế này có thể sớm đánh mất khi lạm phát đi vào quỹ đạo kiểm soát. Nhiều kênh đầu tư cùng lúc tắc nghẽn, việc đầu tư vào cổ phiếu giá thấp trở nên hấp dẫn, dù vẫn hiện hữu rủi ro.




5. TTCK nhận được sự quan tâm từ nhiều cấp quản lý


Mặc dù TTCK còn đối diện với nhiều thách thức trong trung hạn, nhưng chưa bao giờ thị trường nhận được nhiều sự quan tâm như hiện nay. Lần lượt các lãnh đạo cao nhất của UBCK, Bộ Tài chính đăng đàn có những phát ngôn trấn an, ổn định thị trường.




6. Lộ trình tái cấu trúc TTCK


Cuối năm 2011, cơ quan quản lý phát đi thông điệp trọng tâm năm 2012 sẽ đi sâu vào tái cấu trúc TTCK, xoay quanh 4 vấn đề nổi cộm: tái cấu trúc các trung gian tài chính, thị trường hàng hóa, cầu đầu tư và các CTCK. UBCK đã chuẩn bị xong đề án tái cấu trúc TTCK. Hầu hết giải pháp tái cấu trúc thị trường chỉ có thể phát huy tác dụng trong trung và dài hạn, nhưng ngắn hạn tạo ra hiệu ứng tâm lý “TTCK không phải là đứa con bị bỏ rơi”.




7. Kỳ vọng giảm lãi suất


Diễn biến trong quá khứ cho thấy, xu hướng tăng giảm của chứng khoán Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hai yếu tố vốn ngoại và chính sách tiền tệ trong nước. Suốt một thời gian dài, lãi suất đứng ở mức cao tạo nên gánh nặng vượt quá sức chịu đựng của nhiều DN. Chiều 6/3, NHNN đã chính thức công bố hạ trần lãi suất huy động từ 14%/năm xuống còn 13%/năm. Với động thái này và lãi suất huy động trái phiếu chính phủ ngày càng giảm, các DN và nền kinh tế kỳ vọng sẽ có một mức lãi suất cho vay “dễ thở” hơn trong thời gian tới.




8. Tâm lý NĐT hồi phục


Dù trạng thái tâm lý rất dễ thay đổi, nhưng suốt một năm qua, NĐT trong nước luôn lưỡng lự giữa hai thái cực tâm lý lạc quan trong thận trọng về các định hướng chính sách của Chính phủ và bi quan về các thực tại bất ổn của nền kinh tế nói chung, sự tuột dốc của TTCK nói riêng. Tâm lý này đã phản ánh vào giá cổ phiếu, khiến thị trường trượt dốc. Tuy nhiên, sự quan tâm của cơ quan quản lý, sự quay lại của NĐT nước ngoài, cộng với một số chỉ số vĩ mô cải thiện đã khiến tâm lý giới đầu tư dần phục hồi. Bộ phận môi giới nhiều CTCK lớn phản ánh, nhóm NĐT bảo thủ đứng bên lề làm quan sát viên đã quay trở lại thị trường với tâm lý hưng phấn.




9. Ẩn số lạm phát


Đây được nhận diện là thách thức lớn nhất với xu hướng phục hồi trung hạn của TTCK, vì liên quan chặt chẽ đến chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, ẩn số này không chỉ phụ thuộc vào các nhân tố trong nước như lộ trình tăng giá điện, giá than, mà cả nhiều biến động khách quan bên ngoài như giá xăng dầu và giá nhiều nguyên liệu cơ bản.
 
Back
Top