Trung Mỹ đánh nhau và ngành TACN Việt Nam

CACO

Super Moderator
Em chả biết bắt đầu thế nào chỉ hầu các cụ cái link này

http://online.wsj.com/articles/slow...edient-jolts-u-s-grain-soy-markets-1403887927

The Asian country in recent weeks has curtailed purchases of U.S. dried distillers' grains, a co-product of corn ethanol that is fed to cattle and pigs, amid concerns the shipments may contain a genetic modification that Beijing hasn't approved, said industry executives and traders. The action comes after China also slowed imports of U.S. corn over concerns about the GMO trait.

China stopped issuing new import permits for the ethanol co-product, also known as DDGs, several weeks ago, according to people in the grain industry. Chinese government officials haven't confirmed a change in policy and didn't respond to repeated requests for comment.

The move has caused prices of the ingredient to slide about 19% in the U.S. since June 3, based on Agriculture Department data

bài trên đăng vào tháng 6/2014. Đến nay cơn sốt rét lan rộng, những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp là ngô và bã ngô mất giá 40%. Soybean meal, vốn là nguồn cung cấp 67% protein cho thức ăn chăn nuôi rớt giá chậm hơn, nhưng từ tháng 6 tới giờ cũng rơi 25%. Dân buôn chuyện kháo, đợt này vài hãng lớn khéo phá sản vì thằng Tàu.

Chuyện Tàu sát nách chứ không xa, kết quả VN hứng bão. Bão này có ảnh hưởng thế nào đến ngành chăn nuôi, đến DBC, VTF và các công ty chăn nuôi khác?.

Vì em rảnh rỗi nên sẽ post dần dần cho vui....

Ngô rơi nhẹ nhàng, (đừng để ý đến mức giá nhé vì mức giá quote trên sàn nó khác với mức giá fob cif các loại (do đơn vị tính không phải là tấn; cộng thêm các phụ phí nữa.). Hồi cuối năm 2013 ngô có giá 280 chẳng hạn, nay còn khỏang 200


ZCW.GIF



bã ngô (DDGS) rơi luôn từ 300 USD xuống còn 185 vào thời điểm hiện tại.

Để dễ hình dùng, 1 hợp đồng mua ngô hay DDGS cách đây 2 tháng, thì thời điểm này tàu về đến cảng, 10% hay 15% đặt cọc thế là mất trắng. Vấn nạn xù hàng lan từ TQ sang VN sang cả châu á như bệnh dịch.
 
Last edited by a moderator:
Xù hàng??? Bọn Tầu xù???

, là đặt cọc mua rồi xong rồi bỏ. Mất tiền và mất uy tín, rất quan trọng nếu buôn to

Xù có lý do, ví như bọn Tàu nó lấy lý do là CP nó chưa cho phép giống GMO đó được lưu hành. Mà DDGS (co-products từ ngô, ngô chứng cất lấy cồn công nghiệp, được cồn và bã ngô) thì ai mà biết nhà máy nó sản xuất từ những giống ngô nào?.
Xù có lý do thì chỉ mất tiền, không mất uy tín

Vì xù nên tàu chuyển hướng về nước lân cận, mà chủ yếu là VN (1 trong 10 quốc gia nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới). Phải bán rẻ --> người mua ở VN xù hàng đã đặt vì có hàng mới rẻ hơn. Xù này là không lý do --> mất tiền và mất uy tín. Xù này sẽ chuyển dần sang xù có lý do (không đủ năng lực tài chính do giá xuống quá thấp), vì lượng hàng về VN gấp 10 lần khả năng tiêu thụ.

Vậy mới nói xù hàng là bệnh dịch. Người mua thấy giá còn rẻ nên chần chừ không mua. Người bán thấy hàng để ngoài cảng chịu chi phí lưu đến cấp độ 2-3 ngạt thở, hàng hóa xuống cấp lại tiếp tục xuống giá. Vòng xoay tử thần bắt đầu...
 
Có một số thắc mắc:
1. Bã ngô (hèm ngô) chiếm tỷ lệ cỡ bao nhiêu so với ngô hạt trên thị trường thức ăn gia súc toàn cầu ?
2. China không cho nhập bã ngô vì lý do có thể có loại ngô biến đổi gen. Lượng hao hụt này sẽ dẫn đến nhu cầu về một lượng ngô "sạch" bù đắp tương ứng ? Ngô trồng ở châu Á có được hưởng lợi vì sự kiện này không ?
3. Lượng hàng bị xù đổ về VN có làm giá thức ăn gia súc giảm trong ngắn hạn hay không ? VN có nhanh chóng lập hàng rào ngăn chặn chúng khi thông tin lan truyền nhanh như ... phây ?
 
Welcome anh Tí. Hi vọng thread này sẽ cùng anh em trao đổi kỹ hơn về ngành nông sản, ngành kinh tế quan trọng thứ 3 ở VN (em đoán thế) xét về chuỗi giá trị ngành và đứng thứ 1 nếu tính về số người có thu nhập trực tiếp từ ngành này.

1. Bã ngô (hèm ngô) chiếm tỷ lệ cỡ bao nhiêu so với ngô hạt trên thị trường thức ăn gia súc toàn cầu ?

Ngô là cây lương thực/công nghiệp quan trọng nhất thế giới (sau đó là lúa mì, lúa nước và đậu tương). Thế giới sản xuất 750 triệu tấn ngô. Trong đó Hoa kỳ chiếm 1/3, Trung quốc chiếm 1/5, nhưng vẫn phải nhập thêm khoảng 2 triệu tấn (không đáng kể) . Và sản xuất 43 triệu tấn DDGS. Vì DDGS là co-product của công nghiệp cồn (với nguyên liệu chính là ngô), nên chừng nào cần cồn thì vẫn có DDGS. Miễn là bán được cồn. Tại sao không phải ngược lại? lý do là ngành công nghiệp chăn nuôi có thể không cần 1 tý DDGS nào cả; DDGS có thể thay thế hoàn toàn bằng ngô, nhất là khi ngô rẻ.

Việt Nam sản xuất cỡ 5 triệu tấn ngô. Nhập khẩu khoảng 500 nghìn tấn DDGS, chủ yếu từ Hoa kỳ. Nhập khẩu khoảng 1,8 triệu tấn ngô, chủ yếu từ Nam Mỹ. Tại sao không phải từ Hoa kỳ? chủ yếu vì lý do chất lượng, cụ thể là màu sắc ngô Mỹ nó nhợt nhạt, ít được ưa chuộng mà giá thì tương đương loại 1.

2. China không cho nhập bã ngô vì lý do có thể có loại ngô biến đổi gen. Lượng hao hụt này sẽ dẫn đến nhu cầu về một lượng ngô "sạch" bù đắp tương ứng ? Ngô trồng ở châu Á có được hưởng lợi vì sự kiện này không ?

China nó không cấm vì lý do ngô biến đổi gien. Nó cấm vì bảo không biết cái loại ngô dùng để sản xuất ra DDGS là loại biến đổi gien nào; đã có giấy phép lưu hành (đại khái thế) ở TQ chưa. Và cấm ngô hạt GMO chưa có giấy phép lưu hành ở Trung quốc.
Bởi bản thân nó (TQ) cũng chấp nhận giống biến đổi gien trong canh tác từ 5 năm trước thì phải.

Kinh doanh không lại với giời. Đúng thời điểm này TQ lại được mùa ngô lớn; đồng thời ngành chăn nuôi tăng trưởng chậm, nên chả cần nguồn bù đắp thay thế gì cả? tây đồn, bọn tàu nó cấm để hỗ trợ ngô trong nước và để dìm hàng mỹ cho rẻ hơn vì 40% DDGS của hoa kỳ được tiêu thụ tại TQ

Ngô trên toàn cầu có đến nghìn giống, tuyền ngô sạch cả... biến đổi gien chỉ vài giống, nhưng có lẽ chiếm khoảng 50% sản lượng. Ví dụ tại Mỹ là chiếm đến 85%. Nói chung vụ này ngô sạch không có lợi gì cả; vì giống ngô sạch để ăn vào mồm, để bà con địa phương miền núi (như VN) chăn nuôi tự cung tự cấp ngàn năm vẫn vậy; một ít thu gom cho ngành TACN. Còn công nghiệp nói chung phụ thuộc vào giống ngô biến đổi gien trồng quy mô lớn, giá rẻ....

3. Lượng hàng bị xù đổ về VN có làm giá thức ăn gia súc giảm trong ngắn hạn hay không ? VN có nhanh chóng lập hàng rào ngăn chặn chúng khi thông tin lan truyền nhanh như ... phây

Vụ việc từ tháng 1, nhưng hình như chả ai ngờ TQ nó làm căng như vậy (chắc nghĩ nó dọa, giấy phép xin sau, xin từ từ... sẽ có). Đầu tiên có 3 tàu ngô (cỡ 200.000 tấn) không qua được kiểm tra bị đuổi về. Rồi sau nó cấm gắt gao hơn nữa. Mới chết...
VN thì có biết, có tính giá xuống, nhưng cũng như chứng, ai biết lúc nó vào vòng xoáy thì thế nào. Tàu thì không thể quay về Mỹ được vì quá tốn kém, mà quay về không lẽ đổ đi? chỉ bán loanh quanh châu á có Thái, Indo, VN thôi.
Cấm thì không xong rồi, vì hàng tốt, giá rẻ, SX trong nước không đủ, sao lại không nhập? Giá thức ăn chăn nuôi giảm thì tốt quá ? (thực tế chả giảm gì cả hehe)... Không may 6 tháng đầu năm nay dịch bệnh lan tràn, nhà máy cám cũng đang ngồi ngáp...
 
Em tưởng là giá Input đầu vào mà giảm thì các doanh nghiệp làm Animal Feed như Proconco, Dabaco, VTF...sẽ được lợi chứ hả anh?
Hồi xưa chưa biết gì về ngành Thức ăn gia súc (TAGS) thì chưa biết gì. Sau này nhờ có mấy vụ M&A của cty nên biết được mình ngu dốt tới thế nào khi không biết một thị trường tới 6 tỷ USD :(
 
Em tưởng là giá Input đầu vào mà giảm thì các doanh nghiệp làm Animal Feed như Proconco, Dabaco, VTF...sẽ được lợi chứ hả anh?
Hồi xưa chưa biết gì về ngành Thức ăn gia súc (TAGS) thì chưa biết gì. Sau này nhờ có mấy vụ M&A của cty nên biết được mình ngu dốt tới thế nào khi không biết một thị trường tới 6 tỷ USD :(

Tks bác Duythanh01, em tưởng không ai quan tâm đến chủ đề này thì đành thôi.

Dưới đây là chuỗi cung ứng ngành thức ăn chăn nuôi



View attachment 3486

Giảm giá nguyên liệu đầu tiên bóp chết trung gian thương mại, DN thương mại. Vì phải vay tới trên 90% vốn để nhập khẩu nên chỉ cần 10% giá giảm là đủ chết lâm sàng rồi. Giống như chơi chứng với đòn bẩy 1:10 hehe...

Thứ 2 là kênh mua hàng trực tiếp. Đa số các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi đều nhập trực tiếp đến 60% nguyên liệu chính như CP, Proconco, Cargill. 40% họ mua qua trung gian thương mại cho linh hoạt (theo tình hình tiêu thụ và giá cả thị trường); lại giảm được chi phí vận hàng kho bãi.

Nhưng cũng có khi doanh nghiệp TACN nhập đến 110% nguyên liệu chính. Như DBC, ngoài nhập cho nhu cầu SX, họ cũng nhập về làm thương mại (có hẳn 1 công ty con làm thương mại nguyên liệu nông sản), bán cho các nhà máy nhỏ khác không có điều kiện nhập trực tiếp. Và cũng phải xù hợp đồng với nhà cung cấp

Nói về tác động của giảm giá với riêng các nhà máy thức ăn chăn nuôi thì quan trọng là:

- Doanh nghiệp có tham gia thương mại, đầu cơ hay không, tỷ lệ lớn hay nhỏ

- Các tác động bên ngoài: 6 tháng đầu năm nay dịch bệnh lan tràn, tiêu thụ TACN rất khó khăn, nên giá nguyên liệu có giảm cũng không có lời nhiều. Khác với nguyên liệu, chưa dỡ công có thể để đến 6 tháng lênh đênh trên biển, trong bãi, cám thành phẩm có hạn sử dụng 45 ngày (?); nếu không bán hết sẽ phải quay về nhà máy để xử lý. Nhìn lợi nhuận Dabaco 6 tháng năm em đoán chú này bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh chăn nuôi 6 tháng đầu năm nay

- 6 tháng cuối năm là câu hỏi bỏ ngỏ với lợi nhuận của nhà máy TACN. DN được hưởng lợi vì giá nguyên liệu rẻ (giá bán thành phẩm thường ít khi giảm tương ứng); nhưng cũng thiệt hại do bỏ cọc hợp đồng. Cũng như khi giảm, giá NL có thể phục hồi rất nhanh (kiểu như sau khi cháy TK nó lại chạy đúng như mình tính hehe...), doanh nghiệp có thực sự chớp được cơ hội mua hàng giá rẻ như hiện nay hay không? nếu không thì chết 2 lần....
 
Last edited by a moderator:
Tuyệt vời ông mặt trời bác CACO ơi.
+ Em thiết nghĩ chắc bác CACO là sếp lớn trong 1 doanh nghiệp TAGS (mà theo em biết là doanh số to và lời nhiều) thì mới năm rõ những điều như trên.
+ Mấy người bạn em đi thăm DBC thì bên ấy bảo là họ nhập Input từ cuối năm 2013 để sx cho 10 tháng liền, nên ko được hưởng lợi từ khúc giá giảm đầu năm 2014. Hơn nữa, lợi ích từ việc giảm giá input bên DBC họ dùng để tăng chiết khấu cho đại lý để tăng doanh thu (thay vì giảm giá bán). Does it make sense?
Thanks bác:banana105:
 
Tuyệt vời ông mặt trời bác CACO ơi.
+ Em thiết nghĩ chắc bác CACO là sếp lớn trong 1 doanh nghiệp TAGS (mà theo em biết là doanh số to và lời nhiều) thì mới năm rõ những điều như trên.
+ Mấy người bạn em đi thăm DBC thì bên ấy bảo là họ nhập Input từ cuối năm 2013 để sx cho 10 tháng liền, nên ko được hưởng lợi từ khúc giá giảm đầu năm 2014. Hơn nữa, lợi ích từ việc giảm giá input bên DBC họ dùng để tăng chiết khấu cho đại lý để tăng doanh thu (thay vì giảm giá bán). Does it make sense?
Thanks bác:banana105:

Vâng, cái ý chính là họ có tham gia đầu cơ nhiều hay ít thôi, còn lại cũng có lý.

Ít khi nhà máy TACN giảm giá bán SP trừ khi đối thủ cạnh tranh cũng làm như vậy. Nếu thuận lợi về giá nguyên liệu thì họ sẽ tăng chiết khấu cho đại lý chứ không giảm giá chính thức. Chỉ đúng nếu như 1 mình DBC mua được nguyên liệu rẻ còn các anh khác thì không; chứ không thì lại đua nhau giảm chiết khấu cho đại lý.

Nhà máy cũng hiếm khi mua đủ 10 tháng trữ hàng. Vì thế thì lỗ to mất. 1kg cám lãi được độ 500 đồng nếu quản lý tốt, tức khỏang 4% doanh thu, mà trữ nguyên liệu 10 tháng thì lãi suất đã 8% rồi còn đâu mà lãi... Còn không thì chỉ gọi là có kế hoạch đặt hàng cho 10 tháng tới thôi. Đặt xa thì giá rẻ (giá basic), nhưng lúc xuống giá như bây giờ hủy đơn hàng thì mất xèng... chả có cái gì chỉ lợi không hại.

Trường hợp họ nói đúng là trữ 10 tháng vì đầu cơ lúc giá thấp cuối năm 2013- mức giá đó sự thực là thấp nhất trong vòng 3-4 năm trở lại đây đến nỗi lúc em còn buột mồm xui anh em VC đầu cơ ngô vào tháng trên tài khoản future thì cứ bỏ vào 1 ngàn ăn ra 4 ngàn hehe... giá có tăng vào tháng 1 2014 rồi sau đó giảm thê thảm tới giờ.

Vậy tóm lại với DBC, chỉ dựa vào việc mua nguyên liệu giá rẻ của 2013 mà suy ra lợi nhuận khủng là không thực tế. Giá nguyên liệu rẻ có lợi cho ngành TACN, nhưng lợi ở mức nào, thậm chí là thiệt hại, phụ thuộc vào cấu trúc doanh số và chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp (đặt hàng xa hay đặt hàng gần; đầu cơ hay không, có làm thương mại hay không).
 
Hay quá, Caco ơi ! lâu lắm mới được đọc loạt bài công phu, từ 1 người trong nghề :41:

ngoài lề tí: Mới hôm nào bầu Đức hớn hở khoe thành tích trồng ngô, mấy tháng vừa qua chắc anh ấy buồn lắm !
tội quá, kinh doanh rất giỏi mà vận đen quá...
HAG bị tây bán mạnh chắc cũng phần nào do ảnh hưởng câu chuyện này nhỉ ?
 
Last edited by a moderator:
Hay quá, Caco ơi ! lâu lắm mới được đọc loạt bài công phu, từ 1 người trong nghề :41:

ngoài lề tí: Mới hôm nào bầu Đức hớn hở khoe thành tích trồng ngô, mấy tháng vừa qua chắc anh ấy buồn lắm !
tội quá, kinh doanh rất giỏi mà vận đen quá...
HAG bị tây bán mạnh chắc cũng phần nào do ảnh hưởng câu chuyện này nhỉ ?


Nông nghiệp VN tự hào vì cây gạo, 1 trong 3 cây lương thực quan trọng nhất thế giới mà mình dẫn đầu (cùng với Thái Lan :1:, thực ra kém nó tý), tự hào vì 2 cây công nghiệp cũng quan trọng nhất thế giới là cafe và cao su.

Nên đã có cán bộ lãnh đạo tỉnh An Giang than các nhà khoa học đừng nổ nữa, cây gì mà trông thu nhập gấp đôi gấp ba cây lúa thì bà con đã trồng rồi, cứ xui phá lúa trồng cây nọ cây kia rồi bi bét hết cả.

Cây ngô là cây lương thực được trồng nhiều sau lúa và có khả năng cạnh tranh tý ti với ngô nhập khẩu nhờ tính sẵn có & chất lượng (làm lương thực cho bà con) chứ không phải nhờ giá rẻ & đồng nhất về chất lượng.

Về năng suất thì ngô VN năng suất chưa bằng 1/2 ngô mỹ. Đồng đất họ tốt hơn- 90% sản lượng ngô mỹ đến từ 1 vùng được gọi là corn belt trù phú nhất. Họ trồng giống GMO cho phép canh tác bằng công nghiệp, cơ giới hóa. (nói thêm là hiện nay trên thế giới chưa tìm được gien nào cho năng suất cao mà người ta chỉ tìm cách bổ sung các gien tăng cường sức chịu đựng, đề kháng của cây trồng, hoặc nhờ đó có thể dùng thuốc trừ sâu vô tội vạ do đó nâng cao năng suất cây trồng thôi).

Dài dòng như vậy để ngồi bàn phím có ý nghi ngờ anh Đức chém gió. Năng suất ngô mỹ mới độ 8 tấn/ha, anh trồng kiểu gì 28 tấn/ha? Anh trồng cao su, giá cao su bao giờ tụt ra sao? Anh nuôi bò, nhưng chính chị Liên VNM dù dư rả tiền mặt và có sẵn kênh tiêu thụ cũng chưa bao giờ dám nuôi bò sữa cả, đơn giản vì rủi ro và năng suất. Cám bò 16k/kg là đắt nhất trong các loại cám, liệu 1kg cám cho ra mấy kg sữa mà dám bán 6k/lít như anh tuyên bố?

Còn chuyện tây bán mạnh em nghĩ là câu chuyện liên quan đến định hướng kinh doanh của anh ấy, chứ 5 ngàn ha ngô cũng không đáng bao nhiêu (đủ nguyên liệu cho 1 nhà máy TACN công suất trung bình dùng trong 6 tháng) để họ phải bán tháo.
 
...
Dài dòng như vậy để ngồi bàn phím có ý nghi ngờ anh Đức chém gió. Năng suất ngô mỹ mới độ 8 tấn/ha, anh trồng kiểu gì 28 tấn/ha? Anh trồng cao su, giá cao su bao giờ tụt ra sao? Anh nuôi bò, nhưng chính chị Liên VNM dù dư rả tiền mặt và có sẵn kênh tiêu thụ cũng chưa bao giờ dám nuôi bò sữa cả, đơn giản vì rủi ro và năng suất. Cám bò 16k/kg là đắt nhất trong các loại cám, liệu 1kg cám cho ra mấy kg sữa mà dám bán 6k/lít như anh tuyên bố?
...

Chỉ mới thấy bác Đức trồng mía năng suất cao hơn và đã kiếm lời được từ đó năm ngoái. Bác Đức trồng mía thành công nên mình tin là bác ấy trồng ngô cũng thành công. Còn nuôi bò thì chưa có gì để kiểm chứng được. Nhìn lại chợt nhận ra mình tin vào bác Đức là vì cái dáng vẻ bên ngoài của bác ấy: không rượu chè be bét, không gái gú, không mấy trò PR rẻ tiền rởm đời ...
 
Năng suất ngô mỹ mới độ 8 tấn/ha, anh trồng kiểu gì 28 tấn/ha?
Cám bò 16k/kg, liệu 1kg cám cho ra mấy kg sữa mà dám bán 6k/lít như anh tuyên bố?
hic ! chỉ 2 số liệu này đủ làm choáng váng những ai tin tưởng vào tương lai HAG !
vụ KS ở Myanma nghe đồn có chút trở ngại nữa ...
a đang đưa HAG vào wl cho mấy tháng cuối năm, giờ muốn loại ra luôn ! :(
 
Có vài số liệu ở đây về tình hình trồng ngô trên toàn thế giới:
http://www.cesti.gov.vn/th-gi-i-d-li-u/b-p-ngu-n-c-u-luon-phat-tri-n.html

0714_TGDL_bap_loan%20BT-B02.jpg

Năng suất cao nhất vào khoảng 12 tấn/ha một vụ , nếu trồng hai vụ có thể lên đến 24 tấn/ha.
Việc Israel phát triển được phương pháp có năng suất 14 tấn/ha thì có lẽ cũng không phải là điều không thể xảy ra nhưng cũng nên lưu ý rằng không thấy Israel trong danh sách các quốc gia trồng ngô.
 
Last edited by a moderator:
http://nld.com.vn/vnmoney/hoc-israe...gia-khac-bo-cong-thuong-20140410084722843.htm

Bầu Đức cho biết kết quả bước đầu ông đạt được là nhờ kỹ thuật trong việc áp dụng "nông nghiệp không đất" mà ông học được từ Israel.

"Israel một năm không có giọt mưa, đất đai toàn sỏi, đá nhưng họ vẫn trồng ngô với sản lượng 18 tấn/ha trong khi Việt Nam chỉ đạt 7 tấn/ha. Điều đó chứng tỏ, đất không quan trọng".

Chỉ trong 6 tháng, toàn bộ công nghệ làm nông nghiệp từ các chuyên gia Israel đã được Bầu Đức mua lại và đưa vào ứng dụng dưới sự giúp đỡ, tư vấn của hàng loạt các chuyên gia nước này.

Từ công nghệ phân tích công thức đất, chỉ số dinh dưỡng, nước, làm ẩm, bón phân… tất cả đều được mua lại từ Isreal. Quy trình làm nông nghiệp này hoàn toàn khép kín dưới sự tính toán của máy móc.

Bắt đầu triển khai trồng thử với diện tích 5.000 ha tại Campuchia, chỉ sau 2-3 tháng cho thấy kết quả khả quan, thậm chí còn tốt hơn cả Israel.

Điều đặc biệt, quy trình làm nông nghiệp của họ khác hoàn toàn quy trình tại Việt Nam. Việt Nam trồng ngô mùa mưa thì họ lại trồng mùa khô.

Hiện những diện tích ngô đầu tiên đã bắt đầu cho thu hoạch. Theo tính toán của tập đoàn này, vòng quay vốn của cây ngô ngắn, chỉ 4 tháng, do vậy, một năm tập đoàn có thể làm từ 2 - 3 vụ, năng suất mỗi năm 2 vụ có thể lên 28 tấn/ha/năm, giá bán ra thị trường vào khoảng 6.000/kg, từ đó có thể tính ra doanh thu vào khoảng 168 triệu/ha. Và nếu năm 2014, tập đoàn HAGL nâng diện tích trồng cây ngô lên 8.000 ha thì doanh thu có thể lên đến 1.344 tỉ đồng.
 
Em may mắn được tiếp xúc với bác Đức trong lần đi Campuchia, một số cảm nhận:
+ Bác ấy là người có vẻ ngoài rất đáng tin, ko rượu chè cờ bạc và rất chịu khó làm việc, một ông chủ tịch tập đoàn tỷ đô mà suốt ngày long nhong trên xe đi thăm trang trại, đồn điền chứ không khoác trên người bộ com lê + cà vạt ngồi phòng máy lạnh, có thư kí mặc minizip :D
+ Bác ấy cũng không có nhà ở SG, lên sg bác ấy toàn chui vào REX, có một phòng riêng cho bác ấy, em bác ấy cũng không có nhà ở SG, thuê nhà trong PMH + có chiếc X5 nhưng suốt ngày chạy wave @.
Em rất nể bác ấy ở điểm dám nghĩ, dám làm. Tính tình thẳng thắn. Em có tiếp xúc với nhân viên cấp dưới của bác ấy thì ai cũng trung thành, và kính trọng cả :)
Tuy nhiên, bác ấy có một cái tật là nổ :(
 
Em may mắn được tiếp xúc với bác Đức trong lần đi Campuchia, một số cảm nhận:
+ Bác ấy là người có vẻ ngoài rất đáng tin, ko rượu chè cờ bạc và rất chịu khó làm việc, một ông chủ tịch tập đoàn tỷ đô mà suốt ngày long nhong trên xe đi thăm trang trại, đồn điền chứ không khoác trên người bộ com lê + cà vạt ngồi phòng máy lạnh, có thư kí mặc minizip :D
+ Bác ấy cũng không có nhà ở SG, lên sg bác ấy toàn chui vào REX, có một phòng riêng cho bác ấy, em bác ấy cũng không có nhà ở SG, thuê nhà trong PMH + có chiếc X5 nhưng suốt ngày chạy wave @.
Em rất nể bác ấy ở điểm dám nghĩ, dám làm. Tính tình thẳng thắn. Em có tiếp xúc với nhân viên cấp dưới của bác ấy thì ai cũng trung thành, và kính trọng cả :)
Tuy nhiên, bác ấy có một cái tật là nổ :(
theo mình, bác ấy có 2 cái: 1 là liều, nghĩ tới là làm luôn, quá tin vào khả năng của mình, cho nên luôn thử nghiệm với qui mô lớn trên đồng vốn hạn chế và điều kiện hạn hẹp của mình. thứ 2 là, quá tin vào khả năng phán đoán đánh giá của mình.
 
Ông Nguyễn Khắc Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vinafood 1, cho biết: Vụ ngô vừa rồi, công ty đã nhập 15.000 tấn ngô khô, từ đầu vụ giá ngô nhập vào là 6.700 đồng/kg, sau đó giảm xuống 6.200 đồng/kg, tính bình quân công ty phải nhập ngô ở mức 6.550 đồng/kg. Trong vụ này, công ty phải vay 70 tỷ đồngg từ các tổ chức tín dụng cộng với gần 30 tỷ đồng vốn sẵn có của công ty để thu mua ngô. Tuy nhiên, sang đầu năm nay, giá ngô liên tục giảm, công ty phải bán cắt lỗ với giá bán ra 6.100 đồng/kg, trừ chi phí và lãi ngân hàng công ty lỗ trên 10 tỷ đồng. Hiện nay, trong kho vẫn còn 1.500 tấn, với mức giá như hiện nay là 5.500 đồng/kg, công ty còn bị lỗ nặng. Bà Nguyễn Thị Tình, DNTN Linh Đan, huyện Mai Sơn, cho biết: Vụ ngô vừa rồi, doanh ngh, như vậyiệp đã thu mua khoảng trên 500 tấn ngô hạt với giá 6.300 đồng/kg, hiện đã suất hết kho nhưng tính bình quân 100 tấn, doanh nghiệp chịu lỗ trên 100 triệu đồng. Theo bà Tình, năm nay, những cơ sở nào xuất ra sớm còn lỗ ít, còn lại cứ chờ được giá mới xuất thì càng lỗ nặng.
Vụ hè thu là vụ sản xuất chính trong năm, mùa thu hoạch kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, vào mùa thu hoạch, không khí trên từng nương ngô đến những tuyến đường chuyển chở cũng nhộn nhịp, những bắp ngô vàng óng được tấp thành đống để bốc lên xe chở về kho phơi sấy. Ông Hà Văn Hoang, bản Mòn, xã Chiềng Lương (Mai Sơn) cho biết: gia đình tôi có 5 khẩu, trồng gần 2 ha ngô vụ hè thu được gần 10 tấn ngô bắp, giá bán 4.000 đồng/kg được khoảng 40 triệu đồng. Tuy nhiên, từ khi trồng cho đến lúc thu hoạch, bình quân, 1 ha phải đầu tư chục triệu đồng tiền vật tư phân bón, chưa kể hàng trăm công lao động. Mặc dù thu 20 triệu đồng/ha nhưng cũng không được lãi là bao, bởi sau khi bán ngô, gia đình phải trả trên 30 triệu đồng tiền nợ lấy vật tư nông nghiệp.
Cơ bản là 5 nhân khẩu lấy công nuôi miệng, chẳng lãi gì? chẹp chẹp

Tôi trực tiếp đi hỏi người trồng ngô, tại sao NS thấp, họ nói thực ra năng suất ngô Vn có thể 8 tấn /ha chưa cần cải tiến giống gì sất, nhưng để đạt NS ấy càng lỗ vì phân, nhân công tăng, còn giá bèo ở trên, xin hỏi làm làm gì?
hiện họ chỉ làm nương, vào đạm lần rồi trồng ngô bỏ đó...nên năng suất thấp là bình thường, nhưng phân, nhân công ít..vẫn còn có lời chút

Cho thấy chúng ta làm nông nghiệp bằng sách vở là chính, chạy theo 1 chỉ số là NSLD kiểu thời bao cấp, mà quên cái chỉ tiêu quan trọng là LN

Muốn bắp phát triển: có lẽ phải 1 bài toán đồng bộ, như SX cồn...để chạy xe, rồi bắt buộc chạy xăng E, thay vì A92. như vậy bắp có sản phẩm/đầu ra đa dạng/ ổn định. khi đó mới hy vọng bà con ..nông dân tăng năng suất ngô. khi được giá, vì ngô khỏe hơn lúa :D:D:D
 
Theo báo cáo của Bộ NN &PTNT, trong 6 tháng đầu năm 2014, khối lượng nhập khẩu đậu tương là 856 nghìn tấn, giá trị 504 triệu USD, tăng 25,8% về lượng và 22,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013; khối lượng nhập khẩu ngô đạt 2,33 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 599 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần về lượng và 87,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Theo dự báo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), với đà này, nhiều khả năng đến hết năm nay, Việt Nam sẽ nhập khẩu đến trên 4,5 triệu tấn ngô (tức chiếm 2/3 nhu cầu), tức sẽ mất khoảng hơn 1 tỷ USD).

Rút ra hai điều đáng lưu ý:
1.
240% khối lượng đạt giá trị 87.1% --> giá ngô giảm khoảng 2,75 lần so với năm ngoái
2. Còn phải nhập thêm 2 triệu tấn ngô từ giờ đến cuối năm, tương đương 400 triệu USD
 
Last edited by a moderator:
Theo báo cáo của Bộ NN &PTNT, trong 6 tháng đầu năm 2014, khối lượng nhập khẩu đậu tương là 856 nghìn tấn, giá trị 504 triệu USD, tăng 25,8% về lượng và 22,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013; khối lượng nhập khẩu ngô đạt 2,33 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 599 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần về lượng và 87,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Theo dự báo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), với đà này, nhiều khả năng đến hết năm nay, Việt Nam sẽ nhập khẩu đến trên 4,5 triệu tấn ngô (tức chiếm 2/3 nhu cầu), tức sẽ mất khoảng hơn 1 tỷ USD).

Rút ra hai điều đáng lưu ý:
1.
240% khối lượng đạt giá trị 87.1% --> giá ngô giảm khoảng 2,75 lần so với năm ngoái
2. Còn phải nhập thêm 2 triệu tấn ngô từ giờ đến cuối năm, tương đương 400 triệu USD

6 tháng năm ngoái ngô vẫn ở mức cao, tuy nhiên không đến mức cao gấp 2,75 lần năm nay đâu ạ. Vì nếu giá quá rẻ người ta sẽ tăng cường dùng ngô để sản xuất cồn làm xăng sinh học,nên cái gì cũng có ngưỡng của nó cả.

Vấn đề chính trong trading, giống như chứng khoán là đầu cơ. Thấy giá quá rẻ (thực tế mức giá cuối 2013 có thể coi là thấp nhấp trong vòng 5 năm rồi, không ngờ còn xuống thấp hơn), bà con đổ xô đi đặt hàng. Giờ thị trường đầy ra (khác đầu cơ chứng khoán, hàng thực lại theo cung cầu thị trường có tính khu vực), ai dám mua nữa. Cục Chăn nuôi cũng đưa ra dự đoán dựa trên cơ sở nếu vẫn nhập ngô với tốc độ này, chứ còn thực tế hàng cũng không dám về như thế nữa đâu. Nên chuyện suy đoán phải nhập thêm 2 triệu tấn là không có cơ sở...
 
Back
Top